Phương pháp điều trị bệnh Gout
lượt xem 5
download
Gout là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purine làm tăng acid uric trong máu và khi không được bài tiết hết qua thận, hoặc chức năng bài tiết của thận kém, acid uric sẽ lắng đọng tại các khớp dưới dạng tinh thể muối urat gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của những đợt viêm khớp do gout : là sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội tại 1 hay nhiều khớp. Hiện tượng viêm gout cấp thường rầm rộ, tạo ra những cơn đau kinh hoàng cho bệnh nhân nhưng các đợt viêm gout cấp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp điều trị bệnh Gout
- Phương pháp điều trị bệnh Gout Gout là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purine làm tăng acid uric trong máu và khi không được bài tiết hết qua thận, hoặc chức năng bài tiết của thận kém, acid uric sẽ lắng đọng tại các khớp dưới dạng tinh thể muối urat gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của những đợt viêm khớp do gout : là sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội tại 1 hay nhiều khớp. Hiện tượng viêm gout cấp thường rầm rộ, tạo ra những cơn đau kinh hoàng cho bệnh nhân nhưng các đợt viêm gout cấp trong thời gian đầu cũng chỉ kéo dài từ 5 – 10 ngày rồi biến mất, không để lại di chứng gì cho bệnh nhân. Các cơn gout cấp sẽ tái phát trở lại với khoảng cách từ 1 vài tháng đến 1 hoặc 2 năm sau đợt viên gout cấp đầu tiên, tùy thuộc vào việc điều trị và kiểm soát chế độ dinh dưỡng của từng bệnh nhân. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, khoảng cách giữa các đợt viêm gout cấp sẽ ngày càng gần nhau hơn. Nhiều bệnh nhân sau khoảng 5 đến 10 năm, các đợt viêm gout cấp có thể chỉ còn cách nhau khoảng 10 – 15 ngày. Các tinh thể muối urat lắng tụ lâu ngày tại khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp được gọi là cục tophi. Những cục tophi có đường kính từ vài mm đến nhiều cm, không đau nhưng khi những cục tophi quá lớn sẽ phá hủy khớp, gây biến dạng khớp. Nguy hiểm hơn, khi tinh thể muối urat lắng đọng tại các tổ chức thận, gây ra viêm thận kẽ, sỏi thận và cuối cùng là suy thận, nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân. Trong chủ đề này Điều trị bệnh Gout Bệnh gout thường gắn liền với các bệnh chuyển hóa khác như : Bệnh tiểu đường, rối loạn lipit, cao huyết áp, các bệnh tim mạch và thực sự tăng acid uric đã được coi là một trong
- những yếu tố nguy cơ tim mạch. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bị tàn phế. Bệnh gút thường tiến triển nhanh trong khoảng từ 5 – 10 năm hoặc 20 năm. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân mất khả năng vận động, có nhiều biến chứng ở thận, suy kiệt dần, có thể dẫn đến tử vong. Phương pháp điều trị truyền thống : Phương pháp điều trị truyền thống và đến nay vẫn đang được áp dụng phổ biến là sử dụng những nhóm thuốc chống viêm, giảm đau, tăng thải và giảm tổng hợp acid uric máu 4, tuy nhiên các thuốc này không có tác dụng điều trị vào nguyên nhân gây bệnh nên không ngăn chặn được bệnh âm thầm tiến triển. Nguy hiểm hơn cả là nếu sử dụng các loại thuốc này không đúng cách, không có chỉ dẫn của bác sỹ sẽ gây nguy hiểm cho gan, thận, dạ dày, đặc biệt nguy cơ gây suy thận. Đó là với bệnh nhân mới bị Gout, còn với những bệnh nhân đã bị mãn tính và có nhiều bệnh kèm theo thì các thuốc trên hầu như không có tác dụng. Một yêu cầu quan trọng trong điều trị truyền thống là bệnh nhân phải thực hiện một chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt. Tuy nhiên trong thực tế, bệnh nhân Gout cũng khó lòng làm chủ được chế độ sinh hoạt, ăn uống của mình, nên việc điều trị Gout nói chung vẫn trong một vòng luẩn quẩn và con đường phía trước của bệnh nhân vẫn là nguy cơ bệnh ngày càng nặng hơn. Khảo sát 15 ngàn bệnh nhân Gout khám và điều trị tại Viện Gút từ năm 2007 đến tháng 12/2009 đ ã có trên 3000 bệnh nhân bị Gout mãn tính với nhiều biến chứng. Phương pháp mới trong điều trị bệnh Gout : Năm 2007, Viện Gút đã nghiên cứu và áp dụng một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân Gout là hạn chế sử dụng các loại thuốc tây để tránh nguy cơ gây độc hại của thuốc với chức năng gan, thận; Lựa chọn và đưa vào hỗ trợ điều trị bằng một số bài thuốc đông y có tác dụng đặc biệt với cả bệnh nhân Gout cấp và mãn tính. Một đợt điều trị thường từ 3 – 5 tháng với bệnh nhân Gout cấp tính và lâu hơn với bệnh nhân Gout mãn tính. Kết quả giúp bệnh nhân có thể cải thiện toàn diện tình trạng bệnh. Các đợt viêm Gout cấp sẽ thưa dần và từ từ biến mất, nếu vài ba năm sau cơn Gout cấp có dấu hiệu tái phát cũng chỉ cần bổ sung bằng một đợt điều trị ngắn ngày là bệnh đã bị đẩy lui. Đặc biệt nhất của kết quả điều trị là những bệnh nhân Gout mãn tính, kể cả những bệnh nhân bị mắc bệnh huyết áp cao, bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, suy thận nhẹ… nếu điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ th ì tình trạng bệnh cũng sẽ cải thiện đáng kể. Các cục tophi có thể tan ra và nhỏ lại. Để đảm bảo cho đợt điều trị được liên tục, đạt hiệu quả cao nhất, các bác sỹ Viện Gút đã thường xuyên theo dõi bệnh nhân qua điện thoại hoặc thư điện tử, giúp bệnh nhân vượt qua những khó khăn của giai đoạn đầu điều trị khi thuốc phát huy tác dụng, kiểm soát các bệnh mới phát sinh để bệnh nhân được điều trị trong một đợt liên tục đảm bảo hiệu quả điều trị. Sau đợt điều trị bệnh nhân có thể trở lại chế độ ăn uống nh ư người bình thường. Hơn 2 năm qua, gần 4 ngàn bệnh nhân Gout trong và ngoài nước đã tham gia điều trị, 90% trong số những bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị, phối hợp chặt chẽ với bác sỹ đã đạt hiệu quả điều trị cao. Từ kinh nghiệm thực tế tại Viện Gút, Bệnh nhân Gout không n ên tự mua thuốc điều trị mà nên tham gia một đợt điều trị có sự theo dõi và chỉ dẫn chặt chẽ của bác sỹ chuyên sâu về Gout
- Nguyên nhân gây Tàn nhang Tàn nhang là những hiện tượng khá phổ biến biểu hiện da phản ứng với những tác nhân mà nó không thích ứng. Tàn nhang, nám đốm là những nốt tăng sắc tố trên da, xuất hiện nhiều ở 2 bên gò má, sống mũi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng phát sinh tàn nhang và nám đốm trên da: - Sự tác động của tia cực tím với thành phần UVA và UBV sẽ kích thích sự sản sinh sắc tố Melamin, tức sắc tố phát sinh tàn nhang. - Sự ảnh hưởng của tuyến hormone nữ tính, nhất là đối với phụ nữ mang thai sẽ kích thích sự sản sinh sắc tố Melanin. - Sự tác động của bệnh gan, làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể khiến sắc tố Melanin sản sinh nhanh và mạnh. - Bị stress, sự căng thẳng thần kinh cũng tạo điều kiện cho sắc tố Melanin tăng tr ưởng. - Việc thiếu vitamin C trong cơ thể làm cho da yếu đi và tạo điều kiện cho sự biến đổi sắc tố trên da. Đơn giản, chúng ta có thể hiểu rằng, vitamin C là thành phần đặc biệt quan trọng giúp duy trì màu sắc sáng đẹp của da. - Dị ứng với mỹ phẩm do dùng loại mỹ phẩm kém chất lượng, sử dụng không đúng cách hay dùng quá nhiều loại mỹ phẩm. - Stress trong một thời gian dài hoặc trải qua những cú shock lớn sẽ làm các sắc tố da biến đổi nhanh chóng. Điều kiện đầu tiên giúp làm giảm các dấu hiệu bất lợi này là nghỉ ngơi hợp lý và đưa ra các biện pháp phục hồi sức khỏe hợp lý cả về thể chất và tinh thần Một số bài thuốc chữa trị tàn nhang: Tàn nhang là một khuyết tật nhỏ ngoài da, liên quan chủ yếu tới sự tăng sinh sắc tố ở lớp đáy và lớp trung bì. Nó thường gặp ở những người có làn da trắng, mỏng, mịn; có tính di truyền. Tuổi càng cao, các nốt tàn nhang càng sẫm màu hơn. Tàn nhang chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ không gây hại sức khỏe. Nốt tàn nhang thường nổi rõ khi cơ thể gầy yếu và mờ đi khi cơ thể khỏe mạnh. Do đó, để tàn nhang đỡ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ, vấn đề chủ yếu là phải tăng cường sức khỏe toàn thân. Vì khi cơ thể khỏe mạnh, da hồng hào căng mịn, các nốt tàn nhang sẽ không hiện rõ. Tàn nhang rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: Những nốt tàn nhang thường xuất hiện nhiều hơn, sẫm màu hơn – hiện rõ trên mặt da trong những ngày hè nắng gắt. Ngược lại, vào mùa đông ít nắng, tàn nhang thường giảm bớt và có thể lặn đi hoàn toàn. Do đó, để hạn chế tàn nhang, khi ra nắng cần đội mũ rộng vành và mặc áo dài tay, tránh nắng gắt. Các phương pháp điều trị tàn nhang bằng hóa chất như bôi dung dịch acid trichloracetic, tretinoin chỉ có thể làm nhạt bớt màu, chứ không thể ngăn chặn sự xuất hiện các nốt tàn nhang mới. Thêm nữa có nhiều hóa chất gây mỏng, tẩy da và làm tổn thương da. ( Kiểm tra bằng cách – Bôi 1 ít thuốc lên tay, lấy nhẫn vàng or bạc chà lên , nếu xuất hiện màu đen xám thì ko được bôi vì có nồng độ Chì và Thủy ngân cao –> tẩy da, gây bào mòn da, tổn thương nghiêm trọng đến da) Phương pháp đốt điện, dùng tia laser hoặc đốt lạnh bằng ni-tơ lỏng có thể xóa các nốt tàn nhang, nhưng nếu làm không cẩn thận sẽ rất dễ để lại trên da những vết sẹo thâm hoặc sẹo giảm sắc tố, làm giảm thẩm mỹ. Vì vậy, việc sử
- dụng dược thảo thiên nhiên để chữa trị tàn nhang hiện vẫn là phương pháp được ưa chuộng nhất. Theo Đông y, nguy ên nhân dẫn tới tàn nhang chủ yếu là nhân tố di truyền cộng với tác động của phong tà bên ngoài, khiến hỏa khí bị uất kết, đọng lại trong các đường mạch nhỏ (tiểu mạch lạc) ở bì phu (da thịt) mà thành các nốt tàn nhang. Để chữa trị, Đông y thường dùng những bài thuốc sau: Chữa tàn nhang Chữa tàn nhang ở người trẻ tuổi ( Dưới 30) Người trẻ tuổi có nhiều tàn nhang chủ yếu do bị phong tà xâm nhập, khiến hỏa uất, kết đọng lại ở các lạc mạch nhỏ trên bì phu. Các nốt tàn nhang có màu thẫm hơn về mùa hạ và nhạt bớt về mùa đông. Để chữa trị, chủ yếu dùng các bài thuốc có tác dụng tán hỏa và giải độc dưới đây: Khương hoạt, phòng phong, xuyên khung, hồng hoa mỗi thứ 6 g, sinh địa 12 g, đương quy 8 g, sơn dược (củ mài) 12 g, chi tử (dành dành) 8 g, đông qua nhân (hạt bí đao) 30 g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Lục đậu y (vỏ đậu xanh), sơn dược, đông qua nhân mỗi thứ 30 g; kh ương hoạt, phòng phong, bạch phụ tử, xuyên khung, lăng tiêu hoa mỗi thứ 6 g, sinh địa 12 g, hoàng cầm 12 g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Chữa tàn nhang ở người cao tuổi Người cao tuổi nhiều tàn nhang chủ yếu do thận thủy bị hư tổn. Nốt tàn nhang thường thẫm màu hơn, da khô nháp không tươi, kèm theo các triệu chứng âm hư như hâm hấp sốt về chiều, cảm giác nóng ở lòng bàn chân và bàn tay, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, lưng đau gối yếu, đầu choáng mắt hoa, miệng khô khát, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi ít, mạch trầm tế (chìm, nhỏ). Để chữa trị, chủ yếu dùng các bài thuốc có tác dụng tư âm, hạ hỏa dưới đây: Thục địa 15 g, sinh địa 15 g, ngô thù du, đan bì (sao), phục linh, ba kích thiên, cam thảo mỗi thứ 10 g; sơn dược 30 g, thăng ma, bạch phụ tử, tế tân mỗi thứ 3 g, sắc nước uống mỗi ngày một thang. Thiên môn đông 1.000 g, thục địa hoàng 500 g. Hai thứ đem sấy khô, tán thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành viên. Hằng ngày uống 2 lần với rượu loãng hoặc nước ấm vào lúc đói, mỗi lần 15-20 g. Đây là một cổ phương, có tên là Đông địa mỹ dung cao. Theo sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân, nếu sử dụng lâu ngày thứ cao này, các nốt đen trên da sẽ dần biến mất, da mặt tươi như hoa đào. Tuy nhiên, người tiêu hóa kém, đại tiện lỏng thì không nên dùng. Thuốc bôi ngoài
- Kem cà bát – nước chanh: Cà bát trắng 100 g, chanh 10 quả. Cà bát trắng rửa sạch, thái nhỏ, giã nhuyễn; chanh vắt lấy nước trộn đều với bột cà, tất cả cho vào lọ đậy kín, sau 2 ngày có thể dùng được. Tối trước khi đi ngủ lấy bông thấm dung dịch kem bôi vào nơi da bị tàn nhang, bôi liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy kiến hiệu. Lưu ý: Trong những ngày bôi thuốc, khi đi nắng cần che kín mặt. Kem lá mướp – lá sen – mật ong: Lá mướp đắng, lá mướp hương, lá sen lượng bằng nhau, phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, thêm lượng mật ong thích hợp vào quấy đều để chế thành một thứ cao lỏng, cho vào lọ nút kín dùng dần. Tối trước khi đi ngủ, dùng thứ kem này bôi lên chỗ da bị tàn nhang, bôi liên tục trong nhiều ngày sẽ có kiến hiệu. Cao bí đao, mật ong: Bí đao 1 quả (khoảng 500 g), rượu trắng 1.500 ml, nước 1.000 ml, mật ong 500 g. Dùng dao tre (hoặc nứa) gọt bỏ vỏ xanh, cắt bí thành miếng nhỏ, cho vào nồi đất, đun cùng với rượu và nước cho đến khi bí chín nhừ. Bỏ bã, lọc lấy nước cốt, cô nhỏ lửa cho đến khi quánh lại thành cao lỏng, thêm mật ong vào khuấy đều, đun tiếp một lát nữa là được. Chờ cao nguội, cho vào lọ gốm, nút kín dùng dần. Tối trước khi đi ngủ lấy cao trộn với lòng trắng trứng gà tươi (theo tỷ lệ 1/1), bôi kín chỗ da bị tàn nhang, xoa nhẹ cho da nóng lên; sáng hôm sau rửa mặt bằng nước ấm, hoặc dùng nước vo gạo rửa mặt càng tốt. Kem hạt mận, lòng trắng trứng gà: Nhân hạt mận sấy khô, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Tối trước khi đi ngủ lấy 8-10 g bột trộn đều với lòng trắng 1 quả trứng gà; rửa sạch mặt và vùng da bị tàn nhang rồi bôi kem lên. Sáng hôm sau, rửa bằng nước vo gạo đã lên men chua, lại bôi kem lên, xoa nhẹ cho đến lúc da hơi nóng. Làm liên tục vài hôm sẽ thấy các nốt tàn nhang nhạt màu dần. Lưu ý: sách xưa viết dùng thuốc này phải kiêng ra gió. Bột hắc sửu: Hắc sửu (hạt bìm bìm đen) 100 g phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn. Hàng ngày lấy lòng trắng 1 quả trứng gà tươi, trộn đều với 1 thìa cà phê bột hạt bìm bìm, bôi vào nơi bị tàn nhang liên tục trong nhiều ngày, các nốt tàn nhang sẽ nhạt đi và dần dần biến mất. Kem phục linh – mật ong: Phục linh phơi hoặc sấy khô, nghiền thành bột thật mịn. Mỗi ngày tối trước khi đi ngủ lấy một ít bột phục linh trộn đều với mật ong bôi l ên chỗ da có tàn nhang, xoa nhẹ cho da nóng lên, sáng dậy rửa sạch bằng nước ấm. Bạch truật ngâm giấm: Bạch truật 200 g, giấm tốt 500 ml. Bạch truật thái th ành lát mỏng, cho vào bình ngâm với giấm trong nửa tháng. Muốn nhanh, có thể tán bạch truật th ành bột rồi ngâm trong giấm, hằng ngày lắc bình ngâm 1-2 lần, sau 7 ngày có thể dùng được. Tối trước khi đi ngủ dùng bông thấm dung dịch giấm bôi lên chỗ da bị tàn nhang vài ba lần (khô lại bôi tiếp). Bôi liên tục trong nhiều ngày, các nốt tàn nhang sẽ dần dần biến mất. Ích mẫu thang (nước sắc cỏ ích mẫu): Lấy khoảng 100 g ích mẫu thảo, sắc lấy n ước, lọc
- bỏ bã. Hằng ngày, dùng nước này rửa mặt vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng lâu ngày da mặt sẽ sáng đẹp, các vết tàn nhang và vết nám dần dần biến hết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp mới chữa bệnh Gút
5 p | 219 | 53
-
Bệnh thống phong (gout)
2 p | 194 | 39
-
Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh Goute
6 p | 183 | 38
-
Kiến thức y học cần biết – Kỳ 1
9 p | 183 | 35
-
BƯỚC TIẾN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT
12 p | 179 | 31
-
Công dụng của bùn khoáng, nước khoáng
5 p | 195 | 27
-
Bệnh nhân tiểu đường với thống phong cẳng chân
1 p | 138 | 17
-
TÁC DỤNG CỦA BÙN KHOÁNG ĐỐI VỚI CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP
4 p | 116 | 7
-
Sỏi niệu uric và cystin
5 p | 83 | 4
-
Sỏi niệu uric và cystin - Dùng thuốc gì?
2 p | 118 | 4
-
Sỏi thận Urat
6 p | 110 | 3
-
Những bệnh dễ nhầm lẫn với Gout
4 p | 74 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn