intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng bệnh mùa đông

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già, người mắc bệnh mạn tính có hệ thống miễn dịch yếu nên dễ mắc bệnh khi thời tiết giao mùa, nhất là mùa đông. Để giảm hạn chế, nhóm người này nên lưu tâm tới một số khuyến cáo bổ ích do các chuyên gia Trung tâm chăm sóc người già ở New York, Mỹ (DGN) vừa giới thiệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng bệnh mùa đông

  1. Phòng bệnh mùa đông
  2. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già, người mắc bệnh mạn tính có hệ thống miễn dịch yếu nên dễ mắc bệnh khi thời tiết giao mùa, nhất là mùa đông. Để giảm hạn chế, nhóm người này nên lưu tâm tới một số khuyến cáo bổ ích do các chuyên gia Trung tâm chăm sóc người già ở New York, Mỹ (DGN) vừa giới thiệu. 1. Tiêm phòng cúm
  3. Tiêm phòng cúm là điều cần làm đầu tiên cho nhóm người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh mạn tính như hen, tim mạch. Vaccin phòng cúm không loại trừ được 100% nguy cơ mắc bệnh nhưng lại là vũ khí tốt nhất hiện nay. Nên tiêm vào đầu tháng 9 để có tác dụng bảo vệ cơ thể trước khi bước vào mùa cúm từ giữa tháng 10 đến tháng 3 năm sau. 2. Mang trang phục ấm đầy đủ Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên thời tiết thay đổi khác thường, nhiệt độ xuống dưới mức tưởng tượng làm cho người ta dễ mắc bệnh. Vì vậy, người già cần mặc ấm, đi giày tất, găng tay đầy đủ kể cả khi ở trong nhà. Nếu trời quá lạnh, không nên ra ngoài mà ở trong nhà có sưởi ấm. 3. Phòng không có khói thuốc
  4. Người cao tuổi phòng ở không được có khói thuốc lá cũng như các khí độc hại khác. 4. Nhiệt độ phòng ngủ thích hợp Để duy trì nhiệt độ phòng ngủ thích hợp, trong phòng phải có nhiệt kế. Nên duy trì nhiệt độ ở mức trên 20oC trở lên để tránh bị bệnh do nhiệt độ quá thấp. 5. Ánh sáng đèn thích hợp, bảo đảm an toàn điện
  5. Không nên để ánh sáng tương phản quá lớn giữa các phòng, bởi lẽ mắt người già khó điều chỉnh mức độ chênh lệch về ánh sáng, dễ bị trượt ngã. Ban đêm phải bật đèn ngủ, đến chiếu sáng cần thiết ở đường đi lối lại, trong nhà vệ sinh. Chú ý đến an toàn về điện, thiết bị đun nước nóng v.v... 6. Duy trì chế độ luyện tập trong nhà Khi trời rét, người già nên duy trì bài tập đều đặn trong nhà.Trước khi tập nên khởi động để làm ấm cơ thể, duy trì
  6. thời lượng tập thích hợp, không nên tập quá sức hoặc luyện tập những bài không hợp tuổi. Nên nghỉ giải lao giữa buổi tập. 7. Kiểm tra giường ngủ Giường ngủ, sạch sẽ, chắc chắn, có đệm bảo đảm độ ấm, êm không gây khó chịu… Nếu cần, có thể bố trí hệ thống chống trượt hoặc ngã vào ban đêm. 8. Ăn uống cân bằng Ăn uống cân bằng là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe người già vào mùa đông. Ngoài ăn uống cân bằng đủ chất thì phải uống đủ nước. Trung bình mỗi ngày uống 4-5 cốc nước, đừng quan niệm mùa đông không cần uống nhiều nước, hậu quả làm cho cơ thể khát và phát sinh bệnh.
  7. 9. Sử dụng kem tăng độ ẩm cho làn da Khi trời quá lạnh, ngoài việc mặc ấm thì việc duy trì độ ẩm cho da là rất cần thiết. Cùng với việc uống nước, nên dùng kem dưỡng da, nhất là những nơi phơi ra không khí như da mặt, da chân, tay v.v... 10. Trang bị đủ phương tiện thông tin Trong phòng ngủ của người già phải có điện thoại để khi cần thông báo cho con, cháu biết hoặc gọi số điện thoại cấp cứu, nhất là những người sống độc thân. Việc ngại phiền hà, tiết kiệm, không mắc điện thoại là một sai lầm. Đây là thiết bị truyền thông vô cùng cần thiết, không chỉ đối với nhóm người cao niên mà còn quan trọng đối với tất cả mọi người để khi cần có thể thông tin khẩn cấp. Nên chọn điện thoại đơn giản, dễ sử dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2