intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng ngừa bệnh đột quỵ

Chia sẻ: Ca Cavien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bước vào tuổi trung niên, mọi người đều có nguy cơ bị đột quỵ, trong đó, tỷ lệ phụ nữ bị đột quỵ cao gấp 2,5 lần nam giới. Vậy phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng ngừa bệnh đột quỵ

  1. Phòng ngừa bệnh đột quỵ Bước vào tuổi trung niên, mọi người đều có nguy cơ bị đột quỵ, trong đó, tỷ lệ phụ nữ bị đột quỵ cao gấp 2,5 lần nam giới. Vậy phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào? Ứng phó
  2. Đột quỵ là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi vì tắc hoặc vỡ mạch máu não, tỷ lệ tử vong từ 30% – 50%. Nếu được cứu sống, người bệnh vẫn bị các di chứng như: sức khỏe yếu, liệt, mất cảm giác nửa người, hôn mê... Đối tượng dễ bị đột quỵ nhất là những người bị tăng huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ động mạch, bệnh tim, tăng mỡ trong máu, nghiện rượu và thuốc lá, béo phì, ít vận động... Đột quỵ đến rất đột ngột, khiến người đang sinh hoạt, làm việc bình
  3. thường bỗng có những triệu chứng như: đau đầu, tê tay, chân, mất thăng bằng, choáng váng, hoa mắt... Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, đặc biệt đối với những người có tiền sử cao huyết áp, cholesterol cao... thì phải nghĩ ngay đến đột quỵ và cho người bệnh nằm nghiêng một bên (nếu nôn ói), móc hết đàm nhớt để bệnh nhân dễ thở và sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển viện, trừ khi được bác sĩ chỉ định, vì di chuyển xa sẽ làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho người bệnh
  4. uống bất kỳ loại thuốc nào. Không chờ xem người bệnh có khỏe lại không. Không cạo gió, cắt lể... Dinh dưỡng Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh được tai biến nặng hơn, nhanh chóng hồi phục và giảm bớt tiến triển của bệnh: - Thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như xúp, cháo, sữa. Cần phân bố đều ba – bốn bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê...
  5. - Giảm bớt năng lượng trong khẩu phần để tránh tăng cân, giảm áp lực cho bộ máy tiêu hóa. Mức năng lượng đưa vào cơ thể dừng ở 30 – 35 calo/kg cân nặng/ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu, cơm, mì, bún, miến... - Ăn giảm muối và nước do chức năng thận của bệnh nhân kém, không bài tiết được nhiều. Nếu bệnh nhân suy tim, thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết. Cụ thể, hạn chế muối ở mức 4 – 5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải
  6. của quá trình chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn, có nhiều muối. Phòng ngừa Tăng cường tập thể dục, làm việc nhẹ nhàng, vừa sức; giảm cân; không ăn nhiều mỡ béo, nhiều chất bột đường; ăn nhiều rau củ, trái cây. Theo dõi huyết áp định kỳ (mức lý tưởng cho mọi lứa tuổi là không quá 120/80 mmHg). Uống thuốc theo toa, tái khám định kỳ. Tránh chữa tăng huyết áp theo kiểu khi nào thấy mệt, nhức đầu mới uống thuốc.
  7. Nếu bị tiểu đường, phải ăn uống đúng chế độ, cữ đường, giảm bột, ăn nhiều rau, đủ đạm, ít béo; chia nhỏ bữa ăn; uống hoặc chích thuốc theo toa; tái khám và xét nghiệm máu định kỳ. Chữa tăng cholesterol máu, bỏ thuốc lá, ngưng rượu, điều trị tim nếu có. Người bị đột quỵ loại tắc mạch phải uống thuốc phòng ngừa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2