intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng chống ung thư họng miệng

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

211
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phòng chống ung thư họng miệng Tác hại của ung thư họng miệng trong cộng đồng Họng miệng là một hốc bao phủ bởi một màng tế bào (niêm mạc) gồm nhiều cơ cấu khác nhau: lưỡi, răng, lợi răng, sàn miệng, niêm mạc má, vòm khẩu cái, amiđan... Theo Hiệp hội Nha khoa Quốc tế FDI: Trên thế giới, ung thư họng miệng vẫn không ngừng gia tăng, ước tính có khoảng 413.000 ca mới/năm. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về điều trị nhưng do bệnh thường được phát hiện muộn nên tỷ lệ tử vong vẫn không giảm....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng chống ung thư họng miệng

  1. Phòng chống ung thư họng miệng Tác hại của ung thư họng miệng trong cộng đồng Họng miệng là một hốc bao phủ bởi một màng tế bào (niêm mạc) gồm nhiều cơ cấu khác nhau: lưỡi, răng, lợi răng, sàn miệng, niêm mạc má, vòm khẩu cái, amiđan... Theo Hiệp hội Nha khoa Quốc tế FDI: Trên thế giới, ung thư họng miệng vẫn không ngừng gia tăng, ước tính có khoảng 413.000 ca mới/năm.
  2. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về điều trị nhưng do bệnh thường được phát hiện muộn nên tỷ lệ tử vong vẫn không giảm. Tỷ lệ người bệnh sống thêm sau 5 năm là 30- 80% tùy theo vị trí tổn thương ung thư họng miệng. Ở Pháp, có khoảng 5.800 ca mới phát hiện mỗi năm. Ở Mỹ là 30.100. Ở TPHCM, ung thư họng miệng chiếm khoảng 3-4% tổng số ung thư, đứng hàng thứ 7. Nguyên nhân gây ung thư họng miệng? Tác nhân gây bệnh: Thói quen xấu trong đời sống: ăn trầu, hút thuốc, uống rượu. Phát hiện bệnh trễ: - Chưa được sự quan tâm đúng mức của bác sĩ răng hàm mặt. Khi khám răng, không có thói quen khám "ngoài mặt trong miệng", thiếu kiến thức về tổn thương ung thư họng miệng giai đoạn sớm. - Chưa có chương trình giáo dục phòng bệnh răng miệng và tầm soát ung thư họng miệng cho các đối tượng nguy cơ cao. Các loại ung thư họng miệng thường gặp: Ung thư lưỡi, sàn miệng, môi, niêm mạc má, amiđan, lợi răng, vòm khẩu cái... Dấu hiệu cảnh báo:
  3. 1. Vết loét không lành sau 2 tuần, có đau và chảy máu. 2. Ổ răng không lành hay răng lung lay không rõ nguyên nhân. 3. Ðau hay cảm giác đau rát họng bất thường. 4. Hạch cổ. 5. Rối loạn chức năng: nuốt khó, tăng tiết nước bọt, khàn tiếng kéo dài. Tầm soát và phát hiện ung thư họng miệng: - Khám răng và tầm soát ung thư mỗi năm/1 lần. - Khám và tầm soát mỗi 6 tháng/1 lần cho những đối tượng có nguy cơ bị ung thư họng miệng: trên 40 tuổi, có hút thuốc, uống rượu, ăn trầu, xỉa thuốc... - Làm test xanh Toluidin 1%: có thể sử dụng trong miệng ở dạng dung dịch nước súc miệng hay dạng bôi tại chỗ, phối hợp với dung dịch acid acetic 1% để làm sạch niêm mạc miệng trước và sau khi tiếp xúc với phẩm màu. - Kết quả test xanh Toluidin (+) dương tính: chỗ bắt màu xanh dương đậm, đều hay dạng đốm xanh. - Làm sinh thiết tổn thương (+) hay phết tế bào... để xác định tổn thương ung thư. Theo báo cáo của Bộ môn bệnh học miệng, Khoa răng hàm mặt, Ðại học Y Dược TPHCM tại Hội thảo phòng chống ung thư (diễn ra vào hai ngày 5 và
  4. 6/12/2002) vừa qua: Test xanh Toluidin 1% có độ nhạy cao (99,2%) đối với tổn thương được chẩn đoán lâm sàng là ung thư và 77% đối với tổn thương được chẩn đoán lâm sàng là nghi ngờ ác tính. Phòng ngừa ung thư họng miệng: Ở một số nước như Ấn Ðộ, Thái Lan..., tỷ lệ ung thư họng miệng có giảm sau khi thực hiện chương trình phòng chống ung thư họng miệng trong cộng đồng với các hình thức: 1. Thông tin, giáo dục vệ sinh và phòng bệnh. 2. Hạn chế các thói quen có hại như: ăn trầu, hút thuốc lá, uống rượu. 3. Sống lành mạnh, ăn uống cân bằng đủ chất. 4. Hướng dẫn các dấu hiệu cảnh giác ung thư họng miệng.
  5. 5. Tầm soát và phát hiện sớm cho các đối tượng trên 40 tuổi và có nguy cơ cao (hút thuốc nhiều, uống rượu, ăn trầu).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1