intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng trị bệnh cho cây cam

Chia sẻ: Kata_1 Kata_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

242
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vườn đồi cam của tôi cách đây 1 năm có khoảng 10% số cây bị vàng lá, cây sinh trưởng kém. Do tiếc công đầu tư, tôi không đốn bỏ mà giữ lại chăm sóc, tỉa bỏ những cành bệnh, bón bổ sung phân kể cả phun dinh dưỡng qua lá, phun một số thuốc trừ bệnh,…Thế nhưng, cây chẳng những không giảm bệnh (triệu chứng rõ nhất là phần thịt lá bị vàng nhưng gân lá còn xanh) mà còn lây lan cho những cây khác. Hiện nay số cây bệnh trong vườn cam của tôi đã tăng gấp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng trị bệnh cho cây cam

  1. Phòng trị bệnh cho cây cam Vườn đồi cam của tôi cách đây 1 năm có khoảng 10% số cây bị vàng lá, cây sinh trưởng kém. Do tiếc công đầu tư, tôi không đốn bỏ mà giữ lại chăm sóc, tỉa bỏ những cành bệnh, bón bổ sung phân kể cả phun dinh dưỡng qua lá, phun một số thuốc trừ bệnh,…Thế nhưng, cây chẳng những không giảm bệnh (triệu chứng rõ nhất là phần thịt lá bị vàng nhưng gân lá còn xanh) mà còn lây lan cho những cây khác. Hiện nay số cây bệnh trong vườn cam của tôi đã tăng gấp đôi . Khi chặt bỏ vài cây nặng nhất, tôi quan sát kỹ thấy lõi cây trắng tốt, rễ không bị thối hoặc côn trùng phá hại. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trị? Theo mô tả trong thư thì vườn đồi cam của ông đã bị bệnh vàng lá Greening (VLG). Bệnh này cho đến nay vẫn chưa có thuốc phòng trị và cũng không có tổ hợp gốc ghép -mắt ghép nào kháng được. Trên lá: Triệu chứng điển hình nhất của bệnh VLG là hiện tượng vàng lố m đốm trên nền xanh của phiến lá, cũng có thể thấy triệu chứng phần thịt lá chuyển vàng nhưng gân vẫn xanh (là triệu chứng điển hình của sự thiếu kẽm). Ngoài ra, trên lá có thể còn một số triệu chứng khác như lá non mới ra có phiến lá hẹp và
  2. nhọn, thẳng đứng như hình tai thỏ và rất dai, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, gân lá bị sưng… Cần lưu ý nếu lá vàng mà gân cũng vàng thì lại là triệu chứng của bệnh vàng lá do nấm Phytophthora hoặc bệnh vàng lá thối rễ . Các triệu chứng vừa kể thường chỉ thể hiện rõ sau 4- 6 tháng kể từ lúc bị nhiễ m, do vậy mà bệnh không thể phát hiện được ngay trên cây con ở các vườn ươm không an toàn (tức là vườn ươm không đảm bảo sạch bệnh). Trên trái : Cây bệnh ra hoa nhiều đợt, có thể trên cùng một nhánh vừa mang trái vừa có hoa. Trái nhỏ hơn bình thường và hay bị méo mó. Khi bổ dọc trái, thấy tâm trái lệch hẳn sang một bên. Trái nhỏ, màu sắc xấu, chua nhiều hơn ngọt, đôi khi có vị đắng. Hạt bị thui, có màu nâu đen. Các triệu chứng trên có khi xuất hiện ở từng cành hoặc từng cây trong vườn nhưng cũng có khi xuất hiện trên cả vườn (nhất là trong trường hợp do lây lan qua khâu nhân giống ). VLG hiện nay là một trong những bệnh mang tính hủy diệt trên cây có múi vì không có thuốc trị. Chỉ có thể tiến hành phòng ngừa bằng nhiều biện pháp một cách đồng bộ và có tính cộng đồng mới có hiệu quả cao. Các biện pháp xử lý: 1. Chuẩn bị vườn:
  3. - Cần loại bỏ một cách triệt để cây đã nhiễm bệnh và cây ký chủ của RCC (kể cả dây tơ hồng). Trước khi tiêu hủy, phải xịt thuốc để trừ RCC không bay sang các cây khác. - Trồng cây chắn gió bao xung quanh vườn để ngăn chặn RCC từ nơi khác bay đến (có thể trồng các loại cây như bạch đàn, tràm, dương, nhãn,…) - Không nên trồng các cây kiểng họ cam quít gần vườn trồng cây có múi nhất là vườn ươm sản xuất cây giống (nếu không thể hủy bỏ phải thường xuyên phun thuốc trừ rầy, đặc biệt là đối với cây nguyệt quới). 2. Chuẩn bị giống: - Chọn cây giống sạch bệnh, trồng cách ly với nguồn bệnh và không nên trồng mật độ quá dày. Cần tìm mua cây giống ở những cơ sở có uy tín đã được cấp giấ y chứng nhận là cơ sở sản xuất cây giống sạch bệnh của các cơ quan chức năng. 3. Chăm sóc vườn cây: - Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn. - Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển. - Thường xuyên làm vệ sinh, phát quang, cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung để xịt thuốc trừ rầy khi cần thiết.
  4. 4. Biện pháp hóa học: Xịt thuốc trừ rầy một cách chọn lọc và hợp lý (có thể sử dụng các loại thuốc như : BUTYL 10WP, BUTYL 400SC, BASCIDE…) .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0