intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp trồng nấm rơm

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

1.406
lượt xem
294
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nấm rơm là loại nấm ăn quý, phát triển chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đă được trồng ở châu Á từ lâu. Nhiều nước ở các lục địa khác cũng phát triển trồng nấm rơm trong nhà kính hay nhà lớp bằng tấm Polyêtylen hoặc trồng theo hướng công nghiệp

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp trồng nấm rơm

  1. Trồng nấm rơm Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Nấm rơm là loại nấm ăn quý, phát triển chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đă được trồng ở châu Á từ lâu. Nhiều nước ở các lục địa khác cũng phát triển trồng nấm rơm trong nhà kính hay nhà lớp bằng tấm Polyêtylen hoặc trồng theo hướng công nghiệp Sau đây là phương pháp trồng nấm: 1. Chuẩn bị địa điểm: Nấm rơm có thể trồng trên tất cả các nền đất khác nhau, ở ngoài trời hoặc trong mát, nhưng phải tránh nơi đọng nước, tránh xa chuồng gia súc. - Nơi trồng phải bằng phẳng, cao ráo, tránh gió lùa hoặc phải làm hàng rào tránh gió, bố trí thẳng góc với hướng gió. - Nếu đất trũng vào mùa mưa nên xẻ rãnh cho liếp rộng 60 - 80cm, cao 10cm, dốc ở 2 mé để thoát nước khi tưới, không ngập úng khi mưa. 2. Chuẩn bị rơm rạ Rơm tươi, rơm khô hoặc ra, trường hợp thiếu rơm rạ cũng có thể dùng lá khô, bã mía cũng được. - Ủ rơm (dùng cho rơm khô, rơm tươi) chất một lớp rơm cao 20 - 30cm, rộng 1,5 - 2m, dài tùy lượng rơm cần ủ, tưới nước đẫm ướt, giậm cho dẽ dặt. Chất lớp thứ hai dày 30cm cũng giậm dẽ như trên. Tiếp tục như vậy cho đến khi đống rơm ủ có chiều cao khoảng 1,3 - 1,5m. Sau 10 - 12 ngày đống rơm ủ xẹp xuống là chất lên được.
  2. - Ủ rạ: rạ được xếp 3 - 4 hàng sát nhau ngay ngắn và cũng tạo thành khối như ủ rơm. Ủ 14 - 15 ngày sau là chất mô được - Bó rơm (dùng cho rơm lúa mùa, gốc rạ khô) Rơm được bó thành từng bó, đường kính khoảng 20cm, ngâm vào nước sạch khoảng 1 - 2 giờ - Chọn meo giống: Lấy giống nấm ở các trung tâm nấm địa phương hoặc trung ương. Meo giống tốt có những sợi tơ nấm màu trắng trong, mùi tương tự nấm rơm. Tơ nấm phát triển mặt môi trường bịch meo. Meo giống Đài Loan khi tơ trưởng thành bắt đầu tụ lại những hạt đỏ nâu vẫn cho năng suất, mỗi bịch meo giống khoảng 12 gam sẽ gieo được 4 - 5M mô. Khi đem giống về là cấy ngay. 3. Chất mô trồng nấm - Chất ủ rơm: Bỏ lớp rơm mặt ngoài đóng ủ và chất hết trong ngày - Rải rơm lên mặt luống đã sửa soạn sẵn rồi tưới nước sao cho khi đč dẽ dặt lớp rơm còn cao khoảng 20cm, rộng 4 - 5cm. Rải 2 đường meo dọc theo mô cách bìa mô khoảng 10cm Rải rơm chất lớp thứ 2 cao 15cm, tưới nước, đč dẽ dặt rồi lại rải lớp meo thứ hai (có thể chất thêm 1 - 2 lớp nữa). Xong phủ một lớp mỏng lên mặt mô khoảng 5cm, tưới nước đè dẽ dặt (lèn chặt) Vuốt mặt ngoài mô cho láng và nhét từng cọng rơm rơi vãi bên ngoài xuống đáy mô để khi thu hoạch không làm hư hại nụ nấm nhỏ ảnh hưởng đến năng suất. Theo dõi và tưới nước hàng ngày, 3 ngày sau dùng rơm khô rải khắp toàn bộ mặt ngoài của mô, tạo thành lớp áo mô dày 10 - 15cm (vào mùa mưa, mùa lạnh chất lớp áp mô ngay sau khi chất mô và dày hơn mùa nắng) - Chất rơm bó
  3. Chất các bó rơm theo chiều ngang của nền mô, cát dây bó, dậm lèn chặt, rải meo dọc 2 bên rìa bó rơm, cách bìa 10cm. Lớp thứ hai ngược đầu rơm với lớp thứ nhất, tưới nước rồi giậm lèn chặt rồi lại rải meo như trên. Sắp xếp sao cho mô ngay ngắn, không bị nghiêng, 2 - 3 ngày sau rải một lớp rơm khô mỏng khoảng 3 - 5cm lên mặt mô và đốt. Phủ một lớp rơm khô (áo mô) dày 10 - 15cm rồi tưới nước. 4. Chăm sóc - Tưới nước bằng thùng vòi hoa sen có tia nhỏ. - Theo dõi độ ẩm trong mô nấm bằng cách rút một mớ rơm ở giữa mô bóp chặt trong lòng bàn tay, nếu thấy: + Nước hơi rịn ra kẽ là vừa + Nước không rịn ra là khô, phải tưới thêm nước. Tưới bên ngoài áo mô, ở cả phía trên và cả 2 bên hông mô + Nước chảy ra rừng giọt là dư nước, ngừng tưới, giỡ áo mô ra cho nước bốc hơi đi. + Từ ngày thứ 5-8 sau khi chất mô nấm, mỗi ngày đảo lớp rơm áo một lần để tránh tơ nấm ăn lan ra lớp rơm áo sẽ không tạo được nấm. 5. Thu hái Từ ngày 10-14 sau khi gieo meo là có thể hái nấm được. Thời gian thu hái khoảng 10-15 ngày thì hết. Lần đầu nấm mọc khỏe, có thể hái được 2kg nấm tươi trên 1m2 mô nấm và có thể cao hơn tùy theo chất lượng rơm, meo giống và chiều cao mô. Hái nấm vào buổi sáng, mát trời, hai ngón tay nhẹ nhàng cầm cây nấm khẽ xoay một vòng chân nấm, nấm rời khỏi mô, giữ các gốc nấm trong mô để tiếp tục phát triển. Hái nấm lúc chưa xòe mũ. Ta rửa nấm qua nước sạch pha muối rồi
  4. dùng ngay. Nấm đóng hộp hay muối để ăn dần, nếu có nhiều còn dùng làm hàng xuất khẩu. 6. Hướng dẫn cách chế biến nấm tươi - Hái nấm tươi, cắt sạch phần gốc bám rơm rạ, đựng trong túi PE. Nếu để lâu cần bảo quản ở nhiệt độ thấp (5 - 8oC). Thời gian bảo quản 12 - 24 giờ. - Đun sôi nước, thả nấm vào chần 1 - 2 phút, vớt ra ngâm trong nước lạnh để nấm rắn chắc và hết mùi ngái. - Nấm chế biến thành nhiều món ăn: Nấu cháo, nấu canh, nấu mì, xào, làm nem... - Nấm đóng hộp: Dùng ăn trực tiếp hoặc có thể thêm các thực phẩm khác để chế biến thành nhiều món ăn - Nấm sấy khô: Rửa sạch, chần qua nước sôi 1 - 2 phút, chế biến như nấm tươi. - Nấm muối: Dùng dòng nước lưu thông qua nấm liên tục trong vòng 24h, nấm sẽ nhạt như vừa chần xong. Chú ý: Không ăn quá nhiều (Định lượng 200g/người/bữa). Không nên cho mì chính vì nấm đã đủ ngọt. Phải nấu chín, không được nấu tái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2