intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng và trị bệnh ho gà

Chia sẻ: Xu Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

159
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp qua các giọt nhỏ nước bọt chứa trực khuẩn ho gà. Mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng trẻ em 1-6 tuổi dễ bị hơn; trẻ càng nhỏ bệnh càng nặng. Trong thời kỳ đầu, bệnh biểu hiện giống như cảm cúm: chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, đau họng. Về sau ho mỗi lúc một tăng dần, ho cả ngày và kéo dài hơn về đêm, uống thuốc giảm ho không đỡ. Cơn ho bắt đầu bằng một chuỗi dài, rũ rượi, không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng và trị bệnh ho gà

  1. Phòng và trị bệnh ho gà
  2. Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp qua các giọt nhỏ nước bọt chứa trực khuẩn ho gà. Mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng trẻ em 1-6 tuổi dễ bị hơn; trẻ càng nhỏ bệnh càng nặng. Trong thời kỳ đầu, bệnh biểu hiện giống như cảm cúm: chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, đau họng. Về sau ho mỗi lúc một tăng dần, ho cả ngày và kéo dài hơn về đêm, uống thuốc giảm ho không đỡ. Cơn ho bắt đầu bằng một chuỗi dài, rũ rượi, không kiềm chế được, mỗi cơn có khoảng 15-20 tiếng ho hắt ra liên tiếp. Các cơn nặng kéo dài vài phút, có tiếng rít khi hít vào giống như gà gáy (do hụt hơi giữa các cơn). Hết đợt ho, trẻ khạc ra chất nhớt màu trắng, trông giống như lòng trắng trứng. Trong cơn ho, trẻ tím tái hoặc mặt đỏ, lưỡi thè ra, mệt mỏi bơ phờ... Có thể xuất hiện ban ở mặt, phù xung quanh hốc mắt, loét hăm lưỡi, sốt... Ở trẻ sơ sinh và trẻ yếu thường không có tiếng rít, cơn ho không điển hình, chủ yếu là tím tái, ngừng thở, nôn mửa, dễ tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Người lớn cũng không có các cơn ho điển hình, thường không tiếng rít, chủ yếu là ho kéo dài dễ nhầm với viêm phế quản. Trung bình sau khoảng 3-4 tuần, các cơn ho giảm dần, thời gian cơn ho ngắn lại; bệnh nhân khạc đờm ít, thể trạng khá dần và hồi phục.
  3. Ho gà có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thường gặp nhất là viêm, giãn phế quản hoặc viêm phổi. Những cơn ho mạnh có thể gây lồng ruột, thoát vị rốn, thoát vị bẹn, sa trực tràng hoặc vỡ cơ hoành, tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi. Một số rất ít người có biến chứng về thần kinh dẫn đến liệt nửa người, liệt một chi, rối loạn tâm thần, chậm phát triển trí tuệ, co giật do thiếu ôxy não hoặc do sốt cao, xuất huyết não... Ho gà được điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu, dùng sớm để rút ngắn thời gian bệnh, giảm lây lan và các biến chứng. Giảm ho và cắt cơn ho bằng thuốc an thần, thuốc kháng histamin. Bệnh nhân còn được dùng thuốc trợ tim, chống nôn khi cần thiết; dùng thêm vitamin A, D, C, B1 và B6. Bệnh nhân cần ăn nhiều bữa, đủ chất dinh dưỡng; nếu nôn nhiều có thể nuôi qua sonde hoặc truyền tĩnh mạch. Cần bổ sung nước và điện giải. Người bệnh phải được hút đờm rãi (nhất là trẻ sơ sinh), thở ôxy khi cần thiết, nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa. Nên theo dõi sát tình trạng tim mạch, hô hấp để cấp cứu kịp thời. Người mắc ho gà phải cách ly tại bệnh viện tối thiểu 5 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị.
  4. Ho gà có thể dự phòng hiệu quả bằng vacxin DPT (phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván). Vacxin này được tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi theo lịch sau: mũi 1 lúc 2 tháng tuổi, mũi 2 lúc 3 tháng tuổi và mũi 3 sau đó 1 tháng.
  5. Mẹo trị ho đơn giản Nếu bạn bị viêm họng cấp với biểu hiện như sốt cao thì cần phải dùng kháng sinh diệt khuẩn theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra có thể chữa viêm họng bằng cách dùng thảo dược dưới đây.
  6. 1. Mật ong luôn là cách giải quyết ho tốt nhất và được nhiều người biết đến với nhiều cách chữa ho khác nhau. Nhưng bạn có thể dùng cách sau để đạt được hiệu quả đó là khi mật ong kết hợp với hành. Khi bị ho dùng 2 thìa mật ong trộn với hành đã được cắt lát đậy lại để khoảng 4 đến 5 tiếng. Sau đó lấy một thìa ăn bạn sẽ thấy dễ chịu ngay và sau 3 đến 4 tiếng lại ăn tiếp thìa thứ 2. 2. Cách khác chữa ho khi bị lạnh là dùng một củ hành, 5 lá húng quế, 2 nhánh đinh hương và 5 quả hồ tiêu cho vào 200ml nước. Đun cô lại một nửa lượng nước sau đó nhấp ít một hỗn hợp nước nóng này, ngày 3 lần bạn sẽ thấy đỡ ho do cảm lạnh. 3. Nếu ho do di ứng gây viêm tấy họng thì lấy 1 quả ổi đem nướng lên. Ăn ổi nướng ngày một lần, ăn 3 đến 4 ngày bạn sẽ thấy khác ngay. Rất đơn giản và sử dụng lâu dài cho người hay bị viêm họng dị ứng. 4. Nghệ cũng dùng để chứa ho. Lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiểu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm. 5. Đau họng do ho thì có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng.
  7. 6. Chữa viêm họng không thể không kể đến tác dụng của gừng. Lấy một thìa nước gừng và một thìa mật ong trộn với nhau. Ăn hỗn hợp gừng và mật ong sau đó uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng. 7. Một cách khác là dùng nửa cốc nước nóng thêm với 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đều lên và nhấp từng ngụm nhỏ một, ngày 3 lần sẽ giảm ho nhanh chóng Các cách này để chữa ho thông thường hoặc có thể dùng kết hợp khi bạn dùng kháng sinh để nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên trong trường hợp nặng bạn cần đến bác sĩ để được lời khuyên tốt nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0