PHONG TỤC TẬP QUÁN ĐÔNG PHI<br />
Giới thiệu chung<br />
Đông Phi là khu vực ở phía đông của lục địa châu Phi, được định nghĩa khác nhau tùy<br />
theo địa lý học hoặc địa chính trị học. Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, 19 vùng<br />
sau đây tạo thành Đông Phi: Kenya, Tanzania và Uganda, cũng là những thành viên<br />
của Cộng đồng Đông Phi (EAC); Djibouti, Eritrea, Ethiopia và Somalia, thường được<br />
biết đến với tên gọi vùng Sừng Châu Phi; Mozambique và Madagascar, đôi khi được<br />
xem là thuộc Nam Phi; Malawi, Zambia và Zimbabwe, thường được xem là thuộc<br />
Nam Phi; Burundi và Rwanda, đôi khi được xem là thuộc Trung Phi; Comoros,<br />
Mauritius và Seychelles, những đảo quốc nhỏ ở Ấn Độ Dương; Réunion và Mayotte,<br />
những vùng đất thuộc Pháp ở Ấn Độ Dương<br />
Gần đây, Đông Phi thường được dùng để chỉ các quốc gia Kenya, Tanzania, Uganda,<br />
Rwanda, Burundi và Somalia.<br />
Một số phong tục, tập quán tiêu biểu:<br />
Ở bộ tộc người Swahili tại Kênia, trước hôn lễ, cô dâu được tắm trong dầu và gỗ đàn<br />
hương rồi dùng nhựa cây lá móng (một loại cây có thể chế biến thuốc nhuộm tóc) trát<br />
lên chân và tay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người Swahili cho rằng làm như vậy sẽ xua đuổi được tà ma vất vưởng bên ngoài và<br />
ngăn không cho ma nhà cô gái đi theo. Sau khi tắm gội xong, một người phụ nữ lớn<br />
tuổi trong bộ lạc sẽ chỉ cho cô dâu cách làm vui lòng đấng phu quân của mình, thậm<br />
chí cả mánh khóe che dấu sự không còn trong trắng của mình trong đêm tân hôn và<br />
dạy cô dâu cách sống, cách đối nhân xử thế với những người trong gia đình nhà<br />
chồng.<br />
Đối với bộ tộc người Masai, hôn nhân thường được sắp đặt trước và cô dâu phải cưới<br />
người đàn ông lớn tuổi hơn mình mà chưa bao giờ biết mặt. Gia đình cô gái sẽ chọn<br />
những người đàn ông phù hợp trong bộ tộc và đặt vấn đề. Nếu người đàn ông đồng ý<br />
cưới cô gái cùng với những sính lễ nhà gái yêu cầu thì hôn lễ sẽ được tổ chức ngay<br />
sau đó. Khi cô dâu chuẩn bị theo chú rể về nhà, bố cô dâu sẽ đặt tay lên đầu và ngực<br />
cô dâu để cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc. Khi ra khỏi nhà, cô dâu không<br />
được phép quay đầu lại bởi theo thần thoại cô dâu sẽ bị hóa đá. Khi cô dâu đến cổng<br />
nhà chú rể, một người phụ nữ bên gia đình chồng đứng chờ sẵn ở cửa để mắng chửi cô<br />
dâu. Đây chính là một nghi lễ xua điềm xấu.<br />
Tại vùng biển phía đông Kênia vẫn còn lưu hành tập tục hôn nhân đến ở rể nhà gái. Vì<br />
vậy, thay vì đón dâu như các khu vực khác thì ở đây mọi người tổ chức nghi lễ đón rể<br />
ở nhà gái và lễ tiễn chú rể ở nhà trai. Nghi lễ tiễn chú rể được tổ chức vào buổi tối.<br />
Khi tiếng trống, tiếng hát vang lên đoàn người vây quanh chú rể đưa đến nhà gái. Dẫn<br />
đầu sẽ là hai cô gái tay bê mâm cau trầu, mặc áo dài thật đẹp và sặc sỡ như hai con<br />
bươm bướm dẫn đường, cuối đoàn là cha mẹ chú rể. Đến cổng nhà gái, cha mẹ cô dâu<br />
bước ra nhận lễ và mời chú rể vào nhà. Khi chú rể bước vào phòng, việc đầu tiên là<br />
tìm cô dâu ngồi lẫn cùng bạn bè sau tấm rèm. Vì không nhìn thấy mặt cô dâu cho nên<br />
có khi chú rể nhận nhầm mấy lần khiến mọi người cười lên vui vẻ; chỉ khi thấy chú rể<br />
lo lắng và trở nên luống cuống một cô bạn sẽ giật dây bắc cầu tác thành cho hai người.<br />
Khi hai người nắm được tay nhau tấm rèm mới được kéo ra và khi ấy chú rể mới<br />
chính thức được xem là đã được đưa đến nhà.<br />
Ở Kenya và Tanzania, cứ 7 năm một lần, khoảng 700 chiến binh Maasai tập trung lại,<br />
tham gia lễ hội kéo dài một tuần, đánh dấu giai đoạn bước sang tuổi già - thời kỳ xếp<br />
giáo cất cung để chuẩn bị hưởng an nhàn. Tại Namibia, tục chữa bệnh bằng phép thuật<br />
vẫn còn được áp dụng. Ca bệnh được chữa trị trông không khác gì một buổi lên đồng.<br />
Tại Ethiopia, vào mỗi mùa gặt, đàn ông thuộc bộ tộc Surma bỏ ra hàng giờ để bôi mặt<br />
và thân thể trước khi tham gia một loạt cuộc tranh tài để chứng tỏ lòng can đảm và<br />
giành các cô gái. Kẻ thắng trận hãnh diện đứng ra hỏi cưới cô gái mình thích và trước<br />
khi “đưa nàng về dinh”, chàng phải dâng lễ cưới cho gia đình cô dâu gồm một số súc<br />
vật, được định đoạt bằng kích thước khối đất sét và cái đĩa gỗ độn dưới hàm dưới của<br />
nàng.<br />
Văn hóa ẩm thực của người Êthiôpia rất đặc<br />
biệt. Vì đa số đều coi Cơ đốc giáo là quốc giáo<br />
nên số ngày ăn chay chiếm số lượng đáng kể.<br />
Trước lễ phục sinh 40 ngày (thời kỳ đại trai),<br />
người dân ở đây mới có thể ăn thịt và các đồ<br />
tanh. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời đối với<br />
những người nghiền ăn món thịt bò, đặc biệt là<br />
thịt bò sống. Đối với những người ở đây, thịt bò ngon phải là loại thịt mềm còn nóng<br />
hổi từ những con bò vừa bị giết. Có hai cách để ăn món thịt bò sống này. Cách thứ<br />
nhất là thái thịt còn đang dính máu tươi thành những miếng vuông, dùng dao nhỏ cắt<br />
lát thành miếng mỏng rồi trộn với bột ớt, để một lúc cho ngấm rồi ăn. Cách thứ hai là<br />
băm nát thịt tươi trộn thêm gia vị ăn kèm với bánh Inkila. Trong bữa ăn gia đình,<br />
người Êthiôpia không dùng bàn ghế mà dùng một cái sọt đan bằng sậy, bên trên đậy<br />
cái nắp phẳng giống như một cây nấm lớn. Trên nắp sọt bày bánh Inkila, đĩa thịt sống,<br />
bột ớt, tương ớt. Thông thường, họ ăn thịt bò trước rồi ăn bánh có phết tương ớt sau.<br />
Khi ăn, nếu ai để rớt tương ớt ra sọt hoặc xuống đất sẽ bị coi là hành vi thiếu lịch sự.<br />
Dùng thịt bò sống đãi khách là một trong những lễ nghi truyền thống của người<br />
Êthiôpia. Khi vào bữa ăn, nữ chủ nhân đưa đến trước mặt khách một đĩa đựng đầy thịt<br />
sống rồi gắp từng miếng đút cho khách. Khách chưa nuốt trôi miếng này chủ đã gắp<br />
miếng khác cho đến khi nữ chủ nhân cảm thấy đã bầy tỏ hết lòng hiếu khách mới thôi.<br />
Cách tiếp đãi thịnh tình này khiến khách không thể từ chối, bởi nếu không ăn khách sẽ<br />
bị coi là mất lịch sự với chủ nhân.<br />
3. Tây Phi<br />
Giới thiệu chung<br />
Tây Phi là khu vực ở cực tây của lục địa châu Phi. Về mặt địa lý, định nghĩa của Liên<br />
hiệp quốc về Tây Phi bao gồm 16 quốc gia trải dài trên một diện tích 5 triệu km²,<br />
gồm: Bénin; Burkina Faso; Côte d'Ivoire; Cabo Verde; Gambia; Ghana; Guinée;<br />
Guiné-Bissau; Liberia; Mali; Mauritanie; Niger; Nigeria; Sénégal; Sierra Leone; Togo<br />
Tất cả 16 quốc gia đó đều là thành viên của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi, trừ<br />
Mauritanie. Khu vực theo định nghĩa của Liên hiệp quốc còn bao gồm các đảo Saint<br />
Helena, một lãnh thổ thuộc Anh ở nam Đại Tây Dương.<br />
Mặc dù có rất nhiều nền văn hóa ở Tây Phi, từ Nigeria tới Sénégal, nhưng cũng có<br />
nhiều điểm tương đồng trong cách phục sức, ẩm thực và các thể loại âm nhạc trong<br />
vùng. Hồi giáo là tôn giáo chính ở vùng Tây Phi trong đất liền, xa hơn về phía bờ biển<br />
phía tây, Thiên chúa giáo phổ biến ở những vùng ven biển thuộc Nigeria, Ghana và<br />
Côte d'Ivoire, ngoài ra còn có các yếu tố tôn giáo bản địa truyền thống vẫn tồn tại phổ<br />
biến đến ngày nay. Trước khi Đế chế Mali và Songhai suy tàn, đã tồn tại một cộng<br />
đồng Do Thái giáo khá lớn ở các khu vực như Mali, Sénégal, Mauritania và Nigeria.<br />
Ngày nay, người Do Thái sống tập trung ở Ghana, Nigeria và Mali.<br />
Mbalax, highlife, fuji và Afrobeat là những thể loại âm nhạc hiện đại được ưa thích<br />
trong vùng. Một kiểu quần áo phổ biến và tiêu biểu cho vùng này là chiếc áo dài<br />
boubou (còn được biết đến dưới các tên Agbada hoặc Babariga) có nguồn gốc từ quần<br />
áo của tầng lớp quý tộc sống ở những đế chế Tây Phi vào thế kỷ 12.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chiếc trống Djembre, có nguồn gốc từ người Mandinka, là một trong những nhạc cụ<br />
phổ biến nhất của các sắc tộc Tây Phi. Những biểu tượng văn hóa khác của vùng là<br />
những chiếc áo len Kenta của người Aka tại Ghana và phong cách kiến trúc theo kiểu<br />
Sudan-Sahel phổ biến ở rất nhiều nơi.<br />
Một số phong tục, tập quán tiêu biểu:<br />
Tại đất nước Nigiêria xinh đẹp, trước hôn lễ cả nhà trai và nhà gái sẽ tổ chức một bữa<br />
tiệc lớn. Trong bữa tiệc này, hai nhà làm quen với nhau và nhà trai tặng quà cho nhà<br />
gái. Sau bữa tiệc, cô dâu sẽ về sống với gia đình chồng. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ<br />
thì hôn lễ mới được tổ chức. ở một số bộ lạc của Nigiêria, người chồng không được<br />
phép gọi tên thật của vợ mình mà phải gọi bằng tên của bố vợ, ngoại trừ họ hàng và<br />
mẹ của hai người. Trước đám cưới, những người trong làng tập trung lại với nhau và<br />
hát mừng cô dâu chính thức đi lấy chồng. Cô dâu được đưa vào trong một túp lều nhỏ<br />
và ở trong đó cho đến khi chú rể vào và đám cưới kết thúc. Trước khi chú rể bước vào<br />
trong lều, chú rể còn phải làm một nhiệm vụ quan trọng: tặng quà cho hết lượt khách<br />
còn ở lại. Ngày hôm sau, trước khi đôi vợ chồng thức dậy và bước ra khỏi lều, người<br />
dân trong bộ tộc giết một con dê và lấy máu của nó tưới lên ngưỡng cửa của đôi vợ<br />
chồng trẻ. Mẹ cô dâu sẽ hỏi cô dâu có hài lòng với người chồng của mình không, sau<br />
đó mọi người ca hát, nhảy múa chúc mừng cho hai gia đình. Ai muốn xem mặt cô dâu<br />
phải trả một xu và muốn động vào cô dâu bằng một chiếc que đặc biệt phải trả thêm<br />
một xu nữa. Người ta cho rằng đây là dấu hiệu của may mắn.<br />
Ở bộ tộc người Wodaabe của Nigiêria, khi đi hỏi vợ là những cô gái trong bộ tộc, tất<br />
cả anh em họ chưa có vợ sẽ đeo những chiếc bùa mà họ coi là có thể tăng sức hấp dẫn<br />
nhất và cùng đi hỏi cô gái. Đôi khi, những người anh em họ cùng được một cô gái để<br />
ý tới. Song khi cô dâu chọn được chú rể của mình rồi, những người anh em họ không<br />
được chọn vẫn được mời tới nhà chơi và nếu như cô dâu đồng ý, họ sẽ lên giường với<br />
nhau. Theo cách nghĩ của người Wodaabe, việc cô dâu ngủ cùng với những người anh<br />
em họ không có gì xấu và đáng chê trách bởi họ có cùng chung dòng máu với chú rể.<br />
Khi cô dâu không đồng ý thì những người anh em họ cũng vui vẻ ra về và tình cảm<br />
gia đình không hề rạn nứt.<br />
Cách sống trọng tình nghĩa của người Mali còn được thể hiện qua phong tục ma chay<br />
của bộ tộc Dogon. Khi trong bộ tộc có người chết, các thành viên trong bộ tộc quấn<br />
thi thể bằng nhiều lớp vải rồi cột vào dây thừng, sau đó kéo lên vách núi cao hơn 90m<br />
để đến hang chôn tập thể. Người Dogon cho rằng khi thân thể người chết ở trên cao họ<br />
dễ dàng được siêu thoát hơn. ở trong hang chôn tập thể, linh hồn người mới chết sẽ<br />
được các linh hồn cũ dạy cho cách sống ở thế giới bên kia và linh hồn người mới chết<br />
sẽ không thấy cô đơn vì được sống cùng những linh hồn của những người trong bộ tộc<br />
đã mất trước đó. Cứ 12 năm một lần, người dân Dogon lại tổ chức lễ hội Dama kéo<br />
dài 6 tuần lễ để đưa những vong hồn còn lưu lại trong hang và vất vưởng quanh làng<br />
trở về thế giới bên kia.<br />
Tại Ghana, nơi có bộ tộc Ashanti – là bộ tộc lớn nhất và mạnh nhất được hình thành<br />
như một vương quốc thống trị tại nước này cách đây 300 năm vẫn duy trì ngôi vua.<br />
Đến nay bộ tộc Ashanti vẫn duy trì ngôi vua và mỗi 10 năm lại tổ chức một lễ hội linh<br />
đình để tái khẳng định sức mạnh của bộ tộc mình.<br />
Trong lễ hội này, vua Ashati đeo vàng đầy người, chỉ riêng hai cánh tay cũng phải cần<br />
bọn tùy tùng nâng hộ bởi cánh tay nặng trĩu toàn vàng… Khi vua đi diễu hành quanh<br />
bộ tộc, các thần dân tung hoa lên khắp các đường rước nhà vua đi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ghana không chỉ đặc biệt ở lễ hội này mà ở đây còn một phong tục rất kỳ lạ: tục<br />
Trokosi (nô lệ tế thần) – đây là một phong tục có từ lâu đời: dâng nộp gái trinh đẹp<br />
phục vụ cho tù trưởng hoặc giáo sĩ. Phong tục này được đặt ra gần như là để xử phạt<br />
những gia đình phạm phải các tội như: trộm cắp, ngộ sát… Khi cống nạp thể xác một<br />
cô gái trinh nguyên trong gia đình cho thần linh, người tin rằng tội lỗi gây ra sẽ được<br />
gột rửa, thoát khỏi sự trừng phạt của những lời nguyền bí hiểm. ở từng nơi, phong tục<br />
này có những nét khác biệt riêng, nhưng các Trokosi ở đâu cũng phải chịu nỗi thống<br />
khổ như nhau. Có những gia đình không có con gái lớn phải dâng các bé gái chỉ mới<br />
một, hai tuổi. Các Trokosi già sẽ phải nuôi các bé này lớn lên và đến kỳ kinh nguyệt<br />
đầu tiên thì thực sự trở thành nô lệ tế thần đúng nghĩa với buổi lễ công nhận chính<br />
thức rồi sau đó – như tập tục lâu đời, vị giáo sĩ (được xem là hiện thân của thần) bắt<br />
đầu có quyền ăn nằm với nạn nhân bất cứ lúc nào ông ta muốn. Tại ngôi đền của giáo<br />
sĩ, các Trokosi - thậm chí lúc mang thai - vẫn làm lụng nặng nhọc, nai lưng làm lụng<br />
dưới cái nắng khủng khiếp trên các nương rẫy. Tuy làm lụng vất vả nhưng những cô<br />
gái này không được hưởng chút thành quả lao động nào. Thức ăn cô ăn hàng ngày và<br />
để nuôi con đều do gia đình cô chu cấp, dù đứa trẻ chính là con của giáo sĩ. Cay đắng<br />
hơn, khi Trokosi chết, gia đình cô phải tự lo ma chay chôn cất và trong nhiều trường<br />
hợp còn phải dâng nộp một gái trinh khác trong gia đình mình để thay thế cho Trokosi<br />
vừa chết. Đó là trường hợp các Trokosi được dâng nạp chưa kịp “phục vụ” giáo sĩ<br />
hoặc thời gian cô làm việc cho đền thờ chưa được một năm…<br />
Hiện nay trong một số ngôi đền ở Ghana, vài phụ nữ tế thần đã là thế hệ Trokosi thứ<br />
năm, họ vẫn câm lặng làm việc và cống nạp thân xác để trả giá cho một sai lầm hay<br />
tội lỗi gì đó mà gia đình đã phải chịu, dù lỗi lầm đó đã trải qua hàng chục năm thậm<br />
chí hàng trăm năm. Nếu Trokosi nào không chịu nỗi những cay đắng tủi nhục bỏ chốn<br />
mà bị bắt lại đều phải hứng chịu những trận đòn kinh hoàng và những ngày sau đó còn<br />
hơn sống trong địa ngục. Hiện nay ở một vài nơi tại Ghana, phong tục Trokosi đang bị<br />
phản ánh gay gắt. Những chiến dịch chống đối và nhiều trường học dành cho Trokosi<br />
được lập ra. Nhưng dù thế nào thì trên khuôn mặt của những cô gái nô lệ của thần linh<br />
đã hằn sâu sự bi ai và thống khổ tột cùng mà không liệu pháp tinh thần nào có thể xóa<br />
bỏ được.<br />
Tục này được áp dụng tại ít nhất 12 ngôi đền ở Ghana và hàng chục ngôi đền khác tại<br />
Togo và Benin với số nạn nhân tế thần tổng cộng khoảng 10.000 cô gái.<br />
Hiện nay, tại vài nơi ở Ghana, Thiên Chúa giáo của các giáo sĩ Bồ Đào Nha đã in<br />
đậm, tập tục trokosi đang gặp phản ứng gay gắt. Những chiến dịch chống đối được<br />
phát động và nhiều trường học dành riêng cho trokosi được lập ra. Nhưng khuôn mặt<br />
những cô gái nô lệ của thần linh đã hằn sâu sự bi ai và thống khổ tột cùng mà không<br />
liệu pháp tinh thần nào có thể xóa đi được...<br />
Ở châu Phi nói chung và Tây Phi nói riêng, phụ nữ luôn phải chịu những hủ tục nặng<br />
nề. Trong khi ở Ghana và một số nơi khác, tục Trokosi chưa bị xóa sạch, thì ở Xiêra<br />
Lêôn phụ nữ lại chịu tập tục tefoos (cắt bỏ âm vật). Tập tục này đã bám rễ rất lâu đời<br />
ở nhiều nước châu Phi, đặc biệt là ở Xiêra Lêôn. ở đất nước này còn thành lập hẳn hội<br />
Bundo – một tổ chức chiếm tới 90% phụ nữ ở đây. Bundo cương quyết chống lại một<br />
số ít phụ nữ có học dám chứng minh rằng tefoos đem lại nhiều bệnh tật cho phụ nữ:<br />
nhiễm trùng máu, uốn ván, hoại thư, tiêu khó, nhiễm trùng kinh niên bộ phận sinh dục<br />
ngoài, đau nhức xương chậu, mất chức năng sinh hoạt tình dục và đau đớn khi sinh…<br />
Đối với các thành viên Bundo, trẻ em gái phải thực hiện tefoos, nếu không họ chỉ là<br />
những người thuộc loại Ogborraka – bẩn thỉu và chẳng xứng đáng là con cháu của<br />
thần linh. Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng 130 triệu phụ nữ<br />
ở ít nhất 22 nước châu Phi bị cắt âm vật và mỗi năm chừng 2 triệu trẻ gái phải chịu<br />
hình thức “phẫu thuật dã man này”. Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức xem tefoos là<br />
hành động phi nhân quyền. Tuy nhiên cho đến nay, ở Bundo thuộc Xiêra Lêôn và<br />
nhiều tổ chức khác tại châu Phi vẫn chống đối quyết liệt trước sự can thiệp nhằm xóa<br />
bỏ tập tục tefoos do phương Tây đã và đang khởi xướng mạnh mẽ từ đầu thập niên<br />
1990.<br />
Đón tết tại Ghana<br />
Người Ghana không đón Tết với cây thông trong nhà mà làm những ngôi nhà nho nhỏ<br />
bằng lá dừa, dùng bóng đèn trang trí, rồi dựng khắp nơi trên đường phố. Thanh niên<br />
nam nữ tới các ngôi nhà đón xuân đó, hát hò vui vẻ. Trong các căn nhà ấy, cả gia đình<br />
quây quần bên mâm cỗ. Món ăn ngày Tết được ưa thích nhất là gà trống rán. Vào lúc<br />
nửa đêm những ai cãi cọ nhau trong năm cũ, đều giải hòa với nhau, xóa đi mọi nỗi<br />
bực bội. Theo tục cũ, đúng vào lúc nửa đêm, vang lên một tiếng thét lớn. Người ta cho<br />
rằng: cần thét đuổi những gì của năm cũ. Nếu trong năm trước, gia đình gặp xui xẻo:<br />
phải la thét và khóc lóc, nếu có nhiều niềm vui - cần thét mừng. Vào 4 - 5 giờ sáng,<br />
người Gana đi thăm chúc mừng những người ruột thịt và bạn bè thân quen. Khi tới<br />
chúc mừng, họ phải kể về những bất hạnh và niềm vui của bản thân trong năm ngoái.<br />
Ngoài đường phố, người ta ca hát…<br />