intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 5

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

251
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Về kiến thức - Xác định và phân tích được vị trí, mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học. - Trình bày và phân tích được nội dung của môn Đạo đức ở tiểu học. - Chỉ ra được những điểm mới về mục tiêu, nội dung chương trình môn Đạo đức theo Chương trình Tiểu học sau năm 2000 so với trước đây. Về kĩ năng Khai thác nội dung môn Đạo đức ở tiểu học phù hợp với đối tượng học sinh, thực tế, truyền thống đạo đức của địa phương. Về thái độ Chủ động, nghiêm túc trong việc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 5

  1. CHỦ ĐỀ 1 (8 tiết) VỊ TRÍ, MỤC TIÊU, NỘI DUNG MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC MỤC TIÊU Học xong phần này, học viên có khả năng : Về kiến thức - Xác định và phân tích được vị trí, mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học. - Trình bày và phân tích được nội dung của môn Đạo đức ở tiểu học. - Chỉ ra được những điểm mới về mục tiêu, nội dung chương trình môn Đạo đức theo Chương trình Tiểu học sau năm 2000 so với trước đây. Về kĩ năng Khai thác nội dung môn Đạo đức ở tiểu học phù hợp với đối tượng học sinh, thực tế, truyền thống đạo đức của địa phương. Về thái độ Chủ động, nghiêm túc trong việc thực hiện nội dung chương trình mới. NỘI DUNG Trong chủ đề này, các bạn sẽ được nghiên cứu các nội dung cơ bản : Vị trí của môn Đạo đức ; mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chương trình môn Đạo đức ở tiểu học. Đặc biệt là tìm hiểu những điểm mới cơ bản của mục tiêu, nội dung, chương trình môn Đạo đức ở tiểu học với chương trình cũ trước đây. 1. Vị trí môn Đạo đức ở tiểu học Hoạt động 1. Xác định vị trí của môn Đạo đức ở tiểu học Thời gian : 20 phút NHIỆM VỤ * Đọc thông tin cơ bản, xem lại con đường để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học (hoạt động 4, nội dung 2, chủ đề 1, tiểu mođun 1), kết hợp với sơ đồ sau, bạn hãy xác định mối quan hệ giữa môn Đạo đức với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
  2. THÔNG TIN CƠ BẢN Ngoài mối quan hệ mật thiết giữa môn Đạo đức với nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức các bạn đã nghiên cứu ở hoạt động 4, nội dung 2, chủ đề 1, tiểu mođun 1 thì môn Đạo đức còn có mối quan hệ hữu cơ với các môn học khác trong chương trình tiểu học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Môn Đạo đức là một trong các con đường cơ bản và là con đường quan trọng nhất để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học theo mục tiêu giáo dục toàn diện. Do đó, nó có mối quan hệ hữu cơ với các môn học khác ở tiểu học. Môn Đạo đức giúp cho học sinh có kiến thức, kĩ năng hành vi đạo đức cơ bản để vận dụng, củng cố qua các môn học khác, nhất là các môn có nhiều khả năng tích hợp nội dung giáo dục đạo đức như Tiếng việt, Tự nhiên - Xã hội, Sức khoẻ, Âm nhạc, Mĩ thuật. Thông qua các môn học đó, học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng đạo đức, mở rộng, bổ sung cho kiến thức đạo đức càng phong phú, sinh động. Do đó khi dạy đạo đức cần đảm bảo yêu cầu liên môn. Mối quan hệ giữa môn Đạo đức với các hoạt động giáo dục ngoài giờ ở tiểu học Môn Đạo đức cung cấp kiến thức, thái độ, kĩ năng để học sinh vận dụng, thực hành qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hình thức dạy học và giáo dục đạo đức sinh động, phù hợp tâm lí lứa tuổi tiểu học ; đồng thời là môi trường thực hành, luyện tập rất tốt để củng cố kiến thức, kĩ năng đạo đức. Do đó, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là con đường hấp dẫn học sinh hoạt động thực hành môn Đạo đức, cần phải đựơc quan tâm đúng mức. Mối quan hệ giữa môn Đạo đức ở tiểu học và môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở Nội dung môn Đạo đức ở tiểu học và môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở có tính đồng tâm, và cùng hướng tới hình thành cho học sinh ý thức, trách nhiệm công
  3. dân. Môn Đạo đức ở tiểu học giúp học sinh có một số kiến thức sơ giản, kĩ năng, thái độ cơ bản ban đầu, đặt nền móng cơ sở cho học sinh học tiếp môn Giáo dục công dân ở các cấp, bậc học tiếp theo. Môn Giáo dục công dân kế thừa, phát triển các kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực được hình thành từ tiểu học. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1 Câu 1 : Bạn hãy điền dấu x vào ô trước ý kiến đúng. Môn Đạo đức ở Tiểu học có vị trí : a) Là con đường cơ bản và quan trọng nhất để giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. b) Là con đường cơ bản và quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. c) Là con đường cơ bản và quan trọng nhất để hình thành ý thức, trách nhiệm công dân cho học sinh. Câu 2 : Có đồng nghiệp của mình cho rằng : Không có môn Đạo đức vẫn giáo dục được đạo đức cho học sinh. Cho biết thái độ của bạn trước quan điểm đó và giải thích vì sao. (a) Đồng tình. b) Lưỡng lự c) Không đồng tình). 2. Mục tiêu môn Đạo đức ở tiểu học Hoạt động 2. Xác định mục tiêu môn Đạo đức ở tiểu học Thời gian : 25 phút NHIỆM VỤ * Bạn hãy nghiên cứu trước mục tiêu môn Đạo đức trong sách giáo viên lớp 1, 2, 3, 4, 5 (phần chung, trang 3). Sau đó, rút ra mục tiêu chung của môn Đạo đức ở tiểu học. * Thảo luận nhóm : Tìm ra những điểm mới về mục tiêu của môn Đạo đức trong chương trình tiểu học mới so với chương trình cũ trước đây. THÔNG TIN CƠ BẢN Mục tiêu của giáo dục tiểu học là : Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Để góp phần thực hiện mục tiêu đó, môn Đạo đức ở tiểu học nhằm giúp học sinh : 1. Về kiến thức : Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó (thực hiện các chuẩn mực đó thì có lợi gì ? Không thực hiện thì có hại gì ?).
  4. 2. Về kĩ năng, hành vi : Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học ; có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống ; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. 3. Về giáo dục thái độ : Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình ; yêu thương, tôn trọng mọi người ; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người ; đồng tình và làm theo cái thiện, cái đúng, cái tốt ; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Theo chương trình mới của môn Đạo đức, ta thấy có sự thay đổi trong mục tiêu chung, bởi vì : - Mục tiêu của dạy học môn Đạo đức ở tiểu học là dạy hành vi đạo đức, nên cần chú trọng kĩ năng hành vi. - Thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo : Đào tạo con người cho hoạt động thực tiễn, nên học phải đi đôi với hành, dạy học môn Đạo đức cũng như giáo dục đạo đức phải gắn với thực tiễn đời sống, vì đào tạo con người là để phục vụ hoạt động thực tiễn. - Đáp ứng yêu cầu thực tế đời sống đạo đức : Nền kinh tế thị trường có nhiều mặt tích cực ; đồng thời có nhiều tác động tiêu cực làm xói mòn một số giá trị đạo đức truyền thống. Do đó, phải quan tâm giáo dục kĩ năng hành vi đúng chuẩn mực đạo đức, thái độ, bản lĩnh kiên định trước tiêu cực, tệ nạn xã hội để mỗi công dân là một pháo đài chống lại tiêu cực và tệ nạn. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2 Câu 1 : Trình bày mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học. Căn cứ vào đâu để xây dựng mục tiêu đó ? Câu 2 : Những ai có trách nhiệm thực hiện mục tiêu này ? Liên hệ bản thân. 3. Nhiệm vụ môn Đạo đức ở tiểu học Hoạt động 3. Xác định nhiệm vụ của môn Đạo đức ở tiểu học Thời gian : 20 phút NHIỆM VỤ * Xem các nội dung theo chỉ dẫn trong thông tin cơ bản dưới đây. * Thảo luận nhóm theo câu hỏi : - Để đạt mục tiêu kiến thức, cần phải thực hiện nhiệm vụ gì ? - Để đạt mục tiêu kĩ năng, cần phải thực hiện nhiệm vụ gì ? - Để thực hiện mục tiêu thái độ, cần phải thực hiện nhiệm vụ gì ? THÔNG TIN CƠ BẢN
  5. Để thực hiện nhiệm vụ trên, các bạn cần tìm hiểu các thông tin sau : * Mục tiêu môn Đạo đức ở tiểu học (đã nghiên cứu ở hoạt động 2). * Nội dung môn Đạo đức ở tiểu học (hoạt động 4). Để thực hiện mục tiêu và chuyển tải nội dung của môn Đạo đức đến học sinh, môn Đạo đức có nhiệm vụ quan trọng, hướng vào thực hiện mục tiêu chung của giáo dục. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 3 * Điền dấu x vào ô trước ý kiến đúng. Thực hiện nhiệm vụ môn Đạo đức là : a) Giúp học sinh có hiểu biết về kiến thức đạo đức ở mức sơ giản, phù hợp với học sinh. c b) Giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng cơ bản, vừa sức theo nội dung đã học, hình thành thói quen hành vi đúng chuẩn mực đạo đức. c) Bồi dưỡng cho học sinh xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức, giáo dục thái độ tôn trọng, học tập, ủng hộ cái đúng, đấu tranh phòng chống cái sai. d) Cả ba ý kiến trên đều đúng. 4. Nội dung, chương trình môn Đạo đức ở tiểu học Hoạt động 4. Tìm hiểu nội dung, chương trình môn Đạo đức ở tiểu học Thời gian : 25 phút NHIỆM VỤ * Đọc các thông tin theo chỉ dẫn trong thông tin cơ bản, sau đó lập bảng liệt kê các chủ đề đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5 theo hướng dẫn sau : Các quan hệ đạo đức của học Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 sinh 1. Quan hệ với bản thân 2. Quan hệ với gia đình 3. Quan hệ với nhà trường 4. Quan hệ với cộng đồng, xã hội 5. Quan hệ với môi trường tự nhiên * Thảo luận nhóm : Từ nội dung của môn Đạo đức đã thống kê ở trên, kết hợp với hiểu biết của các bạn qua triển khai thay sách môn Đạo đức, tìm ra những điểm mới về nội dung, chương trình môn Đạo đức ở tiểu học. THÔNG TIN CƠ BẢN
  6. Để thực hiện nhiệm vụ trên, các bạn cần tìm hiểu các thông tin sau : * Các chủ đề đạo đức trong sách Đạo đức của học sinh từ lớp1 đến lớp 5. * Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học : Thông tin phản hồi cho hoạt động 3, chủ đề 2, tiểu môdun 1. * Chương trình môn Đạo đức, sách giáo viên Đạo đức lớp 1, 2, 3, phần chung. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 4 Câu 1 : Điền dấu x vào ô trước ý kiến đúng. a) Ưu tiên cho các môn Toán, Tiếng Việt. c b) Chỉ dạy nội dung nào mình thấy tâm đắc. c) Dạy đủ nội dung, chủ đề đạo đức trong chương trình. Câu 2 : Nếu dùng 3 tiết phần mềm dành cho địa phương đề dạy môn khác, sẽ : a) Vi phạm khuyết điểm : tuỳ tiện. b) Vi phạm pháp lệnh của Nhà nước. c) Không có lỗi. THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1 Vị trí của môn Đạo đức ở tiểu học - Là con đường cơ bản và quan trọng nhất trong việc thực hiện giáo dục đạo đức - tiêu chí hàng đầu trong nhân cách toàn diện của học sinh. - Là cơ sở để các môn học khác tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh. - Là tiền đề để học sinh tiếp tục học môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở. Bởi môn Đạo đức có vị trí quan trọng như trên, nên trong quá trình dạy học phải thực hiện đúng nội dung, chương trình môn học, tuyệt đối không bớt xén thời gian hoặc cắt xén chương trình. Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá Câu 1 : Đáp án b. Câu 2 : Đáp án c. Nếu cho rằng không có môn Đạo đức vẫn tiến hành giáo dục được đạo đức cho học sinh là quan điểm phiến diện, chưa nhận thức đúng về vị trí của môn Đạo đức ở tiểu học. Nếu không có môn Đạo đức thì giáo dục đạo đức qua các môn học khác, qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ gặp nhiều khó khăn. * Hoạt động 2 Những điểm mới trong mục tiêu môn Đạo đức ở tiểu học
  7. Mục tiêu Chương trình cũ Chương trình mới Kiến thức Được coi trọng, Coi trọng, được mở rộng bằng nhiều kênh thông nhưng hạn hẹp tin khác nhau : tài liệu học tập, giáo viên, các trong SGK. bạn, thông tin đại chúng, thực tiễn,... Kĩ năng Mờ nhạt, hầu như Đặc biệt coi trọng, được tổ chức luyện tập trong chỉ thực hiện trong và sau bài học ở mức độ: phạm vi lớp học - Có kĩ năng lựa chọn hành vi đúng một cách và ở mức độ biết phù hợp. xác định hành vi - Có kĩ năng và thói quen hành vi đúng. đúng, sai. Thái độ Được thực hiện ở Được coi trọng với các mức độ: mức độ: học tập, - Học tập, không học tập và giải thích vì sao ? không học tập và - Biết bày tỏ thái độ đồng tình với hành vi đúng, giải thích vì sao ? phản đối hành vi sai. - Biết đấu tranh chống hành vi sai của bản thân và người khác một cách phù hợp. Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá Câu 1 : Các căn cứ để xây dựng mục tiêu chương trình môn Đạo đức : - Mục tiêu kinh tế - xã hội. - Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông. - Thực tiễn giáo dục tiểu học hiện nay. - Đặc điểm sinh - tâm lí của học sinh tiểu học. Câu 2 : Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong đó, giáo viên giảng dạy môn Đạo đức là nòng cốt. * Hoạt động 3 : Đáp án d. * Hoạt động 4 Điểm mới về chương trình môn Đạo đức : Toàn bộ chương trình gồm 35 tiết / năm học, được cấu trúc như sau : - Phần cứng : 14 bài ´ 2 tiết = 28 tiết. - Phần mềm : Dành cho địa phương = 3 tiết. - Ôn tập học kì I = 1 tiết. - Kiểm tra học kì I = 1 tiết. - Ôn tập học kì II = 1 tiết. - Kiểm tra học kì II = 1 tiết.
  8. Cộng : 35 tiết. - Điểm mới nhất của chương trình môn Đạo đức là đã dành 3 tiết phần mềm cho việc giáo dục những vấn đề liên quan đến đạo đức và pháp luật của địa phương. Nó có ý nghĩa quan trọng ở chỗ : Gắn giáo dục và dạy học môn Đạo đức với thực tiễn đời sống đạo đức ngay trong cộng đồng dân cư, nơi học sinh sống và học tập, nhằm giáo dục truyền thống đạo đức, văn hoá của địa phương, qua đó giáo dục tình yêu quê hương cho học sinh. Đồng thời, giúp học sinh biết và ngăn chặn sự xâm nhập của tệ nạn xã hội từ chính mặt trái của nền đạo đức ngay xung quanh các em. Do đó, không lạm dụng 3 tiết phần mềm này để làm việc khác, vì như vậy là vi phạm Pháp lệnh của Nhà nước. - Cùng với giáo dục truyền thống đạo đức của dân tộc, chương trình đã cập nhật nội dung mới như hội nhập,... - Chương trình được cấu trúc đồng tâm, phát triển về các quan hệ đạo đức giữa các lớp, đồng thời được phân chia thành hai giai đoạn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh theo từng nhóm lớp. Giai đoạn thứ nhất (từ lớp 1 đến lớp 3) : Chủ yếu giáo dục các hành vi có tính luân lí có tính giao tiếp ở gia đình và nhà trường. Nội dung được thể hiện trên cả kênh hình và kênh chữ ; ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Giai đoạn 2 (lớp 4, 5) : Nội dung các chuẩn mực được mở rộng về phạm vi (quê hương, đất nước, nhân loại), bước đầu giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi của người công dân, một số phẩm chất đặc trưng của người lao động,... phù hợp với lứa tuổi của các em. Những điểm mới về nội dung môn Đạo đức ở tiểu học - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Cuộc sống cần có nhiều kĩ năng khác nhau. Đối với học sinh tiểu học, chú trọng giáo dục một số kĩ năng cơ bản như : tự nhận thức, giao tiếp, xác định giá trị, ra quyết định, kiên định. - Tích hợp dọc và tích hợp ngang quyền kết hợp với bổn phận của trẻ em, tất cả các khối lớp đều được tích hợp giáo dục quyền trẻ em ở những mức độ khác nhau. - Chú trọng giáo dục cho học sinh về trách nhiệm của mình với chính bản thân mình : có trách nhiệm với lời nói và việc làm của mình, tự trọng, giữ lời hứa,... Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá Câu 1 : Đáp án c. Câu 2 : Đáp án b.
  9. CHỦ ĐỀ 2 (8 tiết) PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC MỤC TIÊU Học xong phần này, các bạn cần đạt được các mục tiêu sau : Về kiến thức - Nêu và phân tích được cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học. - Trình bày và phân tích được các nguyên tắc, phương pháp, hình thức dạy học môn Đạo đức ở tiểu học. - Chỉ ra được những điểm mới về phương pháp dạy học môn Đạo đức. - Trình bày được yêu cầu, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức. - Phân biệt được đặc điểm của dạy học môn Đạo đức ở các lớp 1, 2, 3 và lớp 4, 5. Về kĩ năng Biết vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học và đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh vào việc lập kế hoạch bài học và dạy học môn Đạo đức ở các lớp tiểu học. Về thái độ - Có ý thức tự giác, tích cực trong thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học môn Đạo đức trong các giờ dạy. - Nghiêm túc thực hiện yêu cầu đánh giá kết quả dạy học theo yêu cầu đổi mới đánh giá môn Đạo đức hiện nay. NỘI DUNG Dạy học môn Đạo đức là con đường cơ bản, quan trọng nhất để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đó phương pháp dạy học môn Đạo đức được coi là yếu tố quyết định nhất để cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng hành vi đạo đức. Chủ đề này sẽ giúp học viên : + Cập nhật thông tin cơ bản về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, phương pháp và hình thức đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức hiện nay ở tiểu học. + Từ đó, có cơ sở để rèn luyện kĩ năng và thái độ chủ động, tích cực thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức để vận dụng vào việc lập kế hoạch bài học và dạy học, nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức. 1. Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học Hoạt động 1. Tiếp cận một số cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học Thời gian : 30 phút NHIỆM VỤ
  10. * Đọc thông tin cơ bản dưới đây. * Thảo luận nhóm theo câu hỏi sau : Lựa chọn các phương pháp dạy học hợp lí khi dạy học môn Đạo đức ở tiểu học cần phải dựa trên những cơ sở nào ? Vì sao ? Giải thích nội dung của từng cơ sở đó. Hoạt động 2. Rút ra những kết luận cần thiết về mặt sư phạm sau khi thực hiện hoạt động 1 Thời gian : 15 phút NHIỆM VỤ * Thảo luận nhóm theo câu hỏi : - Những thông tin ở hoạt động 1 đã gợi ý gì cho bạn khi lựa chọn phương pháp dạy học? - Vì sao sự lựa chọn phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc điểm sinh - tâm lí của học sinh tiểu học ? THÔNG TIN CƠ BẢN Để lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học một cách có căn cứ khoa học và khả thi, cần dựa trên các cơ sở phương pháp luận, lí luận và thực tiễn sau : 1.1. Phương pháp luận triết học về bản chất con người * Theo quan điểm triết học Mác - Lênin về bản chất của con người : Con người là sự tổng hoà của cái tự nhiên (mặt sinh học) và cái xã hội (nhân cách). Trong đó, nhân cách thể hiện bản chất xã hội của mỗi cá nhân, được hình thành từ giao tiếp xã hội (thông qua con đường giáo dục, tự giáo dục). Nhờ đó, con người trở thành chủ thể hoạt động, đặc biệt là hoạt động lao động, sáng tạo. * Tiếp cận phương pháp luận triết học về bản chất của con người vào quá trình dạy học : Bản chất của quá trình dạy học là sự tương tác giữa người dạy và người học. Với tư cách là chủ thể : - Người dạy (chủ thể của hoạt động dạy - giáo viên) giữ vai trò chủ đạo : quyết định dạy cái gì (mục tiêu), dạy như thế nào (phương pháp). - Người học (chủ thể của hoạt động học - học sinh) giữ vai trò chủ động (chủ thể nhận thức) : tự giác, tích cực, sáng tạo trong học tập. Mức độ biểu hiện tính tích cực trong mỗi chủ thể nhận thức khác nhau. Do đó, không thể có phương pháp chung cho tất cả mọi đối tượng học. 1.2. Đặc điểm sinh - tâm lí của học sinh tiểu học * Cơ sở sinh lí : Hoạt động nhận thức diễn ra trên cơ sở phản ánh ý thức theo cơ chế sinh lí học thần kinh cao cấp :
  11. Với những phương pháp tác động khác nhau sẽ để lại những sản phẩm ý thức khác nhau. Trên cơ sở đó, hai nhà khoa học I.V. Pap-lốp và B.F. Skin-nơ đã thành công trong các thí nghiệm điển hình về sự hình thành phản xạ thần kinh của động vật. Thí nghiệm về sự hình thành phản xạ có điều kiện của I.V. Pap-lốp : Huấn luyện cho chó tiết nước bọt khi thấy ánh đèn và tiếng chuông. Trong thí nghiệm này, con vật bị nhốt trong môi trường biệt lập, nội dung, mục đích bị áp đặt, hoạt động của con vật hoàn toàn thụ động. Phương pháp dạy học được vận dụng theo cách này cũng đã tồn tại rất nhiều năm trong nhân loại. Ngược lại, B.F. Skin-nơ đã tiến hành những thí nghiệm hình thành phản xạ (tạo tác) : Huấn luyện cho bồ câu đi theo hình số 8, dạy cho chuột đạp “cần câu cơm...”. Trong thí nghiệm này, con vật bị nhốt trong lồng thưa, nội dung bài học dựa vào môi trường hoạt động của con vật. Con bồ câu cứ đi quanh quẩn trong chuồng, ngẫu nhiên bước vào vòng số 8, ngay lập tức nó nhận được hạt thóc, cứ thế ... nó dần nhận ra quan hệ giữa vòng số 8 và hạt thóc. Nó đã tự phát hiện ra bài học và động cơ học được xuất phát từ chính nhu cầu của nó. Thí nghiệm của Skin-nơ đã định hướng cho việc lựa chọn, vận dụng phương pháp dạy học nhằm kích thích tư duy, phát huy tích cực hoạt động trong học tập của học sinh và đã được áp dụng có kết quả trong lĩnh vực dạy học, đặc biệt là hiện nay, dạy học trên cơ sở đáp ứng nhu cầu hiểu biết của người học. Theo quy luật phát triển của trẻ em, sự phát triển thể chất của trẻ em ở mỗi lứa tuổi khác nhau, khả năng, trình độ phản ánh ý thức khác nhau. Mặt khác, sự phát triển thể chất của trẻ em cùng lứa tuổi trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể không giống nhau. Do đó, lựa chọn phương pháp dạy học còn cần phải phù hợp với sự phát triển thể chất của độ tuổi, với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của trẻ em trong độ tuổi đó. * Cơ sở tâm lí Con người chỉ hoạt động khi xuất hiện nhu cầu nào đó. Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực hoạt động. Mức độ của tính tích cực phụ thuộc vào mức độ của nhu cầu. Trong quá trình dạy học, nhu cầu nhận thức tạo sự thúc đẩy trực tiếp hoạt động. Trong dạy học
  12. cần có phương pháp kích thích làm xuất hiện nhu cầu nhận thức của học sinh. Với lứa tuổi tiểu học - đó là phương pháp làm xuất hiện vấn đề (đó là gì ? vì sao như vậy ? sẽ làm như thế nào ?...) nhằm gợi trí tò mò khám phá cái mới. Sự tò mò chính là động lực của nhận thức. Sự lựa chọn phương pháp dạy học phải dựa trên đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học, phù hợp với sự phát triển tâm lí của từng độ tuổi. Học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1, đang ở độ tuổi chuyển từ chơi sang học, với đặc điểm tâm lí hiếu động, thích chơi, nhận thức cảm tính, tư duy cảm xúc. Chính bởi vậy, sẽ hiệu quả hơn nếu vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp với khả năng nhận thức, kinh nghiệm sống, nhu cầu hiểu biết, tạo sự hấp dẫn, hứng thú học tập : “Học bằng chơi, chơi mà học”. 1.3. Yêu cầu thực tiễn Giữa con người - giáo dục - sự phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng : Con người là sản phẩm trực tiếp của thực tiễn giáo dục, đồng thời là mục tiêu, động lực của phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu kinh tế - xã hội không ngừng biến động, nên không ngừng phải đổi mới mục tiêu giáo dục nói chung và dạy học nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu của CNH - HĐH đất nước, yêu cầu hội nhập và phát triển hiện nay, Luật Giáo dục đã xác định mục tiêu của giáo dục tiểu học : “Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ( Điều 23). Giáo dục tiểu học đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển tiếp theo của trẻ em, hướng vào mục tiêu chung : Đào tạo đội ngũ người lao động năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao, sức khoẻ bền bỉ dẻo dai, tự tin, trung thực và thăng tiến. Điều đó đòi hỏi sự chuyển biến về chất trong phương pháp dạy học từ dạy kiến
  13. thức sang dạy phương pháp học (tự học, tự nghiên cứu), từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực, nhằm đào tạo con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao trước mọi biến động của xã hội. Mặt khác, quá trình đổi mới về chất trong phương pháp dạy học chỉ thực sự đạt hiệu quả khi được vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương (hoàn cảnh kinh tế, cơ sở vật chất - kĩ thuật, tập quán, truyền thống, tâm lí, lối sống, điều kiện trường lớp,...). ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1, 2 Điền dấu x vào ô trước ý kiến bạn cho là đúng nhất. Câu 1 : Việc đưa ra cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học môn Đạo đức nhằm : a) áp đặt sự lựa chọn phương pháp dạy học. b) Gợi ý cho sự lựa chọn phương pháp dạy học. c) Thay đổi cách lựa chọn phương pháp dạy học. d) Định hướng cho sự lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Câu 2 : Có cần thiết kết hợp cả 3 cơ sở trên khi lựa chọn phương pháp dạy học Đạo đức không ? a) Cần thiết b) Không cần thiết c) Có thể căn cứ một, một vài cơ sở mình cho là quan trọng nhất. Câu 3 : Theo bạn, tiêu chí nào quan trọng nhất ? a) 1. 1. b) 1. 2. c) 1. 3. d) Quan trọng ngang nhau. Câu 4 : Vì sao sự lựa chọn phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc điểm sinh - tâm lí học sinh tiểu học ? Câu 5 : Tự rút ra kết luận cho bản thân từ việc nghiên cứu phần này. THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG Câu 1 : Đáp án b. Câu 2 : Đáp án a. Câu 3 : Đáp án d. Câu 4 : Sự lựa chọn phương pháp dạy học ở tiểu học phải phù hợp với đặc điểm sinh - tâm lí của học sinh vì : - Vừa sức, học sinh có thể thực hiện được nhiệm vụ học tập.
  14. - Kích thích hoạt động, phát huy tích cực nhận thức. - Tạo không khí học tập sôi nổi. - Tạo tâm lí tự tin. Câu 5 : Từ việc nghiên cứu cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học, có thể rút ra một số kết luận sau : Để vận dụng phương pháp dạy học có tính hiệu quả, người giáo viên cần : - Tìm ra điểm tương đồng trong các nhóm đối tượng về đặc điểm sinh - tâm lí của học sinh. - Xác định được khả năng nhận thức, tích cực hoạt động của từng nhóm đối tượng. - Tuỳ đối tượng, điều kiện cụ thể để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. 2. Một số phương pháp dạy học cơ bản 2.1. Khái niệm phương pháp, phương pháp dạy học Hoạt động 1. Tiếp cận khái niệm phương pháp, phương pháp dạy học Thời gian : 20 phút NHIỆM VỤ * Đọc thông tin cơ bản của hoạt động 1. * Giải thích : - Vì sao dạy học là quá trình tác động biện chứng giữa thầy và trò ? Cho ví dụ. - Vì sao nói phương pháp dạy quyết định phuơng pháp học ? THÔNG TIN CƠ BẢN 2.1.1. Phương pháp : Là con đường, cách thức, phương tiện để đạt tới mục đích. Phương pháp giữ vai trò rất quan trọng, có tính chất quyết định tới hiệu quả của con người trong hoạt động. “Với một phương pháp tốt, một tài năng vừa phải, có thể làm được nhiều việc. Còn đối với một phương pháp không tốt thì ngay cả thiên tài cũng sẽ không làm được gì và cũng không có thành tựu gì có giá trị và chính xác” (I.V. Páp-lốp). Phương pháp gồm 2 mặt : Mặt chủ quan : Con người là chủ thể sáng tạo và sử dụng phương pháp. Phương pháp là sản phẩm của hoạt động nhận thức của con người. Mặt khách quan : Để sáng tạo, vận dụng phương pháp đạt hiệu quả phải xuất phát từ khách thể trong hiện thực khách quan, phù hợp với quy luật, hoàn cảnh khách quan và đối tượng tác động. 2.1.2. Phương pháp dạy học :
  15. Phương pháp dạy học, là phương pháp được xây dựng và vận dụng vào một quá trình cụ thể - quá trình dạy học. Đây là quá trình được đặc trưng ở tính hai mặt, nghĩa là bao gồm hai hoạt động : Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Do đó, phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của cả thầy và trò trong quá trình dạy học, đựợc tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy và chủ động của trò nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Nói cách khác đó là cách thức dạy của thầy nhằm truyền đạt tri thức và cách thức hoạt động của trò nhằm tiếp thu tri thức. Bản chất của phương pháp dạy học là sự tác động biện chứng giữa 2 chủ thể : thầy và trò ; là sự tương tác giữa hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích : chiếm lĩnh tri thức. Trong đó, cách dạy của thầy quyết định cách học của trò ; khả năng nhận thức và cách học của trò, ngược lại cũng tác động đến sự vận dụng, điều chỉnh cách dạy của thầy : Cũng như mọi phương pháp khác, phương pháp dạy học gồm hai mặt : Mặt chủ quan : Sự sáng tạo, vận dụng phương pháp vào đối tượng, hoàn cảnh cụ thể của người học. Mặt khách quan : Xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện thực tế của đối tượng cụ thể để
  16. lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp. Do đó, không có một hệ thống phương pháp được sử dụng tuyệt đối cho mọi đối tượng. Vì thế, để sử dụng phương pháp dạy học đạt hiệu quả, phải sát đối tượng. 2.2. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay Hoạt động 2. Tìm hiểu thực chất của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay Thời gian : 35 phút NHIỆM VỤ * Đọc thông tin cơ bản, sau đó : - Phân tích tính ưu việt của dạy học tích cực. - Chỉ ra điểm mới về phương pháp dạy học môn Đạo đức theo chương trình mới. * Thảo luận nhóm : Bạn hãy tìm ra nét đặc trưng nhất của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay. THÔNG TIN CƠ BẢN 2.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học Sự thay đổi mục tiêu kinh tế - xã hội quyết định việc thay đổi chiến lược con người và làm thay đổi cả hệ thống các thành tố của quá trình dạy học : mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và phương thức đánh giá. Đó là một hệ thống tác động hữu cơ, móc xích với nhau. Trên cơ sở tiếp cận hệ thống, đổi mới dạy học là đổi mới đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học : Với một nước chậm phát triển, mặt bằng dân trí (về văn hoá, khoa học - kĩ thuật, pháp luật,...) còn thấp như nước ta, đổi mới giáo dục nói chung và dạy học nói riêng là tất yếu và cấp bách để giáo dục thực sự đi trước, đón đầu phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH, chống lại sự tụt hậu, thực hiện vai trò “quốc sách hàng đầu” của giáo dục - đào tạo. Cuộc cách mạng lần thứ hai trong giáo dục đang tạo ra từng bước chuyển biến về chất trong nội dung và phương pháp dạy học, từ quan điểm dạy học thụ động (truyền thống) sang dạy học tích cực, với các đặc trưng cơ bản dựa trên các tiêu chí sau : Nội dung Dạy học thụ động Dạy học tích cực
  17. Mục tiêu Nguồn chủ yếu : Giáo Từ nhiều nguồn ; Giáo viên, bạn bè, sách viên, sách ⇒ hạn hẹp. vở, thông tin đại chúng, thực tiễn và sự tích luỹ cá nhân,... ⇒ Mở rộng, phong phú, cập nhật hơn. Phương Thầy áp đặt một chiều, Thầy thiết kế hoạt động, định hướng, dẫn pháp liệt kê kiến thức. Trò dắt. Trò tự chiếm lĩnh kiến thức, hoạt động thụ động nghe, ghi. dưới sự giúp đỡ của thầy, bạn,... Đánh giá Ghi nhớ, tái hiện Hiểu và vận dụng, sáng tạo Môi Nặng nề, gò bó Cởi mở, thân thiện, phạm vi giao tiếp mở trường sư rộng: Thầy – Trò ; Trò – Trò ; Thầy, trò - phạm Xã hội Tính ưu Thầy : Thầy : việt + Dạy cái mình sẵn có + Dạy cái trò cần + Dạy kiến thức là chủ + Dạy phương pháp chiếm lĩnh kiến thức ⇒ yếu tích cực hoá hoạt động học tập của trò. + Thầy là trung tâm của + Trò là trung tâm của hoạt động - chủ thể hoạt động. nhận thức. Bảng so sánh trên cho ta thấy tính ưu việt của dạy học tích cực. Để thực hiện quan điểm dạy học tích cực phải sử dụng hệ thống các phương pháp, hình thức dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh : động não, thảo luận, giải quyết tình huống, giải quyết vấn đề, đề án ... 2.2.2. Đổi mới dạy học môn Đạo đức ở tiểu học * Những điểm mới cơ bản của phương pháp dạy học môn Đạo đức theo chương trình Tiểu học mới so với trước đây : Phương pháp cũ Phương pháp mới - Cách thức đưa ra nội dung bài học: SửRất linh hoạt, có thể bắt đầu bài học dụng hệ thống phương pháp nặng tính bằng những tình huống qua tranh, bằng áp đặt, thường đưa ra những khuôn mẫu lời, câu chuyện có kết cục mở, tiểu ứng xử có sẵn, một chiều và thuyết phụcphẩm, bài thơ, trò chơi,... với nhiều cách học sinh tin rằng cách đối xử đó là đúng, thức khác nhau để học sinh tự phán là tốt (hoặc là sai, là xấu) bằng một đoán, tự hoạt động (cá nhân hoặc hợp truyện kể đạo đức chứa đựng mẫu hành tác với bạn, thầy) tìm ra phương án giải vi hoặc hành vi phản diện. quyết phù hợp nhất trong hoàn cảnh cụ thể. Từ đó xây dựng nội dung bài học. - Tiến trình bài học : Bài học diễn ra Từ những thông tin, tư liệu, câu chuyện, theo một lô gíc cứng nhắc. Kể chuyện tình huống, tiểu phẩm, trò chơi,... ⇒ ⇒ đàm thoại ⇒ bài học (ghi nhớ) ⇒ thảo luận, tranh luận, phỏng vấn, giao liên hệ, luyện tập. lưu,... ⇒ nội dung bài học ⇒ luyện tập
  18. (nhiều hoạt động: trò chơi, đóng vai, bài tập...). Bài học diễn ra linh hoạt, tôn trọng tự chủ, tự quản, tích cực hoạt động và sự sáng tạo của học sinh. - Phương pháp chủ đạo : Kể chuyện, Kết hợp phương pháp truyền thống và đàm thoại, nêu gương, khen thưởng, hiện đại : động não, đóng vai, thảo luận, trách phạt ⇒ trò lười biếng, ỉ lại. đề án, trò chơi, điều tra... ⇒ trò hoạt động tích cực. - Tri thức : Thông tin một chiều : Thầy trò Thông tin đa chiều : Thầy - trò Trò - trò Trò - xã hội, thông tin đại chúng,... Tri thức hạn hẹp, áp đặt. Tri thức được mở rộng từ nhiều kênh thông tin, từ kinh nghiệm sống của học sinh và thực tiễn. Điểm mới cơ bản nhất của đổi mới phương pháp dạy học Đạo đức ở tiểu học là chuyển vai trò trung tâm của hoạt động dạy học từ thầy sang trò. - Trước đây : Thầy truyền thụ, trò ghi nhớ, tái hiện, thầy đánh giá. - Nay : Thầy thiết kế hoạt động, định hướng, tổ chức, chỉ đạo trò hoạt động và sáng tạo hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. Thầy là trọng tài, cố vấn cho trò tự đánh giá. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1, 2 Câu 1 : Thực chất của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay là gì ? Câu 2 : Bạn có thấy cần thiết nghiên cứu các thông tin về phương pháp và đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức không ? Vì sao ? (Điền dấu x vào ô trước ý bạn đồng ý). a) Rất cần thiết. b) Cần thiết. c) Không cần thiết. Câu 3 : Bạn sẽ mong muốn vận dụng phương pháp và đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức vào thực hiện chương trình - sách giáo khoa mới đạt mức độ nào ? a) Ở tất cả các chủ đề Đạo đức. b) Chọn một số bài dễ dạy. c) Tập trung vào bài nào được thanh, kiểm tra và hội giảng. 2.3. Một số phương pháp dạy học chủ yếu Hoạt động 3. Tìm hiểu một số phương pháp chủ yếu của dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay
  19. Thời gian : 45 phút NHIỆM VỤ * Đọc thông tin cơ bản, sau đó : - Phân biệt sự khác nhau về bản chất của các phương pháp dạy học môn Đạo đức. - Mô tả cách tiến hành các phương pháp đó. - Chỉ rõ các yêu cầu sư phạm cần thực hiện khi vận dụng từng phương pháp. * Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ trên, thảo luận nhóm theo câu hỏi : - Theo bạn phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học có đặc thù gì ? - Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học đạt kết quả tốt, cần tuân theo những nguyên tắc gì ? THÔNG TIN CƠ BẢN Phương pháp dạy học môn Đạo đức là sự tương tác giữa thầy và trò nhằm chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện thái độ và kĩ năng hành vi đạo đức theo nhiều cách thức khác nhau. Phương pháp dạy học môn Đạo đức rất phong phú, đa dạng. Dưới đây là một số phương pháp chủ yếu. 3.1. Phương pháp động não * Khái niệm Động não là kĩ thuật giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó, được trình bày một cách ngắn gọn (một từ, cụm từ, một câu thật ngắn). Phương pháp này có tác dụng quan trọng nhất là giúp học sinh hình thành tinh thần hợp tác trong học tập, tạo cơ hội cho mọi học sinh đều được tham gia vào hoạt động học tập. Nó rất phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh nhóm lớp 1, 2, 3. * Cách tiến hành - Giáo viên nêu vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm, khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. - Liệt kê tất cả mọi ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp. - Phân loại các ý kiến (Gợi ý bằng cách cho học sinh bày tỏ ý kiến đồng ý với ý kiến nào, không đồng ý với ý kiến nào). - Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý. - Tổng hợp ý kiến của học sinh, giải đáp thắc mắc hoặc bổ sung nếu học sinh có nhu cầu. * Một số yêu cầu sư phạm - Phương pháp động não có thể dùng để lí giải bất kì một vấn đề đạo đức nào. Song
  20. đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế cuộc sống của học sinh. - Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn, lí tưởng là bằng một từ hay một câu thật ngắn. - Tất cả mọi ý kiến đều cần được giáo viên hoan nghênh, chấp nhận, không nên phê phán, nhận định đúng, sai. - Cuối cùng, giáo viên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả học sinh. 3.2. Phương pháp đóng vai * Khái niệm - Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành (làm thử) một cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định và trong môi trường an toàn. * Ưu điểm - Học sinh thực hành những kĩ năng ứng xử trong môi trường an toàn trước khi áp dụng vào thực tiễn. - Gây hứng thú và chú ý đối với học sinh. - Tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo của học sinh. - Khích lệ học sinh thay đổi thái độ, hành vi theo hướng tích cực. - Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của học sinh qua các vai diễn. * Cách tiến hành - Giáo viên nêu tình huống và yêu cầu đóng vai (ghi vào phiếu học tập, bảng phụ). - Học sinh thảo luận nhóm đưa ra cách ứng xử phù hợp, xây dựng lời thoại và phân công đóng vai. - Các nhóm lần lượt lên đóng vai. - Lớp nhận xét. - Giáo viên chốt lại cách ứng xử cần thiết trong từng tình huống. * Một số yêu cầu sư phạm - Tình huống đóng vai phải phù hợp vớp chủ đề bài học, lứa tuổi, trình độ học sinh, điều kiện, hoàn cảnh lớp học. - Cách nêu tình huống phải thật ngắn gọn, nhưng dễ hiểu, có yêu cầu rõ ràng. - Tình huống để mở, không cho trước lời thoại. Đối với học sinh nhóm lớp 1, 2, 3 có thể gợi ý bằng hình ảnh (ảnh, tranh, băng hình), hoặc bằng câu hỏi gợi mở. - Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề. Do đó, cách giao nhiệm vụ của giáo viên phải cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. - Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2