intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp giảng dạy với việc bảo đảm chất lượng đào tạo chương trình kiểm toán trong nền kinh tế hội nhập của Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phương pháp giảng dạy với việc bảo đảm chất lượng đào tạo chương trình kiểm toán trong nền kinh tế hội nhập của Việt Nam hiện nay" xác định các đặc điểm kiến thức và kỹ năng của kiểm toán viên từ đó xác định các phương pháp giảng dạy phù hợp đối với sinh viên ngành kiểm toán nhằm đạt được chất lượng cao trong đào tạo cử nhân kiểm toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp giảng dạy với việc bảo đảm chất lượng đào tạo chương trình kiểm toán trong nền kinh tế hội nhập của Việt Nam hiện nay

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VỚI VIỆC BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY TEACHING METHODS TO ENSURE EDUCATIONAL QUALITY FOR BACHELOR PROGRAMS IN AUDITING IN THE CURRENT INTEGRATION PROCESS OF VIETNAM PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, TS. Bùi Thị Minh Hải Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trong quá trình hội nhập kinh tế ở Việt Nam, ngành kiểm toán là lĩnh vực mở, hội nhập quốc tế cao. Kiểm toán viên nước ngoài có thể đến Việt Nam để hành nghề và kiểm toán viên Việt Nam có thể ra nước ngoài làm việc. Điều này tạo nên áo lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn đối với kiểm toán viên Việt Nam so với trước đây. Do đó, chất lượng đào tạo sinh viên ngành kiểm toán cũng trở nên được quan tâm nhiều hơn. Các phương pháp giảng dạy là một trong những nhân tố then chốt ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Bài viết xác định các đặc điểm kiến thức và kỹ năng của kiểm toán viên từ đó xác định các phương pháp giảng dạy phù hợp đối với sinh viên ngành kiểm toán nhằm đạt được chất lượng cao trong đào tạo cử nhân kiểm toán. Từ khóa: Phương pháp giảng dạy, kiểm toán, chất lượng đào tạo ABSTRACT In the integration process of Vietnam, the auditing field is opened. Foreign auditors can come to Vietnam to operate and Vietnamese auditors can go abroad to practice auditing. This generates stronger competitive pressures on Vietnamese auditors. Hence, quality of education of auditing students will be more of concerns. Teaching methods are one of crucial factors influencing education quality. The paper identifies crtiteria for knowledge and skills of auditors then analyses suitable teaching methods for auditing students so as to achieve the high quality of auditing education. Keywords: teaching method, auditing, education quality 1. Đặt vấn đề Cam kết hội nhập kinh tế của Việt Nam dẫn đến sự mở cửa hoàn toàn lĩnh vực kiểm toán. Từ cuối năm 2015, với sự thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), kiểm toán là một trong 8 ngành mà lao động trong khối ASEAN được tự do di chuyển. Mở cửa lĩnh vực kiểm toán có nghĩa là các kiểm toán viên nước ngoài có thể đến Việt Nam hành nghề, và kiểm toán viên Việt Nam có thể ra nước ngoài hoạt động. Thực tế này đặt ra thách thức cạnh tranh từ phía kiểm toán viên nước ngoài đối với kiểm toán viên Việt Nam và ngược lại. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật cũng dẫn đến sự thay đổi nhiều của nghề kiểm toán. Trong bối cảnh đó, đào tạo cử nhân kiểm toán cần có những đổi mới, chú trọng hơn nữa vấn đề 1521
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chất lượng để giúp sinh viên ngành kiểm toán khi ra trường có được những kiến thức và kỹ năng hiện đại, cần thiết nhằm thích ứng và cạnh tranh được trong môi trường hoạt động có tính quốc tế. Chất lượng đào tạo có thể được hiểu là mức độ đáp ứng các chuẩn đầu ra của hoạt động đào tạo và đáp ứng các yêu cầu công việc của người được đào tạo. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều nhân tố như chương trình đào tạo và nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, điều kiện giảng dạy, quy trình đào tạo và đánh giá, chất lượng người học và người dạy... Trong đó, phương pháp giảng dạy là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng vì phương pháp giảng dạy liên quan đến khả năng và tính hữu hiệu của việc truyền tải kiến thức từ người dạy sang người học, cũng như hình thành và phát triển các kỹ năng và thái độ đúng mực cho người học. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, áp dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên là hoàn toàn cần thiết. 2. Các phương pháp giảng dạy trong đào tạo sinh viên kiểm toán hướng đến mục tiêu chất lượng cao Phương pháp giảng dạy hữu hiệu cần bảo đảm sự truyền tải hữu hiệu kiến thức và kỹ năng từ người dạy đến người học, và ngược lại là sự truyền tải thông tin phản hồi từ người học đến người dạy, qua đó giảng viên có thể đoán chắc được người học có thực sự hiểu nội dung giảng dạy và hình thành các kỹ năng cần thiết hay không. Phương pháp giảng dạy truyền thống gồm có phương pháp thuyết trình của giảng viên với người học; phương giảng dạy pháp mới gồm có kết hợp phương pháp thuyết trình của giảng viên với phương pháp tình huống, phương pháp thực hành, phương pháp chuyên gia. Phương pháp giảng dạy hữu hiệu cần được xác định sao cho phù hợp với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo cử nhân kiểm toán chất lượng cao là sinh viên ra trường có đủ các kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm thuộc ngành kiểm toán. Cử nhân kiểm toán cần nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kiểm toán trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0; có kiến thức và kỹ năng để kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và các kỹ năng cần thiết gồm có kỹ năng tư duy logic, phân tích, hoạch định, tổ chức, giám sát và đánh giá về kế toán, kiểm toán, tài chính; kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, viết báo cáo và thuyết trình chuyên môn và trao đổi thông tin hiệu quả; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề khoa học. Để truyền đạt các vấn đề lý thuyết chuyên ngành với các khái niệm căn bản cần được làm rõ, phương pháp thuyết trình của giảng viên với sinh viên là phương pháp được lựa chọn. Đây là phương pháp dạy học trực tiếp, trong đó thông tin được chuyển tải đến với người học theo cách trực tiếp, giảng viên trình bày và sinh viên lắng nghe. Cách dạy học này thường được áp dụng trong các lớp học truyền thống và thực sự phát huy hiệu quả khi muốn truyền đạt cho người học những thông tin cơ bản, hoặc giải thích một kỹ năng mới. Đặc điểm của phương pháp này là giảng viên tập trung vào truyền tải kiến thức, ít hướng đến phát triển kỹ năng cho người học. Ưu điểm của phương pháp này là giảng viên có thể chọn lọc các vấn đề quan trọng cần nắm bắt của môn học để giới thiệu với sinh viên, hưỡng dẫn và giải thích chi tiết, cụ thể các nội dung liên quan đến bài học hoặc phân tích hay nhấn mạnh để sinh viên hiểu rõ các vấn đề hay khái niệm cơ bản thuộc chuyên ngành đào tạo. Để gia tăng tác dụng của phương pháp này, giảng viên cần sử dụng các công cụ giảng dạy hiện đại như máy chiếu, video clip… để tăng tính sinh động cho nội dung truyền đạt. Nhược điểm của phương pháp này là có thể hạn chế sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên nếu giảng viên chỉ chú trọng vào giảng dạy một chiều, nên giảng viên cần khắc phục bằng cách 1522
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đặt ra các câu hỏi hay thảo luận về các chủ đề đang giảng dạy nhằm gia tăng sự tham gia của sinh viên vào nội dung giảng dạy. Phương pháp thuyết trình này có thể tạo nên tính thụ động của người học, với tâm lý chờ đợi những điều được giảng trên lớp và không chủ động tìm hiểu thêm các vấn đề có liên quan; do đó không rèn luyện phương pháp học tập chủ động tích cực và các kỹ năng cần thiết cho sinh viên trong môi trường hiện đại. Vì vậy, phương pháp thuyết trình của giảng viên cần được kết hợp với các phương pháp giảng dạy khác để đạt được mục tiêu chất lượng. Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp làm việc nhóm: theo đó, giảng viên giới thiệu các vấn đề lý thuyết cơ bản của môn học mà sinh viên cần nắm được. Sau đó, sinh viên được chia thành các nhóm để thực hiện các chủ đề kiểm toán có liên quan đến nội dung môn học. Sinh viên tự phân chia công việc trong nhóm cho các thành viên để tìm hiểu những nội dung lý thuyết liên quan đến chủ đề kiểm toán được giao qua nguồn thứ cấp (sách, giáo trình, ấn phẩm nghiên cứu khoa học…); hay sơ cấp (tìm hiểu thực tế…). Trên cơ sở thảo luận nhóm và sau khi viết báo cáo tổng hợp kết quả, các nhóm sẽ trình bày báo cáo để nhận được những ý kiến đóng góp hoặc câu hỏi chất vấn của các nhóm khác và của giảng viên. Nếu nội dung thảo luận hay trả lời của nhóm chưa thỏa đáng hay có sự hiểu nhầm, hiểu sai vấn đề… thì giảng viên sẽ giảng giải thêm cho lớp học. Phương pháp này tăng tính chủ động cho sinh viên trong việc học tập kiến thức mới, không chỉ giới hạn ở kiến thức trong giáo trình mà sinh viên còn tìm hiểu thêm từ các nguồn tài liệu khác như tạp chí chuyên ngành, đề tài khoa học… Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet hiện tại, nguồn tài liệu sinh viên có thể tìm hiểu được từ trong nước và ngoài nước để minh họa cho báo cáo nhóm là rất khả thi và phong phú. Phương pháp này do đó rèn luyện tư duy nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu (ở phạm vi hẹp và mức độ đơn giản) cho sinh viên, tính chủ động tích cực của sinh viên trong học tập. Đối với sinh viên chuyên ngành kiểm toán, phương pháp này giúp hình thành những kỹ năng quan trọng và cần thiết cho sinh viên như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian. Trong môi trường công tác kiểm toán, kiểm toán viên luôn phải làm việc theo nhóm, do đó kỹ năng làm việc theo nhóm là rất thiết yếu. Kiểm toán viên cũng cần có cách thức giao tiếp hiệu quả với khách thể kiểm toán trong suốt quá trình kiểm toán để tìm hiểu thông tin/vấn đề cũng như khi thông báo kết quả kiểm toán và các kiến nghị kiểm toán, do đó kỹ năng thuyết trình cũng rất quan trọng. Tính mùa vụ của hoạt động kiểm toán cũng đòi hỏi kiểm toán viên phải có kỹ năng quản lý thời gian tốt, việc tìm hiểu vấn đề nghiên cứu của nhóm, thảo luận và trình bày kết quả nghiên cứu trong thời gian có hạn là cách thức để sinh viên kiểm toán làm quen với kỹ năng quản lý thời gian. Ngoài ra, sự thảo luận và đánh giá trong nhóm cũng như giữa các nhóm khi các nhóm thuyết trình là một cách thức để phát triển kỹ năng phát hiện và đánh giá vấn đề cho sinh viên kiểm toán. Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp sử dụng tình huống: Tình huống (case) là một hoàn cảnh thực tế, tóm tắt những áp lực và vấn đề khác nhau mà chủ thể phải cân nhắc khi ra quyết định với những thông tin thường không hoàn chỉnh hoặc mâu thuẫn vào lúc đó. Tình huống thường trình bày một sự mâu thuẫn/xung đột, đặc biệt là sự căng thẳng giữa những phương án hành động khác nhau mà những phương án này có thể tạo ra những quan điểm, lợi ích và những giá trị khác nhau. Tình huống có thể đưa ra chung cho cả lớp học nghiên cứu và thảo luận hoặc giao cho từng nhóm. Các tình huống yêu cầu các sinh viên đóng vai của nhân vật chính và ra quyết định, cảm nhận được áp lực, rủi ro và trình bày ý tưởng của mình với người nghe giúp buổi học có sự trao đổi thông tin đa chiều. Học bằng tình huống là phương pháp học dựa trên cơ sở thảo luận và phù hợp với tư duy trực quan sinh động của sinh viên, có tác dụng minh họa rõ nét cho các 1523
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 vấn đề lý thuyết của môn học, thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế. Nó cho phép sinh viên học bằng cách thực hành, giảm thiểu sự bỡ ngỡ khi ra công tác. Các tình huống giúp sinh viên phát triển lòng tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập, xét đoán vấn đề. Ngoài ra, phương pháp tình huống cũng giúp giảng viên kiểm tra kiến thức lý thuyết và hiểu biết của sinh viên. Đối với sinh viên chuyên ngành kiểm toán, sử dụng tình huống trong giảng dạy là thiết yếu. Sở dĩ như vậy vì các vấn đề lý thuyết của kiểm toán có thể rất trừu tượng (ví dụ đánh giá rủi ro hay tính trọng yếu để lập kế hoạch kiểm toán, nguyên tắc đạo đức về thận trọng/hồ nghi nghề nghiệp…) nên tình huống là cách minh họa hữu ích và thuyết phục để sinh viên hiểu rõ hơn các khái niệm. Thực tiễn công tác kiểm toán ở các khách thể kiểm toán khác nhau sẽ đặt ra rất nhiều tình huống khác nhau, hóc búa và có tính thách thức cho kiểm toán viên, nên sinh viên kiểm toán cần có được tâm thế chủ động và kỹ năng xử lý tình huống, bao gồm kỹ năng phân tích, kỹ năng xét đoán, kỹ năng phản xạ, kỹ năng giao tiếp, đánh giá và ra quyết định. Sinh viên cũng được rèn luyện tác phong linh hoạt và thích ứng, phản xạ nhanh và có hiệu quả với các tình huống kiểm toán khác nhau vốn rất đặc trưng của nghề kiểm toán. Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp thực tập, thực tế: thể hiện ở các hoạt động tham quan, thực tập, đi thực tế tại các doanh nghiệp. Thông qua hoạt động tham quan tại các công ty, sinh viên có cơ hội quan sát và tìm hiểu môi trường làm việc thực tế, chứng kiến thực tế tổ chức công việc, tác phong làm việc chuyên nghiệp của các kế toán hoặc kiểm toán viên. Việc tham quan, thực tập hoặc đi thực tế giúp cho sinh viên nắm bắt được thực tiễn vận dụng các vấn đề lý thuyết được học. Bên cạnh đó, sinh viên có thể nắm bắt, học hỏi được công nghệ đang được áp dụng trong chuyên ngành đào tạo, hình thành kỹ năng nghề nghiệp và văn hóa giao tiếp, văn hóa làm việc trong các doanh nghiệp. Sinh viên ngành kiểm toán cần phải trải qua ít nhất hai đợt thực tập, thực tế, đó là kiến tập kế toán, thực tập kiểm toán. Ngoài đợt kiến tập kế toán và thực tập kiểm toán trong chương trình đào tạo của sinh viên kiểm toán, ở từng môn học giảng viên có thể kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp thực tập tại doanh nghiệp bằng cách giao chủ đề và yêu cầu các nhóm sinh viên đi tìm hiểu thực tế để thực hiện đề tài được giao và nộp báo cáo cho giảng viên hoặc trình bày kết quả trước lớp. Để thực hiện phương pháp này, Viện Kế toán Kiểm toán (Trường đại học Kinh tế quốc dân) có sự hợp tác với doanh nghiệp để hỗ trợ sinh viên đi tìm hiểu thực tế. Ví dụ trong môn Kiểm toán tài chính 1, sinh viên có thể đến doanh nghiệp kiểm toán để quan sát giấy tờ làm việc của kiểm toán viên, cách thức tổ chức hồ sơ kiểm toán… Kinh nghiệm ở các quốc gia phát triển đã cho thấy mô hình “trường học trong công ty và công ty trong trường học” để việc thực hiện những nội dung như trên sẽ dễ dàng hơn (Nguyễn Văn Mỹ, 2014). Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp chuyên gia: theo đó, giảng viên sẽ giới thiệu các vấn đề lý thuyết cơ bản của môn học, xen kẽ là các buổi nói chuyện về thực tế kiểm toán của chuyên gia kiểm toán theo các vấn đề thuộc nội dung môn học. Phương pháp này làm phong phú hơn nội dung giảng dạy, giúp sinh viên tiếp cận được kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn kiểm toán phong phú từ các chuyên gia; sinh viên sẽ có sự chuẩn bị sớm và tốt hơn cho định hướng nghề nghiệp của mình. Chuyên gia kiểm toán được mời từ doanh nghiệp kiểm toán, Kiểm toán nhà nước, bộ phận kiểm toán nội bộ của các ngân hàng hay tập đoàn, tổng công ty, từ các hiệp hội nghề nghiệp kiểm toán của Việt Nam hay nước ngoài… nên sẽ giới thiệu những tình huống và yêu cầu thực tế hữu ích cho sinh viên. Việc được tiếp xúc với chuyên gia kiểm toán cũng có tác dụng phát triển kỹ năng giao tiếp của sinh viên, khích lệ sinh viên phấn đấu, tự tin và duy trì tâm lý cạnh tranh trong môi trường hội nhập quốc tế khi ra công tác, đồng thời góp phần định hướng nghề 1524
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghiệp đúng đắn cho sinh viên sau khi ra trường. Phương pháp giảng dạy theo các nhóm. Theo cách này trợ giảng sẽ có cách tiếp cận khác nhau với từng nhóm sinh viên khác nhau phù hợp với khả năng từng nhóm. Phương pháp này rất phù hợp với các môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh, cũng như môn thực hành kiểm toán. Do trình độ tiếp thu của sinh viên với bài giảng chuyên ngành bằng tiếng Anh có thể khác nhau nên nội dung và thời lượng trợ giảng sẽ cần điều chỉnh phù hợp với từng nhóm sinh viên. Thực hành kiểm toán đòi hỏi sinh viên thao tác cụ thể các phần hành kiểm toán, cần có sự theo dõi giám sát hướng dẫn của giảng viên trong suốt quá trình thực hành của sinh viên nên phương pháp giảng dạy thực hiện theo các nhóm nhỏ là phù hợp. 3. Kết luận Thực tiễn ngành kiểm toán ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi chất lượng đào tạo sinh viên kiểm toán càng cần được nâng cao hiệu quả. Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng lớn đến kiến thức truyền tải và các kỹ năng thiết yếu cần hình thành ở các cử nhân kiểm toán. Xuất phát từ các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần có của cử nhân chuyên ngành kiểm toán, bài viết phân tích các phương pháp giảng dạy hữu hiệu cần được thực hiện trong đào tạo sinh viên kiểm toán chất lượng cao. Để giảng viên thực hiện tốt các phương pháp giảng dạy này, cần có thêm sự hỗ trợ của Nhà trường về phương tiện giảng dạy và sự phối hợp với các cơ quan và tổ chức kiểm toán bên ngoài để triển khai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Biggs J. (2003), Teaching for Quality Learning at University, 2nd ed., The Society for Research into Higher Education and Open University Press, Berkshire, England [2] Đặng Vũ Hoạt (2005) Lý luận dạy đại học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội [3] Hamm, P.H. (Rev.2008) Teaching and Persuasive Communication: Class Presentation Skills, The Harriet W. Sheridan Center for Teaching and Learning: Retrieved July 24, 2009, from: [4] http://www.brown.edu/Administration/Sheridan_Center/publications/preskils [5] Hmelo-Silver C. E. (2004), Problem-based learning: What and how do students learn? Educational Psychology Review, vol.16, pp.235–266 [6] Lyman F. T. (1981), The responsive classroom discussion: The inclusion of all students. In: A. Anderson (Ed.), Mainstreaming Digest, College Park: University of Maryland Press, pp. 109-113. [7] Nguyễn Thành Hải và cộng sự (2010) Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các chuẩn đầu ra theo CDIO, Đại học Quốc gia TP HCM - Hội thảo CDIO 2010 [8] Nguyễn Văn Mỹ (2014) Đổi mới phương pháp giảng dạy ở đại học, Tham luận tại Trường đại học Quốc tế Sài Gòn, có tại: http://www.siu.edu.vn/vi-VN/tham-luan/de-tai-tham- luan/820/5583 (truy cập ngày 2/8/2021) [9] Scholz R. W. and Tietje Olaf (2002), Embedded Case Study Methods. Integrating Quantitative and Qualitative Knowledge, Sage Publications, California: Thousand Oaks 1525
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2