intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng bệnh loãng xương

Chia sẻ: Trần Thị Em | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

97
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh loãng xương được ví như những tên trộm vặt, mỗi ngày một chút, chúng lấy dần các khoáng chất của bộ xương. Lúc đầu người bệnh không cảm thấy khó chịu vì bệnh diễn biến thầm lặng, không có dấu hiệu nào rõ ràng, có chăng chỉ là một vài triệu chứng đau,....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng bệnh loãng xương

  1. Phòng bệnh loãng xương Bệnh loãng xương được ví như những tên trộm vặt, mỗi ngày một chút, chúng lấy dần các khoáng chất của bộ xương. Lúc đầu người bệnh không cảm thấy khó chịu vì bệnh diễn biến thầm lặng, không có dấu hiệu nào rõ ràng, có chăng chỉ là một vài triệu chứng đau, nhức, mỏi không cố định, có khi rất mơ hồ, vu vơ ở cột sống lưng, ở dọc các chi, ở các đầu xương... Càng về sau, khi khối lượng khoáng chất bị mất ngày càng nhiều, các triệu chứng đau nhức nêu trên sẽ rõ ràng dần lên, tập trung nhiều hơn ở các vùng xương chịu lực của cơ thể như hông, thắt lưng, khớp gối. Loãng xương rất thường đi kèm với bệnh thoái hóa khớp, cũng là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Tình trạng loãng xương sẽ làm cho quá trình thoái hóa nặng thêm, và quá trình này cũng làm bệnh loãng xương nặng nề thêm. Hậu quả của bệnh loãng xương thường là gãy xương khi bị những chấn thương nhẹ, khó liền xương đi kèm với các biến chứng như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Điều trị bệnh loãng xương thường khá tốn kém. Hy vọng những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh loãng xương. 1.Giảm các thực phẩm có tính axit. Là những thực phẩm có nguồn gốc từ động như thịt bò, lợn, gà, các loại trứng và một số loại khác như: bánh quy, bánh mì, đường cát, pho mát, bia, rượu… Các loại thực phẩm này khi vào cơ thể sẽ sản sinh ra các chất axit, nếu dùng nhiều sẽ không tốt cho cơ thể. 2.Nên uống nhiều sữa. Muốn có một bộ xương chắc khỏe thì nên uống sữa hằng ngày bởi sữa cung cấp nhiều chất có lợi cho xương như canxi, sodium, potassium, sắt, kẽm… ngoài ra
  2. trong sữa còn nhiều các vi chất cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh như: vitamin A, vitamin B, B2, B12. Mỗi ngày nên uống 2 ly sữa vào buổi sáng và tối. 3.Bớt muối trong món ăn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: muối kích thích sự bài tiết canxi – thành phần chính của xương trong nước tiểu. Điều đó có nghĩa là nếu bạn ăn mặn, khả năng mắc bệnh loãng xương là rất cao do hàm lượng canxi bị giảm đi. 4.Ăn nhiều thực phẩm có axit béo không no Nguồn thực phẩm cơ bản có chứa axit béo Omega-3 đó là trong các loại cá có chất béo sống ở nơi rất sâu của đại dương như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá bơn halibut, cá da xanh, cá ngừ, cá thu. Chúng ta nên ăn một trong những loại cá này ít nhất 2 lần/tuần. Omega-6 có hương vị quen thuộc hơn, chúng có trong các loại ngũ cốc, các loại dầu thực vật, các loại đậu nguyên hạt, bơ thực vật margarine, lòng đỏ trứng. 5.Bổ sung vitamin D, K và Magie Can-xi là thành phần cấu tạo nên xương nhưng vitamin D lại là chất điều hòa việc hấp thụ, chuyển hóa và lưu trữ can-xi trong cơ thể nên chúng chỉ hoạt động tốt khi có nhau. Bên cạnh vitamin D, vitamin K và Magie cũng là cặp “bài trùng” với can-xi. Vitamin K có khả năng kết hợp với can-xi để giúp xương chắc khỏe, Magie chịu trách nhiệm xây dựng các mô, trong đó có xương. Thiếu vitamin K và Magie có thể gây ra bệnh loãng xương.
  3. Nguồn bổ sung vitamin D là cá béo, lòng đỏ trứng, chất béo của sữa và phơi nắng. Trong đó, ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào nhất. Còn vitamin K và Magie lại “nằm” nhiều trong các loại rau họ cải (cải bắp, cải xoong…) và ngũ cốc. 6.Hạt ngũ cốc Salba – lựa chọn tối ưu để phòng bệnh loãng xương. Hạt ngũ cốc Salba xuất xứ từ Nam Mỹ được giới khoa học các nước Mỹ, Canada, Newzeland và Châu Âu gọi là “siêu thực phẩm”. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao và đậm đặc, hạt Salba cung cấp cho người dùng những chất thiết yếu để phòng bệnh loãng xương như:  Canxi gấp 6.6 lần so với sữa giúp xương chắc khỏe.  Omega-3 gấp 6 lần so với cá hồi  Potassium gấp 1.9 lần so với chuối  Sắt gấp 2.3 lần so với thịt bò  Magie gấp 38 lần so với sữa và gấp 8.4 lần so với bông cải. Chỉ với 10g hạt Salba mỗi ngày, bạn sẽ không phải lo thiếu các dưỡng chất phòng bệnh loãng xương. Ngoài ra hạt Salba còn có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp... Cách sử dụng dễ dàng và tiện lợi (chỉ cần ngâm với nước ấm) giúp loại bỏ áp lực phải chuẩn bị bữa ăn với nhiều chất dinh dưỡng.
  4. Bài tập thể dục cho người bị loãng xương Hầu hết gãy xương xảy ra do bị ngã. Tập thể dục có thể tăng sức mạnh cơ bắp và cải thiện sự cân bằng, làm giảm nguy cơ ngã. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ nứt gãy do loãng xương bằng cách làm chậm tốc độ loãng của xương. Có nhiều lợi ích khác của việc tập thể dục cho những người bị loãng xương hoặc muốn ngăn ngừa loãng xương. Chúng giảm nhu cầu của một số loại thuốc có thể góp phần vào nguy cơ ngã, và quản lý tốt hơn các vấn đề sức khỏe khác. Các bài tập có lợi cho những người bị loãng xương bao gồm: Tập thể dục thể dục nhịp điệu bao gồm nhảy múa. Luyện sức đẩy với những quả tạ, dây chun đàn hồi, thể trọng đàn hồi hoặc máy tập tạ.
  5. Các bài tập để cải thiện tư thế, cân bằng và sức mạnh như dưỡng sinh. Tốt nhất hoạt động thể chất hàng tuần nên bao gồm vận động từ cả ba nhóm trên. Bơi lội và tập thể dục dưới nước (chẳng hạn như thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc vận động dưới nước) là những bài tập không chịu sức nặng của thể trọng, bởi vì sức nổi của nước chống tác động của trọng lực. Tuy nhiên, tập thể dục trong nước có thể cải thiện thể dục tim mạch và sức mạnh cơ bắp. Người bị loãng xương nặng hoặc bị gù, những người có nguy cơ cao bị gãy xương có thể thích bơi lội hoặc tập thể dục dưới nước. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Những người già hoặc những người bị loãng xương nên chọn tập thể dục bằng cách đi bộ. Đi bộ: Mặc dù đi bộ là bài thể dục chịu sức nặng của thể trọng nhưng lại không có tác động lớn đến sức khỏe của xương, sức mạnh cơ bắp, thể dục hoặc cân bằng, trừ khi nó được thực hiện ở cường độ cao với tốc độ nhanh hơn trong thời gian dài (chẳng hạn như đi dạo trong rừng) kết hợp địa hình đầy khó khăn như những ngọn đồi. Tuy nhiên, đối với những người khác không hoạt động, đi bộ có thể được thích hợp như là một cách an toàn để bắt đầu tập luyện. Một số bài tập nên tránh: Một người bị loãng xương đã làm suy yếu các xương dễ bị gãy. Các hoạt động thể dục cần tránh bao gồm: Các bài tập yêu cầu kéo cong cột sống như gập bụng. Các bài tập làm tăng nguy cơ té ngã. Các bài tập đòi hỏi chuyển động mạnh, bất ngờ, trừ khi được tập dần dần như là một phần của chương trình nâng cao. Tập thể dục đòi hỏi phải có một chuyển động xoay người mạnh mẽ, chẳng hạn như một đánh golf, trừ khi đã từng tập những vận động như vậy.
  6. Lượng vận động cần thiết cho những người bị loãng xương chưa được thống kê chính xác. Tuy nhiên, một số lời khuyên sau đây có thể có ích: 45 phút đến một giờ tập aerobic, 2 – 3 lần mỗi tuần. Tập kéo đẩy (chẳng hạn như với các quả tạ hoặc dây cao su), 2 – 3 lần mỗi tuần. Mỗi lần tập nên bao gồm các bài tập để tăng cường chân, thân và cơ bắp cánh tay. Mỗi bài tập nên được thực hiện từ 8 đến 10 lần. Bài tập thăng bằng cần phải thực hiện ở một mức độ khó cho bạn và nên được thực hiện trong vài phút, ít nhất 2 lần/tuần. Lưu ý, vì lý do an toàn, luôn đảm bảo bạn có thể bám vào vật gì đó nếu bạn mất thăng bằng. Bài tập vận động cơ để thúc đẩy tính linh hoạt. Tập thể dục cần phải được thực hiện lâu dài để giảm tỷ lệ gãy xương.
  7. Chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng bệnh loãng xương Loãng xương là căn bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi, vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý để phòng bệnh loãng xương cho người cao tuổi? Loãng xương, còn được gọi là xốp xương hay thưa xương, là một bệnh lý ảnh hưởng tới khối lượng và chất lượng của hệ thống xương khiến cho sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm đi, xương sẽ trở nên mỏng mảnh, dễ gãy, dễ lún và dễ xẹp, đặc biệt ở các vị trí chịu lực của cơ thể như: Cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay… Loãng xương ở phụ nữ cao hơn nam giới. Người già dễ bị loãng xương, thường là xương đùi và xương chậu có khi chỉ sau một chấn thương nhẹ, nhất là ở các cụ bà, hậu quả thường rất trầm trọng, nhiều người bị chết, số sống sót đòi hỏi sự chǎm sóc lâu dài. Các lời khuyên về dinh dưỡng để phòng loãng xương Việc điều trị bệnh loãng xương khó khǎn và tốn kém nên chúng ta khuyến khích biện pháp phòng ngừa bằng cách xây dựng khối lượng của xương tốt hơn. Điều này có thể làm được thông qua việc đưa vào cơ thể một lượng can xi (looomg/ngày) và vitamin D phù hợp trong suốt tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì và thanh niên.
  8. 1. Tǎng thêm các thức ǎn giàu canxi: Sữa và các chế phẩm từ sữa như fomat (nên dùng các loại sữa có ít chất béo). Ở một số nước, người ta tǎng cường canxi vào bánh mì. Tốt nhất là nên ǎn những thức ǎn giàu canxi được coi như một nguồn thức ǎn giàu can xi cho bữa ǎn. Người già cần nhiều hơn khi còn trẻ vì khả nǎng hấp thu canxi của họ kém hơn. Những người dưới 50 tuổi cần dùng 1000mg canxi mỗi ngày, người trên 50 tuổi cần dùng 1200 mg mỗi ngày. 2. Lượng protein (chất đạm) trong khẩu phần nên vừa phải, ǎn nhiều đạm phải đảm bảo đủ canxi vì chế độ ăn nhiều đạm làm tǎng bài tiết canxi theo nước tiểu. 3. Ăn nhiều rau và trái cây, các thức ǎn có chứa nhiều corestrogen thực vật như: giá đỗ. Các loại cây rau như mùi tây, bắp cải, cà chua, dưa chuột, tỏi... cũng làm giảm mất xương và làm tǎng chất khoáng trong xương. 4. Có thời gian hoạt động ngoài trời nhất định để tǎng tổng hợp vitamin D trong cơ thể. 5. Không nghiện rượu. 6. Hoạt động thể lực vừa phải. 7. Duy trì cân nặng "nên có". Gầy là một yếu tố nguy cơ của loãng xương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2