PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG
lượt xem 124
download
Trước tiên, bạn cần tìm hiểu các thông tin về công ty như chiến lược, mục tiêu hoạt động cũng như những yêu cầu về vị trí bạn ứng tuyển. Nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc và các yêu cầu để hiểu thêm về những mong muốn và kỳ vọng của công ty. Sự hiểu biết về công ty và công việc thể hiện sự nghiêm túc và nhiệt thành muốn được làm việc cho công ty và giúp bạn ghi điểm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG
- PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CHO BUỔI PHỎNG VẤN Ứng viên: Tôi được mời đến một buổi phỏng vấn. Tôi cần phải chuẩn bị những gì để có thể thực hiện buổi phỏng vấn thành công? Ms. VLB: Trước tiên, bạn cần tìm hiểu các thông tin về công ty như chiến lược, mục tiêu hoạt động cũng như những yêu cầu về vị trí bạn ứng tuyển. Nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc và các yêu cầu để hiểu thêm về những mong muốn và kỳ vọng của công ty. Sự hiểu biết về công ty và công việc thể hiện sự nghiêm túc và nhiệt thành muốn được làm việc cho công ty và giúp bạn ghi điểm. Ngoài ra, bạn hãy chuẩn bị một số mẫu sản phẩm của bạn (nếu có) để minh họa cụ thể và sống động những gì bạn có thể và thực tế đã làm. Người thật, việc thật bao giờ cũng thuyết phục hơn những lời nói suông. Và cuối cùng, đừng quên tự hình dung ra một số tình huống phỏng vấn nhà tuyển dụng có thể hỏi và tập luyện câu trả lời ngắn gọn, súc tích và đủ ý. Ứng viên: Tôi nên đến trước buổi phỏng vấn bao lâu là vừa đủ? Và nếu tôi ứng tuyển vào vị trí thiết kế đồ họa, liệu tôi có thể ăn vận thoải mái hơn để thể hiện cá tính của mình hay không? Ms. VLB: Trước khi tới buổi phỏng vấn khoảng 1 tiếng, bạn có thể gọi điện trước cho người phỏng vấn để xác nhận lại cuộc hẹn. Bạn nên đến sớm trước từ 5-10 phút là vừa đủ. Đến quá sớm, bạn phải chờ đợi lâu và điều này có thể khiến bạn căng thẳng hơn. Đến muộn sẽ gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng. Về phục trang, bạn hãy trung thành với cách ăn mặc hơi cổ điển một chút, tránh các bộ quần áo quá kiểu cách, màu mè hay không lịch sự. Ngay cả khi ứng tuyển vào một vị trí cho phép bạn ăn mặc thoải mái và bụi bặm khi đi làm, bạn cũng không nên trình diễn trang phục đó trong buổi phỏng vấn. Sự nghiêm túc trong trang phục thể hiện thái độ nghiêm túc trong công việc và sự tôn trọng cần thiết với nhà tuyển dụng. Contact: 404 Cao Thang (noi dai) Street, District 10, Ho Chi Minh City, Vietnam – Tel (84 8) 868 0220 – Fax (84 8) 868 0221 ©2007 VieclamBank. All Rights Reserved. Page 1 of 4
- PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG KỸ NĂNG PHỎNG VẤN HIỆU QUẢ Ứng viên: Tôi thường cảm thấy rất bối rối trong quá trình phỏng vấn? Điều này có tạo ra ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng không? Tôi nên thể hiện như thế nào để gây thiện cảm với người phỏng vấn? Ms. VLB: Mặc dù sự tự tin trong buổi phỏng vấn là điều rất quan trọng. Nhưng thà bạn tỏ ra hơi bối rối còn hơn là tỏ ra quá tự tin. Sự tự tin thái quá sẽ gây phản cảm cho người phỏng vấn. Nhìn thẳng vào người phỏng vấn khi trả lời câu hỏi. Bạn cũng nên chú tâm lắng nghe để hiểu đúng các câu hỏi của người phỏng vấn. Với mỗi câu hỏi, bạn hãy cố gắng trình bày thông tin một cách ngắn gọn, súc tích và không trả lời quá 2 phút. Tuy nhiên, câu trả lời đúng hay sai nhiều khi không quan trọng bằng thái độ trong cách nhìn nhận và xử lý vấn đề. Một thái độ tích cực, chú tâm đến việc xây dựng và giải quyết vấn đề luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Ứng viên: Trong khi phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng thường hỏi tôi có câu hỏi gì không. Tôi thực sự bối rối vì không biết nên hỏi câu gì thì phù hợp? Ms. VLB: Phỏng vấn thực chất là sự đối thoại giữa ứng viên và nhà tuyển dụng để cân nhắc mức độ phù hợp của cả hai bên. Vì vậy, bạn cũng nên tìm hiểu xem môi trường làm việc, các kỳ vọng hay chính sách của công ty có phù hợp với phong cách hay các kỳ vọng của bạn hay không. Và những thông tin này chỉ có thể có được bằng cách đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi để làm rõ hoặc bổ sung thêm các thông tin bạn chưa rõ về công ty, về các kỳ vọng của công ty đối với vị trí mà bạn ứng tuyển, về phong cách quản lý của cấp trên trực tiếp, và về những cơ hội dành cho bạn. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên đặt ra quá ba câu hỏi với nhà tuyển dụng vì điều này có thể tạo cảm giác bạn quá hiếu chiến và lo lắng thái quá cho bản thân hơn cho công việc. Tùy vào các thông tin mà người phỏng vấn đã tự giới thiệu và những thông tin bạn đã thu thập được, hãy lựa chọn ba câu hỏi quan trọng nhất với bạn. Những câu hỏi dành cho người phỏng vấn: - Làm rõ hoặc bổ sung thông tin: + Mục tiêu kinh doanh của công ty trong 5 năm tới? + Xin ông/bà nói rõ thêm về văn hóa công ty? + Yêu cầu cụ thể đối với vị trí này là gì? - Các kỳ vọng của công ty: + Công ty kỳ vọng gì ở người đảm đương vị trí này? + Công ty có mục tiêu cụ thể đối với vị trí này không và hy vọng các mục tiêu đó đạt được trong bao lâu? + Công ty lo lắng/băn khoăn về vấn đề gì với vị trí này? + Công ty có hài lòng với những gì mà người đã đảm đương vị trí này đã làm không? Công ty muốn thay đổi như thế nào? - Phong cách quản lý: + Ông/bà có thể mô tả cách làm quản lý của công ty và kiểu nhân viên có thể làm việc hiệu suất nhất với ông/bà? + Mức độ tự chủ trong việc thực hiện công việc của tôi sẽ như thế nào? + Ông/bà sẽ hỗ trợ nhân viên hoàn thành công việc như thế nào? - Cơ hội dành cho bạn: Contact: 404 Cao Thang (noi dai) Street, District 10, Ho Chi Minh City, Vietnam – Tel (84 8) 868 0220 – Fax (84 8) 868 0221 ©2007 VieclamBank. All Rights Reserved. Page 2 of 4
- PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG + Liệu tôi có cơ hội tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn/hội thảo để nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn không? + Công ty có hỗ trợ nhân viên về mặt tài chính với việc học cao không? + Chính sách đánh giá hiệu quả làm việc và chính sách tiền lương của công ty như thế nào? + Khả năng thăng tiến của vị trí này như thế nào? Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn? Đây là câu hỏi mở và là cơ hội tuyệt vời để bạn tự tiếp thị bản thân. Trình bày ngắn gọn các thế mạnh, bằng cấp và các kinh nghiệm thực tiễn mà bạn cho là phù hợp với các yêu cầu công việc. Tuy nhiên, không nên trả lời quá chung chung theo kiểu “vì tôi chăm chỉ và yêu thích công việc này”. Thay vào đó hãy nhấn mạnh những giá trị độc đáo của riêng bạn. “Vì tôi có ba năm kinh nghiệm làm tại vị trí PR và có mối quan hệ rất tốt với báo chí. Ngoài ra, tôi sở hữu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành xuất sắc công việc này là kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt.” Tại sao bạn muốn làm cho công ty chúng tôi? Đây là câu hỏi các nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá xem bạn đã hiểu những gì về công ty, các hoạt động và các mục tiêu kinh doanh. Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn chỉ cần tìm hiểu các thông tin về công ty qua website của công ty hay thông qua các kênh báo chí khác. “Qua các thông tin tìm hiểu được từ website của công ty, tôi thấy lĩnh vực thực phẩm đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Tôi muốn được phát triển trong một lĩnh vực tiềm năng và cạnh tranh như vậy và tin rằng tôi có thể đóng góp vào sự thành công của công ty ABC trong lĩnh vực này. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì? Chìa khóa để trả lời câu hỏi này là trung thực về điểm yếu của mình, nhưng tìm cách thể hiện bạn đang cố gắng thay đổi nó. Điều này cho thấy bạn tự ý thức được về những điểm còn cần phải hoàn thiện của mình và bạn đã sẵn sàng để thay đổi điều đó. “Tôi hơi thiếu kiên nhẫn với những người quá cầu toàn có thể khiến công việc bị chậm lại. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy sự tỉ mỉ cũng đóng vai trò quan trọng để có được kết quả cao hơn. Tôi đang học cách hợp tác với những người như vậy để có được kết quả tốt nhất mà vẫn đảm bảo thời hạn đã định.” Tại sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ? Dù bạn chẳng yêu quý gì công ty cũ hoặc nghỉ việc vì một lý do tồi tệ, bạn không nên thể hiện thái độ tiêu cực về vấn đề này. Hãy tỏ thái độ ngoại giao và tích cực. Nếu bạn đề cập tới một vài khía cạnh tiêu cực, cũng đừng quên bắt đầu bằng những ưu điểm. “Môi trường làm việc ở công ty XYZ rất tốt và tôi có quan hệ rất tốt với các đồng nghiệp. Tuy nhiên, tôi muốn tìm kiếm một cơ hội công việc có nhiều trách nhiệm đa dạng hơn để tôi có thể phát triển các kiến thức và kỹ năng hơn nữa.” Hãy mô tả một tình huống trục trặc và cách giải quyết của bạn. Đây cũng là một câu hỏi khá phức tạp, và có thể là một thách thức đối với những bạn trẻ mới ra trường còn ít kinh nghiệm đi làm. Với câu hỏi này, người phỏng vấn muốn đánh giá khả năng tư duy và cách giải quyết vấn đề của bạn. Cho dù vấn đề của bạn có thể chỉ là không có đủ thời gian học tập, bạn hãy mô tả Contact: 404 Cao Thang (noi dai) Street, District 10, Ho Chi Minh City, Vietnam – Tel (84 8) 868 0220 – Fax (84 8) 868 0221 ©2007 VieclamBank. All Rights Reserved. Page 3 of 4
- PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG cách bạn sắp xếp lại thời gian và các ưu tiên của mình. Điều này cho thấy bạn là người có trách nhiệm và có khả năng tự giải quyết vấn đề của mình. “Đó là khi tôi gặp trục trặc khi được giao quá nhiều việc cùng một lúc, vừa phải duyệt lại bản dịch tài liệu marketing, vừa phải gọi điện mời khách hàng đến tham dự hội thảo và vừa phải lo liên hệ đặt phòng khách sạn. Tôi đã phải thảo luận với trưởng nhóm của mình để xác định lại các ưu tiên công việc. Chúng tôi đã quyết định là tôi sẽ tập trung vào việc duyệt bản dịch vì không có ai trong nhóm có thể làm được việc này, và hỗ trợ gọi điện mời khách hàng khi làm xong bản dịch. Việc đặt phòng khách sạn đã được giao lại cho một bạn khác trong nhóm.” Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu? Đây chính là câu hỏi khó nhất, nhất là với những bạn trẻ còn ít kinh nghiệm. Đó là lý do vì sao bạn nên tìm hiểu thông tin về mức lương trả cho vị trí này trên thị trường cũng như chính sách lương của công ty trước khi đến dự phỏng vấn. Trong trường hợp không thể né tránh câu trả lời này, bạn nên đưa ra một biên độ nhất định thay vì đưa ra một con số cụ thể. “Dựa vào các yêu cầu của công việc và các kinh nghiệm thực tế của tôi, tôi xin đề nghị một mức lương trong khoảng từ 3-5 triệu đồng, tùy vào các chế độ đãi ngộ khác của công ty.” Hãy giới thiệu đôi nét về bạn. Câu hỏi này nghe có vẻ khá đơn giản. Tuy nhiên, nội dung câu hỏi quá rộng nên bạn sẽ khó trả lời đúng vào trọng tâm cần thiết. Điểm then chốt mà nhà tuyển dụng muốn biết là các quan điểm và mục tiêu công việc của bạn. Hãy diễn giải một chút về các kinh nghiệm và các mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, và kết thúc bằng việc nhấn mạnh sự mong muốn được làm việc trong công ty của họ.. “Như anh đã thấy trên hồ sơ, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng. Tôi đã từng giúp công ty cũ tăng thêm 5% doanh thu và có thêm 50 khách hàng mới. Tôi rất hào hứng khi được tiếp xúc với người khác và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm mới. Tôi hy vọng sẽ được thực hiện công việc thú vị này với công ty ABC.” Contact: 404 Cao Thang (noi dai) Street, District 10, Ho Chi Minh City, Vietnam – Tel (84 8) 868 0220 – Fax (84 8) 868 0221 ©2007 VieclamBank. All Rights Reserved. Page 4 of 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phỏng vấn thành công nhờ đâu?
4 p | 389 | 262
-
Cách cư xử với người phỏng vấn khó tính
1 p | 309 | 122
-
THỦ THUẬT ĐỂ PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG
4 p | 221 | 96
-
Thủ thuật và chiến lược để phỏng vấn thành công
4 p | 232 | 85
-
CÁC THỦ THUẬT ĐỂ PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG
5 p | 209 | 75
-
8 dấu hiệu của một buổi phỏng vấn thành công
5 p | 237 | 61
-
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ ĐỂ PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG
5 p | 188 | 36
-
Làm gì để phỏng vấn thành công
18 p | 159 | 28
-
Chiến lược phỏng vấn thành công
5 p | 127 | 26
-
5 "chiến lược" phỏng vấn thành công
4 p | 103 | 23
-
Phỏng vấn thành công - cách hữu dụng ngày nay
4 p | 136 | 14
-
Những kinh nghiệm hay giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn
2 p | 124 | 13
-
Để cuộc phỏng vấn thành công…
4 p | 133 | 10
-
Những dấu hiệu nhận biết cho cuộc phỏng vấn thành công
6 p | 173 | 10
-
Phỏng vấn thành công nhờ đâu ?
3 p | 85 | 8
-
Bi Kíp trả lời phỏng vấn thành công
7 p | 80 | 7
-
Gặp người phỏng vấn khiếm nhã
3 p | 69 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn