YOMEDIA
ADSENSE
Phục hồi chức năng cho người bệnh bỏng
2
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu "Phục hồi chức năng cho người bệnh bỏng" cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, quy trình chẩn đoán, phục hồi chức năng và điều trị, theo dõi và tái khám cho bệnh nhân bị bỏng. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phục hồi chức năng cho người bệnh bỏng
- PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƢỜI BỆNH BỎNG I. ĐẠI CƢƠNG - Bỏng là một tai nạn mà tổn thƣơng bỏng gây nên trên da (hoặc ở các tạng) do các tác nhân gây bỏng. - Biến chứng sau bỏng: + Tử vong: tỷ lệ tử vong do bỏng nặng, rất nặng có thể từ 3 - 10%. + Sốc bỏng: do mất nƣớc, rối loạn vi tuần hoàn, đau, hoảng hốt... + Suy thận cấp, nhiễm khuẩn, nhiễm độc bỏng, chảy máu đƣờng tiêu hoá, đông máu rải rác trong lòng mạch. + Suy hô hấp: bỏng đƣờng hô hấp, bỏng vùng mặt, cổ. Di chứng: bỏng lâu liền, nhiễm khuẩn kéo dài, cứng khớp, teo cơ, sẹo dính, suy nhƣợc cơ thể... ảnh hƣởng nặng nề đến chức năng, thẩm mỹ và tâm lý. II. CHẨN ĐOÁN 1. Các công việc của chẩn đoán 1.1. Hỏi bệnh: hỏi gia đình hoặc bản thân ngƣời bệnh về các nguyên nhân xảy ra bỏng da. 1.2. Khám và lƣợng giá chức năng Tuỳ thuộc vào giai đoạn bỏng và mức độ của bỏng: nhận định toàn trạng, các yếu tố nguy cơ ảnh hƣởng đến hô hấp, đến tình trạng cơ xƣơng khớp, tầm vận động, sẹo dính,... mà có kế hoạch Phục hồi chức năng phù hợp. 1. Chẩn đoán diện tích bỏng 1.1. Tính diện tích bỏng ở ngƣời lớn - Theo định luật số 9 của Wallace: Đầu, mặt, cổ: 9%, thân phía trƣớc 18%, thân phía sau: 18%, chi trên: 9%, chi dƣới 18% (mỗi chi), vùng sinh môn: 1% 1.2. Cách tính diện tích bỏng trẻ em Phần cơ thể Tuổi Đầu mặt (%) Hai đùi (%) Hai cẳng chân (%) 1 17 13 10 5 13 16 11 10 10 18 12 414
- 15 15 19 13 Các phần khác của cơ thể cách tính diện tích nhƣ ở ngƣời lớn 1. 2. Chẩn đoán độ sâu của bỏng: (theo phân loại của viện bỏng Quốc gia) - Bỏng độ I: da đỏ, rất rát, phù nhẹ - Bỏng độ II: vòm nốt phỏng mỏng, trên nền đỏ, ƣớt, dịch vàng chanh. Chạm vào nền vết bỏng cũng đau rát nhiều. - Bỏng độ III: Vòm nốt phỏng dày, nền nốt phỏng trắng bóng hoặc có rỉ máu. Chạm vào nền vết bỏng cũng thấy đau - Bỏng độ IV: hoại tử ƣớt da trắng bệch, nổi cao hơn da bình thƣờng; hoại tử khô đen xám lõm dầy cứng, có hình mạch máu dƣới da bị đông tắc. - Bỏng độ V: tổn thƣơng gân cơ xƣơng khớp và các tạng ở sâu. 1.3.Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng - Xét nghiệm cơ bản: máu, nƣớc tiểu, cấy máu - Chụp Xquang hoặc CT Scan phát hiện dấu hiệu viêm xƣơng (trƣờng hợp bỏng độ 3-4), chụp hình vết thƣơng sâu hoặc có đƣờng hầm. 2. Chẩn đoán xác định: Dựa vào lâm sàng 3. Chẩn đoán nguyên nhân: - Bỏng hóa chất - Bỏng nhiệt: bỏng lạnh hoặc nóng - Bỏng điện III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị Phục hồi chức năng phải bắt đầu ngay sau bỏng. Tổng số thời gian phục hồi chức năng có thể đến 2 năm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bỏng, mức độ đau… và các yếu tố tâm lý khác ảnh hƣởng đến điều trị. 2. Mục đích - Giúp nhanh quá trình liền vết thƣơng. - Ngăn ngừa co rút da, cơ, sẹo dính - Ngăn ngừa biến chứng hô hấp ở ngƣời bị bỏng ở đƣờng hô hấp, vùng cổ, ngực, ngƣời già, ngƣời bỏng nặng nằm tại giƣờng, 415
- - Giúp liền da tốt ở bệnh nhân ghép da - Tâm lý trị liệu - Điều trị các thƣơng tật thứ cấp - Phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày 3. Các phƣơng pháp và kỹ thuật điều trị, phục hồi chức năng 3.1. Chăm sóc vết bỏng: Chăm sóc loại bỏ chất bẩn, dị vật, dịch mủ, cắt bỏ mô hoại tử, làm sạch vết bỏng... Chăm sóc vết bỏng rất cần thiết, giúp nhanh liền vết thƣơng, cải thiện chất lƣợng sẹo, giảm tối đa nhiễm khuẩn, chuẩn bị ghép da... 3.2. Phòng ngừa co rút biến dạng khớp Ngƣời bệnh rất đau, khó chịu nên thƣờng đặt các tƣ thế thoải mái để giảm căng các mô bị bỏng: gập, duỗi các phần cơ thể ở một tƣ thế. Dẫn đến co rút và gây biến dạng. Trong giai đoạn cấp tính, chăm sóc, phòng chống co rút, đặt tƣ thế thích hợp là cơ bản cho toàn bộ chƣơng trình. Thay đổi tƣ thế, giữ tƣ thế đúng và vận động nhẹ nhàng hết tầm vận động. Có thể sử dụng các dụng cụ chỉnh hình hoặc các dụng cụ thích hợp để phòng co rút. - Bỏng vùng cổ: giữ cổ ở tƣ thế duỗi quá để tránh biến dạng gập cổ, xệ môi dƣới và giới hạn tầm vận động hàm dƣới - Bỏng vùng mặt: bỏng sâu quanh miệng dễ gây co rút khoé miệng, hƣớng dẫn ngƣời bệnh tập các cơ mặt: nhíu mày, nhăn trán, nhắm, mở mắt, cƣời... - Bỏng thân mình: ngăn ngừa biến dạng vẹo cột sống cho ngƣời bệnh bỏng một bên lƣng hay bên ngực, biến dạng gù lƣng cho ngƣời bệnh bỏng ngực bụng, ƣỡn lƣng cho ngƣời bệnh bỏng vùng thắt lƣng; sẹo cứng ở vùng ngực làm giảm khả năng giãn nở và ảnh hƣởng đến hô hấp, cần cho bệnh nhân tập thở sâu và đặt khớp vai ở tƣ thế dang. - Bỏng vùng nách: vai dang 900 trong tƣ thế nằm, dùng máng nâng đỡ hoặc treo tay. - Bỏng khuỷu và gối: khớp duỗi để tránh hình thành sẹo co rút trong tƣ thế gập. Có thể mang máng nẹp liên tục trừ những lúc tập. - Bỏng cổ tay và bàn tay: kê cao bàn tay để giảm phù nề. Các khớp bàn ngón gập, khớp liên đốt gập 30 - 400, cổ tay duỗi 150 để tránh co rút. Cử động bàn tay nhiều lần trong ngày và kéo giãn nhẹ nhàng. Khuyến khích ngƣời bệnh sử dụng bàn tay trong sinh hoạt hàng ngày. - Bỏng vùng khớp háng: duy trì tƣ thế duỗi và dang 450 để ngừa biến dạng gập - áp. 416
- - Bỏng vùng cổ chân và bàn chân: đặt tƣ thế bàn chân 900 ngăn ngừa co rút gân asin, vận động các ngón chân. - Ngƣời bệnh bỏng chi dƣới phải dùng băng chun vô trùng băng toàn bộ chi dƣới khi di chuyển để tránh cảm giác kim châm và chảy máu. - Để tránh hình thành sẹo dính và cứng khi vết bỏng sâu lành da, nên kết hợp vận động với siêu âm, thận trọng thử cảm giác và dùng siêu âm xung, cƣờng độ thấp. Dùng nƣớc xoáy ấm (nƣớc muối sinh lý) để làm bong mô chết, làm mềm da, giúp ngƣời bệnh cử động dễ dàng. 3.3. Ngừa biến chứng hô hấp cho ngƣời bệnh bỏng nặng cần phải nằm tại giƣờng - Trong 24 - 48 giờ đầu: giữ tƣ thế tốt trên giƣờng, thở sâu và ho có hiệu quả. Nếu ngƣời bệnh nhiều đờm rãi: vỗ nhẹ lồng ngực, tránh vùng bị bỏng - Sau 48 giờ: khuyến khích ngƣời bệnh ngồi dậy, tập thở, tập ho, vận động nhẹ nhàng và cho ngƣời bệnh đi càng sớm càng tốt. 3.4. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bỏng sau vá da 3.5. Tâm lý trị liệu: Bỏng gây chấn thƣơng tâm lý nghiêm trọng ảnh hƣởng đến ngƣời bệnh và cả gia đình, vì bỏng ảnh hƣởng lớn đến thẩm mỹ, chức năng của họ trong cuộc sống. Thầy thuốc cần khéo léo tế nhị khi tiếp xúc và điều trị cho ngƣời bệnh, phải giải thích cặn kẽ mục đích của việc tập luyện cho ngƣời bệnh và ngƣời nhà giúp họ hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc tập luyện, tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân, thân nhân để đạt kết quả điều trị. 3.6. Điều trị các thƣơng tật thứ cấp: Ngƣời bệnh bỏng nặng có thể có co rút, biến dạng khớp, sẹo dính, tổn thƣơng da… cần đƣợc tiếp tục điều trị phục hồi chức năng: xoa bóp, nhiệt ấm, điện xung, bài tập kéo giãn, vận động... Khi khớp bị hạn chế vận động nhiều do sẹo bỏng cần phẫu thuật chỉnh hình kết hợp phục hồi chức năng. 3.7. Phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày Phục hồi chức năng giai đoạn sau có thể kéo dài hơn nhiều so với giai đoạn cấp tính. Trong thời gian này, ngƣời bệnh phải trải qua nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý, hạn chế các hoạt động sinh hoạt. Cần hƣớng dẫn các bài tập liên quan đến hoạt động chức năng, ngƣời bị bỏng cần luyện tập phục hồi các chức năng sinh hoạt nhƣ ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân và các hoạt động khác trong gia đình. Ngƣời bị bỏng sau điều trị phục hồi chức năng có thể trở lại với công việc cũ của mình. 4. Các điều trị khác 417
- 4.1. Điều trị tại chỗ Thuốc điều trị tại chỗ tổn thƣơng bỏng đƣợc phân thành các nhóm lớn sau: - Thuốc kháng khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn. - Thuốc làm se khô tạo màng. - Thuốc làm rụng hoại tử. - Thuốc có tác dụng kích thích quá trình tái tạo và biểu mô hoá. - Các vật liệu sinh học có tác dụng che phủ tạm thời vết bỏng. 4.2. Điều trị toàn thân - Điều trị sốc bỏng - Các biện pháp điều trị khác: giảm đau, trợ tim mạch, hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, Vitamin, chế độ dinh dƣỡng... 4.3. Phẫu thuật điều trị bỏng Phẫu thuật cắt bỏ hoại tử sớm, cắt cụt chi, ghép da … áp dụng cho các trƣờng hợp bỏng nặng, bỏng sâu. IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM - Hƣớng dẫn cho ngƣời nhà nhận thức đƣợc tầm quan trọng của tự luyện tập để điều trị và phòng các biến chứng của bỏng. - Cần thăm khám định kỳ tại khoa Phục hồi chức năng 1-3 tháng/1 lần cho đến khi hết triệu chứng để đánh giá kết quả điều trị, điều chỉnh phƣơng pháp điều trị nếu cần và để phát hiện các biến chứng của bỏng để có điều chỉnh kịp thời. 418
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn