Đề bài: Qua bài Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bất điếu) của Nguyễn Trường Tộ, <br />
anh (chị) có suy nghĩ gì về vai trò của luật trong đời sống xã hội.<br />
Bài làm<br />
Ở mỗi thời đại, luật có sự điều chỉnh khác nhau cho phù họp với hoàn cảnh lịch sử xã hội <br />
trong thời đại đó. Thấy được vai trò quan trọng đó của luật, nhà trí thức yêu nước <br />
Nguyễn Trường Tộ đã viết bàn Điếu Trần, một bài văn chính luận, để trình lên bề trên <br />
về những điều cần phải canh tân đất nước, trong đó có luật. Bài Xin lập khoa luật trích ở <br />
bản Điếu trần số 27 có tên là Tế cấp bát điếu. Bài trích này cho thấy Nguyễn Trường Tộ <br />
là một người sớm nhận ra những điều cần phải đổi mới để đem lại sự thịnh vượng cho <br />
đất nước và lẽ công bằng cho xã hội.<br />
Trong lịch sử nước nhà đã từng hình thành nhiều luật khác nhau. Cách đáy trên sáu thế kỉ <br />
có bộ luật Hồng Đức nổi tiếng, trong đó quy định nhiều vấn đề có tính chất xã hội rộng <br />
lớn. Bộ luật Hồng Đức có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với đời sống chính trị xã hội qua <br />
nhiều thời kì. Nhưng do quy luật phát triển lịch sử, sang các giai đoạn sau, đất nước cần <br />
có những luật mới phù hợp với tính chất và hoàn cảnh xã hội lúc đó. Vì vậy tác giả <br />
Nguvễn Trường Tộ đã đề nghị và thuyết phục bề trên cần phải thay đổi luật.<br />
Theo tác giả, luật phải là công cụ đại diện cho lẽ công bằng. Do đó "bất luận quan hay <br />
dân, mọi người đều phải học luật nước...". Từ tính chất quan trọng đó cho nên một đòi <br />
hỏi gần như bắt buộc đối với mọi người là phải học luật và nắm được luật, mặt khcác <br />
còn cần phải tôn trọng và chấp hành nghiêm minh luật nước nhà bởi "vì luật bao gồm cả <br />
kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia". Có thể nói luật là chỗ công bằng nhất để <br />
hòa giải các mâu thuẫn trong xã hội. Vì vậy dù bất cứ ai phạm vào những điều quy định <br />
trong luật đều phải được xét xử theo đúng luật và công minh. Như thế kỉ cương phép <br />
nước mới được giữ vững, luật mới xứng đáng với vai trò là công cụ của nhà nước trong <br />
việc bảo vệ sự bình yên cho nhân dân.<br />
Để chứng minh cho vai trò có tính quan trọng tuyệt đối của luật, tác giả dẫn lại trong các <br />
giai đoạn lịch sử đã qua, theo đó ta hiểu được rằng nếu không có luật thì đồng nghĩa với <br />
không có một xã hội bình yên.<br />
Nói về ý nghĩa của luật, tác giả đã nêu lên những khía cạnh có tính chất như để so sánh <br />
với đạo làm người. Và từ đó ông dẫn lại trong lịch sử rằng: "Từ xưa đến nay các vua <br />
chúa nắm quyền thống trị đất nước giúp đời đều nhờ hiểu luật, còn các sách vở khác <br />
cũng chỉ là phụ thuộc. Nếu trong nước không có luật thì dù vạn quyển sách cũng không <br />
thể trị dân". Với lập luận một cách khoa học và chính xác đó cho thấy rằng nếu chỉ dựa <br />
vào những điều trong sách vở mà không hiểu luật thì đó chỉ là cách nói suông và không <br />
bao giờ trở thành một công cụ để đem lại an bình cho đất nước. Ngay ở những quyển <br />
sách nói về luật cũng vậy, nếu sách đó không thể hiện tính thời đại của luật thì nó cũng <br />
trở nên vô tác dụng. Do đó phải có sự điều chỉnh và hợp nhất thành một hệ thống chặt <br />
chẽ về điều khoản và nội dung của luật thì mới phát huy tác dụng.<br />
Lại nói về vai trò và ý nghĩa của luật, tác giả Nguyễn Trường Tộ đã phân tích:<br />
"Nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng <br />
trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự <br />
thì mọi quyền pháp đều là đạo đức".<br />
Qua cách lập luận trên ta thấy rõ luật phải vừa đảm bảo tính nghiêm minh của nó nhưng <br />
lại vừa có tính nhân đạo hoặc nói cách khác luật phải chứa đựng trong đó bản chất của <br />
đạo đức con người. Nếu luật chỉ đơn thuần là công cụ trấn áp và giải quyết các mâu <br />
thuẫn của xã hội thì vô tình đã đem cái đạo của con người ra ngoài lề của công lí, pháp <br />
luật. Như vậy luật cũng là một hình thức thể hiện đạo đức con người. Bởi thế trong luật <br />
bao giờ cũng ẩn chứa tinh thần nhân đạo lớn lao nhằm bảo vệ lẽ phải và sự công bằng <br />
tuyệt đối. Vì thế khi áp dụng luật vào đời sống xã hội phải thật tinh vi và nhạy bén tránh <br />
làm tổn hại đến phạm trù đạo đức và lối sống của con người. Vậy nên tác giả mới nói: <br />
"Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền pháp đều là đạo <br />
đức". Nghĩa là giữa luật và đạo đức phải cùng song hành và bổ trợ cho nhau tạo ra một <br />
thiết chế đủ để đem lại sự bình an và, thịnh đạt cho xã hội.<br />
Trong những luật đã từng tồn tại trong lịch sử tất cả đều mang hai yếu tố cần thiết nói <br />
trên nhưng chung quy lại là để giữ vững và bảo vệ công bằng và chính nghĩa cho con <br />
người. Chưa có một xã hội nào dưới sự bảo trợ của luật mà không có yêu tố đạo đức và <br />
pháp quyền để trị những hành vi phạm luật. Nói như vậy có nghĩa là không bao giờ đạo <br />
đức con người lại được tách ra ngoài hệ thống của luật mà ngược lại đạo đức đó lại <br />
được tác hợp với luật nhằm ứng xử những tình huống mang tính chất nhạy cảm trong xã <br />
hội. Nói về tính chất và đặc trưng của đạo đức đó là sự tổng hòa cua những tố chất tốt <br />
đẹp nhằm tạo nên đức tính và phẩm chất cao quý của con người. Để đối chiếu trong <br />
phạm vi của luật tác giả khẳng định:<br />
"Có cái đức nào lớn hơn đức chí công vô tư? Chí công vô tư là đức trời. Trong luật cái gì <br />
cũng công bằng, hợp với đức trời".<br />
Như vậy, theo tác giả, giữa đạo đức và "chí công, vô tư" là một, xếp ngang hàng với luật. <br />
Tóm lại đạo đức và luật luôn phải là công cụ sắc bén hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo sự công <br />
bằng cho xã hội. Nếu hai yếu tố tách rời nhau thi sự nghiêm minh của phép nước sẽ <br />
không được vững chắc. Đó là lí do trong luật cần có đạo đức và đạo đức chính là "chí <br />
công, vô tư".<br />
Qua sự phân tích trên ta thấy, luật đóng một vai trò không thể thiếu trong đời sống xã hội. <br />
Chỉ có luật mói đem lại sự công bằng cho xã hội mà không một thiết chế nào có thể thay <br />
thế được. Sự ổn định đất nước dù ở thời đại nào cũng cần phải có luật. Luật sẽ quy định <br />
những yêu cầu của cuộc sống nhằm đem lại sự bình yên và thịnh vượng cho mọi người <br />
trong xã hội. Tính quan trọng của luật thể hiện rõ ở chỗ luật bảo đảm kỉ cương phép <br />
nước, giữ vững kỉ cương đó và không để bất kì một ai vi phạm luật hoặc nếu làm trái <br />
luật thì tất yếu phải được trị theo đúng luật. Vì những điều quan trọng đó nên trong bất kì <br />
một xã hội nào cũng đều cần phải có luật. Chỉ có luật xã hội mới bình yên, đất nước mới <br />
thịnh vượng được.<br />
Tóm lại, có thể nói rằng mỗi chế độ xã hội đều phải tuân theo sự quy định nghiêm minh <br />
của luật. Nếu xã hội đó tách khỏi luật thì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Tác <br />
giả Nguyễn Trường Tộ đã sớm nhận ra tính chất quan trọng của luật và mong muốn canh <br />
tân đất nước bằng luật. Có thể nói ông có một tầm nhìn rộng lớn và một tư tưởng tân <br />
tiến trong thời đại bấy giờ, vì bản thân ông thấy được vai trò quan trọng của luật trong <br />
đời sống xã hội.<br />
Ngày nay, khi toàn thể xã hội đang phát triển mạnh mẽ, luật lại càng chứng tỏ tầm quan <br />
trọng của nó trong đời sống dân sinh. Vì tính chất quan trọng đó cho nên luật luôn được <br />
điều chỉnh cho phủ hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước trong thời kì mới. Vì vậy, chúng <br />
ta luôn được chứng kiến sự công bằng của xã hội nhờ tính nghiêm minh của luật trong <br />
đời sống chính trị nước nhà. Do đó, trong mỗi chủng ta phải tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ <br />
luật để xã hội ngày một công bằng hơn, đất nước ngày càng phát triển hơn, văn minh hơn <br />
theo nhịp tiến cùng thời đại.<br />