intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp học tập hiệu quả

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ánh Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

121
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh, sinh viên "Phương pháp học tập hiệu quả" của một bạn cựu sinh viên khoa Tâm lý học. Đây là toàn bộ nhưng kinh nghiệm quý báu mà bạn đã tích lũy được và truyền đạt lại cho thế hệ sau. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp học tập hiệu quả

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ<br /> Quang Thụy Quế Thanh<br /> Cựu sinh viên Tâm lý học khóa 2009-2013<br /> <br /> <br /> Phương pháp học tập là cách thức học hỏi, giúp ta gia tăng kiến thức của<br /> mình. Phương pháp hiệu quả với mình là phương pháp giúp mình học nhanh, hiểu<br /> nhiều và làm bản thân có hứng thú với việc học. Với mỗi phương pháp, để biết nó có<br /> hiệu quả với mình hay không, cần áp dụng và theo dõi nó trong khoảng 21 ngày. Nếu<br /> sau thời gian đó, phương pháp nào không giúp mình tiến bộ, học chậm, ít hứng thú<br /> thì phương pháp đó không hiệu quả với mình.<br /> Các bước thực hiện<br /> Bước 1: Xác định rõ: tôi học để làm gì?<br /> Xác định được điều này thật sự rất quan trọng. Nó cho bạn một lý do để<br /> những khi bạn thấy mệt mỏi hoặc muốn bỏ cuộc, bạn nhớ đến lý do bạn bắt đầu, bạn<br /> sẽ đi tiếp được con đường của mình. Việc học sẽ trở nên tự nhiên và hứng thú hơn.<br /> Xác định mình học để làm gì sẽ giúp mình định hướng cách học, nội dung học và kế<br /> hoạch học tập.<br /> Chẳng hạn: hai năm bắt đầu đại học, tôi học là để thành đạt trong học tập, có<br /> được thành tích cao. Vì vậy, tôi thấy để đi được đến đó, tôi phải đạt điểm cao từng<br /> môn học. Và từ đó, tôi chú trọng việc khai thác sâu bài học, làm đúng theo yêu cầu<br /> thầy cô, nếu có thời gian thì làm thêm, nghiên cứu thêm để hiểu sâu bài hơn, để có<br /> thể phân tích bài, viết bài sâu sắc hơn. Và kỹ năng mà tôi tập trung là đọc nhanh,<br /> hiểu ý, tập viết, tập diễn đạt mạch lạc, rõ ràng.<br /> Bước 2: Xác định xem mình phù hợp với phương pháp học nào?<br /> Phương pháp hiệu quả với người khác chưa chắc là hiệu quả với chính mình.<br /> Phương pháp hiệu quả với chính mình có nghĩa là khi học theo cách ấy, bạn tiếp thu<br /> bài, hiểu bài và vận dụng rất nhanh mà không phải dùng nhiều sức cố gắng hay gò ép<br /> chính mình. Khi học theo cách ấy, bạn cảm thấy ngày càng hứng thú vì thấy những<br /> thành công nhỏ, hiệu quả nhỏ của mình. Nếu cách bạn đang học theo cách mà bạn<br /> không hứng thú, không hiệu quả, hãy thay đổi cách khác.<br /> Ví dụ, tôi nhận thấy mình học khá hiệu quả khi ngồi nói chuyện, thảo luận với<br /> người khác. Ngoài ra, khi tôi xem phim hoặc khi trực tiếp làm công việc liên quan tới<br /> nội dung học, tôi thấy mình có nhiều hứng thú hơn, hiểu bài và có ý để viết bài.<br /> Quá trình tìm thấy phương pháp học tập hiệu quả đối với mình là một quá<br /> trình dài thử và sai. Một khi tôi thấy phương pháp gì hay, tôi điều thử áp dụng nó<br /> trong thời gian, vừa áp dụng vừa theo dõi hiệu quả của nó với chính mình. Nếu với<br /> bất kỳ phương pháp nào mà tôi thấy nó giúp tôi hiểu bài nhanh, nắm bài chắc, có<br /> hứng thú học tập thì tôi cho rằng nó hiệu quả với mình và áp dụng phương pháp đó<br /> thường xuyên. Về cá nhân tôi, tôi thấy mình rất dễ tập trung trong thời gian ngắn<br /> nhưng dễ bỏ cuộc hay khó theo đuổi 1 cái gì đó trong 1 thời gian dài. Vì vậy, tôi chia<br /> nhỏ tất cả mục tiêu, bài học, thời gian học để giúp mình dễ tập trung và thấy hiệu quả<br /> ngay khi đang học.<br /> Những cách tự học cụ thể ấy là:<br /> 1. Chia nhỏ thời gian học<br /> Cách này rất hiệu quả khi tôi chán học hoặc tôi không tập trung thời gian lâu<br /> được. Khi tôi thấy chán học hoặc muốn đi làm chuyện khác, tôi tự thấy không phải<br /> tôi không muốn học mà là tôi không muốn học trong khoảng thời gian quá dài. Tôi tự<br /> đặt cho mình những câu hỏi như: Vậy tôi muốn học khoảng bao lâu? Có khi câu trả<br /> lời là 30 phút, những có khi chỉ là 3 phút, 5 phút. Tự thương lượng với mình, bao<br /> nhiêu phút cũng được, miễn là chịu học và làm xong bài. Thế là tôi bắt tay vào học.<br /> 2. Tập trung hoàn toàn<br /> Nếu tôi đã xác định tôi sẽ học trong 3 phút thì 3 phút ấy tôi sẽ tập trung hết<br /> mình vào đó, không để mình bị xao lãng hay phân tâm bởi bất cứ chuyện gì. Không<br /> điện thoại, không laptop, không ti vi, không bạn bè,... Chỉ có điều cần học mà thôi.<br /> Ngoài hai cách trên, thỉnh thoảng tôi còn áp dụng thêm những cách này: đọc<br /> những sách chia sẻ cách học tập hiệu quả; gặp gỡ và trò chuyện với những người<br /> ham học, có định hướng học tập rõ ràng, biết rõ con đường tương lai của mình; gặp<br /> những thầy cô mà mình thấy phù hợp, yêu nghề, có tâm huyết; xem những chương<br /> trình “Vượt khó học giỏi”, “Cách học tập hay”,...<br /> Bước 3: Học<br /> Chỉ đơn giản là học. Không còn chờ đợi bất cứ điều gì, bất cứ lý do gì cho<br /> việc học. Tôi rất thích câu slogan của hãng Nike “Just do it” (cứ làm đi). Cứ làm, cứ<br /> học, dần dần bạn sẽ học được tốt. Mọi hành trình dài chỉ có thể đến được khi bạn bắt<br /> đầu bước đi. Hãy vững tin và đi!<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2