Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
PHỐI HỢP NỘI SOI VÀ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẤP CỨU ĐIỀU TRỊ<br />
XOẮN ĐẠI TRÀNG CHẬU HÔNG: BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP<br />
Lê Quang Nhân*, Vũ Quang Hưng**<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mục tiêu: Trình bày một ca lâm sàng về phối hợp nội soi và phẫu thuật nội soi cấp cứu điều trị xoắn đại<br />
tràng chậu hông.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân Nguyễn Thị M., nữ, 44 tuổi nhập viện vì đau bụng 2 ngày. Khám<br />
lúc nhập viện thấy bệnh nhân có trướng bụng nhiều ở 1/2 bụng bên phải và thăm trực tràng có máu. Bệnh nhân<br />
được chỉ định chụp x quang bụng đứng không sửa soạn và CT scan bụng chậu có cản quang và được chẩn đoán<br />
tắc ruột do xoắn đại tràng chậu hông.<br />
Kết quả: Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu với phương pháp phối hợp nội soi đại tràng<br />
tháo xoắn và phẫu thuật nội soi khâu cố định đại tràng chậu hông vào vách chậu. Thời gian thực hiện thủ thuật<br />
90 phút và không có tai biến. Bệnh nhân xuất viện 72 giờ sau phẫu thuật. Một tháng sau, bệnh nhân tái khám<br />
không có biến chứng gì xảy ra.<br />
Kết luận: Phối hợp nội soi và phẫu thuật nội soi cấp cứu là một trong các phương pháp điều trị xoắn đại<br />
tràng khi có chỉ định. Ưu điểm phương pháp là thủ thuật ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn và ít tai biến, biến<br />
chứng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
URGENT ENDOLAPAROSCOPY IN SIGMOID VOLVULUS TREATMENT: A CASE REPORT<br />
Le Quang Nhan, Vu Quang Hung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 50 - 53<br />
Objectives: To demonstrate one clinical case of successful endolaparoscopy in treatment of sigmoid volvulus.<br />
Methods: A 44 year-old female was admitted due to 2 days of abdominal pain. We found that she had a<br />
dissymmetrical abdominal distension and rectal blood in rectal examination. Abdominal x ray and CT scan<br />
revealed a sigmoid volvulus.<br />
Results: We performed urgent colonoscopy for detorsion and laparoscopic sigmoidopexy in one stage. The<br />
operation time was 90 minutes with no complication. applied one over-the-scope clip (OTSC) in order to seal this<br />
perforation after 5 days of intravenous administration of antibiotic (Meropenem). The length of procedure was<br />
about 5 minutes without complication. The patient was discharged 72 hours after this operation. One month later,<br />
this patient felt fine and there was no complication.<br />
Conclusions: Urgent endolaparoscopy is one of the sigmoid vulvulus treatment. The advantages are the<br />
minimal invasive procedure, the short hospital stay and less complication.<br />
Keywords: Urgent endolaparoscopy, sigmoid volvulus, endoscopic detorsion, laparoscopic sigmoidopexy.<br />
trạng tắc ruột quai kín kèm tắc động mạch và<br />
MỞ ĐẦU<br />
tĩnh mạch đại tràng chậu hông có nguy cơ hoại<br />
Xoắn đại tràng chậu hông là một cấp cứu<br />
tử ruột nếu chẩn đoán và điều trị trễ. Chúng tôi<br />
ngoại khoa cần can thiệp khẩn cấp vì có tình<br />
* Khoa Nội soi – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM** Bộ môn Ngoại Tổng Quát -ĐH Y dược TP. HCM.<br />
Tác giả liên lạc: TS BS Lê Quang Nhân, ĐT: 0908853389, Email: quangnhan1974@yahoo.com<br />
<br />
50<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
xin trình bày một ca lâm sàng về phối hợp nội<br />
soi và phẫu thuật nội soi cấp cứu điều trị xoắn<br />
đại tràng chậu hông.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
(01 ca can thiệp lâm sàng)<br />
Bệnh nhân Nguyễn Thị M., nữ, 44 tuổi nhập<br />
viện vì đau bụng 2 ngày. Khám lúc nhập viện<br />
thấy bệnh nhân có trướng bụng nhiều ở 1/2 bụng<br />
bên phải và thăm trực tràng có máu. Bệnh nhân<br />
được chỉ định chụp x quang bụng đứng không<br />
sửa soạn và CT scan bụng chậu có cản quang và<br />
được chẩn đoán tắc ruột do xoắn đại tràng chậu<br />
hông.<br />
Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định mổ<br />
cấp cứu với phương pháp phối hợp nội soi đại<br />
tràng tháo xoắn và phẫu thuật nội soi khâu cố<br />
định đại tràng chậu hông vào vách chậu. Thời<br />
gian thực hiện thủ thuật 90 phút và không có tai<br />
biến. Bệnh nhân có trung tiện vào ngày hậu<br />
phẫu thứ I, và xuất viện 72 giờ sau phẫu thuật.<br />
Một tháng sau, bệnh nhân tái khám không có<br />
biến chứng gì xảy ra.<br />
<br />
Hình 1: Hình x quang bụng đứng không sửa soạn cho<br />
thấy “hình hạt cà phê” ở đại tràng chậu hông kèm<br />
trướng hơi và nhiều phân trong toàn bộ đại tràng còn lại<br />
<br />
Hình 2: Hình CT scan cho thấy có hình ảnh xoắn đại tràng chậu hông với hình ảnh mạch máu đại tràng chậu<br />
hông bị xoắn bắt thuốc cản quang kém<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
51<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
Hình 3: Hình nội soi xoắn đại tràng chậu hông chưa có<br />
biến chứng hoại tử niêm mạc.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Xoắn đại tràng chậu hông là nguyên nhân<br />
đứng hàng thứ ba gây tắc đại tràng ở người lớn<br />
và đây là một bệnh lý cần can thiệp cấp cứu<br />
ngoại khoa vì đây là bệnh lý có tắc đại tràng<br />
chậu hông kiểu quai kín kèm tắc động và tĩnh<br />
mạch đại tràng chậu hông, chính vì có tắc mạch<br />
máu đại tràng chậu hông cả ở động mạch lẫn<br />
tĩnh mạch nên bệnh thường diễn tiến đến hoại<br />
tử đại tràng chậu hông khi được phát hiện<br />
muộn, gây viêm phúc mạc hoặc sốc nhiễm độc.<br />
Nguyên nhân gây xoắn đại tràng chậu hông<br />
thường gặp nhất là đại tràng chậu hông dài, mạc<br />
treo đại tràng chậu hông ngắn. Từ những năm<br />
thập niên 70, nội soi đại tràng tháo xoắn được<br />
xem như là phương pháp đầu tiên được chỉ định<br />
nếu phát hiện sớm có xoắn đại tràng chậu hông<br />
khi chưa có biến chứng hoại tử đại tràng, tỉ lệ<br />
thành công của nội soi đại tràng tháo xoắn được<br />
ghi nhận là 70 - 92%(4,6,9,10,11). Tuy nhiên tỉ lệ xoắn<br />
đại tràng chậu hông tái phát khá cao (khoảng 55<br />
- 60%) với tỉ lệ tử vong khoảng 20% nếu chỉ tháo<br />
xoắn đơn thuần bằng nội soi đại tràng(2,6,10).<br />
Atamanalp, Baraza và Daniels(3,5,8) nhận thấy cần<br />
phải phối hợp điều trị phòng ngừa xoắn tái phát<br />
sau khi tháo xoắn đại tràng chậu hông thành<br />
công, tùy thuộc vào tình trạng hoại tử đại tràng<br />
chậu hông và tổng trạng của bệnh nhân, chúng<br />
ta sẽ chọn lựa chiến lược điều trị hoặc khâu cố<br />
<br />
52<br />
<br />
Hình 4: Hình nội soi đại tràng xuống có nhiều phân sệt<br />
sau khi đã tháo xoắn đại tràng chậu hông thành công<br />
định đại tràng chậu hông qua nội soi, hoặc phẫu<br />
thuật nội soi cắt đoạn đại tràng chậu hông khâu<br />
nối ruột hoặc phẫu thuật Hartmann trong mổ<br />
cấp cứu tắc ruột. Theo Arnold, Atamanalp và<br />
Bak(2,3,4) , tỉ lệ bục xì miệng nối là 1,8% sau cắt<br />
đoạn đại tràng chậu hông có khâu nối ruột với<br />
thời gian nằm viện trung bình là 12,8 ngày và tỉ<br />
lệ tử vong là 11,8 - 28,3%, các tác giả nhận thấy tỉ<br />
lệ bục xì miệng nối khá cao do các bệnh nhân<br />
được mổ cấp cứu với tình trạng đại tràng còn<br />
nhiều phân do xoắn đại tràng. Hiện nay, với sự<br />
phát triển của nội soi và phẫu thuật nội soi, đối<br />
với các trường hợp xoắn đại tràng chưa có biến<br />
chứng hoại tử, chúng ta vừa tháo xoắn vừa khâu<br />
cố định đại tràng chậu hông vào vách chậu là<br />
một phương pháp điều trị phối hợp đem lại hiệu<br />
quả điều trị như mong muốn kèm giảm tối thiểu<br />
các nguy cơ bục xì miệng nối(1,3,4,7,12,13,14).<br />
Trong ca lâm sàng này, chúng tôi nhận thấy<br />
nội soi đại tràng tháo xoắn rất hữu ích vì nội soi<br />
đại tràng vừa giúp tháo xoắn vừa có tác dụng<br />
kiểm tra có hoại tử niêm mạc hay không cũng<br />
như hút hơi và dịch giúp xẹp đại tràng, nhờ đó<br />
việc khâu đính đại tràng chậu hông vào vách<br />
chậu được thực hiện dễ dàng rất nhiều so với chỉ<br />
đơn thuần thực hiện phẫu thuật nội soi. Để<br />
phòng ngừa xoắn tái phát cao khi thực hiện tháo<br />
xoắn đơn thuần qua nội soi, chúng tôi tiến hành<br />
mổ khâu đính đại tràng chậu hông vào vách<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
chậu ngay sau khi nội soi đại tràng tháo xoắn<br />
thành công, tất cả các phương pháp điều trị này<br />
đều được chúng tôi thực hiện trong phòng mổ<br />
để tạo sự thoải mái và an toàn tối đa cho bệnh<br />
nhân. Vì bệnh nhân được mổ trong tình trạng<br />
đại tràng còn nhiều phân do bị tắc ruột, chúng<br />
tôi chọn phương pháp an toàn cho bệnh nhân đó<br />
là khâu đính đại tràng chậu hông vào vách chậu.<br />
Chúng tôi chọn phương pháp này với mục đích<br />
tránh nguy cơ bục xì miệng nối nếu tiến hành cắt<br />
đoạn đại tràng chậu hông có khâu nối ruột, và<br />
đồng thời giúp bệnh nhân tránh phải mang hậu<br />
môn nhân tạo nếu thực hiện phẫu thuật<br />
Hartmann. Qua theo dõi trong 01 tháng sau mổ,<br />
chúng tôi thấy phối hợp giữa nội soi và phẫu<br />
thuật nội soi cấp cứu rất phù hợp điều trị xoắn<br />
đại tràng chậu hông chưa có hoại tử giúp bệnh<br />
nhân hồi phục nhanh (với thời gian nằm viện<br />
ngắn, bệnh nhân xuất viện sau mổ 3 ngày) đồng<br />
thời đem lại sự an toàn cho bệnh nhân với tỉ lệ<br />
tai biến và biến chứng là 0%.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phối hợp nội soi và phẫu thuật nội soi cấp<br />
cứu là một trong các phương pháp điều trị xoắn<br />
đại tràng khi có chỉ định. Ưu điểm phương pháp<br />
là thủ thuật ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn<br />
và ít tai biến, biến chứng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO:<br />
1.<br />
<br />
Agaoglu N, Yucel Y, Turkyilmaz S (2005). Surical treatment of<br />
the sigmoid volvulus. Acta Chir Belg 105: pp.365-8.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Arnold G.J, Nance F.C (1973). Volvulus of the sigmoid colon.<br />
Annals of surgery 177, pp. 527-37.<br />
Atamanalp S.S, Ozturk G (2011). Sigmoid volvulus in the<br />
elderly: outcomes of a 43-year, 453-patient experience. Surgery<br />
today 41, pp.514-9.<br />
Bak M.P, Boley S.J (1986). Sigmoid volvulus in elderly<br />
patients. Am J Surg 151, pp.71-5.<br />
Baraza W, Brown S, McAlindon M, et al. (2007). Percutaneous<br />
endoscopic sigmoidopexy: a cost-effective means of treating<br />
sigmoid volvulus in Sub-Saharan Africa? East African medical<br />
journal 84, pp.1-2.<br />
Brothers T.E, Strodel W.E, Eckhauser F.E (1987). Endoscopy in<br />
colonic volvulus. Annals of surgery 206, pp.1-4.<br />
Corocchi R, Farinella E, La Mura F, et al. (2010). The sigmoid<br />
volvulus: surgical timing and mortality for different clinical<br />
types. World J Emerg Surg 5: pp.e1-e5.<br />
Daniels I.R, Lamparelli M.J, Chave H, et al. (2000). Recurrent<br />
sigmoid volvulus treated by percutaneous endoscopic<br />
colostomy. Br J Surg 97, pp.14-9.<br />
Ghazi A, Shinya H, Wolfe W.I (1976). Treatment of volvulus of<br />
the colon by colonoscopy. Annals of surgeryastrointest 183, pp.<br />
263-5.<br />
Grossmann E.M, Longo W.E, Stratton M.D, et al. (2000).<br />
Sigmoid volvulus in department of veterans affairs medical<br />
centers. Diseases of the colon and rectum 43, pp.414-8.<br />
Lou Z, Yu E-D, Zhang W, et al. (2013). Appropriate treatment<br />
of acute sigmoid volvulus in the emergency setting. World J<br />
Gastroenterol 19(30): pp.4979-83.<br />
Martin M.J, Steele S.R (2010). Twists and turns: a practical<br />
approach to volvulus and intussuception. Scand J Surg 99:<br />
pp.93-102.<br />
Mulas C, Bruna M, Garcia-Armengol J, et al. (2010).<br />
Management of colonic volvulus. Experience in 75 patients.<br />
Rev Esp Enferm Dig 102: pp.239-48.<br />
Raveenthiran V, Madiba T.E, Atamanalp S.S, et al. (2010).<br />
Volvulus of the sigmoid colon. Colorectal Dis 12: pp.e1-e17.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
05/9/2015<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
06/9/2015<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
02/10/2015<br />
<br />
53<br />
<br />