Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 3
lượt xem 37
download
Về kiến thức Xác định được : - Các giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH). - Mức độ tích hợp các giá trị đạo đức đó vào giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Về kĩ năng Tích hợp được một số giá trị đạo đức vào giáo dục và dạy học môn Đạo đức một cách phù hợp với học sinh tiểu học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của CNH - HĐH. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 3
- CHỦ ĐỀ 2 (1 tiết)NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Học xong phần này, học viên có khả năng : Về kiến thức Xác định được : - Các giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH). - Mức độ tích hợp các giá trị đạo đức đó vào giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Về kĩ năng Tích hợp được một số giá trị đạo đức vào giáo dục và dạy học môn Đạo đức một cách phù hợp với học sinh tiểu học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của CNH - HĐH. Về thái độ Có tinh thần trách nhiệm, thái độ nghiêm túc trong việc tự rèn luyện bản thân và giáo dục học sinh rèn luyện theo những phẩm chất của người lao động trong thời đại CNH - HĐH. Nội dung Trong chủ đề này bạn sẽ được cập nhật một số giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hoạt động. TÌM HIỂU CÁC GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA CON NGưỜI VIỆT NAM THỜI KÌ CNH - HĐH HIỆN NAY Thời gian : 45 phút Nhiệm vụ * Đọc thông tin cơ bản dưới đây. * Thảo luận nhóm theo câu hỏi : - Theo bạn, con người Việt Nam hiện nay cần phải có những giá trị cơ bản gì để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì CNH - HĐH ? - Cần cập nhật những giá trị cơ bản nào vào nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay ? Thông tin cơ bản 1. Những vấn đề đặt ra đối với con người trong thế kỉ mới Nhân loại bước vào thế kỉ XXI, một thế kỉ phát triển mới với các đặc điểm cơ bản :
- - Sự bùng nổ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực nhờ công nghệ mới, vật liệu mới và sự hợp tác rộng rãi trong khu vực, giữa các khu vực. - Kinh tế và sản xuất, lao động dịch vụ nổi trội hơn lao động sản xuất. - Thế giới đang biến đổi cực kì nhanh, với sự phát triển như vũ bão về khoa học - kĩ thuật - công nghệ. - Các quốc gia, khu vực ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. - Xã hội đang tiến dần đến “xã hội học tập”. - Con người là mục tiêu, động lực của phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó đòi hỏi con người phải là : - Con người nhân văn - nhân bản - nhân ái. - Con người công dân có bản sắc riêng, có cá tính. - Con người có trình độ khoa học và công nghệ, có năng lực nghề nghiệp, tay nghề cao. - Con người cá nhân, có tính độc lập tự chủ, tự giác, năng động, khả năng thích ứng cao, biết giữ chữ tín và thăng tiến. 2. Hệ giá trị có tính phổ quát hiện nay - Trong lĩnh vực chính trị xã hội : + Duy trì hoà bình + Bình đẳng xã hội + An ninh quốc gia + Yêu thương, chăm sóc, tôn trọng, bảo vệ quyền con người + Hợp tác và phát triển + Tôn trọng các dân tộc và quốc gia khác - Trong lĩnh vực nhận thức, trí tuệ + Học vấn cao + Hiểu biết rộng + Sống có mục đích + Sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên + Sự sáng tạo, khôn ngoan, biết kế thừa, hợp tác,... trong hành động - Trong lĩnh vực kinh tế + Việc làm + Sự giàu sang + An toàn trong sản xuất, lưu thông, tiêu dùng + Bảo vệ môi trường sinh thái
- + Sự hợp tác - cân bằng lợi ích - phát triển. - Trong lĩnh vực văn hoá : + Bảo vệ di sản văn hoá nhân loại + Tôn trọng sở thích, đam mê ... của người khác + Chăm sóc sức khoẻ + Kế thừa cái đẹp truyền thống và tiếp nhận cái đẹp hiện đại - Trong giao tiếp : + Niềm tin vào con người + Khoan dung (thấu hiểu, thông cảm, chia sẻ, nhường nhịn) + Thừa nhận + Chân thành, khiêm tốn, trung thực + Thân mật (niềm nở, vui vẻ, cởi mở) 3. Những yêu cầu cơ bản của con người Việt Nam thế kỉ XXI và thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ tám chỉ rõ : “Đến năm 2020, về cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp”. Để thực hiện mục tiêu đó, tất yếu phải tiến hành HĐH - CNH đất nước. Do đó, giáo dục cùng với khoa học - công nghệ có vai trò quốc sách hàng đầu. Công nghiệp hoá là con đường tất yếu để xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Con người là nguồn vốn quốc gia quan trọng nhất. Trong công cuộc CNH - HĐH đất nước, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Sự nghiệp CNH - HĐH đòi hỏi phải phát triển con người toàn diện, hài hoà, cân đối trí lực và thể lực, đức và tài, phát triển cá tính và sự phong phú của con người, phát triển một cách tự do, đầy đủ, làm chủ và thích ứng với sự di động chức năng xã hội của con người. Những giá trị cơ bản mà con người cần được giáo dục, đạt tới đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đã sớm được đặt ra trong nhiều nghị quyết của Đảng : “Hướng vào bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt Nam và không ngừng gia tăng tính tự giác, năng động, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân, kết hợp sức mạnh của cả cộng đồng. Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội...” (Nghị quyết TƯ 4 - Khoá VII, 1993) ; “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ; CNH - HĐH đất nước ; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực
- tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại ; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại ; có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỉ luật ; có sức khỏe ; là những người thừa kế và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên” (Nghị quyết TƯ 2 - Khoá VIII, 1997). Đó chính là mô hình nhân cách của con người Việt Nam hiện nay. Đánh giá hoạt động Câu 1 : Việc nghiên cứu chủ đề này có ý nghĩa, tác dụng như thế nào đối với giáo viên tiểu học ? Câu 2 : Chỉ ra những giá trị cơ bản cần tiếp cận vào nội dung giáo dục và dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay. CHỦ ĐỀ 3 (1 tiết) NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY Mục tiêu Học xong phần này, học viên có khả năng : Về kiến thức Trình bày và phân tích được những đặc trưng cơ bản của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Về kĩ năng Vận dụng được các đặc trưng cơ bản đó vào giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện
- nay. Về thái độ Có tinh thần trách nhiệm và thái độ nghiêm túc trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Nội dung Trong chủ đề này, các bạn sẽ cùng tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay. Hoạt động. TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY Thời gian : 45 phút. Nhiệm vụ Thảo luận nhóm theo câu hỏi : - Theo các bạn, việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay có những thuận lợi và khó khăn cơ bản gì ? - Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong đặc điểm vừa thuận lợi vừa khó khăn trên, cần phải thực hiện những yêu cầu gì ? Thông tin cơ bản Mục tiêu của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học : Giúp HS có hiểu biết ban đầu về kiến thức và kinh nghiệm đạo đức để vận dụng vào ứng xử trong giao tiếp hằng ngày ; hình thành cho học sinh các phẩm chất đạo đức tốt đẹp, bền vững để ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ đạo đức ; bồi dưỡng niềm tin, thái độ ủng hộ, làm theo cái đúng, cái tốt, không ủng hộ, không làm theo cái xấu, cái sai. Việc thực hiện mục tiêu trên hiện nay được tiến hành trong điều kiện mới, thuận lợi và khó khăn đan xen nhau. - Giáo dục đạo đức cho học sinh diễn ra trong điều kiện kinh tế thị trường : Kinh tế thị trường, một mặt tạo ra những chuyển biến mới về cơ cấu lao động, sản phẩm, dịch vụ, thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, quản lí sản xuất, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống. Mặt khác, xuất hiện những mặt trái, làm ảnh hưởng đến giá trị, truyền thống đạo đức gây tác động ngược chiều, khó khăn cho giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng : + Không ít bậc phụ huynh bận làm ăn, sao nhãng hoặc khoán trắng con cho giáo viên nhà trường ; hoặc quá nuông chiều con,... + Những tiêu cực và tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển trong cơ chế thị trường đã
- tác động đến tâm hồn trẻ thơ, gây khó khăn cho công tác giáo dục : nghiện hút, mại dâm, lừa đảo, lối sống đồng tiền, thực dụng, bạo lực trong gia đình,... Thực tế đó đòi hỏi việc giáo dục đạo đức hiện nay phải quan tâm đến trẻ em mọi lúc mọi nơi, phải làm cho nhà trường cùng với gia đình thực sự là một thành trì vững chắc chống lại các tiêu cực, tệ nạn xã hội, làm cho trẻ em đến trường là niềm vui, nhà trường cùng với gia đình phải trở thành chỗ dựa tinh thần của trẻ em. Muốn vậy phải xây dựng nhà trường trở thành môi trường lành mạnh, trong sạch hơn nữa, mà ở đó mỗi giáo viên là tấm gương sáng về đạo đức trước học sinh. - Hội nhập khu vực và toàn cầu đã mở ra thời cơ cho các nước chậm phát triển về nhiều mặt. Trong sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, nhiều tinh hoa văn hoá của nhân loại được cập nhật, nâng cao dân trí. Song cũng khó tránh khỏi sự du nhập của văn hoá phẩm không lành mạnh, lối sống hưởng thụ,... làm băng hoại các giá trị đạo đức tốt đẹp, và gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em. Do đó, trong công tác giáo dục phải quan tâm đặc biệt tới đời sống tinh thần của học sinh : giáo dục giá trị thẩm mĩ, lối sống lành mạnh, truyền thống của quê hương, đất nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giá trị nhân văn, tinh thần nhân đạo, ý thức cộng đồng, tinh thần hợp tác và phát triển, ý thức bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm tài nguyên,... - Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền. Xã hội Việt Nam hiện nay, cùng với việc phấn đấu thực hiện mục tiêu : “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, còn phải làm cho xã hội Việt Nam trở thành một xã hội công dân, mọi người hiểu biết và tôn trọng pháp luât. Do đó, giáo dục đạo đức được tiến hành đồng thời với giáo dục pháp luật. Thực hiện : “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” là nghĩa vụ đạo đức lớn nhất của mỗi công dân trong xã hội. Trong nội dung giáo dục đạo đức, cần giáo dục cho học sinh ý thức thực hiện tốt quyền và trách nhiệm công dân - đó là một trong các tiêu chí của tiến bộ xã hội. - Giáo dục đạo đức tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách toàn diện của con người Việt Nam thời kì CNH - HĐH. Đặc điểm này đòi hỏi, khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh phải bám sát đặc trưng nhân cách của con người hiện nay : con người yêu nước, yêu CNXH, có ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN ; năng động, sáng tạo ; con người công dân, “sống và làm việc theo Hiến pháp pháp luật” ; con người khoa học, có tác phong công nghiệp, hiểu biết, có kĩ năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào cuộc sống ; con người có ý thức tự trọng, tôn trọng người khác, trung thực và thăng tiến. - Sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng làm cho trẻ em có điều kiện tiếp xúc với văn hoá của toàn nhân loại, mở rộng hiểu biết, thông minh hơn. Nhiều chương trình giải trí đã thực sự là trường học thứ hai, là sân
- chơi trí tuệ bổ ích và lí thú của trẻ em. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng các quán Game, với những trò chơi điện tử mới lạ sẽ hấp dẫn số đông trẻ em hơn những bài học Đạo đức ở trên lớp. Nhiều điều các em nhận được từ công nghệ thông tin gây hứng thú hơn từ các bài giảng ở nhà trường. Các hình ảnh trên thông tin đại chúng luôn kích thích tính hiếu kì của trẻ hơn những lời nói của thầy cô giáo. Các nhà giáo dục không thể chống lại được xu thế tất yếu của thời đại. Nhưng, với bản chất của khoa học giáo dục, các nhà giáo dục phải tạo ra sức hút mạnh hơn đối với trẻ em từ phương thức giáo dục của mình thay cho những lời kêu gọi, những sự cấm đoán. Điều này đòi hỏi việc giáo dục đạo đức phải thường xuyên được đổi mới cả nội dung, phương pháp và hình thức sinh động, phù hợp với nhu cầu, sinh - tâm lí của trẻ em. - Xu hướng đổi mới mạnh mẽ giáo dục và sự cạnh tranh chất xám đang đặt ra cho nhà sư phạm những yêu cầu có tính cách mạng : dạy chữ đi đôi với dạy người, dạy cách học gắn liền với dạy cách sống ; không ngừng tự đào tạo lại, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là cái tâm đối với nghề. Giáo dục đạo đức là hoạt động góp phần quan trọng lớn lao vào việc dạy người, nó đòi hỏi nhà giáo dục luôn phải tiến hành hoạt động giáo dục kép : giáo dục học sinh và tự giáo dục chính mình. Đánh giá hoạt động Câu 1 : Điền dấu x vào ô trước những ý kiến bạn cho là phù hợp. Khi đưa ra nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, cần phải quan tâm đến các đặc điểm nào sau đây : a) Dựa trên cơ sở vốn sống về đạo đức của học sinh. b) Chủ yếu là nội dung. Câu 2 : Khi thực hiện một kế hoạch giáo dục đạo đức của nhà trường, phát hiện thấy thiếu tính khả thi, bạn sẽ làm gì ? a) Cứ thực hiện. b) Tự điều chỉnh rồi báo cáo cấp trên. c) Báo cáo cấp trên, xin điều chỉnh cho phù hợp. Thông tin phản hồi cho các hoạt động Chủ đề 2 Gợi ý tham khảo các giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kì CNH - HĐH - Giá trị đạo đức + Phẩm chất chính trị : Trung thành với lí tưởng XHCN, công cuộc CNH - HĐH ; tự cường, tự hào dân tộc ; yêu quê hương, đất nước. + Tự hoàn thiện bản thân : Tự trọng, tự tin, tự lập, trung thực, giản dị, tiết kiệm, siêng năng, hướng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận.
- + Với mọi người và dân tộc khác : Nhân nghĩa, yêu thương, chăm sóc, khoan dung, vị tha, bảo vệ quyền con người, hợp tác, lễ độ, bình đẳng, lịch sự, tế nhị, tôn trọng mọi người, thuỷ chung, giữ chữ tín. + Với công việc : Trách nhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết. + Với môi trường (tự nhiên, văn hoá, xã hội) : Bảo vệ môi trường, sử dụng thông minh và tiết kiệm tài nguyên, dân chủ, công bằng, hoà bình, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc và nhân loại. - Giá trị trí tuệ + Tư duy, sáng tạo + Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề + Tiếp thu nhanh, vận dụng linh hoạt + Hợp tác + Trí nhớ tốt + Hiểu biết rộng + Quyết đoán + Tác phong công nghiệp + Quản lí bằng công nghệ thông tin + Làm chủ phương tiện thông tin đa năng. - Thẩm mỹ + Vươn tới chân - thiện - mỹ + Tôn trọng, hướng tới cái đẹp + Sáng tạo cái đẹp - Thể chất + Bền bỉ, dẻo dai + Có khả năng thích ứng cao trước các biến động của xã hội và môi trường. Câu 1 : Việc nghiên cứu các giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kì CNH - HĐH có ý nghĩa tác dụng đối với giáo viên tiểu học : + Định hướng cho việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân trước yêu cầu đổi mới đất nước nói chung và đổi mới giáo dục nói riêng. + Bổ sung, giúp giáo viên cập nhật tri thức cần thiết để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Câu 2 Các giá trị đạo đức - nhân văn cần cập nhật vào nội dung giáo dục, dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay : + Bình đẳng xã hội + Yêu thương, chăm sóc, tôn trọng, bảo vệ quyền con người
- + Hợp tác, phát triển + Tôn trọng cái đẹp + Bảo vệ môi trường, sinh thái + Bảo vệ di sản văn hoá + Nhân ái + Khoan dung + Thừa nhận + Chân thành, khiêm tốn, trung thực + Niềm tin vào con người. Ngoài ra còn một số giá trị khác phù hợp với điều kiện Việt Nam : tự trọng, kiên trì vượt khó, đoàn kết tương trợ, tự tin,... Chủ đề 3 * Yêu cầu cơ bản của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay - Phải phù hợp với đặc điểm sinh, tâm lí của học sinh : + Nội dung giáo dục cần đơn giản, cụ thể, thiết thực, vì khả năng ghi nhớ, giải thích của học sinh tiểu học còn hạn chế. + Tư duy của học sinh tiểu học là tư duy cảm xúc, trực giác, nên phương pháp, hình thức giáo dục phải sinh động, hấp dẫn. Cần kết hợp giáo dục bằng lời với những tấm gương đạo đức và hình ảnh sống động trong thực tế gần gũi với học sinh để tạo xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức, tăng tính thuyết phục, kích thích nhu cầu, mong muốn học tập và làm theo. + Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học nhanh nhớ, nhanh quên, nên cần tăng cường các hình thức vận dụng, thực hành phong phú, đa dạng, phù hợp để thành lập thói quen hành vi đúng chuẩn mực. - Có sự vận dụng nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện địa phương, kế thừa, phát triển vốn sống của học sinh. - Kết hợp với giáo dục kĩ năng sống, hình thành cho học sinh những năng lực phù hợp lứa tuổi tiểu học : nhận thức, giao tiếp, tư duy,... - Kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Kết hợp giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em. Yêu cầu này đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc nội dung các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền trẻ em : Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam ; Luật Giáo dục ; Luật Phổ cập giáo dục tiểu học,... Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá Câu 1 : Đáp án a, c, d, e. Câu 2 : Tuỳ hoàn cảnh cụ thể, có thể chọn đáp án b hoặc c.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp dạy đạo đức cho học sinh tiểu học - Phần 3
53 p | 3752 | 230
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Đạo đức lớp 1 - phương pháp dạy môn đạo đức lớp 1
2 p | 1176 | 182
-
SKKN: Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Đạo đức lớp 1
18 p | 915 | 157
-
SKKN lớp 3: Tổ chức trò chơi học tập trong giờ Đạo đức lớp 3
20 p | 838 | 129
-
Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 1
32 p | 427 | 74
-
Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 7
27 p | 855 | 69
-
Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 2
9 p | 308 | 64
-
Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ở tiểu học - CĐ Sư phạm Hà Nam
147 p | 591 | 56
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh ở môn Đạo đức lớp 2
10 p | 280 | 50
-
Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 6
31 p | 186 | 40
-
Môđun Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - CĐSP Hà Nam
148 p | 279 | 38
-
Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 5
28 p | 250 | 37
-
Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 4
11 p | 168 | 27
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Đạo Đức lớp 1
26 p | 64 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác vào chương Ancol – Phenol Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
66 p | 28 | 7
-
Báo cáo sáng kiến: Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh thông qua môn Đạo đức lớp 3
24 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn