Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GÓC ĐỊNH HƯỚNG CỦA TÊN LỬA<br />
CHỐNG TĂNG B72, SỬ DỤNG CẢM BIẾN VI CƠ ĐIỆN TỬ MEMS<br />
Nguyễn Đình Duy*, Lê Tuấn Anh, Phạm Khắc Lâm, Phan Thế Sơn<br />
<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp xác định góc quay quanh trục dọc của<br />
tên lửa chống tăng B72 bằng cách sử dụng thuật toán dẫn đường quán tính trên cơ<br />
sở các cảm biến vi cơ điện tử MEMS. Thuật toán mới cho phép xác định các góc<br />
định hướng của tên lửa, trong đó có góc cren (góc quay xung quanh trục dọc) với<br />
độ chính xác cao, có khả năng ứng dụng trên các tên lửa quay quanh trục dọc với<br />
tần số lớn (lên đến 20Hz), tiến tới thay thế cơ cấu xác định góc quay của tên lửa B-<br />
72 sử dụng con quay cơ khí truyền thống.<br />
Từ khóa: INS; MEMS; Con quay.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tên lửa chống tăng B72 là tên lửa điều khiển một kênh, nó có hai loa phụt và<br />
một máy lái nên để điều khiển được thì đạn phải quay quanh trục dọc trong quá<br />
trình bay để luân phiên sử dụng cơ cấu lái cho hai mặt phẳng. Tín hiệu điều khiển<br />
phát liên tục qua dây dẫn nhưng tên lửa nhận tín hiệu tầm hay hướng để chấp hành<br />
là phụ thuộc vào vị trí của cánh lái đang nằm ngang (tầm) hay dọc (hướng). Để<br />
nhận biết vị trí góc của tên lửa trong khi quay, người ta sử dụng một con quay ba<br />
bậc tự do có kết cấu khung các đăng [1], [2].<br />
Tuy nhiên xu hướng phát triển các thiết bị trên khoang của các thiết bị bay ngày<br />
nay trong đó có các tên lửa điều khiển một kênh như tên lửa chống tăng, tên lửa<br />
phòng không tầm thấp, đạn pháo, đạn phản lực bắn dàn được đặc trưng bởi thời<br />
gian bay ngắn (dưới 2 phút), chịu quá tải điều khiển lớn, là người ta sử dụng các hệ<br />
thống định vị và dẫn đường mà các phần tử nhạy cảm của chúng không có kết cấu<br />
khung các đăng [4]. Thay vào đó là người ta sử dụng các cảm biến quán tính vi cơ<br />
điện tử để xác định các tham số góc của tên lửa trong quá trình bay.<br />
Trong thời gian qua, tại Viện KHCSQS đã triển khai một số đề tài nghiên cứu<br />
ứng dụng các cảm biến quán tính vi cơ điện tử MEMS cho các phương tiện chuyển<br />
động nói chung cũng như cho các thiết bị bay nói riêng, trong đó có đề tài «Nghiên<br />
cứu thiết kế, chế tạo bộ tọa độ góc trên cơ sở ứng dụng MEMS cho tên lửa một<br />
kênh kiểu B72 » của đồng chí Nguyễn Đức Thuận mà ở đó, tác giả đưa ra cơ sở để<br />
xác định vị trí góc của tên lửa trong khi bay dựa trên sự phụ thuộc của hình chiếu<br />
véc tơ gia tốc trọng trường lên trục gia tốc kế vào góc quay [7]. Cách tính này tuy<br />
đơn giản nhưng có một khuyết điểm là gia tốc kế không đo gia tốc tuyệt đối của<br />
vật thể chuyển động mà đo gia tốc biểu kiến, tức là hiệu của gia tốc tuyệt đối và gia<br />
tốc trọng trường: <br />
a w g (1)<br />
trong đó a là gia tốc biểu kiến (số chỉ của gia tốc kế), w – gia tốc tuyệt đối của vật<br />
thể chuyển động, g – gia tốc trọng trường. Vì thế việc xác định góc cren của tên<br />
lửa dựa vào sự phụ thuộc hình chiếu gia tốc trọng trường lên trục gia tốc kế vào<br />
góc quay của tên lửa chỉ đúng trong trường hợp tên lửa chuyển động không gia tốc<br />
hoặc với gia tốc cố định. Khi đó, trên cơ sở chỉ số của gia tốc kế, chúng ta mới tách<br />
được gia tốc chuyển động tuyệt đối của tên lửa ra để lấy thông tin về gia tốc trọng<br />
<br />
<br />
<br />
164 N. Đ. Duy, …, P. T. Sơn, “Phương pháp xác định góc định hướng ... vi cơ điện tử MEMS.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
trường. Tên lửa B72 trong quá trình bay, gia tốc theo các trục ngang có giá trị đáng<br />
kể so với gia tốc trọng trường và chúng thay đổi chứ không cố định. Vì thế để xác<br />
định chính xác các tham số góc của tên lửa trong quá trình bay không phụ thuộc<br />
vào gia tốc chuyển động của tên lửa, chúng ta cần xây dựng được thuật toán chứ<br />
không thể đơn thuần dựa vào sự phụ thuộc hình chiếu gia tốc trọng trường lên trục<br />
gia tốc kế vào góc quay của tên lửa.<br />
Bài báo tập trung xây dựng thuật toán dẫn đường quán tính, sử dụng sơ đồ phân<br />
chia để xác định các góc định hướng của tên lửa B72, trong đó có góc cren trên cơ<br />
sở thông tin từ các cảm biến vi cơ điện tử. Đồng thời so sánh độ chính xác của<br />
thuật toán phân chia này so với thuật toán BINS truyền thống.<br />
2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT<br />
2.1. Hệ tọa độ và vận tốc góc của tên lửa<br />
Để xác định các góc định hướng của tên lửa B72 ta sử dụng các hệ tọa độ sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Hệ tọa độ xác định vị trí góc của tên lửa.<br />
Oi X iYi Z i - Hệ tọa độ quán tính: tâm Oi trùng với tâm trái đất, các trục Oi X i ,<br />
OiYi nằm trên mặt phẳng xích đạo, trục Oi Z i hướng thẳng đứng lên trên.<br />
Og X g Yg Z g - Hệ tọa độ địa lý: tâm Og trùng với trọng tâm tên lửa, trục<br />
Og X g hướng về phía cực bắc, trục Og Yg hướng thẳng đứng lên trên, trục<br />
Og Z g hướng về phía đông.<br />
OX bYb Z b - Hệ tọa độ liên kết với tên lửa: tâm O trùng với trọng tâm tên lửa. Vị<br />
trí của hệ tọa độ liên kết so với hệ tọa độ địa lý được cho bởi thứ tự các góc quay:<br />
góc hướng , góc chúc ngóc , góc cren .<br />
OX rYr Z r - Hệ tọa độ Resal: tâm O trùng với trọng tâm tên lửa. Hệ tọa độ này<br />
quay với các vận tốc góc , , nhưng không tham gia vào chuyển động quay với<br />
vận tốc góc .<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 165<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Vận tốc góc của tên lửa so với hệ tọa độ địa lý có thể biểu diễn dưới dạng:<br />
b<br />
gb grb rbb (2)<br />
Trong đó grb , rbb - lần lượt là vận tốc góc của hệ tọa độ Resal so với hệ tọa độ<br />
địa lý và vận tốc góc của hệ tọa độ liên kết so với hệ tọa độ Resal. Cả hai vận tốc<br />
góc trên được chiếu xuống các trục của hệ tọa độ liên kết (chỉ số b ở trên).<br />
sin <br />
grb cos cos sin , rbb 0 (3)<br />
cos sin cos 0<br />
Trên cơ sở kết quả mô phỏng quỹ đạo bay của tên lửa chống tăng B72 [8], ta<br />
thấy ở chế độ bay bằng trong phần lớn thời gian bay của tên lửa, vận tốc góc<br />
8,5 2 rad/s, còn theo các góc hướng và góc chúc ngóc, tên lửa dao động với<br />
biên độ nhỏ, khoảng 1º và 2º, tần số khoảng 1 và 2 Hz vì thế giá trị sin rất nhỏ<br />
so với . Do đó ta có thể coi:<br />
b<br />
gb b<br />
, x rb , x <br />
(4)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Kết quả mô phỏng góc chúc ngóc của tên lửa B72 trong quá trình bay.<br />
2.2. Thuật toán xác định góc quay của tên lửa B72<br />
Để xác định các tham số góc của vật thể bay: góc hướng, góc chúc ngóc, góc<br />
cren, trong lý thuyết dẫn đường quán tính người ta có thể sử dụng nhiều phương<br />
<br />
<br />
166 N. Đ. Duy, …, P. T. Sơn, “Phương pháp xác định góc định hướng ... vi cơ điện tử MEMS.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
pháp khác nhau như sử dụng các phương trình động học Ơ-le, phương trình<br />
Poison, hay sử dụng quatenion [3]. Để xác định các góc định hướng của tên lửa<br />
B72, ta sẽ sử dụng quaternion.<br />
Thông tin về hình chiếu của véc tơ vận tốc góc tuyệt đối của tên lửa (vận tốc<br />
góc của hệ tọa độ liên kết so với hệ tọa độ quán tính) được đo bởi khối IMU gắn<br />
trên tên lửa:<br />
ibb ibb , x ibb , y ibb , z (5)<br />
Vì tên lửa B72 có thời gian làm việc ngắn (khoảng 26s) nên ta có thể bỏ qua véc<br />
tơ vận tốc mang (bao gồm vận tốc quay của trái đất và chuyển động của tên lửa<br />
trên bề mặt trái đất) và xác định các góc định hướng so với hệ tọa độ quán tính, tức<br />
là :<br />
ibb gb<br />
b<br />
(6)<br />
Giả sử Qib là quaternion thể hiện sự quay từ hệ tọa độ quán tính sang hệ tọa độ<br />
liên kết, Qgb là quaternion thể hiện sự quay từ hệ tọa độ địa lý sang hệ tọa độ liên<br />
kết.<br />
Phương trình Poison đối với quaternion Qib có dạng:<br />
2Q b M ( b )Q b i ib i<br />
(7)<br />
Trong đó:<br />
Qib Qib0 Qib1 Qib2 Qib3 (8)<br />
<br />
0 ibb , x ibb , y ibb , z<br />
ibb , x<br />
b<br />
0 ibb , z ibb , y<br />
M ( ) b<br />
ib (9)<br />
ib , y ibb , z 0 ibb , x<br />
ibb , z ibb , y ibb , x 0<br />
M (ibb ) ma trận quaternion tạo bởi hình chiếu của véc tơ vận tốc góc ibb lên<br />
các trục của hệ tọa độ liên kết.<br />
Giống như khi giải phương trình vi phân vô hướng, nghiệm của phương trình vi<br />
phân ma trận với chu kỳ lấy mẫu T0 có thể viết ở dạng:<br />
1<br />
(k )<br />
Qib (k 1) e 2 Qib (k ) (10)<br />
trong đó :<br />
0 x ( k ) y ( k ) z ( k )<br />
( k 1) T0 1<br />
x (k ) 0 z (k ) y ( k ) (k )<br />
(k ) M (ibb ( t )) dt , k 0,1,...e 2 (11)<br />
kT0<br />
y ( k ) z ( k ) 0 x (k )<br />
z (k ) y (k ) x ( k ) 0<br />
<br />
1<br />
(k )<br />
2<br />
Hàm số mũ e có thể được khai triển theo dạng chuỗi:<br />
1<br />
(k ) (k ) 1 2 (k ) 1 n (k )<br />
e 2<br />
E4 x 4 (12)<br />
2 2! 4 n ! 2n<br />
Trong đó E4 x 4 là ma trận đơn vị kích thước 4x4.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 167<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Giả sử trong khoảng thời gian bằng chu kỳ lấy mẫu T0, vận tốc góc ibb (k ) thay<br />
đổi không đáng kể thì (k ) T0 M (ibb (k )) . Khi đó chuỗi số có dạng:<br />
1<br />
(k ) T0 M (ibb (k )) 1 T02 M 2 (ibb (k ))<br />
e 2<br />
E4 x 4 (13)<br />
2 2! 4<br />
Khi đó nghiệm của phương trình vi phân ma trận có dạng:<br />
1 T0 M (ibb (k )) n b<br />
<br />
Qib (k 1) <br />
[ ] Qi (k ) (14)<br />
n0 n ! 2<br />
Tiến hành khai triển biểu thức Qib (k 1) đến số hạng thứ n thì phần dư còn lại<br />
có dạng:<br />
(0,5T0 M (ibb )) n 1 12 T0 M (ibb )<br />
Rn e , với 0 1 . (15)<br />
(n 1)!<br />
Phần dư Rn cũng là một ma trận kích thước 4x4. Giả sử chọn hệ số 0,5 ,<br />
chu kỳ lấy mẫu T0 0, 01 (s) ta có thể tính giá trị phần dư đối với các vận tốc góc<br />
khác nhau trên cơ sở công thức vô hướng dành cho một phần tử của ma trận:<br />
(0,5ibb ,m ) n 1 1 b<br />
2<br />
ib ,m<br />
rn e (16)<br />
(n 1)!<br />
rn ibb ,m , rad/s<br />
3,14 (1 Hz) 9,42 (3 Hz) 53,38 (8,5 Hz)<br />
r1 1, 408 104 1, 268 103 0, 041<br />
r2 7,371 107 1,99 105 3, 621103<br />
r3 2,893 109 2,343 107 2, 416 104<br />
r4 9, 084 1012 2, 207 109 1, 29 105<br />
r5 2,377 1014 1, 733 1011 5, 737 105<br />
<br />
Từ các kết quả tính toán trên ta thấy rằng nếu tên lửa có vận tốc góc nhỏ thì<br />
trong thuật toán tính góc định hướng, ta chỉ cần tính đến 2 – 3 số hạng, còn nếu tên<br />
lửa có vận tốc góc lớn thì cần tính đến 4 – 5 số hạng. Đối với tên lửa B72, vận tốc<br />
góc cren lớn (8,5 Hz), còn dao động theo các góc hướng và góc chúc ngóc nhỏ (từ<br />
1 – 2 Hz). Vì thế khi tính các góc định hướng của tên lửa B72, ta nên sử dụng sơ<br />
đồ phân chia, tức là góc cren được tính theo thuật toán bậc cao, còn góc hướng và<br />
góc chúc ngóc được tính theo bậc thấp theo sơ đồ trên hình 3.<br />
Trên cơ sở quaternion Qrb , ta tính được sin và cos của góc cren để sử dụng cho<br />
việc điều khiển tên lửa [5], [6]:<br />
sin (k 1) 2Qrb0 (k 1)Qrb1 (k 1)<br />
(17)<br />
cos (k 1) [Qrb0 (k 1)]2 [Qrb1 (k 1)]2<br />
Các góc hướng và góc chúc ngóc được tính trên cơ sở quaternion Qir :<br />
<br />
<br />
168 N. Đ. Duy, …, P. T. Sơn, “Phương pháp xác định góc định hướng ... vi cơ điện tử MEMS.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2Qir1 (k 1)Qir3 (k 1) 2Qir0 (k 1)Qir2 (k 1)<br />
(k 1) arctg[ ] (18)<br />
2[Qir1 (k 1)]2 2[Qir0 (k 1)]2 1<br />
(k 1) arcsin[2Qir1 (k 1)Qir2 (k 1) 2Qir0 (k 1)Qir3 (k 1)] (19)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ phân chia xác định các góc định hướng của tên lửa B72.<br />
2.3. Kết quả mô phỏng trong môi trường Matlab-Simulink<br />
Trên cơ sở thuật toán đã trình bày ở trên, ta xây dựng chương trình mô phỏng<br />
thuật toán xác định góc định hướng của tên lửa B72 trong môi trường Matlab-<br />
Simulink theo sơ đồ truyền thống và sơ đồ phân chia:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ mô phỏng thuật toán phân chia xác định góc định hướng<br />
của tên lửa B72.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 169<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Trên hình 5 và hình 6 trình bày kết quả mô phỏng góc quay của tên lửa B72 khi<br />
sử dụng thuật toán phân chia và thuật toán BINS truyền thống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Kết quả mô phỏng thuật toán tính góc định hướng<br />
tên lửa B72 trong thời gian ngắn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Kết quả mô phỏng thuật toán tính góc định hướng<br />
tên lửa B72 trong thời gian 26(s).<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy thuật toán tính góc định hướng của tên lửa B72<br />
theo sơ đồ phân chia có độ chính xác cao hơn so với sơ đồ BINS truyền thống. Độ<br />
chính xác của thuật toán truyền thống tăng lên khi ta giảm chu kỳ lấy mẫu xuống<br />
10 lần, trong khi sơ đồ phân chia có sai số về biên độ và pha nhỏ ngay ở chu kỳ lấy<br />
mẫu 0,01s. Khi so sánh kết quả mô phỏng ta thấy thuật toán truyền thống chỉ cho<br />
độ chính xác chấp nhận được trong thời gian ngắn cỡ vài giây, còn khi thời gian<br />
mô phỏng tăng lên thì rõ ràng độ chính xác của sơ đồ phần chia lớn hơn hẳn so với<br />
<br />
<br />
170 N. Đ. Duy, …, P. T. Sơn, “Phương pháp xác định góc định hướng ... vi cơ điện tử MEMS.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
sơ đồ truyền thống. Đặc biệt khi tăng tốc độ góc cren lên thì sai số xác định góc<br />
định hướng của sơ đồ truyền thống càng rõ rệt hơn so với sơ đồ phân chia. Điều<br />
này làm cho thuật toán phân chia có thể ứng dụng để tính góc quay cren không chỉ<br />
của tên lửa B72 và các loại tên lửa khác có tần số quay lớn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Управляемый снаряд 9М14М, Техническое описание. Изд Министертсва<br />
Обороны СССР 1966.<br />
[2]. Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K11. Giáo trình huấn luyện. Bộ tư lệnh pháo binh.<br />
Hà Nội, 2006<br />
[3]. В.В. Матвеев, В.Я.Распопов. Основы построения бесплатформенных<br />
инерциальных навигационных систем. учеб.пособие, СПб.: ГНЦ РФ<br />
ОАО "Концерн "ЦНИИ Электроприбир", 2009. - 280с.<br />
[4]. В.В.Матвеев, А.П.Шведов, С.И.Серегин, “Алгоритм ориентации для<br />
вращающегося по крену летательного аппарата”, Журнал<br />
Мехатроника, автоматизация, управление, №9, 2012.<br />
[5]. Бранец.В.Н, Шмылевский И.П. “Применение кватернионов в задачах<br />
ориентации твердого тела. М. Наука”, 973 – 320 с.<br />
[6]. Paul G. Savage, "Strapdown Inertial Navigation Integration Algorithm Design<br />
Part 1: Attitude Algorithms", Journal of Guidance, Control, and Dynamics,<br />
Vol. 21, No. 1 (1998), pp. 19-28<br />
[7]. Phạm Văn Phúc, Trần Đức Thuận, “Xây dựng thuật toán xác định góc lắc cho<br />
phương tiện chuyển động trên cơ sở kết hợp con quay tốc độ góc với gia tốc<br />
kế”, Tạp chí nghiên cứu KHCNQS, số 49, tháng 6/2017.<br />
[8]. Nguyễn Văn Chúc, Nguyễn Phú Thắng, Phạm Khắc Lâm, “Mô phỏng bán tự<br />
nhiên thời gian thực tên lửa điều khiển tầm gần kiểu B72”, Tạp chí nghiên cứu<br />
KHCNQS số đặc san, tháng 9/2016.<br />
ABSTRACT<br />
METHOD FOR DETERMINING ORIENTATION ANGLES OF ANTI TANK<br />
MISSILE B72, USING SENSORS MEMS<br />
The article presents a method for determining the orientation angles of a B72<br />
missile based on an INS algorithm using information from micro-electro-<br />
mechanical sensors. The new algorithm makes it possible to determine the angles<br />
of the rocket's orientation with high accuracy and can be applied to the rockets<br />
rotating rapidly around the longitudinal axis (frequency up to 20 Hz) and then to<br />
replace the mechanical gyroscope on the B72 missile.<br />
Keywords: INS; MEMS; Gyroscope.<br />
Nhận bài ngày 30 tháng 01 năm 2019<br />
Hoàn thiện ngày 08 tháng 3 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2019<br />
Địa chỉ: Viện Tên lửa – Viện KHCN quân sự.<br />
*<br />
Email: ariolvietnam@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 171<br />