PHÙ THŨNG
lượt xem 3
download
Biện chứng luận trị Nước dịch trong người đọng lại, tràn lan ra da thịt, dẫn lên đầu mặt, ổ mắt, tứ chi, vùng bụng, thậm chí toàn thân phù thũng, gọi là thủy thũng. Trên lâm sàng chia làm hai loại lớn là âm thủy và dương thủy. Do ngoại cảm phong hàn, thấp nhiệt đưa đến là dương thủy. Người yếu, bị bệnh lâu ngày hoặc dương thủy kéo dài, bị đi bị lại là âm thủy. Do công năng của phế, tỳ, thận đối với "thông điều", "chuyển luân", "chưng hóa" thuỷ dịch mất bình thường...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHÙ THŨNG
- CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG PHÙ THŨNG A. Biện chứng luận trị Nước dịch trong người đọng lại, tràn lan ra da thịt, dẫn lên đầu mặt, ổ mắt, tứ chi, vùng bụng, thậm chí toàn thân phù thũng, gọi là thủy thũng. Trên lâm sàng chia làm hai loại lớn là âm thủy và dương thủy. Do ngoại cảm phong hàn, thấp nhiệt đưa đến là dương thủy. Người yếu, bị bệnh lâu ngày hoặc dương thủy kéo dài, bị đi bị lại là âm thủy. Do công năng của phế, tỳ, thận đối với "thông điều", "chuyển luân", "chưng hóa" thuỷ dịch mất bình thường mà hình thành. Phân loại phù thũng toàn thân của y học hiện đại, bao gồm bệnh của tim, thận, gan, suy dinh dưỡng, công năng nội tiết mất bình thường và nguyên nhân công năng dẫn đến thuỷ thũng bên trong. B. Điểm chủ yếu để kiểm tra Hỏi kỹ về tình hình phát sinh và phát triển của phù thũng, tính chất của phù, các chứng trạng kèm theo, kết hợp kiểm tra toàn thân, và xét nghiệm hữu quan để phân biệt những nguyên nhân khác nhau đẫn đến phù thũng. (Bảng 28). Bảng 28: Chẩn đoán phân biệt trong phù thũng Điểm chủ yếu để phân biệt Chẩn đoán phân biệt nguyên nhân khác Tiền sử Tình trạng phù thũng Kiểm tra nhau của phù thũng Phù tim (phù do suy Chủ yếu có tiền sử Xuất hiện trước ở mắt Tim to, chiếu điện, ghi bệnh tim, và kèm cá chân, dần dần lên điện tim kiểm tra để tim) hoảng hốt, tim đập đến toàn thân, phù giúp cho chẩn đoán. mạnh, thở gấp. mềm, ấn lõm, phù tím, xuất hiện phù về chiều, chủ yếu ở hai chi dưới. Phù thận (viêm cầu Có tiền sử a mi đan Phù ở mí mắt trước, rồi Xét nghiệm nước tiểu thận cấp, mạn, thận hoặc ghẻ mủ ngoài da, mới lan ra các nơi có biến đổi rõ rệt, huyết nhiễm mỡ) có thể có tiền sử viêm khác, có thể xuất hiện áp có thể tăng cao. thân, viêm bể thận. phù toàn thân nghiêm trọng, ấn thì lõm, phù mềm, phù trắng. Phù gan (phù do xơ Có tiền sử về gan và Phù 2 chi dưới, phù Có tuần hoàn bàng hệ, đau vùng gan, bụng mềm, ấn lõm kèm theo xác định chẩn đoán gan) trướng, kém ăn. cổ trướng (khi lắc nghe bằng thăm dò chức có tiếng óc ách). năng gan, siêu âm và nhất là soi ổ bụng sinh thiết gan. Phù suy dinh dưỡng Thường do các bệnh Thường xuất hiện ở 2 Thể trạng gầy sút, đường ruột mạn tính, chi dưới, ấn lõm, phù protein niệu (-) chẩn nhiễm khuẩn mạn (lao) mềm, phù trắng. đoán xác định bằng ho c ung th (nhất là nh l ng protein máu Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 53
- CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG hoặc ung thư (nhất là định lượng protein máu ung thư đường tiêu giảm, tỷ lệ giảm hóa). serin/globulin nhiều. Phù nội tiết (do suy Thường kèm sợ lạnh, Phù ấn không lõm vào. Tuyến giáp teo lại hoặc tuyến giáp, cường yếu sức, ham ngủ, ăn to ra, chuyển hóa cơ năng vỏ thượng thận) uống giảm, suy tuyến bản giảm, chụp thận và giáp, hoặc béo phì, tim thượng thận không đập mạnh, chức năng thuốc cản quang có tim giảm, cường năng những biểu hiện bệnh vỏ thượng thận hoặc có lý. Thăm dò chức năng tiền sử uống thuốc nội thượng thận: Có rối tiết kéo dài. loạn nội tiết tố vỏ thượng thận hoặc tủy thượng thận. Phù công năng Gặp ở nữ giới và Phù cục bộ ở mí mắt Trừ phù ra không phát thường liên quan đến hoặc chi dưới. hiện thấy triệu chứng gì kinh nguyệt, tiền sử về đặc biệt. tim, thận, gan, thường có liên quan đến một tư thế làm việc nhất định. Mệt mỏi kém ăn. C. Cách chữa 1. Bằng châm cứu Thể châm: Thuỷ phân (trên rốn 1 thốn) cứu bằng ngải, Âm lăng tuyền, Túc tam lý. Gia giảm: - Nếu đầu mặt phù thũng rõ rệt, kèm theo ho hắng, gia Liệt khuyết. - Tỳ hư là chính, gia Tỳ du, Tam âm giao. Thận hư là chính, gia Thận du, Phục lưu. 2. Biện chứng thí trị Biện chứng phải chia ra âm, dương. Dương thủy thuộc thực, điều trị phải phát hãn, lợi niệu. Âm thủy thường thuộc trong hư có thêm thực, phải ôn dương, ích khí, hành thủy. a. Dương thủy Bệnh phát nhanh chóng, thoạt đầu phù từ mắt trước, kế đó đến tứ chi và ngực bụng, nửa người trên phù nhiều, da căng bóng, mỏng, ấn vào rắn chắc, chỗ lõm dễ trở lại như trước, ho, hơi thở khô, hoặc có kèm sợ lạnh phát sốt, nước tiểu vàng, đỏ, ngắn, ít, phân khô kết hoặc bí, rêu lưỡi trắng hoặc nhẫy, mạch phù, sác hoặc trầm, thực. Cách chữa: Sơ phong phát biểu, thấm thấp lợi thủy. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 54
- CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG Bài thuốc: Linh quế phù bình thang hợp với Ngũ bì ẩm gia giảm. Quế chi 1,5 đồng cân, 3 đồng cân, Phù bình 1,5 đồng cân, Phục linh 5 đồng cân, Phòng phong Trạch tả 3 đồng cân, Ngũ gia bì 3 đồng cân, Sinh khương bì 1 đồng cân, Đại phúc bì 3 đồng cân, Xa tiền tử 4 đồng cân (bọc vải). Gia giảm: - Có biểu chứng, sợ lạnh, ho, hơi thở thô, bỏ Phù bình, gia Ma hoàng 1,5 đồng cân, Quảng hạnh nhân 3 đồng cân. Nóng bứt rứt, gia Thạch cao 1 lạng. - Thấp nhiệt ẩn náu kết lại, rêu lưỡi vàng nhẫy, miệng khô đắng, nước tiểu đỏ, rít, bỏ Quế chi, Sinh khương bì, Phòng phong, gia Thương thuật 3 đồng cân, Hoàng bá 3 đồng cân, Phòng kỷ 3 đồng cân, Liên kiều 3 đồng cân. - Bụng trên có nước, ho hen, vùng cổ vướng, gia Thương lục căn 3 đồng cân, Hắc sửu 3 đồng cân, Đình lịch tử 3 đồng cân. b. Âm thủy Bệnh trạng phát từ từ, hoặc phù kéo dài, tái phát nhiều lần không khỏi, thường bắt đầu từ chi dưới, tiếp theo là lên ngực bụng, tứ chi, mặt, nửa người dưới phù nhiều hơn, màu da vàng nổi, mờ tối mà trệ, ấn vào mềm nhẽo, lõm sâu, khó trở lại như cũ, nước tiểu ít, trong, phân lỏng, rêu lưỡi trắng nhạt, ẩm, trơn, lưỡi béo, mạch chìm, nhỏ, chậm. Cách chữa: Kiệt tỳ ôn thận, thông dương hành thủy. Bài thuốc: Phụ tử lý linh thang hợp với Kim quỹ thận khí hoàn gia giảm. Phụ tử 2 đồng cân, Quế chi 1,5 đồng cân, Bạch truật 4 đồng cân, Phục linh 4 đồng cân, Trư linh 3 đồng cân, Trạch tả 3 đồng cân. Gia giảm: - Tỳ hư rõ rệt, bụng trướng, ỉa lỏng, gia Đảng sâm 4 đồng cân, Can khương 4 đồng cân, Sơn dược 4 đồng cân. - Thận hư rõ rệt, lưng buốt sợ lạnh, sắc mặt trắng bợt, gia Thục địa 4 đồng cân, Lộc giác phiến 3 đồng cân, Tiên linh tỳ 5 đồng cân. - Nếu phù thũng đã cơ bản tiêu hết, có thể bỏ Quế chi, Trư linh, Trạch tả. 3. Bài thuốc một vài vị lẻ - Xa tiền tử, Bạch mao căn, Ngọc mễ tu, Đông qua bì, Hồ lô biều, Mã tiền thảo, lựa chọn lấy 1 đến 2 loại. Mỗi lần 1 lạng đến 1,5 lạng, sắc nước uống, dùng vào phù thũng dương chứng. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 55
- CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG - Lâu cô tán bột 2 phân, Lâu suất tán bột 3 phân, Lượng đó uống 1 lần. (Lâu cô: dế chũi, Lâu suất: dế mèn). Ngày một, hai lần, dùng vào chứng phù thũng nghiêm trọng. - Dĩ nhân 5 đồng cân đến 1 lạng. Đậu nhỏ màu đỏ (Xích tiểu đậu) 1 đến 2 lạng, sắc với nước uống, dùng vào tỳ hư phù thũng. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 56
- CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG BÍ ĐÁI, ĐÁI ÍT (long bế, vô niệu) A. Biện chứng luận trị Long bế là các chứng đái ít, khó đái (thiểu niệu) thậm chí nước tiểu bị tắc không thông. Đái khó, đái ra từng giọt, bệnh phát lên chậm gọi là "long" (còng). Muốn đi đái nhưng không đái được, trướng cấp khó thông, bệnh phát lên là rất cấp là "bế" thường gọi chung là "long bế". Bệnh chủ yếu là thận và bàng quang, bệnh lý có hai mặt hư và thực. Thực chứng do thấp nhiệt chú ở dưới, hoặc ứ huyết kết ở trong, bàng quang khí hóa bất lợi mà dẫn đến. Hư chứng do thận khí hao hư, bàng quang khí hóa không có uy lực. Cũng có thể do tân dịch hao tổn, thận âm bất túc, thủy dịch không thể xuống đến dưới bàng quang gây ra. Bệnh này bao gồm rất nhiều tên bệnh trong y học hiện đại, nói khái quát, một là do các nguyên nhân làm chức năng lọc của thận giảm, hoặc suy kiệt, do đó lượng nước tiểu giảm sút cực độ. Hai là do thương tổn thực thể, hoặc chứng năng của niệu đạo bao gồm các nguyên nhân thương tổn thần kinh trung ương (tuỷ sống hoặc não, màng não), cơ tròn co thắt, bàng quang người già nhẽo, chứng thần kinh chức năng làm nước tiểu ra khó và đọng lưu. B. Điểm chủ yếu để kiểm tra 1. Tiểu tiện ít hoặc khó đái, không có cảm giác buồn đái và không thấy bụng dưới trướng đau, sờ gõ khu bàng quang vùng bụng dưới cũng không thấy căng đầy, thường do chức năng thận suy kiệt đưa đến đái ít hoặc bí đái. Nếu bụng dưới trướng đau, buồn đái mà không đái ra, sờ gõ vùng bàng quang thấy căng tức, là nước tiểu đọng lưu và khó bài tiết. 2. Phải hỏi rõ phát bệnh như thế nào, khó đái đột nhiên hay từ từ tăng dần, trước đó có tiền sử về tiền liệt tuyến, niệu đạo, bàng quang, thận tạng hay không? Gần đây có bị viêm cấp tính ở niệu đạo, trực tràng, vùng hội âm, xương chậu hay không? Có bị thương hay bị mổ xẻ hay không? Và các chứng kèm theo, có thể giúp cho phân biệt nguyên nhân. 3. Chú ý niệu đạo bị chèn ép không, cần thăm trực tràng đánh giá tiền liệt tuyến có u hay không, có điều kiện thì soi bàng quang, quan sát bàng quang và phía sau niệu đạo, hoặc thăm dò đánh giá chức năng bài tiết của thận. 4. Có khi cần kiểm tra hệ thần kinh, não, tủy có bệnh hay không. 5. Sau khi đã loại trừ các thương tổn thực thể ở hệ tiết niệu sinh dục hoặc ở thần kinh trung ương gây ra rối loạn đi tiểu, phải nghĩ đến chứng thần kinh chức năng và chứng nhẽo bàng quang ở người già. C. Cách chữa 1. Bằng châm cứu a. Thể châm: Trung cực, Âm lăng tuyền, Hành gian, Bàng quang du, Tam âm giao. - Hư chứng, gia cứu Bách hội, Khí hải, Quan nguyên. b. Nhĩ châm: Thận, Bàng quang, Ngoại sinh thực khí, Giao cảm, Bì chất hạ. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 57
- CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG 2. Biện chứng thí trị Biện chứng phải chia ra hư và thực. Trị thực thì lấy thanh lợi thấp nhiệt, hư chứng thì lấy bổ ích thận khí, hoặc tư dưỡng thận âm. a. Thấp nhiệt chứng: Nước tiểu ít, nóng, đỏ, tiểu nhiều lần, gấp, nhỏ giọt, khó đái thậm chí bí tiểu, bụng dưới trướng đầy hoặc đau đơn, miệng khát, bí đậi tiện, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch hoạt, sác (trơn tru mà nhanh). Cách chữa: Thanh lợi thấp nhiệt. Bài thuốc: Bát chính tán gia giảm. Biển súc 4 đồng cân, Cù mạch 4 đồng cân, Hoạt thạch 3 đồng cân, Mộc thông 2 đồng cân, Hoắc Sơn chi 3 đồng cân, Xa tiền thảo 5 đồng cân, Sinh Đại hoàng 3 đồng cân, hậu hạ, Hải kim sa 3 đồng cân, gói lại sắc: Gia giảm: - Nếu có kết sỏi hoặc ứ huyết, vướng tắc, bụng dưới trướng đau nhiều, hoặc có kèm đái ra máu, gia Kim tiền thảo 1 lạng, Hổ trượng 5 đồng cân, thêm riêng bột Sâm Tam thất 1 đồng cân, bột Trầm hương 4 đồng cân, trộn đều, chia làm hai lần uống. - Nếu thấp nhiệt thương âm, kèm sốt, bứt rứt vùng tim, chất lưỡi hồng, gia Sinh địa 4 đồng cân, Tri mẫu 3 đồng cân, Hoàng bá 3 đồng cân. b. Thận hư chứng: Đái són, không có sức đẩy ra, khó đái hoặc bí đái, sắc mặt trắng nhợt, toàn thân hư nhược, thắt lưng trở xuống lạnh, đùi gối không có sức, chất lưỡi nhạt, mạch trầm, tế . Cách chữa: Bổ thận, ôn dương, thông khiếu. Bài thuốc: Tế sinh thận khí hoàn gia giảm. Thục địa, Sơn dược, Nhục thung dung, mỗi thứ đều 3 đồng cân, Tiên linh tỳ 4 đồng cân, Trạch tả, Ngưu tất, mỗi thứ đều 3 đồng cân, Chế Phụ phiến 2 đồng cân, Nhục quế 1 đồng cân, Xa tiền tử 5 đồng cân gói lại sắc. Gia giảm: - Nếu kiêm chứng tỳ hư, ngắn hơn, mệt mỏi, sức yếu, bụng dưới có cảm giác xệ xuống, bỏ Thục địa, Thung dung, có thể thêm Hoàng kỳ 3 đồng cân, Đảng sâm 3 đồng cân, Thăng ma 1 đồng cân. - Nếu thân hình gày, tiều tụy, sốt nhẹ, bứt rứt vùng tim, miệng khát, môi khô, chất lưỡi hồng, ít nước bọt, mạch tế, sác, vô lực là âm tân hao hư, bỏ chế Phụ phiến, Nhục quế, Xa tiền tử, gia Bắc sa sâm, Mạch môn, Sinh địa, mỗi thứ 3 đồng cân, Bạch mao căn 1 lạng. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 58
- CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG 3. Bài thuốc một vài vị lẻ - Toan thương thảo tươi (cỏ chua me) 2 lạng, giã nát lấy nước, thêm mật uống. - Xa tiền thảo 6 đồng cân, Thăng ma 2 đồng cân, sắc uống. - Đạm trúc diệp 3 đồng cân, Đăng tâm 1 nắm, nấu với nước chín uống. - Trầm hương 4 phân, Hổ phách 4 phân, dế mền, dế chũi (lâu cô, lâu suất), một đôi, đổ chung nghiền nhỏ, chia làm 2 lần, ngoáy với nước sôi uống. - Hành trắng sống 1 cân, giã nát. Xạ hương 1 phân, trộn đều chia làm 2 gói. Trước hết là đặt một gói lên trên rốn rồi chườm nóng trên đó chừng 15 phút, sau lại đổi một gói khác, lần này lấy nước đá chườm 15 phút. Cứ thế thay đổi đến khi tiểu tiện được mới dừng. - Một củ tỏi, Dành dành 3 quả, muối ăn một ít, giã nát cả ba thứ, dàn ra giấy, dán lên trên rốn. - Bồ kết, lấy 1 đến 2 phân, nghiền nhỏ mịn. Thổi vào trong mũi để gây hắt hơi. Các thứ thuốc vừa kể trên đây phần lớn là thích hợp với thực chứng. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 59
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Thủy thũng
15 p | 133 | 20
-
Bài thuốc chữa bệnh bằng đậu đen
5 p | 127 | 16
-
Khí phế thũng (Kỳ 2)
5 p | 122 | 15
-
Cá chép vị thuốc lợi thủy tiêu thũng
5 p | 107 | 11
-
7 gợi ý giảm phù thũng khi mang thai
2 p | 115 | 10
-
DƯỢC HỌC ĐỊA - PHỦ TỬ
6 p | 95 | 7
-
Mang thai phù thũng và cách điều trị (Kỳ I)
3 p | 127 | 6
-
Điều trị phù ở phụ nữ có thai bằng thảo dược
9 p | 123 | 5
-
Bài giảng: Thủng ổ loét
13 p | 88 | 4
-
Bài thuốc chữa phù thũng do viêm thận
4 p | 88 | 4
-
Cây bìm bìm chữa phù thũng đái rắt
2 p | 101 | 4
-
Cá diếc chữa phù thũng
2 p | 61 | 4
-
Đông y trị phù thũng
5 p | 68 | 4
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - PHÙ KHI CÓ THAI
5 p | 119 | 3
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - PHÙ LÚC CÓ THAI
7 p | 99 | 3
-
Trị phù thủng với rễ hoa hướng dương
5 p | 78 | 3
-
Các bài thuốc trị phù thũng
5 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn