intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phú chữ Hán, những đóng góp mới của Ngô gia cho thể loại

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phú chữ Hán, cũng như thơ chữ Hán, vào Việt Nam rất sớm. Hiện tại bài phú sớm nhất còn được sách vở biết đến là Bạch vân chiếu xuân hải của Khương Công Phụ làm từ đời Đường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phú chữ Hán, những đóng góp mới của Ngô gia cho thể loại

  1. Phú chữ Hán, những đóng góp mới của Ngô gia cho thể loại
  2. P hú chữ Hán, cũng như thơ chữ Hán, vào Việt Nam rất sớm. Hiện tại b ài p hú sớm nhất còn đ ược sách vở biết đ ến là Bạch vân chiếu xuân hải c ủa Khương Công Phụ làm t ừ đời Đ ường. Nghệ thuật bài phú đã rất điêu luyện, Lê Quý Đ ôn p hải khen là “văn chương đ ẹp đẽ”. Đến đời Lý, phú đã đ ược đưa vào chương tr ình t hi, các triều đại sau cũng vậy. Tuy nhiên các bài phú t ồ n tại đến ngày nay và có đ ời sống văn học hầu hết là phú ngoài trường thi và những bài hay nhất thường là những bài sáng tác theo c ảm hứng, như Bạch Đằng giang phú, Ngọc tỉnh li ên phú, Thiên Hưng tr ấn phú. Đến thế kỷ XV, thời Lê sơ phú đạt đến đỉnh cao, là t hời hưng t hịnh nhất của phú chữ Hán Việt Nam. Sau đó từ thế kỷ XVI -XVII trở đi là thời kỳ sút kém c ủa phú chữ Hán. Có nhiều cách lý giải. Có ng ười cho rằng sau thời Hồng Đức xã hội Việt Nam rơi vào t ình tr ạng loạn lạc, kẻ sĩ vừa “phân tâm” vừa không có nhiều thời gian “chạm trổ chữ nghĩa”, phú tuy vẫn đ ược sử dụng trong thi cử nh ưng do điều kiện “ra đề hạn vận” bó buộc sự sáng tạo nên ít có bài hay. Thêm nữa do ả nh hưởng của kinh tế thị dân, thị hiếu của văn nhân cũng bị cuốn theo những thể loại mới hấp d ẫn hơn như k ý, truyện chương hồi, ca ngâm. Nhưng có lẽ c òn một nguyên nhân sâu xa nữa, bởi bản chất của phú là “phô bày, trình bày vẻ đẹp của văn c hương, lấy sự vật để nói chí” (Lưu Hiệp - Văn tâm điêu long - Thuyên phú )(1), rất t hích hợp cho việc tụng ca. Thời Trần, thời Lê sơ là giai đoạn anh hùng c ủa lịch sử dân t ộc, đem lại nhiều cảm hứng hào sảng cho văn nhân, phú phát triển, đạt đ ược t hành t ựu rực rỡ chính vì lẽ đó. Thế kỷ XVI, XVII, trên văn đàn phú chữ Hán thưa t hớt, cũng có bài được coi là một tuyệt tác như Phi Lai tự phú c ủa Nguyễn Đăng, nhưng nh ìn chung, quả thực phú có phần rơi vào t ình trạng bế tắc. Có người còn nhận định rằng sau thế kỷ XV phú chữ Hán đi dần đến b ước cáo chung(2). Tuy vậy, d ù không còn tâm thế và điều kiện để gọt giũa những áng văn giàu tính t ụng ca, ngôn t ừ khoa tr ương, hùng hồn, lộng lẫy, đòi hỏi nhiều chữ nghĩa, nhưng các danh sĩ Việt Nam cũng không phải đã không còn b ị “ma lực” của vẻ đẹp thể loại hấp dẫn. Và các tác gia dòng Ngô Thì có lẽ tiêu biểu cho xu hướng ấy. Phú là một thành t ựu
  3. đặc sắc của Ngô gia, nếu làm tổng tập phú của d òng văn này thì chỉ trong khoảng dăm chục năm, từ Ngô Thì S ĩ đến Ngô Thì Đ iển, ba thế hệ nhà văn Ngô Thì đã sáng tác đến khoảng 50 b ài phú, ngư ời nhiều nhất là Ngô Thì Nhậm 16 bài, Ngô Thì Du 11 bài. Đó là con s ố đạt gần đến kỷ lục của thời Lê sơ. Điều đặc biệt là trên phân nửa tác phẩm đó đ ược viết khá đều tay, nhiều tác phẩm có giá trị mỹ cảm cao. Trong N gô gia văn phái k hông thấy lưu giữ những bài phú làm trong trường thi, chỉ có một số bài được viết theo “đơn đặt hàng” c ủa chúa, ví như bài Q uan phu tử phú, Xuân h ạ thu đông phú c ủa Ngô Thì S ĩ. Riêng bài Q uan phu tử phú đ ược sáng tác trong một hoàn c ảnh khá đặc biệt. Trịnh Doanh triệu tập các văn thần v ào phủ c húa ra đề cho sáng tác, không r õ trong bao nhiêu thời gian, nhưng đêm khuya, Ngô Thì S ĩ hai ba lần đ ược chúa sai gia thần mang ban hoa quả và bảo viết đ ược đoạn nào c ứ dâng lên để chúa thưởng lãm, không cần chờ toàn bài. Thực ra Quan phu t ử phú k hông xuất sắc bằng những bài được viết bằng cảm hứng như T ây Hồ phong cảnh phú, N hị Thanh động phú... , nhưng điều Trịnh Doanh quan tâm có lẽ là cách đánh giá c ủa Ngô Thì S ĩ về Quan Công và có thể cả cách viết uyên áo, chữ nghĩa kỹ càng... Ngô Thì Du, Ngô Thì Hoàng về sau cũng có một số bài viết theo chủ đề răn giới, tụng ca như Huấn tử phú, Tư hiếu phú, Đại nghĩ S ơn Nam tr ấn đư ờng công thu ật thế đức phú,nhưng đó không phải l à con đường chính yếu của phú Ngô gia. N hư quan niệm về văn, chú trọng tiêu chí giản dị, coi trọng t ình cảm cá nhân, phú c ủa Ngô gia không chuộng “điêu trùng ti ểu kỹ”, ít bài thể hiện chức năng phúng gián, t ụng ca, khoa tr ương cách điệu mà tr ữ t ình, tả thực, đôi khi xen lẫn cả hồi ức mang tính chất ký. Các nhà văn Ngô gia t hường gửi gắm tâm t ư t ình c ảm thực và c ả hoài bão c ủa mình trong phú. Do vậy phú của Ngô gia giàu sắc thái trữ t ình, đ ậm dấu ấn cá nhân, đó là nét đặc sắc mà Ngô gia đem lại ít nhiều cho nghệ thuật của p hú, c ũng có thể nhờ vậy mà tạo nên s ự hấp dẫn mới cho phú chữ Hán. Khởi đầu xu hướng ấy là Ngô Thì S ĩ với bài Tây H ồ phong cảnh phú và N hị Thanh động phú. Đọc phú của Ngô Thì S ĩ có thể thấy rõ s ự suy t ư và t ấm lòng một vị quan chức dành c ho dân chúng, cho công việc, cũng thấy rõ cái tình, s ự đam mê c ủa một nhà nho tài tử dành cho thiên nhiên đất nước. Trong sự ngắm nhìn c ủa Ngô Thì S ĩ, mọi cảnh trí
  4. Hồ Tây đều đ ược lồng trong không gian khói sóng mơ màng, mang một vẻ đẹp vừa trần thế vừa tiên cảnh: Uông dương tứ triệt; Hoàn lạo song nghi. Hoa t rúc sâm s i yên ngoại t ự; Phong đôi ẩ n ước thủy biên ly. Bái c ự nhuận ư Hoàng đô, d ục lộ miên âu thiên khoả nh tú; Bão hồng đào ư thiên hạm, thôn ngưu thổ phượng thập phân kỳ. [...] Diệc hoặc: Ba bình t ố luyện; Vụ tễ hàn đường. Trấn Quốc chi liên hoa thập trượng; Nghi Tàm chi tang diệp bách khuông. Ngư lang tế vũ chi chu, tần đ inh thư ớng há; Mục thụ tà dương chi đ ịch, hòa lũng đ ê ngang. (Tây hồ phong cảnh phú ) (Nước mênh mang tứ phía, Sóng dào d ạt quanh bờ ; Trúc hoa th ấp thoáng chùa ngoài khói ; Chòm góc lô xô đá vệ hồ. Làn nước cả tư ới hoàng đô, đẹp ngh ìn khoảnh âu nằm cò t ắm ; Dải sóng cồn quanh thiên hiểm, lạ mười phần phượng hấp trâu hô. [...] Lại như: Sóng im màu lụa bạch; Đầm lạnh ngút mù tan.
  5. Chùa Trấn Quốc sen tươi, hoa cao ch ục trượng; Bãi Nghi Tàm dâu tốt, lá hái trăm làn . Thuyền ngư phủ lư ớt mưa bay, bơi rẽ bè rau lên xu ống; Sáo mục đồng tung bóng xế, thổi ran lũng lúa mau khoan )(3) (Tham Tuyền dịch) Bài T ây Hồ phong cảnh phú d ường như đ ể lại nhiều gợi ý cho bài Tụng Tây Hồ phú c ủa Nguyễn Huy Lượng sau này, còn bài Nh ị Thanh động phú t hì tình yêu và con mắt “tri kỷ” của quan Đốc trấn đối với núi rừng đ ã thức tỉnh ý t ình cả một giới quan chức t rong vùng đối với quê hương: Phiên tướng các khỉ (khởi), Trì bôi tửu dĩ thọ cư s ĩ , Tự ngôn biên thú, sinh trư ởng thế thế; Vị thức thử sơn, hữu thử thú trí. Tạo hoá chi t àng, đương d ĩ đãi nhân; Trí nhân giả lạc, khởi vi vô ý. (Các vị phiên tướng đứng dậy, nâng chén chúc thọ c ư sĩ, Tự nói “Ở biên giới đây đã nhiều thế hệ; Chưa biết núi này có cảnh đẹp thế. Con tạo cất dấu d ành để đợi người; Nhân trí cùng vui, há không có ý!” )(4)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2