Phê bình văn học Trung Quốc thập kỷ 90
lượt xem 7
download
Trong thế kỷ XX này, phê bình văn học không có thập kỷ nào như thập kỷ 90, có nhiều sự hoài nghi mình, chất vấn mình và nhìn lại mình đến vậy, có nhiều sự tìm tòi về tri thức và phương pháp đến vậy. ở vào thời kỳ mà các lĩnh vực xã hội, tư tưởng, văn hoá có sự chuyển đổi mô hình, phê bình văn học sau khi mất đi sự quy thuận đối với truyền thống và đối tượng phản kháng, dường như liên tục tả xung hữu đột chốn không người, phải đối diện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phê bình văn học Trung Quốc thập kỷ 90
- Phê bình văn học Trung Quốc thập kỷ 90 Trong thế kỷ XX này, phê bình văn học không có thập kỷ nào như thập kỷ 90, có nhiều sự hoài nghi mình, chất vấn mình và nhìn lại mình đến vậy, có nhiều sự tìm tòi về tri thức và phương pháp đến vậy. ở vào thời kỳ mà các lĩnh vực xã hội, tư tưởng, văn hoá có sự chuyển đổi mô hình, phê bình văn học sau khi mất đi sự quy thuận đối với truyền thống và đối tượng phản kháng, dường như liên tục tả xung hữu đột chốn không người, phải đối diện với chính mình giữa chốn không người, từ sự hưng khởi và thí nghiệm của phương pháp phê bình chủ nghĩa hậu hiện đại, từ việc đề xuất “Phê bình phái Học viện”, đến sự thịnh hành phổ biến của phê bình văn hoá như hiện nay, phê bình văn học luôn ở trong tình trạng điều chỉnh và kiếm tìm những góc độ và phương pháp tiếp cận văn học Trung Quốc một cách hữu hiệu nhất. Những nỗ lực đó không phải không có ý nghĩa, nó không chỉ đem đến cho phê bình tầm nhìn và cảnh giới mới, mà còn làm cho phê bình ngày càng đa dạng, phong phú. Đương nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng, phê bình văn học thập kỷ 90 luôn phải đương đầu với áp lực cực lớn,
- từ “Sự vắng mặt của phê bình” đến lời tuyên cáo “Sự cáo chung của phê bình văn học” đăng trên trang đầu mấy kỳ Văn luận báo hồi đầu năm 2000, tư thái hãi hùng đó, đương nhiên chúng ta bất tất phải đồng tình, song vấn đề tả xung hữu đột và thực trạng của phê bình văn học, cần được nhìn nhận một cách thẳng thắn. Phê bình của chúng ta khi đối diện với hiện thực văn học thập kỷ 90, tỏ ra chưa thật hữu hiệu, chưa đủ sức thuyết phục, chưa chiếm được sự đồng tình và nhất trí của mọi người, bao gồm cả bản thân giới phê bình. Chúng ta cần phải suy ngẫm xem những vấn đề này đã ra đời như thế nào? Căn bệnh nằm ở đâu? Làm thế nào để xây dựng một nền phê bình hữu hiệu hơn, tự giác hơn? Hôm qua chúng ta tụ họp tại đây là để thảo luận những vấn đề này. Tôi hy vọng cuộc đối thoại lần này sẽ đánh giá phê bình văn học thập kỷ 90 một cách khoa học, trước tiên thiết nghĩ nên bắt đầu từ việc nhìn lại một chút phê bình văn học thập kỷ 80, lấy đó làm một tham chiếu, tiến tới chỉ ra những hiện tượng và vấn đề chủ yếu của phê bình văn học thập kỷ 90, cuối cùng là sự suy nghĩ lại về những thành tựu và vấn đề của phê bình văn học gần đây được mọi người quan tâm. I - Nhìn lại thập kỷ 80 Mạnh Phồn Hoa (Viện Văn học - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc): Phải thừa nhận rằng, phê bình văn học thập kỷ 90 không sôi động như thập kỷ 80, mọi sự đổi thay trong đời sống xã hội thập kỷ 80 đều được phản ánh trong sáng tác, phê bình văn học, cùng với sáng tác văn học tạo thành mối quan hệ đồng cấu. Thập kỷ 80, phê bình văn học và sáng tác văn học về cơ bản ở vào trạng thái nhất trí , mọi người làm gì, cùng đổ xô lại làm, nào là văn học Vết thương, văn học Tầm căn, văn học Cải cách, văn học Thực nghiệm... điều đó thể hiện một loại trạng thái của sáng tác văn học, nghiên cứu văn học và phê bình văn học, những vấn đề, xuất phát điểm mà mọi người suy nghĩ, phương pháp phê bình mà mọi người sử dụng, vốn tư tưởng chủ yếu của mọi người, về đại thể là giống nhau. Có điều, phê bình văn học thập kỷ 80 tuy sôi động, song đều khá đơn thuần,
- khá giản đơn. Thập kỷ 90 đã có bước tiến so với thập kỷ 80, đã khắc phục được sự phù hoa, ồn ào bề ngoài. Nó tuy không giống thập kỷ 80, đem đến sự sán lạn, khiến người ta bừng tỉnh, song xét từ ý nghĩa của khoa học phê bình, thành tựu mang tính xây dựng đã vượt xa thập kỷ 80. Thập kỷ 90, đội quân phê bình chủ lực là các nhà nghiên cứu văn học và phê bình văn học được đào tạo từ các học viện, còn có các cá nhân lưu học ở nước ngoài về, xét từ môi trường lớn, việc giao lưu của giới học thuật trong và ngoài nước rất nhộn nhịp, học phái khá nhiều, vốn tri thức cũng khá nhiều. Sự quan tâm của đương thời có thể không như thập kỷ 80, song phê bình trong thập kỷ 90 đã phát triển thành một ngành độc lập, tạo dựng mình bằng những tri thức khoa học. Phê bình có thể độc lập, không đối diện với văn học cụ thể, bản thân phê bình cũng có thể phát triển. Vương Quang Minh: Tôi cảm thấy phê bình văn học thập kỷ 80, về cơ bản là phê bình mang tính kinh nghiệm, ta có thể phân thành hai lớp: Một là lớp các nhà phê bình tuổi khá cao, lớn hơn chúng ta một thế hệ, họ rất quan tâm đến những kinh nghiệm chung của lịch sử xã hội, họ dường như cho rằng thế giới ngôn từ của văn học chỉ là sự phản ánh những yêu cầu “hiện thực” ngoại tại (bên ngoài), do đó những điều mà họ đặt ra đối với văn học, những tiêu chuẩn mà họ dùng để đánh giá văn học là “chân thực”, là “yêu cầu tất nhiên lịch sử”; lớp kia là những người từng bị đẩy lên núi xuống làng thời “Cách mạng văn hoá”, từng bị nhập vào tầng đáy xã hội họ, hiểu sâu trạng thái sinh tồn của quảng đại dân chúng, tin vào những quan sát và cảm thụ cá nhân, sự biểu đạt điển hình của họ là “những điều tôi bình luận chính là tôi”. Tôi cho rằng những phê bình kinh nghiệm như vậy đã cấu thành đặc điểm chủ yếu của phê bình văn học Trung Quốc thập kỷ 80, mà khẩu hiệu hô ứng với đặc điểm đó là “bạt loạn phản chính” (dẹp sự hỗn loạn trở về đường ngay), “trở về với văn học”. Sự phát triển của văn học đã đặt ra những thách thức đối với phê bình lý luận, đó là “phê bình văn học phải làm gì trước sự đa dạng hoá của sáng tác”. Nhiều nhà phê bình cảm thấy vốn lý luận, bối cảnh tri thức và phương pháp phê bình của mình đã không đủ hoặc không còn phù hợp nữa. Phê bình kiểu kinh nghiệm có
- cái hay của nó, những cảm thụ do kinh nghiệm dễ mang lại tiếng nói chung cho quảng đại độc giả. Song phê bình kiểu kinh nghiệm cũng có điều tệ hại của nó, nếu cự ly giữa kinh nghiệm của nhà phê bình với các tác phẩm mà họ phải đối diện ngày càng lớn, họ sẽ không thể phê bình được. Chẳng hạn khi tiểu thuyết thực nghiệm Tiên phong (chỉ các sáng tác vận dụng các thủ pháp sáng tác của văn học hiện đại phương Tây) xuất hiện, nhiều nhà phê bình đã mất đi năng lực ngôn thuyết, đó chính là sự giới hạn của phê bình kiểu kinh nghiệm. Do đó, nhà phê bình cùng với kinh nghiệm của mình, cần phải tìm đến sự trợ giúp của lý luận và phương pháp, trong nội bộ văn học tìm kiếm cơ chế quan sát của phê bình và phương thức lập luận, có như vậy mới có thể vừa đáp ứng nhu cầu của mình,vừa có thể xử lý những tác phẩm văn nghệ mà kinh nghiệm trước đây không thể xử lý nổi, phòng ngừa sự thành kiến đối với lịch sử và lý luận. Tiểu thuyết thực nghiệm Tiên phong lúc đó sở dĩ đã có được những nhà phê bình của mình, tuyệt nhiên không phải do họ có nhiều kinh nghiệm, mà do họ đã tiếp thu được lý luận và tri thức phê bình mới, cho dù giống như tiểu thuyết thực nghiệm Tiên phong tồn tại vấn đề hoà nhập giữa kinh nghiệm bản thổ với ảnh hưởng ngoại lai, những phê bình đó cũng tồn tại vấn đề kết nối ra sao giữa vốn tri thức phê bình ngoại lai với các tác phẩm văn nghệ của Trung Quốc, hiện tượng “đọc sai” hoặc loại bỏ nhau của lý luận đối với các tác phẩm văn nghệ không phải chuyện hiếm, song dù sao, tôi cho rằng đó là lời kêu gọi khẩn thiết đối với việc nâng cao tri thức và lý luận trong phê bình văn học. Mạnh Phồn Hoa: Thập kỷ 80 là một thời kì rất đặc thù, lớp trí thức bao gồm các nhà phê bình trong đó, tình cảm thầm kín trong lòng và hình thái ý thức chủ lưu thắm thiết như tuần trăng mật. Nghĩa là, tấm bản đồ văn hoá của thập kỷ 80 chúng ta hiểu rất rõ, nhà văn đang ở đâu, tổ quốc đang kêu gọi chúng ta điều gì, chúng ta đang nằm ở đâu, đều hiện lên rất rõ trong kết cấu bản đồ văn hoá đó. Sau khi bước sang thập kỷ 90, tấm bản đồ văn hoá của thập kỷ 80 đã hết thiêng, phê bình văn học phải phát triển ra sao, hoặc trong toàn bộ kết cấu phê bình văn học, chúng ta nằm ở đâu đều rất tù mù. Do đó một số vấn đề lại quay về lúc khởi điểm: Sáng tác văn
- học là để làm gì? Phê bình văn học là để làm gì? Những thứ đó đều trở thành vấn đề cả. Xét tổng thể, tính tri thức, tính học thuật, tính khoa học trong phê bình văn học thập kỷ 90 đều mạnh hơn thập kỷ 80 nhiều. Trong thập kỷ 80, phê bình văn học có nhân vật mang tính tượng trưng, còn trong thập kỷ 90, tình trạng đó đã không tồn tại, mọi người ai nấy có cách đi riêng, thời đại đối thoại đã qua rồi: sự biểu đạt của người này và người kia, bao gồm các phù hiệu, sự mong đợi trong lòng đều rất khác nhau, mọi người ngồi lại với nhau rất khó thống nhất một vấn đề nào, anh cho rằng có vấn đề, tôi lại bảo không. Phê bình văn học quá ư hỗn loạn, do đó nhiều người không bằng lòng với bản thân phê bình văn học. Trong thập kỷ 80 các loại lời nói đều có thể khá dễ dàng thống nhất có được tiếng nói chung. Còn thập kỷ 90 lại không như vậy, từ khi mấy hình thức phê bình của phê bình mới được du nhập, nhất là sau khi xuất hiện phê bình văn hoá, sự phân rẽ ngày càng lớn. Đào Đông Phong (Khoa Trung Văn - Đại học Thủ Đô): Tôi muốn nhìn nhận vấn đề từ góc độ lý luận xã hội mang tính hiện đại và nguy cơ đại tự sự hiện đại hoá. Phê bình văn học thập kỷ 80 sở dĩ xuất hiện tình trạng mang tính cộng đồng hoặc mang tính toàn khối, nguyên nhân căn bản nhất e là toàn bộ thập kỷ 80, giới trí thức Trung Quốc bao gồm chủ thể giới phê bình văn học đều đắm chìm trong đại tự sự hiện đại hoá. Từ trên xuống dưới, từ quan phương đến dân gian đều như vậy. Tự sự hiện đại hoá lúc đó là loại lời nói lý tưởng hoá, thiếu sắc thái hồn nhiên. Một trong những đặc điểm của loại tự sự hiện đại hoá là thiết lập một seri đối lập nhị nguyên: Hiện đại/ truyền thống, cải cách/ phản cải cách, tả/ hữu, hiện đại hoá/ phản hiện đại hoá. Lúc đó dù là sáng tác văn học hay phê bình văn học,về cơ bản đều nằm trong mô thức tự sự hiện đại hoá như vậy. Trong lĩnh vực phê bình văn học, những ảnh hưởng khá lớn gồm có sự đánh giá lại đối với Lỗ Tấn của Vương Phú Nhân, thuyết “xung đột văn minh/ ngu muội” của Quý Hồng Chân, họ đều thảo luận vấn đề theo mô thức đối lập nhị nguyên hiện đại và truyền thống như vậy, bao gồm cả phương thức đặt vấn đề trong công trình Văn học Trung Quốc thế kỷ XX của Hoàng Tử Bình và một số
- người cũng vẫn hạn chế trong mô thức tự sự hiện đại hoá. Nó rõ ràng có quan hệ rất mật thiết với lời nói chủ lưu lúc đó, tham dự vào việc tạo dựng hình thái ý thức đặc định. Xét theo một ý nghĩa nào đó, thập kỷ 90 sự phân hoá trong giới trí thức nhân văn, bao gồm phê bình văn học trong đó, chứng tỏ cái mô thức đại tự sự hiện đại hoá mà nhiều người tiếp nhận, đã bị nhiều học giả phản tư và hoài nghi. Đây là một thay đổi rất lớn. Việc trình bày một cách tỷ mỷ bước thay đổi này là việc làm vô cùng khó khăn. Tôi có thể nêu ra mấy điểm sau: 1) Bối cảnh quốc tế khác nhau, trước đây nhìn vấn đề theo lý luận thu ộc cái khung lý luận hiện đại hoá: nghĩa là Trung Quốc đi ra thế giới như thế nào, nói một cách chuẩn xác là hướng tới phương Tây, hiện giờ đổi sang loại tư duy khác: Trung Quốc giữ vững sự độc lập ra sao trong thể hệ chủ nghĩa tư bản thế giới. 2) Những thay đổi trong ngữ cảnh văn hoá xã hội quốc nội. Sự xuất hiện của kinh tế thị trường và thời đại thế tục hoá, thân phận của lớp trí thức Trung Quốc đều nảy sinh cơn khủng hoảng mới, trước đây chúng ta đối với hiện đại hoá, thị trường hoá, thế tục hoá nhiều lắm chỉ là loại tưởng tượng tốt đẹp. Hiện thực của thập kỷ 90 phức tạp hơn nhiều so với sự tưởng tượng của thập kỷ 80. Cho nên thập kỷ 90 đã xuất hiện sự phản tư đối với tính hiện đại, đương nhiên vẫn có người kiên trì chủ nghĩa khai sáng, lại có người tỏ ra hoài nghi đối với chủ nghĩa khai sáng, nhiều hơn cả là từ góc độ thể hệ thế giới để suy ngẫm, hiện đại hoá của Trung Quốc tại sao lại xuất hiện vấn đề đó. Đồng thời, mối quan hệ giữa phê bình văn học với chính trị, với các lĩnh vực công cộng đã không còn mật thiết như thập kỷ 80. Thập kỷ 80 cho dù là có yêu cầu về tính tự chủ của văn học, song trên thực tế bản thân văn học vẫn phát huy tác dụng chính trị rất tốt, bản thân tính tự chủ, tính chủ thể trong văn học đã là một phần của lời nói khai sáng. Ngày nay mối quan hệ giữa phê bình văn học với chính trị, với các lĩnh vực công cộng đang xa cách. Trước tình trạng đó, có người đã nêu vấn đề: phê bình văn học rốt cuộc là cái gì? Điều này có phần mỉa mai trở lại. Thập kỷ 80, phần lớn là thời huy hoàng của phê bình văn học, song cũng là thời đại thiếu sự phản tỉnh chính mình, dường như không tồn tại vấn đề phê bình văn học rốt cuộc là cái gì, cần phải như thế nào, có tác dụng gì... Đến thập kỷ 90, sau khi vấp phải cảnh khốn quẫn hoặc cái gọi là biên duyên hoá, người ta mới bắt đầu suy ngẫm một cách
- sâu sắc và có ý thức, rằng phê bình văn học rốt cuộc là cái gì, có tác dụng gì... Hạ Thiệu Tuấn (Văn nghệ báo): Những trình bày trên đây về thập kỷ 80 của các ngài, nói một cách nghiêm ngặt, chỉ là sự khái quát phê bình văn học Trung Quốc giai đoạn đầu của thập kỷ 80. Phê bình văn học Trung Quốc giai đoạn giữa và sau thập kỷ 80 đã phát sinh những thay đổi rất lớn, ý thức tự chủ của nhà phê bình ngày một mạnh mẽ, ngày càng ý thức được sự tồn tại của chính mình. Cho nên giai đoạn giữa và sau thập kỷ 80, các nhà phê bình đã liên tục thay đổi lời nói phê bình. Trong phương diện này là sự không bằng lòng với lời nói phê bình trước đây, mặt khác cũng muốn thông qua việc kiến lập phương pháp phê bình mới để xác nhận sự tồn tại của bản thân mình. Khi đó phê bình văn hoá đã xuất hiện, chủ nghĩa hậu hiện đại cũng đã xuất hiện. Có thể nói rằng, phê bình văn học lúc đó là rất tân trào, rất tiền vệ, gồng lên để bám theo những thành quả học thuật mới nhất của phương Tây. Điểm này rất giống trong sáng tác. Lúc đó Hoàng Tử Bình từng nói: “Con chó cách tân truy đuổi đến mức ngay thời gian đứng tiểu cũng chẳng có”. Câu nói đó thể hiện rất sát đặc điểm lớn nhất của thập kỷ 80. Ngày nay chúng ta chớ đánh giá thấp sự mô phỏng lúc đó, đó chính là giai đoạn văn học Trung Quốc tho át khỏi cái khung cũ, xây dựng thể hệ mới của mình, tất yếu phải kinh qua, trên thực tế, văn học Trung Quốc giai đoạn cuối thập kỷ 80 đã bắt đầu biểu hiện rõ xu thế hướng tới sự thành thục. Xét về phương diện phê bình văn học, ý thức khoa học trong phê bình văn học, ngay từ lúc này đã biểu hiện rất rõ ràng, và cũng rất bức thiết. Giai đoạn đầu thập kỷ 90, sự trầm lắng của phê bình do sự kiện chính trị gây nên, trên thực tế cũng đã đem đến cho các nhà phê bình cơ hội trầm tư. Như vậy mới dẫn đến việc từ giữa thập kỷ 90 trở đi, tính tri thức, tính học thuật và tính khoa học của phê bình đã ngày một mạnh lên. Xét theo ý nghĩa này, sự thành thục của phê bình văn học từ thập kỷ 90 trở lại đây, là sự tiếp nối trực tiếp của hậu kỳ thập kỷ 80. Cho nên khi chúng ta so sánh phê bình văn học thập kỷ 90 với thập kỷ 80, vừa phải thấy được sự khác nhau của hai giai đoạn, lại cần phải thấy được tính tiếp nối lịch sử của hai
- giai đoạn đó. Tôi rất không tán thành kiểu tách bạch rạch ròi những khác nhau của hai thập kỷ. Trình Quang Vĩ (Khoa Trung văn - Đại học Nhân dân Trung Quốc): Theo tôi, sự đa dạng hoá trong phê bình văn học thập kỷ 90 mang “tính bị động” rất lớn, nó được tạo nên bởi sức mạnh tổng hợp của sự mềm hoá của thể chế và sự chuyển đổi cơ chế của kinh tế, trong khi đa số văn nhân còn thiếu sự chuẩn bị chín muồi về tâm tính văn hoá và tri thức. Do đó, một mặt phê bình văn học thập kỷ 90 đã gây cảm giác vội vã xung trận, mặt khác, lại biểu hiện sự lạnh nhạt phổ biến đối với các tác phẩm nghệ thuật. Trái hẳn với tình hình đón nhận nồng nhiệt các tác phẩm nghệ thu ật hồi đầu thập kỷ 80, sự lạnh nhạt đối với tác phẩm văn nghệ của thập kỷ 90 là do sự ồn ào giả tạo của kiểu phê bình đóng gói, lăng xê mang tính thương nghiệp gây nên. Song sự lạnh nhạt chưa hẳn đã là sự tiêu điều và thiếu vắng của phê bình, mà là dịp tốt để ấp ủ một loại “phân hoá” và “đột phá” nào đó. Tôi cho rằng, đa nguyên hoá kỳ thực là một kiểu phân hoá: một bộ phận nhà phê bình cầu danh trục lợi trong thương trường, đến mức trở thành thứ hàng văn hoá; một bộ phận thì giữ thái độ do dự; một bộ phận nhà phê bình khác lại gánh vác lại một trách nhiệm nào đó. Đối với thực trạng phê bình văn học thập kỷ 90, tôi không bi quan mà cũng chẳng lạc quan, bởi vì lịch sử cùng với việc đào thải một bộ phận người, cũng sẽ đặt một bộ phận người lên vai của những vĩ nhân. II - Phê bình Học viện và sự can dự đời sống xã hội Hạ Thiệu Tuấn: Một tiêu chí quan trọng của phê bình văn học thập kỷ 90 là việc xác lập phê bình Học viện, trên thực tế đã hình thành một đội ngũ. Tôi cho rằng việc giới định và đánh giá đối với phê bình Học viện không nên giới hạn ở mặt chữ, càng không nên bó hẹp trong các cuộc tranh luận văn hoá tư tưởng cụ thể mấy năm qua. Cái gọi là phê bình phái Học viện chính là sự trọng thị việc thu thập, chỉnh lý, quy nạp, hấp thu
- nguồn tri thức. Về mặt tích luỹ nguồn tri thức, điều mà phê bình phái Học viện nhấn mạnh nhất là tính khoa học. Phê bình văn học cũng cần phải tạo ra tính khoa học. Hiện giờ toàn bộ văn đàn đang đắm chìm trong bầu không khí phi khoa học, điều này quan hệ mật thiết với việc chuyển đổi mô hình xã hội trong thập kỷ 90, sự tấn công của kinh tế thị trường, không còn nghi ngờ gì nữa, đã đem đến cho văn học những thay đổi rất lớn, vừa rồi các vị đã bày tỏ nỗi lo âu trước hiện tượng văn học đó, vấn đề này, tôi muốn dùng một câu để trình bày: Khuynh hướng chủ nghĩa đầu hàng của văn học trong thời đại tiêu dùng. Đặc điểm lớn nhất của thời đại tiêu dùng, chính là biến mọi thứ thành đối tượng tiêu dùng: tiêu dùng là trên hết. Phương diện truyền thông là kẻ đứng đầu cổ suý cho tiêu dùng, chúng những mong văn học gia nhập vào đội quân trung gian vào hùa với chúng, trong mắt các nhà truyền thông, văn học chỉ là một loại tiêu dùng, chỉ là một loại tiêu dùng tinh thần, điều này hoàn toàn đối lập với bản tính của văn học, song sự cám dỗ vật chất đã khiến một số nhà văn cam tâm ngả mình vào vòng tay tiêu dùng, đó chính là khuynh hướng chủ nghĩa đầu hàng của văn học. Loại khuynh hướng chủ nghĩa đầu hàng văn học này cho dù không chiếm diện tích lớn, song trạng thái văn hoá đó đã che lấp những hoạt động phê bình chân chính, nhận rõ vấn đề này rất quan trọng. Cái gọi là sự vắng mặt của phê bình đã được đưa ra trong bối cảnh như vậy. Tôi cho rằng việc phán đoán cái gọi là sự vắng mặt của phê bình, là loại phán đoán thiếu tiền đề, không có tiền đề, liệu loại phán đoán đó có chính xác không? Tiền đề đó chính là, trong môi truờng xã hội trước mắt, phê bình được đặt vào vị trí nào, trên thức tế, phê bình đã không còn vị trí của mình trong hoạt động xã hội đại chúng hoá, không dự tính chỗ ngồi cho phê bình, sao có thể bàn chuyện mất chỗ? Nhà phê bình không hề mất chỗ, hoặc nói một cách chuẩn xác, nhà phê bình không thất nghiệp, song hoạt động của các nhà phê bình đã bị che lấp bởi các hoạt động ồn ào, thế tục hoá, bị ép phải thu mình lại, bị dồn vào một không gian ngôn luận bé tẻo teo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Văn học Trung Quốc - Chương 8
5 p | 136 | 37
-
Tính năng động nghệ thuật của văn học hiện đại Việt Nam và một cách nhìn từ thể loại
13 p | 167 | 30
-
Hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại (Nhìn từ í thuyết liên văn bản)
5 p | 102 | 9
-
Hiện trạng và những vấn đề của nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trong thế kỉ mới
5 p | 127 | 6
-
Phê bình văn học Trung Quốc thập kỷ 90
7 p | 83 | 5
-
Những sự kiện nóng trong phê bình văn học Trung Quốc 2006
9 p | 62 | 4
-
Những sự kiện nóng trong phê bình văn học Trung Quốc 2006
11 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn