intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng và điều trị bệnh viêm kết mạc

Chia sẻ: Tu Oanh04 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

82
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm kết mạc là gì? Viêm kết mạc mắt thực chất là viêm niêm mạc mắt. Gọi là kết mạc vì đó là cái màng tổ chức liên kết. Màng này phủ sau hai mi và phủ trước lòng trắng mắt. Những năm xa xưa, viêm kết mạc thường do vi khuẩn Côcuých. Thập kỷ 50 [*]60 của thế kỷ trước ở ta, viêm kết mạc thường do phế cầu. Nửa thập kỷ 60 đến nay, dịch viêm kết mạc ở nước ta đa phần là do virut hạch. Virut này ái tổ chức hạch. Mà kết mạc mắt ta,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng và điều trị bệnh viêm kết mạc

  1. Phòng và điều trị bệnh viêm kết mạc Viêm kết mạc là gì? Viêm kết mạc mắt thực chất là viêm niêm mạc mắt. Gọi là kết mạc vì đó là cái màng tổ chức liên kết. Màng này phủ sau hai mi và phủ trước lòng trắng mắt. Những năm xa xưa, viêm kết mạc thường do vi khuẩn Côc- uých. Thập kỷ 50 [*]60 của thế kỷ trước ở ta, viêm kết mạc thường do phế cầu. Nửa thập kỷ 60 đến nay, dịch viêm kết mạc ở nước ta đa phần là do virut hạch. Virut này ái tổ chức hạch. Mà kết mạc mắt ta, lúc bình thường đã có rất nhiều các hạch bạch nang nhỏ. Tuyến nước bọt, tuyến nước mắt vừa là tổ chức tuyến ngoại tiết, vừa là tổ chức hạch. Cho nên, có thể gọi tuyến nước mắt hay hạch nước mắt, tuyến nước bọt hay hạch nước bọt đều đ ược. Những biểu hiện của viêm kết mạc Viêm kết mạc họng hạch có thời gian ủ bệnh làm người bệnh mệt mỏi. Kết mạc viêm đỏ và sưng họng, nổi hạch là 3 triệu chứng không nhất thiết phải đồng bộ hoặc xuất hiện cùng một lúc. Có người đau họng trước, viêm mắt sau, nổi hạch sau. Có người viêm kết mạc không xuất huyết. Có
  2. người viêm kết mạc có xuất huyết dưới kết mạc, hoặc là máu thấm ra cả nước mắt. Xuất huyết kết mạc không nói lên độ nặng nhẹ của viêm. Đó chỉ là do gặp chủng virut có tính gây xuất huyết. Về điều trị bệnh Nói chung bệnh do virut nên không có kháng sinh đặc trị. Các thuốc chúng ta dùng thường chỉ nhằm chữa triệu chứng viêm, chống bội nhiễm vi khuẩn. Thuốc điều trị cụ thể là cloroxit, ciprox, sulfableu, thimérosan... Theo kinh nghiệm của một số bác sĩ chuyên khoa mắt, nên dùng thêm acgyrol nhỏ mắt trong 3 ngày liền, ngày nhỏ vài lần (không nhỏ quá 7 ngày vì sợ kết mạc bị nhuộm nâu). Chất bạc của acgyrol làm săn co, đốt nhẹ kết mạc, cản trở chu trình hoành hành của virut. Người bệnh nên dùng thêm vitamin C uống theo liều thông thường hoặc uống nước cam, nước chanh. Người đang bị viêm kết mạc (và mọi viêm sưng khác) nên kiêng ăn gạo nếp, xoài, chuối tiêu, ổi, tránh uống cà phê, nước côcacôla hoặc ăn sôcôla. Thực tế cho thấy các thức ăn uống trên làm tăng viêm sưng. Về phòng bệnh Tập trung điều trị hợp lý và tích cực cho người đang đau là cách đề  phòng lây bệnh dễ nhận thấy nhất, vì nó dập tắt được ổ lây sang người xung quanh. Tuyệt đối cách ly người đau mắt với người lành; dùng riêng khăn,  chậu rửa, mùi soa, kính mắt, thìa bát, vỏ gối... Người bệnh nên đeo khẩu
  3. trang khi nói vì bệnh lây qua đ ường nước bọt, tránh mời nước, tránh bắt tay người khác. Chăm sóc cho người bệnh đau mắt xong phải rửa luôn tay bằng xà  phòng. Hết đợt đau, người bệnh phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng. Nếu không, có thể tái nhiễm viêm vì chính cặp kính của mình. Tại mắt, các vi chấn thương của giác, kết mạc do bụi, do gió quạt,  gió đường khi tham gia giao thông sẽ mở lối cho virut xâm nhập vào màng mắt gây viêm. Cho nên, việc giữ hai bàn tay sạch, rửa mặt sau khi đi đường có gió bụi về, năng giặt khăn mặt bằng xà phòng là rất cần thiết. Nếu nhà có người đau mắt, người khác cũng nên nhỏ thuốc làm sạch mắt hằng ngày (cloroxit 0,04% hoặc natriclohydrat 0,9%). Tránh tự pha lấy nước muối để nhỏ mắt vì lỡ mặn quá làm bong  biểu mô màng mắt, cũng làm cho mắt đau nặng thêm. Tránh đắp lá lẩu theo mách bảo sẽ dễ gây nhiễm khuẩn làm mắt đau nặng thêm. Thuốc nhỏ mắt phải dùng đúng theo chỉ định của thầy thuốc. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2