Phẫu thuật tim nội soi: Bước tiến ngoạn mục và ghi dấu ấn trên bản đồ y khoa thế giới
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày ứng dụng kỹ thuật mổ tim mạch nội soi không chỉ giúp nâng tầm tay nghề bác sĩ mà còn giúp điều trị bệnh nhân được hiệu quả hơn, phục hồi nhanh, giảm biến chứng, giảm mất máu, đảm bảo tính thẩm mỹ với đường sẹo nhỏ ở ngực, chỉ khoảng 1,5cm. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phẫu thuật tim nội soi: Bước tiến ngoạn mục và ghi dấu ấn trên bản đồ y khoa thế giới
- PHẪU THUẬT TIM NỘI SOI: BƯỚC TIẾN NGOẠN MỤC VÀ GHI DẤU ẤN TRÊN BẢN ĐỒ Y KHOA THẾ GIỚI GS.TS.TTND. Lê Ngọc Thành Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện E Chủ nhiệm Khoa Y Dược, ĐHQGHN Ứng dụng kỹ thuật mổ tim mạch nội soi không chỉ giúp nâng tầm tay nghề bác sĩ mà còn giúp điều trị bệnh nhân được hiệu quả hơn, phục hồi nhanh, giảm biến chứng, giảm mất máu, đảm bảo tính thẩm mỹ với đường sẹo nhỏ ở ngực, chỉ khoảng 1,5cm. Trăn trở với nghề Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 1984, tôi làm bác sĩ Nội trú BV Việt Đức- Đại học Y Hà Nội khoá 11 (1983-1987), ngày sau khi tốt nghiệp bác sĩ Nội trú tôi được nhận về công tác tại khoa Tim mạch - BV Việt Đức và được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Tim mạch & phẫu thuật lồng ngực năm 2004. Với cương vị một bác sĩ, hàng ngày vẫn phải chứng kiến cảnh nhiều cháu bé chết vì bị mắc bệnh tim bẩm sinh, tôi dường như thấy mình “mắc nợ” nhiều lắm. Lúc đó, tôi luôn tự hỏi: vì sao ngành phẫu thuật Tim của nước nhà chưa thể thực hiện thường quy được những ca mổ đối với trẻ nặng dưới 10kg, đặc biệt ở BV Việt Đức vẫn chưa thể thực hiện được. Đau đáu những câu hỏi, những trăn trở lớn, sau 4 lần sang Pháp tu nghiệp (1989, 1993, 1997, 2005), tôi quyết tâm học bằng được kỹ thuật này từ người thầy - BS Yves Lecompte-một phẫu thuật viên Tim bẩm sinh hàng đầu thế giới. Nhờ vậy, tháng 9 năm 2005, sau gần 40 năm thực hiện phẫu thuật tim mạch, BV Việt Đức đã thành công trong việc mổ tim cho trẻ nặng dưới 10 kg. Đây là dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực phẫu thuật tim bẩm sinh, đặc biệt là những bệnh nhân sơ sinh, cân nặng thấp để từ đó tạo bước đệm cho sự phát triển mạnh mẽ như hiện tại. Cũng chính sự thành công đó đã tạo tiền đề cho hành trình để tôi thắp lên đốm lửa đầu tiên để cùng xã hội chung tay vì một “Trái tim cho em”. Tôi còn nhớ ngày đó, để có tiền mổ tim bẩm sinh cho trẻ, bên ngoài ca sĩ Mỹ Linh hát lạc giọng, bên trong phòng mổ, tôi cùng các đồng nghiệp mổ vá lành biết bao trái tim khiếm khuyết cho trẻ em. Nay, nhờ nhiều quỹ từ thiện mà ngày càng nhiều trẻ được mổ tim bẩm sinh, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi đã nỗ lực không ngừng, để chạm vào mơ ước đó, tôi lại ấp ủ nhiều trăn trở khác. Mỗi năm, nước ta có tới 15 nghìn trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng chỉ khoảng
- 152 KỶ YẾU ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (2020-2025) 1/3 trong số đó được phẫu thuật, can thiệp kịp thời. Con số 10.000 bệnh nhi còn lại cần phẫu thuật tim mỗi năm để giành lại sự sống đã và sẽ là nỗi trăn trở của người thầy thuốc. Và cơ duyên trả “nợ” nghiệp duyên với người bệnh mắc tim mạch, đặc biệt là với trẻ bị dị tật tim bẩm sinh của tôi đã đến khi Trung tâm Tim mạch, BV E được thành lập vào năm 26/8/2009 và chính thức hoạt động nhân dịp 27/2/ 2010. Những chuyển biến thuận lợi trong việc điều trị tim mạch tại Trung tâm Tim mạch phát triển thành một trung tâm tim mạch hoàn chỉnh gồm nội khoa, phẫu thuật và can thiệp tim mạch. Hiện bệnh nhân ở các tuyến khác chuyển về BV E rất nhiều, bởi các kỹ thuật khó đã được các bác sĩ làm chủ được… Trung tâm đã phát triện được đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao thực hiện được các phẫu thuật phức tạp điều trị bệnh tim bẩm sinh như tim một thất, bất thường trở về tĩnh mạch hệ thống, hội chứng Shone, thân chung động mạch toàn bộ, bán phần, cửa sổ chủ phế... làm chủ các kỹ thuật phức tạp như phẫu thuật Ross, Switch, Fontant…, các phẫu thuật tim người lớn như bệnh đa van tim, bệnh van tim kết hợp động mạch vành, tái tạo van động mạch chủ bằng màng tim tư thân điều trị bệnh van động mạch chủ, phẫu thuật Hybrid (phẫu thuật kết hợp với đặt stent graff), phẫu thuật nội soi toàn bộ điều trị bệnh tim bẩm sinh và bệnh van 2 lá, u trong tim..., với hơn 10 ngàn ca được phẫu thuật thành công. Vì thế, không chỉ điều trị và vá lành trái tim cho người bệnh, cứ mỗi dịp cuối tuần, tôi cùng các bác sĩ trẻ đi khám sàng lọc tim bẩm sinh cho trẻ em ở khắp các vùng quê của mọi miền Tổ quốc. Những bước chân của các bác sĩ BV E đã in dấu ở rất nhiều tỉnh thành: Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Quảng Bình, Hà Tĩnh… Sau mỗi chuyến đi đó, tôi chiêm nghiệm ra điều quý báu trong cuộc sống: “Hãy dạy bác sĩ trẻ cách làm người trước khi làm nghề”. Bởi vì, những lần đi khám như thế này không chỉ giúp bác sĩ nâng cao trình độ chuyên môn, mà còn thêm thương yêu và cảm thông với người bệnh, đặc biệt người nghèo, vùng sâu có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời quyết tâm mang lại nhịp đập hoàn thiện đến cho những trái tim khiếm khuyết. Có được những thành tích đó là có những nỗ lực không mệt mỏi của tôi cùng các đồng nghiệp, học trò, với những đêm trực thâu đêm, với những ca mổ tim kéo dài hàng tiếng đồng hồ, với cái bụng rỗng, chân run và mỏi… Trái tim của người thầy thuốc mách bảo rằng, tôi cần nghiên cứu, triển khai nhiều kỹ thuật mới, tạo sự chuyển biến lớn trong công tác khám chữa bệnh, đặc biệt là lĩnh vực phẫu thuật tim mạch. Đặc biệt, trong cuộc vinh danh Nhân tài đất Việt năm 2019, chúng tôi - những bác sĩ ở Trung tâm tim mạch Bệnh viện E đã được trao Giải nhất trong lĩnh vực Y dược với đề tài “Phẫu thuật Tim Nội soi điều trị bệnh van tim và bệnh tim bẩm sinh”. Tôi còn nhớ, vào mùa xuân năm 2018, có một bệnh nhân đã từng qua nước ngoài để mổ tim nhưng lại được các bác sĩ ở nước đó giới thiệu về kỹ thuật nội soi trong mổ tim hở của tôi cùng các cộng sự đang triển khai rất thành công tại Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E. Kỹ thuật này đã được giới thiệu trong công trình Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong phẫu thuật tim hở tại Việt Nam của tôi và các cộng sự ở Trung tâm Tim mạch: TS.BS. Nguyễn Công Hựu, TS.BS. Đỗ Anh Tiến, TS.BS. Nguyễn Trần Thủy, BSCKII. Nguyễn Trung Hiếu, ThS. Nguyễn Thế Bình, ThS.BS. Nguyễn Đỗ Hùng, ThS.BS. Lê Tiến Dũng, ThS.BS. Nguyễn Thái Long, ThS.BS. Phan Thảo
- Phần II. THAM LUẬN 153 Nguyên, BSNT. Trần Đắc Đại, BSNT. Phạm Thành Đạt. CNĐD. Nguyễn Thị Thảo, CNĐD. Trần Thị Màn… Tôi phân tích và giới thiệu với người bệnh: Với phương pháp mổ tim kinh điển truyền thống, chúng tôi phải cưa mở toàn bộ xương ức của người bệnh một đoạn dài 20 cm, cuối cùng phải khâu lại bằng chỉ thép cố định cả đời. Thời gian hồi phục của người bệnh lâu, chưa kể các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng xương ức, có thể dẫn đến tử vong. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã nghiên cứu, ứng dụng phương thức phẫu thuật của các trung tâm phẫu thuật tim mạch trên thế giới đồng thời cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, giảm thiểu nguy cơ tai biến. Năm 2013, nhóm nghiên cứu đã thực hiện ca mổ thay van hai lá và vá thông liên nhĩ nội soi đầu tiên. Tuy nhiên, khi thực hiện ca nội soi tim đầu tiên này, nhóm nghiên cứu đã gặp khó khăn không phải là vấn đề kỹ thuật mà là trang thiết bị phục vụ cho mổ tim nội soi dễ hỏng, khan hiếm, chí phí đắt đỏ. Chúng tôi đã tận dụng trang thiết bị, tiết kiệm chi phí, để ngày càng nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo tiếp cận được với kỹ thuật tiên tiến này. Từ thành công của kỹ thuật khó vá thông liên nhĩ nội soi toàn bộ, đã mở ra thêm nhiều cơ hội triển khai rộng rãi để nhiều bệnh nhân được hưởng lợi ích của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những bệnh nhân nữ và trẻ em gái. Đến nay, Bệnh viện E đã mổ hơn 900 bệnh nhân bằng phương pháp mổ nội soi. Kỹ thuật đạt tỷ lệ thành công cao, gần 96%. Phương pháp này được ứng dụng trong các bệnh lý như thông liên nhĩ, thông liên thất, van hai lá (thay hoặc sửa van), sửa toàn bộ thông sàn nhĩ thất bán phần, u nhầy nhĩ trái, u nhầy nhĩ phải, u mỡ thất phải, cắt màng ngăn nhĩ trái, sửa van động mạch phổi, bắc cầu động mạch liên thất trước. Đây là phương pháp an toàn, khả thi, có thể triển khai thường quy trong điều kiện nước ta. Không chỉ dừng lại ở đó, nhóm nghiên cứu còn áp dụng kỹ thuật nội soi vào nhiều bệnh lý tim mạch như đặt ống động mạch đùi gián tiếp qua mạch Dacron loại trừ nguy cơ lóc tách mạch máu ngược dòng, cải tiến phương thức bộc lộ phẫu trường trong mổ bằng các mũi chỉ khâu treo giảm sang chấn tim; Kỹ thuật 3 trocar để tim đập trong đóng lỗ thông liên nhĩ, chiến thuật không thắt tĩnh mạch chủ dưới khi mở vào nhĩ phải… Phương pháp này đã trở thành đề tài cấp Bộ và được Bộ Y tế công nhận, sẽ triển khai rộng rãi ở các bệnh viện trên toàn quốc. Nhờ đó, người bệnh khi mổ không còn bị cưa xương ức, sau mổ ít đau hơn, hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng và ra viện sớm hơn so với biện pháp mổ mở kinh điển. Trong một lần công tác tại Lai Châu, ThS. BS. Nguyễn Thanh Thủy - Trưởng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu đã gặp tôi và chia sẻ về lợi tích của kỹ thuật này qua theo dõi người bệnh phẫu thuật tim mạch ở Lai Châu, chúng tôi nhận thấy những bệnh nhân được mổ tim bằng phương pháp nội soi thì đường mổ chỉ là vết sẹo nhỏ, giảm nguy cơ biến chứng, thời gian phục hồi nhanh hơn. Đến nay, Bệnh viện E đã chuyển giao kỹ thuật mổ tim nội soi cho hầu hết các bệnh viện trong cả nước tại Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… Tuy nhiên, để mổ nội soi tim mạch thành công, các phẫu thuật viên cần có lộ trình đào tạo, bài bản. Với tư cách là Chủ tịch hội Phẫu thuật tim mạch Việt Nam, tôi mong muốn các
- 154 KỶ YẾU ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (2020-2025) trung tâm tim mạch trong cả nước trong một tương lai gần có thể triển khai được tất cả kỹ thuật nhóm nghiên cứu đang làm. Nhân lên một bước nữa là ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực tim hở ít xâm lấn nội soi hỗ trợ, đặc biệt là nội soi toàn bộ không cần robot hỗ trợ. Những nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi tim được ứng dụng trong thực tế tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E ngày càng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tôi cùng các cộng sự đã nhiều lần báo cáo về kỹ thuật này đến với các hội nghị phẫu thuật tim mạch và lồng ngực ít xâm lấn và ghi dấu ấn trên bản đồ Y khoa thế giới tại nhiều Hội nghị quốc tế tại Vương quốc Anh, Monaco và Italia. Tháng 6/2017 tại Rome (Italia), khi tôi vừa báo cáo xong về kỹ thuật mổ tim nội soi toàn bộ “made by Việt Nam”, GS. Johannes Bonatti - Chủ tịch Hiệp hội phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực ít xâm lấn thế giới đã biểu lộ cảm xúc trân trọng và tới chúc mừng thành công của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một báo cáo khoa học chuyên đề rất khó như vậy đã ghi dấu ấn trên bản đồ y khoa thế giới. Các đồng nghiệp quốc tế đã đánh giá rất cao kỹ thuật này vì kỹ thuật mổ tim nội soi toàn bộ của Việt Nam là không cần robot hỗ trợ, đã được thực hiện rất khả thi và không có tai biến. Đào tạo chuyên ngành phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Vừa là thầy thuốc, vừa là một nhà giáo, lại đang làm công tác quản lý bệnh viện, tôi luôn nghĩ làm thế nào để vừa có một nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn tốt phục vụ người bệnh, vừa để các sinh viên y khoa có nơi học tập, trau dồi kiến thức từ thực tế. Ngay từ khi còn là bác sỹ nội trú ở BV Việt Đức, tôi đã tham gia thường xuyên giảng lâm sàng cho sinh viên thực tập tại bệnh viện (sinh viên Y3, Y4, Y6). Sau khi tốt nghiệp bác sỹ nội trú, đặc biệt sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ, với vai trò của một bác sỹ phẫu thuật, tôi đã liên tục tham gia giảng dạy cho các đối tượng đại học, sau đại học của Trường Đại học Y Hà Nội với sự phân công của Bộ môn Ngoại. Tôi đã cố gắng áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong các giờ giảng lý thuyết cũng như lâm sàng tại bệnh viện. Đối với sinh viên đa khoa và định hướng chuyên khoa tôi luôn hướng dẫn cách học lâm sàng, các kỹ năng lâm sàng, khuyến khích động viên các em học tập thật tốt. Đối với các học viên sau đại học (bác sỹ chuyên khoa I, II, bác sỹ nội trú, cao học và nghiên cứu sinh), tôi tập trung truyền đạt và bồi dưỡng kỹ năng lâm sàng, các kỹ thuật mới cập nhật, tạo mọi điều kiện để học viên có khả năng thực hiện các kỹ năng tại bệnh viện. Bên cạnh đó, tôi cũng giảng dạy phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, cũng như tạo điều kiện tối đa để các học viên thu thập thông tin và số liệu làm luận văn, luận án ngay tại khoa và bệnh viện. Tôi luôn động viên các bác sỹ tại khoa, bệnh viện cũng như các giảng viên của Trường Đại học Y Hà Nội (công tác kiêm nhiệm tại khoa) tích cực giảng dạy và tạo điều kiện tối đa cho học viên được học tập và thực hành các kỹ năng tại bệnh viện. Tôi luôn nhận thức được rằng đào tạo lâm sàng luôn gắn liền với thực thành, rèn luyện kĩ năng, chính vì vậy tôi luôn giúp đỡ học viên và truyền đạt các kinh nghiệm và kiến thức bằng hình thức cầm tay chỉ việc. Niềm đam mê trong đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao, trách nhiệm với nghề và các thế hệ học
- Phần II. THAM LUẬN 155 trò là điều khiến tôi đồng ý nhận kiêm nhiệm Chủ nhiệm khoa Y Dược, ĐHQGHN và mong muốn thực hiện việc thành lập Trường Đại học Y Dược trực thuộc ĐHQGHN. Ngoài công tác giảng dạy tại Trường Đại học Y Hà Nội, tôi còn tích cực tham gia giảng dạy sau đại học và hướng dẫn luận văn, luận án cho học viên tại các trường Đại học Y Hải Phòng, Học viện Quân y... Tôi tham gia hướng dẫn tốt nghiệp thành công cho 6 tiến sĩ, 7 bác sĩ nội trú, 19 cao học, hướng dẫn chính 4 NCS. Thể hiện rõ nét nhất sự thành công trong công tác đào tạo của tôi đó là các học viên và các đồng nghiệp từ các bệnh viện khác do tôi hướng dẫn tốt nghiệp đều bảo vệ thành công luận văn, luận án của mình với điểm đạt loại giỏi trở lên và đều áp dụng tốt các kiến thức vào trong công việc hàng ngày của họ. Tôi làm Chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã nghiệm thu 2012: “Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị chấn thương, vết thương Lồng ngực” (năm 2009 - 2011). Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu ghép Tim thực nghiệm” (năm 2007 - 2009), nghiệm thu năm 2009 tạo tiền đề cho việc ghép tim đồng loài hiện nay tại Bệnh viện Việt Đức là cơ sở hàng đầu trong cả nước về ghép tạng, trong đó có ghép tim, là nơi đặt trụ sở chính của Đơn vị ghép tạng quốc gia. Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh lý động mạch chủ ngực” (năm 2008 - 2010), nghiệm thu năm 2010 loại xuất sắc; Đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả mô hình tự xét nghiệm đông máu và điều trị chống đông tại nhà của bệnh nhân thay van tim cơ học dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ từ xa”... Tôi có gần 200 công trình nghiên cứu khoa học đã được đăng trên các tạp chí Khoa học chuyên ngành trong nước và trên thế giới. Đặc biệt tham gia 2 công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước được đánh giá cao và đạt giải thưởng cấp Nhà nước. Đó là đề tài “Nghiên cứu chọn lọc một số thành tựu khoa học công nghệ của thế giới về chăm sóc y tế ứng dụng thích hợp vào Việt Nam (chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch)” do GS.TS Phạm Gia Khải làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2001,và đoạt giải thưởng cấp Nhà nước năm 2005; Đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến phục vụ ghép tạng ở Việt Nam” nghiệm thu tháng 6/2001 và đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005. Với tư cách là Chủ tịch Hội phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, tôi đã giúp hình thành các đơn vị mổ tim mới trên cả nước. Tôi cùng các đồng nghiệp đã hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật tại các lớp tập huấn chuyên khoa cho các bệnh viện tuyến tỉnh phía Bắc, giảng dạy, đào tạo theo dự án bệnh viện vệ tinh, đặc biệt cùng với các đồng nghiệp trong khoa, GS Thành đã tham gia giúp đỡ đào tạo, thành lập các khoa phẫu thuật tim mạch và lồng ngực của các bệnh viện như: Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện 108, Bệnh viện 103, Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, Bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện đa khoa các tỉnh (bao gồm: Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Giang, Thanh Hóa), BV Đa khoa TW Thái Nguyên, Bệnh viện Bưu điện, Bệnh viện 198... Việc hình thành và phát triển các khoa phẫu thuật tim mạch và lồng ngực ở các bệnh viện tuyến tỉnh đã giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch, đặc biệt cấp cứu
- 156 KỶ YẾU ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (2020-2025) tim mạch. Đồng thời, các cơ sở này đã trở thành cơ sở thực hành quan trọng cho các trường Y tại khu vực. Mở rộng và duy trì hợp tác quốc tế về đào tạo với Cộng hoà Pháp, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore… và thường xuyên cử các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên sang các cơ sở bạn để học tập, tổ chức giao lưu trực tuyến giữa các bệnh viện quốc tế. Tôi nghĩ, chỉ có giao lưu, hợp tác với quốc tế, y bác sĩ của chúng ta mới cập nhật được những tiến bộ mới nhất của thế giới, mang về Việt Nam phục vụ người bệnh… Gần 40 năm say mê cống hiến cho nghề, tôi đã được Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế tặng thưởng: Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Nhiều Bằng khen của Bộ Y tế, các tỉnh thành trong nước; Nhận học hàm Phó Giáo sư năm 2007, Giáo sư năm 2015 tại Trường Đại học Y Hà Nội; Thầy thuốc nhân dân 2017… Tôi mong muốn bằng bàn tay và khối óc của mình, với cái Tâm với nghề, tôi sẽ tiếp tục cống hiến và đóng góp được nhiều hơn nữa cho ngành Tim mạch nước nhà, cho công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHẪU THUẬT NỘI SOI NGÁCH TRÁN VỚI HỆ THỐNG HƯỚNG DẪN HÌNH ẢNH ĐỊNH VỊ BA CHIỀU
14 p | 94 | 13
-
NỘI SOI SINH THIẾT MÀNG PHỔI
7 p | 108 | 10
-
Đánh giá kết quả phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân tự thân tại Bệnh viện Thanh Nhàn
9 p | 35 | 9
-
Tạp chí Y Dược thực hành 175: Số 1/2015
120 p | 29 | 4
-
Một số nhận xét bước đầu qua 6 trường hợp cắt thận nội soi tại Bệnh viện 103
7 p | 46 | 4
-
Kết quả bước đầu phẫu thuật Nuss có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái điều trị lõm ngực bẩm sinh tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
8 p | 66 | 3
-
Kết quả trung hạn phẫu thuật nội soi điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai
10 p | 8 | 3
-
Bước đầu nghiên cứu hiệu quả của phương pháp phẫu thuật nội soi trên bệnh nhân phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể tại Bệnh viện Bạch Mai
5 p | 52 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá kết quả bƣớc đầu phẫu thuật tim ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ tại viện Tim mạch, bệnh viện Bạch Mai
11 p | 46 | 3
-
Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật sửa van hai lá ít xâm lấn tại Trung tâm Tim mạch bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM
9 p | 25 | 2
-
Kết quả phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi
8 p | 67 | 1
-
Kết quả phẫu thuật nội soi nối thông túi lệ mũi điều trị tắc ống lệ mũi do chấn thương
9 p | 65 | 1
-
Kết quả sớm và trung hạn phẫu thuật sửa van hai lá ít xâm lấn qua đường mở nhỏ ngực phải tại Bệnh viện Tim Hà Nội
5 p | 11 | 1
-
Vai trò của siêu âm tim qua thực quản trong phẫu thuật tim ít xâm lấn qua đường mở ngực phải nhỏ với nội soi lồng ngực hỗ trợ
7 p | 34 | 1
-
Ứng dụng phẫu thuật đường mổ nửa dưới xương ức điều trị tim bẩm sinh: Thông liên nhĩ, thông liên thất
7 p | 28 | 1
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá bằng phương pháp ít xâm lấn tại Bệnh viện Trung ương Huế
7 p | 5 | 1
-
Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối kỹ thuật 1 bó và 2 bó tại Bệnh viện 198 Bộ Công an
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn