Phòng thoái hóa khớp ở người già có được không?
lượt xem 4
download
Nguyên nhân và vị trí thoái hóa khớp Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng do quá trình lão hóa phần sụn đệm giữa hai đầu xương, quanh khớp, xung quanh khớp kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phòng thoái hóa khớp ở người già có được không?
- Phòng thoái hóa khớp ở người già có được không?
- Theo thống kê, có khoảng 30% số người trên 35 tuổi, 60% số người trên 65 và 85% số người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Nguyên nhân và vị trí thoái hóa khớp Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng do quá trình lão hóa phần sụn đệm giữa hai đầu xương, quanh khớp, xung quanh khớp kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy (loại giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu). Thoái hóa khớp còn có thể do viêm khớp dạng thấp hoặc do chấn thương (trật khớp tái đi tái lại nhiều lần). Thoái hóa khớp còn do sự kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp. Vì vậy, trong đa số các trường hợp thoái hóa khớp phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng thừa cân (béo phì), những chấn thương nhẹ hoặc chấn thương gây viêm mạn tính ở khớp.
- Khi thoái hóa khớp thì xuất hiện tiếng lạo xạo lúc co duỗi khớp Phạm vi thoái hóa khớp bao gồm: khớp, sụn và cả những tổn thương thoái hóa tại các đĩa liên đốt. Bệnh đặc trưng bởi sự thoái hóa của sụn và phì đại xương tại các diện khớp. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những vị trí như các khớp ngón tay, khớp gối, cột sống, cổ chân. Tỉ lệ thoái hóa khớp ngón tay ở phụ nữ cao hơn nam giới (đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh). Trong bệnh thoái hóa khớp ngón tay thường xuất hiện các cục bướu nhỏ, cứng ở điểm cuối của các đốt ngón
- tay, làm cho ngón tay bị to ra và biến dạng, thỉnh thoảng có đau. Với cột sống thắt lưng do chịu lực kéo dài bởi ngồi, đứng sai tư thế hoặc mang vác nặng đến khi tuổi càng cao rất dễ bị thoái hóa, thường hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống. Thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ gây chèn ép dây thần kinh tọa làm cho người bệnh có cảm giác đau buốt từ thắt lưng xuống đùi, cẳng chân và mu bàn chân như có luồng diện chạy từ trên xuống có cảm giác rát bỏng. Khi bị thoái hóa khớp xương thì giai đoạn đầu, người bệnh thấy đau nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy. Cơn đau diễn ra tối đa 30 phút, sau đó sẽ giảm. Sau một thời gian, hiện tượng đau lưng sẽ kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều, nặng và giảm dần lúc nghỉ ngơi. Với những người phải ngồi lâu, cúi nhiều như làm việc văn phòng, lái xe đường dài, tuổi trên 40 rất dễ bị thoái hóa đốt
- sống cổ. Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu bằng mỏi vai gáy, hạn chế cử động cổ, lan đến cánh tay, cẳng tay, ngón tay về phía dây thần kinh bị ảnh hưởng. Với người lớn tuổi thì khớp gối là loại dễ bị thoái hóa do quá trình chịu lực kéo dài, nhất là với những người lao động nặng, mang vác nặng, phải đứng lâu. Đối với khớp háng nếu bị thoái hóa thì ảnh hưởng đến quá trình vận động do đau khi đi lại. Ngoài ra, các khớp cổ chân, gót chân cũng có thể thoái hóa do lão hóa hoặc do đặc thù của công việc kéo dài trong một quá trình lâu dài. Tuy vậy, với người cao tuổi (trên 60) thì thoái hóa khớp phần lớn không có nguyên nhân rõ rệt mà thường kết hợp nhiều nguyên nhân. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quá trình lão hóa, chức năng chống đỡ của sụn bị suy giảm và dễ hư hỏng khi khớp cử động.
- Thêm vào đó, các chấn thương nhẹ nhưng kéo dài nhiều năm do khuân vác đồ nặng cũng làm tăng gánh nặng cho các khớp, khiến sự thoái hóa dễ trầm trọng thêm. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền hoặc di chứng của các bệnh lý khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Triệu chứng của thoái hóa khớp và biến chứng Tùy theo vị trí khớp bị thoái hóa mà có các triệu chứng đặc thù, nhưng hầu hết thoái hóa khớp luôn có triệu chứng đau ở vị trí khớp bị thoái hóa (đau mỏi thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng; đau mỏi khớp gối do thoái hóa khớp gối…). Triệu chứng đau thường xuất hiện vào sáng sớm, nhất là lúc vừa ngủ dậy. Thường đau ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương. Càng vận động càng đau nhiều. Đau có tính chất đối xứng, có tính chất cơ giới, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ. Đau thường là âm ỉ, tăng từng đợt khi mang vác nặng, sai tư thế, khi mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, thay đổi thời tiết. Đau thường xuất hiện sớm ở những khớp chịu lực (khớp gối, khớp
- cổ chân, cột sống thắt lưng, cột sống cổ). Có thể có phản ứng tiết dịch gây tràn dịch khớp, thường gặp ở khớp gối. Triệu chứng cứng khớp cũng rất dễ xuất hiện. Cứng khớp đôi khi chỉ một vài khớp bị thoái hóa nhưng nếu có nhiều khớp bị thoái hóa thì hiện tượng cứng khớp càng rõ rệt hơn. Khi bị thoái hóa khớp thì xuất hiện tiếng lạo xạo khi co duỗi khớp (khớp gối, cổ chân, cổ tay, bàn tay…). Khi xuất hiện cảm giác nóng hoặc hiện tượng đỏ, sưng tại các khớp nghĩa là thoái hóa khớp đi kèm một căn bệnh khác. Hậu quả của thoái hóa khớp còn là biến dạng khớp, tuy rằng biến dạng xảy ra chậm, chủ yếu do hiện tượng mọc thêm xương, phù nề tổ chức quanh khớp, lệch trục khớp, thoát vị bao hoạt dịch khớp (khớp gối). Với cột sống cũng có thể bị biến dạng như bị gù, vẹo. Khi đã biến dạng khớp thì sẽ gây hạn chế vận động, co cứng cơ cạnh cột sống, cơ thang. Đối với cột sống thắt lưng khi bị thoái hóa (nếu có kèm theo lồi
- đĩa đệm) sẽ có nguy cơ gây chèn ép gây đau thần kinh tọa và đau dọc theo dây thần kinh làm tê chân, xấu hơn nữa là bị tàn phế. Khi nghi ngờ bị thoái hóa khớp nên làm gì? Nếu thấy đau nhức ở các khớp và khó di chuyển trong một thời gian vài ba tuần thì nên đi khám bệnh để xác định có bị thoái hóa khớp hay không. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế. Tuy vậy, thoái hóa khớp thường tiến triển chậm, vì vậy, chúng ta có thể phòng ngừa và hạn chế các cơn đau do thoái hóa sụn khớp bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, đặc biệt là ăn, uống các loại thực phẩm nhiều can xi như sữa, tôm, cua ốc, dầu cá. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng các loại thuốc có chứa thành phần glucosamine, bởi vì glucosamine tham gia quá trình chuyển hóa tổng hợp nên thành phần của sụn khớp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA KHỚP
13 p | 523 | 319
-
Thoái hóa khớp và cột sống ở người cao tuổi
16 p | 583 | 180
-
PHÒNG BỆNH THOÁI HÓA KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
3 p | 331 | 83
-
Tự xoa bóp phòng chống thoái hóa khớp gối
2 p | 192 | 30
-
Phòng và trị thoái hóa khớp, cột sống ở người cao tuổi
7 p | 150 | 26
-
Thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp
5 p | 190 | 23
-
Điều trị và dự phòng thoái hóa khớp
5 p | 156 | 21
-
Phòng và điều trị thoái hóa khớp
5 p | 120 | 19
-
Làm gì để phòng ngừa thoái hóa khớp?
6 p | 128 | 14
-
Ứng phó với thoái hóa khớp
4 p | 97 | 11
-
Phòng bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi
4 p | 134 | 9
-
Phòng và điều trị thoái hóa khớp
4 p | 71 | 7
-
Phòng thoái hóa khớp được không
5 p | 70 | 7
-
Thoái hóa khớp, bệnh phổ biến ở người cao tuổi, cách phòng và điều trị bệnh
4 p | 98 | 6
-
Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay ở người cao tuổi
6 p | 84 | 4
-
Có thuốc chữa khỏi thoái hóa khớp không?
4 p | 64 | 3
-
Thoái hóa khớp bàn tay và cách phòng ngừa
3 p | 68 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn