Phương pháp học tập liên kết giữa nguyên lý kế toán, kế toán và kiểm toán
lượt xem 2
download
Nguyên lý kế toán là nền tảng cơ sở quan trọng của khoa học kế toán nói riêng và khoa học quản lý kinh tế nói chung, là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình xây dựng hệ thống pháp lý kế toán cũng như trong việc nghiên cứu và thực hành kế toán. Đối với sinh viên khối kinh tế nói chung và sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán nói riêng thì nguyên lý kế toán được ví như là nền tảng khi đi sâu vào học chuyên ngành và mang tính chất bắt buộc trong chương trình đào tạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp học tập liên kết giữa nguyên lý kế toán, kế toán và kiểm toán
- KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP LIÊN KẾT GIỮA NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Phạm Thị Hồng Lương CQ52/21.15 Nguyên lý kế toán là nền tảng cơ sở quan trọng của khoa học kế toán nói riêng và khoa học quản lý kinh tế nói chung, là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình xây dựng hệ thống pháp lý kế toán cũng như trong việc nghiên cứu và thực hành kế toán. Đối với sinh viên khối kinh tế nói chung và sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán nói riêng thì nguyên lý kế toán được ví như là nền tảng khi đi sâu vào học chuyên ngành và mang tính chất bắt buộc trong chương trình đào tạo. Do đó, nếu bạn nào bị mất kiến thức căn bản ngay từ môn này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi học những môn tiếp theo của chuyên ngành Kế toán-Kiểm toán. Để học tốt môn này người học cần thực hiện tốt những nội dung sau: Thứ nhất, sinh viên phải nắm chắc các khái niệm, chức năng, đối tượng, nguyên tắc kế toán: Kế toán, hạch toán, phân biệt hạch toán kế toán với các loại hạch toán khác, hiểu về chức năng nhiệm vụ của kế toán, đối tượng kế toán nghiên cứu là gì? Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nội dung các nguyên tắc kế toán chung. Thứ hai, sinh viên phải hiểu được ý nghĩa của chứng từ kế toán, nội dung các yếu tố cở bản trong một chứng từ kế toán, trình tự xử lý luân chuyển chứng từ kế toán, những quy định của pháp luật liên quan đến chứng từ kế toán. Thứ ba, sinh viên phải nắm được nội dung của phương pháp tính giá, các yêu cầu của quá trình tính giá, các nguyên tắc tính giá và trình tự tính giá từ đó biết vận dụng nguyên tắc và trình tự tính giá cho đối tượng cụ thể và kết hợp tính giá cho nhiều đối tượng. Thứ tư, sinh viên phải nắm được nội dung, kết cấu chung của các loại tài khoản kế toán, các cách phân loại tài khoản kế toán, các quan hệ đối ứng tài khoản. Nắm bắt 50
- KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN được quy trình kiểm tra việc ghi chép phản ánh nghiệp vụ trên tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết. Thứ năm, sinh viên phải nắm được nội dung, kết cấu của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, cơ sở số liệu và phương pháp lập các báo cáo đó. Biết vận dụng cơ sở dữ liệu để lập một báo cáo cụ thể (dưới dạng đơn giản) Thứ sáu, sinh viên phải nắm được nội dung, các nghiệp vụ chính trong mỗi quá trình: mua hàng, sản xuất, bán hàng. Vận dụng sơ đồ kế toán thực hành các nghiệp vụ kinh tế cụ thể. Thứ bảy, sinh viên phải nắm được nội dung tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp, các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, các hình thức sổ kế toán. Để có thể lĩnh hội được các kiến thức cơ bản của môn học thì sinh viên cần: Thứ nhất, nắm chắc đối tượng kế toán, vận dụng các nguyên tắc kế toán vào tình huống cụ thể, biết phân tích nghiệp vụ kinh tế, trên cơ sở đó thực hiện tính toán và định khoản chính xác. Thứ hai, nhớ cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng cách sinh viên phải chịu khó làm bài tập nguyên lý kế toán mà các thầy cô cho trên lớp cũng như tìm thêm những tài liệu bên ngoài từ các Trường Đại học và Học viện khác. Ngoài ra, các bạn có thể tự nghĩ ra các nghiệp vụ và định khoản chúng. Thứ ba, liên kết được kiến thức giữa các chương học, sử dụng kiến thức đã biết để tiếp nhận kiến thức chưa biết, bằng cách đó bạn sẽ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm hơn và củng cố được kiến thức cũ. Ngoài ra học nhóm cũng là một trong những cách hiệu quả để học tốt môn nguyên lý kế toán. Chúng ta có thể tự tập hợp một nhóm nhỏ để cùng nhau giải bài tập cũng như giúp nhau giải đáp những thắc mắc còn chưa hiểu trong bài. Nếu như gặp những vấn đề khó hơn thì có thể hỏi trực tiếp giảng viên khi có giờ giảng trên lớp của môn học đó hoặc qua email, điện thoại (vào thời gian thích hợp). Môn học này không đòi hỏi bạn phải sáng tạo hay thông minh mới học được chỉ cần người học có tính cần 51
- KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN cù, chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ trong việc học là có thể đạt kết quả cao trong học tập và một điều quan trọng nữa là sinh viên luôn phải tự cập nhật những kiến thức mới. Từ các kiến thức nền tảng đã được tiếp thu ở môn Nguyên lí kế toán, sinh viên tiếp tục được học sang các môn học thuộc ngành và chuyên ngành kế toán- kiểm toán đó là các môn học về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán… Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Kế toán tài chính chủ yếu cung cấp thông tin kế toán cho những đối tượng bên ngoài đơn vị kế toán nhằm trợ giúp họ trong việc ra quyết định liên quan đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền của đơn vị kế toán. Dựa trên các kiến thức cơ bản đã học, kế toán tài chính đi học các nội dung cơ bản sau: kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu; Kế toán vật tư, hàng hóa; Kế toán tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn; Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; Kế toán bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả; Kế toán các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu; Lập hệ thống báo cáo tài chính. Nếu như không nắm vững các khái niệm và nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toán đã được học trong môn Nguyên lý kế toán sẽ dẫn đến khó khăn trong việc hạch toán, xử lý các nghiệp vụ ở trong môn Kế toán tài chính. Ví dụ không nắm được nguyên tắc giá gốc là gì, nguyên tắc giá thị trường là gì sẽ không có cơ sở cho việc tính tính giá các đối tượng kế toán phát sinh từ các loại giá khác nhau. Hay nếu không biết các phương pháp tính giá đã học trong môn Nguyên lí kế toán thì sẽ không thể hạch toán chi tiết vật tư cho chương kế toán các loại vật tư…. Như vậy Nguyên lí kế toán là môn học nền tảng căn bản nhất giúp học tốt các học phần về kế toán tài chính và kiểm toán. Mặt khác, kế toán tài chính thực hiện mục đích cung cấp thông tin cho đối tượng bên ngoài và bên trong, còn mục đích hoạch định các kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn và kiểm soát kết quả các hoạt động của đơn vị do Kế toán quản trị thực hiện đáp ứng nhu cầu thông tin cho đối tượng bên trong đơn vị. 52
- KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN Sau khi học các học phần của kế toán tài chính, sinh viên tiếp tục được học và nghiên cứu tới 2 học phần kế toán quản trị. Kế toán quản trị là loại hình kế toán liên quan đến cung cấp thông tin tài chính và thông tin khác cho các mục đích quản lý khác nhau trong đơn vị kế toán nhằm trợ giúp cho nhà quản lý đơn vị thực hiện việc lập và thực hiện kế hoạch, kiểm soát và ra các quyết định liên quan. Kế toán quản trị có nội dung rất rộng, các nội dung chủ yếu bao gồm: kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm; Kế toán quản trị bán hàng và xác định kết quả kinh doanh; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định; Lập dự toán sản xuất, kinh doanh; Kế toán quản trị một số khoản mục khác. Kế toán quản trị đi sâu hơn kế toán tài chính vào một số vấn đề trọng yếu. Để học tốt môn Kế toán quản trị 1, Kế toán quản trị 2, điều kiện tiên quyết là sinh viên đã học hết nguyên lí kế toán, học xong kế toán tài chính. Để học tốt môn Kế toán quản trị, các vấn đề trong nguyên lí kế toán, các bài tập, hệ thống tài khoản ở kế toán tài chính, sinh viên đều phải hiểu theo đúng bản chất. Ví dụ để lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (bài tập thuộc môn kế toán quản trị) sinh viên cần nhớ được các yếu tố trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (đã được học ở môn Nguyên lí kế toán), cần biết các loại chi phí trong doanh nghiệp (đã được nghiên cứu ở Kế toán tài chính). Cuối cùng việc nghiên cứu các môn học trên là nền tảng để nghiên cứu môn học Kiểm toán. Mối quan hệ này thể hiện qua sơ đồ sau. 53
- KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN Môn học kiểm toán nghiên cứu các nội dung như: Báo cáo kiểm toán, Phương pháp kiểm toán, Tổ chức và quản lý kiểm toán… các nội dung trong môn kiểm toán rất logic với các kiến thức đã học trong môn kế toán. Sinh viên phải nắm rõ các chuẩn mực kế toán, các nguyên tắc kế toán và quy định lập Báo cáo tài chính. Kết thúc các học phần của môn Kiểm toán sinh viên có thể giải thích được bản chất hoạt động kiểm toán và vai trò kiểm toán trong nền kinh tế, hiểu được quy trình kiểm toán, Giải thích được ý nghĩa và nội dung của báo cáo kiểm toán… Như vậy có thể thấy rằng các môn học Nguyên lí kế toán, Kế toán và Kiểm toán có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau, trong đó môn Nguyên lí kế toán là môn cơ sở ngành sinh viên cần đặc biệt hiểu rõ vấn đề, nắm vững kiến thức để có thể học tốt môn Kế toán. Và tương tự môn Kiểm toán có mối quan hệ chăt chẽ, logic với môn Kế toán. Để có thể học tốt và đạt hiệu quả trong môn Kiểm toán, sinh viên cần nắm vững các kiến thức thuộc môn kế toán. Như vậy, để học tốt các môn học ở đại học nói chung và các môn chuyên ngành nói riêng thì sinh viên cần đảm bảo đi học đầy đủ,làm bài tập cẩn trọng, nghiêm túc, phải có tinh thần tự học, tự nghiên cứu và phương pháp học tập phù hợp…Sinh viên cần học tốt các môn đại cương, môn ngành, cơ sở ngành để có kiến thức nền tảng, bổ trợ cho các môn học về sau vì các môn học sau thường liên quan đến kiến thức môn học. Việc xác định được mối quan hệ giữa các môn học ngay từ đầu giúp sinh viên đạt hiệu quả cao nhất cho quá trình học tập, nghiên cứu và là hành trang kiến thức để sau khi rời khỏi cánh cổng trường đại học có thể tự tin đi ứng tuyển các vị trí phù hợp và có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. 54
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khái quát hệ thống kế toán pháp_chương 3
54 p | 941 | 335
-
Đề Thi kế toán quản trị - đề 3
2 p | 236 | 77
-
PHÂN HẠNG ĐẤT ĐAI( LAND CLASSIFICATION )BÀI 1
5 p | 251 | 76
-
Chuẩn mực kế toán số 07: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
25 p | 227 | 48
-
ĐỀ THI TUYỂN SINH HỆ LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC KỲ THI THÁNG 5/2012
2 p | 261 | 38
-
Bài 6: Tổ chức công tác kiểm toán
9 p | 119 | 21
-
Quá trình hình thành và phương pháp mặc định điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản hiện đại p2
11 p | 83 | 8
-
Tác động của biến động dòng tiền đến đòn bẩy tài chính: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
12 p | 32 | 7
-
Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chương trình đào tạo cử nhân kế toán và khuyến nghị cho Học viện Ngân hàng
15 p | 17 | 5
-
Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam
9 p | 70 | 4
-
Phân tích đánh giá kết quả học tập và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên ngành Kế toán
8 p | 72 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn