intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phùng Hưng

Chia sẻ: Đinh Thị Kiều Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

153
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người đã từng vào trong cung vua Đường Cao Tổ, thời niên hiệu Vũ Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phùng Hưng

  1. Phùng Hưng Phùng Hưng (chữ Hán: : ; ? - 791[1]) là thủ lĩnh cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Đường ở Việt Nam thời Bắc thuộc lần thứ ba (602-905), đuổi được người phương Bắc và cầm quyền cai trị một thời gian. Tiểu sử Ngoại thất đền thờ Phùng Hưng tại quê hương Cam Lâm, Đường Lâm. Chính điện đền thờ Phùng Hưng tại Cam Lâm, Đường Lâm. Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc lâu đời ở đất Đường Lâm nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, TP Hà Nội. Đường Lâm xưa kia vốn là vùng đất gò đồi và rừng cây rậm rạp bởi vậy mới có tên gọi là "đường lâm".
  2. Cho tới nay ngày sinh của ông vẫn chưa rõ. Các sách chính sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục ghi ông mất năm 791, chỉ một thời gian ngắn sau khi giành được chính quyền. Một nguồn dã sử cho biết ông sinh ngày 25 tháng 11 năm 760 (tức 5-1-761) và mất ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (tức 13-9-802), thọ 41 tuổi[2]. Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người đã từng vào trong cung vua Đường Cao Tổ, thời niên hiệu Vũ Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ. Khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Huyền Tông niên hiệu Khai Nguyên, Phùng Hạp Khanh đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế). Sau đó, ông trở về quê chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến hàng nghìn người[3]. Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách đặc biệt. Sự nghiệp Phùng Hưng nối nghiệp cha trở thành hào trưởng đất Đường Lâm. Cho tới nay dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện ông dùng mưu kế giết hổ dữ mang lại bình yên cho làng xóm. Việt Nam thời thuộc Đường gọi là An Nam đô hộ phủ, khi đó đang nằm dưới ách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ. Các viên quan đô hộ nhà Đường ra sức vơ vét của cải của nhân dân, bắt dân Việt phải đóng sưu cao thuế nặng khiến lòng người ngày càng căm phẫn.
  3. Năm 767, Cao Chính Bình, hiệu úy châu Vũ Định (miền Việt Bắc) giúp kinh lược sứ An Nam là Trương Bá Nghi đánh bại được cuộc xâm lược của quân Chà Và (Java) ở Chu Diên, sau đó được cử làm đô hộ An Nam. Chính Bình ra sức vơ vét của cải của nhân dân, đánh thuế rất nặng. Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của nhân dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ. Đền thờ Phùng Hưng tại thôn Mông Phụ, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội Cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng phát động nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của nhân dân từ khắp các miền đất giao châu. Thoạt đầu, anh em họ Phùng nổi dậy làm chủ Đường Lâm rồi nghĩa quân tiến lên đánh chiếm được cả một miền rộng lớn quanh vùng thuộc Phong Châu, xây dựng thành căn cứ chống giặc. Phùng Hưng xưng là Đô Quân; Phùng Hải xưng là Đô Bảo và Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng, chia quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Tình hình diễn ra như vậy hơn 20 năm. Được sự trợ giúp của người cùng làng có nhiều mưu lược là Đỗ Anh Hàn, tháng 4 năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng từ chỗ cầm cự đã cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng
  4. Hưng chia làm 5 đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần và chủ tướng Phùng Hưng tiến công vây thành. Phần lớn các truyền thuyết đều kể rằng: Phùng Hưng nhận thấy lực lượng chưa thật đủ mạnh để đè bẹp quân địch, ông đã cùng các tướng tỏa đi xung quanh chiêu mộ thêm binh lính và sắm thêm vũ khí, còn việc vây thành được giao cho 3 người cháu gái họ Phùng, gọi Phùng Hưng bằng bác[4]. Cuộc chiến đấu sau đó diễn ra quyết liệt, quân Đường chết nhiều, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ cuối cùng bị ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ, coi chính sự đất nước. Qua đời Chính sử chép rằng ông cầm quyền cai trị không lâu sau đó đã qua đời ngay trong năm 791. Các sử gia hiện nay xác định ông mất khoảng tháng 5 năm 791[5]. Nguồn dã sử Việt điện U linh của Lý Tế Xuyên và giai thoại dân gian cho rằng: ông cầm quyền được 7 năm, nhưng lại mất năm 802[6]. Thông tin này không phù hợp về logic: Năm 791 giành được Tống Bình mà mất năm 802 tức là Phùng Hưng cầm quyền trong 11 năm chứ không phải 7 năm. GS Nguyễn Khắc Thuần cho rằng: Lý Tế Xuyên và truyền thuyết dân gian đã có sự lầm lẫn: hơn 7 năm là thời gian tính từ khi Phùng Hưng làm chủ khu vực quanh Đường Lâm tới khi ông mất, chứ không phải tính từ khi ông làm chủ Tống Bình[7]. Ông được nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại Vương. Em và con Sau khi mất, con trai ông là Phùng An lên nối ngôi, dâng tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương. An nối nghiệp được hai năm thì chính quyền
  5. lại rơi vào tay giặc. Nền tự chủ vừa mới xây dựng, chỉ tồn tại vẻn vẹn trên dưới 9 năm. Sau khi chính quyền rơi vào tay nhà Đường bọn quan quân nhà Đường liên tục truy sát những người trong gia tộc họ Phùng. Theo các dòng sông lớn dòng họ Phùng toả về các vùng núi, trung du, các vùng hạ lưu các con sông lớn nhỏ để lập nghiệp. Nhưng chủ yếu vẫn là ở các vùng như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ...tập trung lớn nhất phải kể đến như dòng họ Phùng Quang ở Vĩnh Phúc, dòng họ Phùng Xuân thuộc hữu ngạn sông Bùi Chương Mỹ - Hà Tây, dòng họ Phùng Văn ở Ba Vì, Phùng Huy ở Thanh Hoá... Đền thờ Lăng Mộ và đền thờ chính Ban thờ Phùng Hưng (nơi đặt linh vị của ông) tại đền thờ ở thôn Mông Phụ, Đường Lâm Lăng mộ Phùng Hưng ngày nay nằm ở đầu phố Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đền thờ ông được dựng lên ở nhiều nơi như quê hương Đường Lâm, đình Quảng Bá (Hà Nội), đình Triều Khúc (Hà Tây), thờ ở lăng Đại Áng, Phương Trung, Hoạch An, phủ Thanh Oai (Hà Tây),... Sau này đất Đường Lâm quê ông còn xuất hiện một vị vua nữa - Ngô Quyền, người đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc (938). Do vậy Đường Lâm còn được biết đến với tên gọi "Đất hai Vua".
  6. Đình làng Đào Nguyên Lễ hội làng Đào Nguyên là một lễ hội được tổ chức tại làng Đào Nguyên, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, ngoại thành Hà Nội. Đây là lễ hội truyền thống của làng. Tương truyền lễ hội này có từ rất lâu đời [cần dẫn nguồn]. Theo nhiều sử sách ghi lại và các cụ trong làng kể lại thì lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (dân gian gọi là thánh của làng hay Hoàng Làng). Hội được tổ chức vào ngày 10-2 âm lịch hàng năm (khác với các làng khác trong xã An Thượng đều tổ chức lễ hội vào ngày 12-1 âm lịch). Vậy nên lễ hội thu hút rất nhiều người từ các vùng lân cận đến xem. Lễ rước kiệu là một nghi lễ bắt buộc trong hội. Hàng năm đều tổ chức rước kiệu lên quán (đường đi là đường trên của đê tả Đáy), nhưng chỉ là rước nhỏ, cứ 5 năm lại tổ chức rước to một lần gắn với lễ hội to. • Lễ rước kiệu đầu tiên được tổ chức vào xuân Nhâm Thân (1992). • Theo dự kiến của Làng thì lễ hội to tiếp theo sẽ được tổ chức vào năm Canh Dần (2010). Trong lễ ruớc kiệu, người ta rước tất cả 7 cái kiệu, khi rước nhỏ thì chỉ rước 5 cái (gọi là rước oản), còn khi rước to thì rước tất cả 7 cái. Gồm có: • Quân kiệu: Lấy từ các nam nữ thanh niên trong làng và phải chưa có vợ chồng. o Nữ: rước 3 kiệu đầu tiên, gọi là kiệu oản và rước thêm kiệu Long Đình nếu là lễ rước to. o Nam: rước các kiệu còn lại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2