YOMEDIA
ADSENSE
Phong cách thơ Ngải Thanh và những ảnh hưởng từ phái tượng trưng _3
64
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ngải Thanh tên thật là Tưởng Hải Trừng (sinh ngày 27-3-1910, mất ngày 5-5-1996) sinh ra trong một gia đình địa chủ họ Tưởng, tại làng Kim Hoa, huyện Tưởng, tỉnh Chiết Giang.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phong cách thơ Ngải Thanh và những ảnh hưởng từ phái tượng trưng _3
- Phong cách thơ Ngải Thanh và những ảnh hưởng từ phái tượng trưng
- Ngải Thanh tên thật là Tưởng Hải Trừng (sinh ngày 27-3-1910, mất ngày 5-5-1996) sinh ra trong một gia đình địa chủ họ Tưởng, tại làng Kim Hoa, huyện Tưởng, tỉnh Chiết Giang. Ông là một trong những nhà thơ mới Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ mới ở thời kỳ sau. Mặc dù, Ngải Thanh ít được biết đến và không có ảnh hưởng gì đối với Việt Nam, nhưng từ bài viết này (dẫu chưa thể đề cập đến những nhà thơ mới ở Việt Nam), chúng ta vẫn thấy thấp thoáng đâu đó, Ngải Thanh có những nét gần giống với Chế Lan Viên. Nếu có điều kiện, chúng tôi nghĩ, thử so sánh phong cách của hai nhà thơ khá đặc biệt của hai nước này, tin chắc có nhiều điều thú vị. Bài viết chủ yếu vẫn là đi vào tìm hiểu phong cách thơ Ngải Thanh trong mối quan hệ chịu ảnh hưởng phong cách từ phái tượng trưng. Nhưng như ông từng phát biểu, ông hoàn toàn không phải là nhà thơ thuộc phái tượng trưng, mà vẫn nhận mình là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa. Có điều, trong sáng tác của ông vẫn mang đậm dấu ấn nghệ thuật của chủ nghĩa tượng trưng. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc, khi so sánh Ngải Thanh với Tang Khắc Gia, thường lấy sáng tác thơ trong tập Dấu ấn(Lạc ấn của Tang Khắc Gia) và tập Đại Yển Hà – bảo mẫu của tôi (Đại Yển Hà – ngã đích bảo mẫu) làm tiêu chí bởi đây là hai tập thơ đánh dấu phong cách thơ của hai ông. Nếu đứng trên hai tiêu chí này thì Tang Khắc Gia và Ngải Thanh đều được xem là những nhà thơ mới trên thi đàn năm 1933. Cùng xuất hiện trên thi đàn vào những năm 30 của thế kỷ XX, ở mỗi tác giả có một tính chất và ý nghĩa quan trọng riêng, nhưng, nếu khảo sát một cách tổng thể tình hình thi đàn trong giai đoạn trước và lúc bấy giờ, thì họ có nhiều điểm giống nhau. Về điểm giống nhau, trong nghệ thuật, họ đều có lối thơ rõ ràng, trong sáng và tản mạn tự nhiên. Lối thơ này bắt đầu từ phong trào Ngũ tứ, nhưng khi dòng thơ mới tiếp tục phát triển, hiển nhiên nó không thể tiếp tục chấp nhận khuynh hướng này, mà nó cần sự “bứt phá” ở mức độ nghệ thuật cao hơn. Điểm khác nhau của hai tác giả cũng chính là ở phương thức và con đường biểu hiện qua sự “bứt phá” này: Tang Khắc Gia thì theo sự “xuất quỹ” (thoát khỏi quỹ đạo) của phái Tân Nguyệt do
- luật sư Văn Nhất Đa dẫn đầu; còn Ngải Thanh thì lại chịu ảnh hưởng của các nhà thơ phái Tượng trưng và kết hợp được chất tượng trưng vào trào lưu tả thực. Từ sự thay đổi mang tính bướt ngoặt trên, cả hai ông đều hoàn thiện và tạo nên phong cách nghệ thuật thơ của riêng mình, trở thành một loại trái ngọt mới trong vườn thơ mới thời kỳ này. Chu Tác Nhân cho rằng những nhà thơ theo chủ nghĩa tượng trưng trong thời kỳ đầu như nhóm của Lý Kim Phát đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thơ phái ấn tượng với thơ mới Trung Quốc. Thật ra thì chủ nghĩa tượng trưng thật sự có sự dính kết nhuần nhuyễn trong thơ mới nên ở vào trường hợp các nhà thơ như Đới Vọng Thư và Ngải Thanh trở về sau, đặc biệt là Ngải Thanh, sự kết hợp này đã mở ra một con đường phát triển mới cho thơ mới Trung Quốc. Có điều, sự kết hợp này không phải là sự hoà tan lẫn nhau giữa “trào lưu mới của nước ngoài” và “thủ pháp cũ của Trung Quốc” như Chu Tác Nhân đã nói, mà thơ của Ngải Thanh lấy chủ nghĩa hiện thực mới làm chủ thể, kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa tượng trưng. Ngải Thanh cũng có một đoạn trình bày về thơ mới Trung Quốc như sau: “Thơ mới Trung Quốc, từ lúc những sáng tác còn ấu trĩ và thiển bạc của thời Ngũ tứ, đã tiến đến sự mô phỏng thơ cổ Trung Quốc và thơ phương Tây, lại bước thêm bước nữa đến những phỏng tác hừng hực của những bài thơ hiện đại Âu Mỹ, nay đã có thể dần dần đi vào giai đoạn ổn định và phát triển. Hiện nay chủ lưu của dòng thơ mới Trung Quốc là dùng ngôn từ chất phác, tự do, cộng với tiết tấu rõ ràng và những vần chân làm nên hình thức thơ mới”(1). Phong cách thơ tự do của Ngải Thanh là đại biểu điển hình cho hình thức này. Có thể lý giải về phong cách thơ tự do của Ngải Thanh có chịu ảnh hưởng thơ của phái tượng trưng hay không, và sự kết hợp ấy đã tạo nên phong cách thơ Ngải Thanh như thế nào, có thể xét từ những sự kiện lịch sử và phương diện sau: 1. Chất tượng trưng trong thơ ông có thể bắt nguồn từ những ngày ông theo học Lý Kim Phát ở Viện Mỹ thuật Tây Hồ (Hàng Châu) vào cuối những năm 20. Đặc biệt là ông rất thích tranh của trường phái ấn tượng như Van Gogh, Gauguin. Ông làm thơ cũng “giống như những hoạ sĩ phái ấn tượng chú trọng đến cảm giác và sự cảm nhận. Ông thường ở trong trạng thái trầm tư để làm sao nắm bắt được những ấn tượng mới mẻ nảy ra trong khoảnh khắc đó, cộng với việc tô nền, đồng thời dùng những câu thơ thích hợp để vẽ ra”(2). Sau thời gian du học tại Pháp, về nước vào giữa năm 1932, ông tham gia Liên minh mỹ thuật gia cánh tả, cùng với
- những nhà mỹ thuật trẻ như Giang Phong, Lực Dương… đồng thời thành lập Phòng nghiên cứu mỹ thuật Xuân Địa (tức Xuân Địa hoạ hội). Chính những ảnh hưởng này đã đi vào thơ ông bằng những hình ảnh, gam màu đậm chất tượng trưng (Xe cút kít)… Có người cho rằng, ông ảnh hưởng thơ tượng trưng từ Lý Kim Phát nhưng như chính nhà thơ tâm sự sau này rằng: “Lý Kim Phát là thầy tôi, nhưng thơ của ông còn khó hiểu hơn thơ của Lý Hạ. Phải chăng thơ khó hiểu mới hay? Tôi nghi ngờ điều ấy. Tôi đọc thơ mà không hiểu thì lắc đầu”(3). Có thể thấy, thái độ cự tuyệt của Ngải Thanh đối với thơ của Lý Kim Phát. Ảnh hưởng thơ tượng trưng của các nhà thơ nước ngoài và những nhà thơ trong nước đồng thời với ông. Năm 1929, Ngải Thanh sang Pháp du học tại Paris, chính trong khoảng thời gian gần ba năm du học (1929-1932) ông mới thật sự tiếp xúc với thơ của phái tượng trưng. Trong thời gian này, ông đọc rất nhiều tác phẩm của các nhà thơ chủ nghĩa tượng trưng, như Rimboud, Appolinaire của Pháp, Verhaeren (Emile Verhaeren, 1855-1916) của Bỉ, Blok, Esenin của Nga… Đặc biệt là Rimboud và Verhaeren là hai nhà thơ ông thích nhất, và cũng là những người ảnh hưởng lớn đến ông. Ông từng nói: “Trong những nhà thơ Pháp, tôi khá thích là Rimboud”(4) và “suốt cuộc đời thơ của tôi, tôi chịu ảnh hưởng sâu sắc và thích nhất là thơ của Verhaeren”(5). Chính vì vậy, khi ông cùng các bạn ông bị nhà cầm quyền Quốc dân đảng bắt, giam ở nhà tù Thượng Hải (từ ngày 12-7-1932 đến năm 1935), ông có dịp đọc Tuyển tập thơ Rimboud và dịch thơ của Verhaeren. Cũng chính trong thời gian này, ông sáng tác một loạt tác phẩm như: Đêm trong suốt (Thấu minh đích dạ), Đại Yển Hà – bảo mẫu của tôi (Đại Yển hà – ngã đích bảo mẫu), Tiếng sáo lau (Lư địch), Paris, Macxay… Những tác phẩm này hẳn là chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi Rimboud và Verhaeren. Ngoài ra ông còn chịu ảnh hưởng của những nhà thơ Âu Mỹ khác như Witman, Maiakovxky, Shakespeare, Pushkin, Nekrasov, Lorsca cho đến những nhà thơ Trung Quốc đương thời Quách Mạt Nhược, Văn Nhất Đa và nhất là Đới Vọng Thư… Có người nói thơ ông là biển cả dung chứa trăm sông thật cũng không có gì quá đáng. Lê Ương từng phát biểu: “Ngải Thanh viết về con đường lớn, viết về đại dương năm ấy vô cùng khoáng đạt và bao la khiến chúng ta nhớ đến Witman; thỉnh thoảng vì dung nạp tình thơ tuôn trào ào ạt, ông cũng sử dụng những câu thơ dài kiểu Witman. Ngải Thanh viết về cánh đồng, phố xá thì mênh mông và rối loạn, khiến chúng ta nhớ đến Verhaeren; đôi lúc cũng có được những hình ảnh vừa cụ thể vừa sinh động mang đến cho người đọc những cảm giác ngột thở, lại dường như giống với
- nhà thơ Bỉ. Còn những câu thơ ngắn nhịp điệu gấp gáp, có sức, tiết tấu mạnh mẽ, lại vừa thâm trầm vừa hàm súc của Ngải Thanh khiến ta nhớ đến ấn tượng của Maiakovxky, bài Ngọn đuốc (Hoả bả) thì mang những đặc điểm này. Còn sự yên ắng và mềm mại của bài Thơ dâng quê hương (Hiến cấp hương thôn đích thi) của ông lại như của Esenin”(6). Tất cả những điều ấy chứng tỏ sáng tác của Ngải Thanh có quan hệ sâu xa với chủ nghĩa tượng trưng. 2. Mặc dù sáng tác rất nhiều thể loại, từ thể cách luật, đoản thi mang tính dân ca, đến trường ca… nhưng ông là nhà thơ nổi tiếng với thể tự do. Thể thơ tự do của Ngải Thanh vẫn mang dấu ấn của thơ tượng trưng. Mặc dù các nhà thơ phái tượng trưng ít khi sáng tác với thể tự do. Ngay cả người khởi xướng ra thơ tự do như Borderline, ngoài làm thơ vần ra, vẫn “không có sáng tạo gì quan trọng” đối với thơ tự do. Tiếp đó, một vài bài thơ của Weillon tuy có sự “phá cách” nhưng lại không thể từ đó “nhảy vọt đến thể thơ tự do thật sự”. Charles Chadwick cho rằng, chỉ có Rimboud là “nhanh chóng vượt qua những lề thói cũ này, cởi bỏ trói buộc của kiểu gieo vần và tiết tấu truyền thống, giải phóng cho thơ ca Pháp”(7) mới viết ra những dòng thơ tự do thật sự. Thể thơ mà Ngải Thanh chịu ảnh hưởng của phái tượng trưng, chính là thơ của các nhà thơ thuộc chủ nghĩa tượng trưng, tính từ Rimboud trở về sau, kể cả Verhaeren, Blok, Esenin, Appolinaire… Đặc biệt là thơ của Rimboud và Verhaeren đã trực tiếp mở ra ý thức thể thơ tự do của Ngải Thanh, đồng thời để lại những dấu ấn rất sớm trong sáng tác của ông. Sau khi ông dịch xong tác phẩm Thành thị và đồng bằng của Verhaeren, thì ông lại sáng tác tập thơ Cánh đồng (Khoáng dã) với phong cách giống như vậy vào những năm 40.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn