intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHENOBARBITAL (Kỳ 5)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phenobarbital và Acid Valproic: Nồng độ trong huyết tương và tác dụng an thần của Phenobarbital tăng lên. Cần giảm liều Phenobarbital khi có dấu hiệu tâm thần bị ức chế. Phenobarbital và các thuốc chống đông dùng đường uống: Tác dụng của thuốc chống đông bị giảm. Phải thường xuyên kiểm tra Prothrombin huyết. Cần điều chỉnh liều thuốc chống đông trong khi điều trị bằng Phenobarbital và trong 8 ngày sau khi ngừng dùng Phenobarbital. Phenobarbital và Digitoxin: Tác dụng của Digitoxin bị giảm. Phenobarbital và Disopyramid: Tác dụng chống loạn nhịp của Disopyramid giảm do nồng độ Disopyramid trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHENOBARBITAL (Kỳ 5)

  1. PHENOBARBITAL (Kỳ 5) Phenobarbital và Acid Valproic: Nồng độ trong huyết tương và tác dụng an thần của Phenobarbital tăng lên. Cần giảm liều Phenobarbital khi có dấu hiệu tâm thần bị ức chế. Phenobarbital và các thuốc chống đông dùng đường uống: Tác dụng của thuốc chống đông bị giảm. Phải thường xuyên kiểm tra Prothrombin huyết. Cần điều chỉnh liều thuốc chống đông trong khi điều trị bằng Phenobarbital và trong 8 ngày sau khi ngừng dùng Phenobarbital. Phenobarbital và Digitoxin: Tác dụng của Digitoxin bị giảm. Phenobarbital và Disopyramid: Tác dụng chống loạn nhịp của Disopyramid giảm do nồng độ Disopyramid trong huyết tương bị giảm. Phải điều chỉnh liều Disopyramid.
  2. Phenobarbital và Progabid: Nồng độ trong huyết tương của Phenobarbital tăng. Phenobarbital và Carbamazepin: Nồng độ trong huyết tương của Carbamazepin giảm dần nhưng không làm giảm tác dụng chống động kinh. Phenobarbital và các thuốc trầm cảm khác, thuốc kháng H1, Benzodiazepin, Clonidin, dẫn xuất của Morphin, các thuốc an thần kinh, thuốc giải lo...: làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương. Phenobarbital và Phenytoin: Nồng độ trong huyết tương của Phenytoin thay đổi bất thường. Các triệu chứng ngộ độc Phenytoin có thể xảy ra khi ngừng dùng Phenobarbital. Khi đồng thời dùng Phenytoin thì nồng độ Phenobarbital trong máu có thể tăng lên đến mức ngộ độc. Phenobarbital và các thuốc chẹn beta (Alprenolol, Metoprolol, Propranolol): Nồng độ trong huyết tương và tác dụng lâm sàng của các thuốc chẹn beta bị giảm. Phenobarbital và Methotrexat: Ðộc tính về huyết học của Methotrexat tăng do Dihydrofolat reductase bị ức chế mạnh hơn. Phenobarbital và rượu: Rượu làm tăng tác dụng an thần của Phenobarbital và có thể gây hậu quả nguy hiểm. Phải tránh dùng rượu khi sử dụng thuốc.
  3. Độ ổn định và bảo quản: Dung dịch Natri Phenobarbital trong nước nói chung không bền vững. Thuốc trong Polyethylen glycol hoặc Propylen glycol thì bền vững hơn. Không được dùng dung dịch để tiêm nếu có tủa. Tránh để các ống thuốc tiêm tĩnh mạch ra ánh sáng. Tương kỵ: Các dung dịch Natri Phenobarbital không được dùng lẫn với các dung dịch acid vì có thể làm tủa Phenobarbital. Các dung dịch Phenobarbital để tiêm không phù hợp về mặt vật lý và/hay hóa học với nhiều thuốc khác. Quá liều và xử trí: Liều gây độc của các Barbiturat rất dao động. Nói chung, phản ứng nặng xảy ra khi lượng thuốc uống vào nhiều hơn liều thường dùng gây ngủ 10 lần. Tử vong thường xảy ra khi nồng độ Phenobarbital trong máu cao hơn 80 microgam /ml. Khi uống quá liều Barbiturat, hệ thần kinh trung ương bị ức chế từ mức ngủ đến hôn mê sâu rồi tử vong; hô hấp bị ức chế có thể đến mức có nhịp thở Cheyne -
  4. Stockes, giảm thông khí trung tâm và tím tái; giảm thân nhiệt rồi sốt, mất phản xạ, tim nhanh, huyết áp tụt, thiểu niệu. Ðồng tử thường hơi co nhưng nếu ngộ độc nặng thì lại giãn. Người bệnh bị quá liều nặng thường có hội chứng choáng điển hình: Thở chậm, trụy mạch, ngừng hô hấp, và có thể tử vong. Các biến chứng viêm phổi, phù phổi, suy thận có thể gây tử vong. Các biến chứng khác như suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể xảy ra. Phải điều trị và theo dõi người bệnh tại khoa cấp cứu. Ðiều trị quá liều chủ yếu là điều trị hỗ trợ, nhất là giúp cho đường thở thông và nếu cần thiết thì hô hấp viện trợ và cho thở oxy. Cách điều trị được ưa dùng nhất trong cấp cứu ngộ độc Phenobarbital là dùng nhiều liều Than hoạt, đưa vào dạ dày qua ống thông đường mũi. Than hoạt làm tăng đào thải thuốc và rút ngắn thời gian hôn mê. Không nên rửa dạ dày hoặc hút dạ dày trừ khi chắc chắn là thuốc mới được uống (trong vòng 4 giờ); cần chú ý không để người bệnh hít vào phổi các chất chứa trong dạ dày. Nếu người bệnh có chức năng thận bình thường thì có thể gây lợi niệu và kiềm hóa nước tiểu để làm tăng đào thải Phenobarbital qua thận. Nếu người bệnh
  5. bị ngộ độc nặng, vô niệu hay bị sốc thì nên thẩm phân phúc mạc hay lọc máu thận nhân tạo. Thông tin quy chế: Phenobarbital có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999. Thuốc hướng tâm thần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2