intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHỒNG ĐỘNG MẠCH (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

104
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các phương pháp phẫu thuật: + Cắt bỏ túi phồng và ghép mạch: - Mở bụng đường trắng giữa. - Kẹp ngang động mạch chủ ở đầu trên và đầu dưới khối phồng động mạch. Mở khối phồng theo hình chữ T ở hai đầu hay cắt túi phồng ngang qua chỗ động mạch không bị phồng. - Ghép một đoạn động mạch nhân tạo vào chỗ khối phồng đã bị mở ra hoặc cắt bỏ đi. Có thể dùng: * Đoạn ghép hình ống: đầu trên nối vào đầu trung tâm không bị phồng của động mạch chủ bụng, đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHỒNG ĐỘNG MẠCH (Kỳ 4)

  1. PHỒNG ĐỘNG MẠCH (Kỳ 4) b) Các phương pháp phẫu thuật: + Cắt bỏ túi phồng và ghép mạch: - Mở bụng đường trắng giữa. - Kẹp ngang động mạch chủ ở đầu trên và đầu dưới khối phồng động mạch. Mở khối phồng theo hình chữ T ở hai đầu hay cắt túi phồng ngang qua chỗ động mạch không bị phồng. - Ghép một đoạn động mạch nhân tạo vào chỗ khối phồng đã bị mở ra hoặc cắt bỏ đi. Có thể dùng: * Đoạn ghép hình ống: đầu trên nối vào đầu trung tâm không bị phồng của động mạch chủ bụng, đầu dưới nối vào đoạn ngay trên chỗ chạc ba động mạch chủ bụng chia ra hai động mạch chậu gốc.
  2. * Đoạn ghép có hình ba chạc: đầu chính nối vào đầu trung tâm không bị phồng của động mạch chủ bụng, hai đầu dưới nối vào các động mạch chậu gốc phải và trái. - Thời gian kẹp động mạch chủ bụng để tiến hành ghép động mạch có thể cho phép là 60 phút. + Phẫu thuật nối tắt động mạch nách-đùi (axillobifemoral bypass): - Dùng cho các bệnh nhân có toàn trạng nặng hoặc đang bị bội nhiễm khối phồng động mạch chủ bụng. - Tiến hành nối tắt động mạch nách-đùi đồng thời thắt động mạch chủ bụng ở đầu trung tâm khối phồng hoặc làm nghẽn khối phồng. 3. Phồng động mạch ngoại vi: a) Chỉ định: Đối với các phồng động mạch ngoại vi thì chỉ định mổ được đặt ra cho mọi trường hợp khi có điều kiện.
  3. b) Các phương pháp phẫu thuật: + Mổ cắt bỏ túi phồng và khâu lại thành động mạch: - Phẫu tích bóc tách rõ ràng khối phồng, cắt bỏ khối phồng ở ngang cổ túi phồng (nơi túi phồng thông vào động mạch) và khâu đóng kín lại vết cắt cổ túi phồng ở thành động mạch. - Phương pháp này chỉ dùng được cho các loại túi phồng hình túi có cổ túi phồng nhỏ và dài. + Khâu bịt lỗ thông vào động mạch của túi phồng theo phương pháp Matas: - Mở khối phồng động mạch, lấy bỏ hết máu cục và tổ chức Fibrin, nhìn rõ lỗ thông của nó từ phía lòng túi phồng vào động mạch và tiến hành khâu bịt lại lỗ thông đó. - Thường dùng cho các túi phồng hình túi có cổ túi phồng nhỏ (hay gặp trong phồng động mạch sau vết thương và chấn thương động mạch). + Cắt đoạn động mạch có khối phồng và nối động mạch tận-tận:
  4. - Phẫu tích bộc lộ rõ khối phồng và hai đầu động mạch phía trung tâm và ngoại vi của khối phồng. Cắt bỏ khối phồng ở hai đầu chỗ động mạch bình thường. Khâu nối tận-tận hai đầu động mạch lại. - Chỉ áp dụng được khi mất đoạn động mạch không quá 2 cm sau khi cắt bỏ khối phồng. + Cắt đoạn động mạch có khối phồng và ghép mạch: - Có thể dùng một trong các biện pháp: * Ghép tự thân: thường dùng một đoạn tĩnh mạch hiển trong của chính bệnh nhân để ghép. * Ghép đồng loại: dùng một đoạn động mạch của người khác (thường lấy từ người đã chết). * Ghép bằng đoạn động mạch nhân tạo: hiện đang được dùng khá phổ biến. - Thường dùng cho các trường hợp mất đoạn động mạch hơn 2 cm sau khi cắt bỏ khối phồng. + Thắt mạch máu: - Tiến hành thắt cả đầu trên và dưới của khối phồng kèm theo cắt bỏ khối phồng hoặc không.
  5. - Chỉ dùng khi không thể thực hiện được các phương pháp phẫu thuật đã nói trên và hệ tuần hoàn bên của vùng chi có khối phồng phát triển tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2