intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quá trình hình thành suy hô hấp sơ sinh

Chia sẻ: Vanthi Bichtram | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

114
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa : Suy hô hấp cấp là một hội chứng của nhiều nguyên nhân gây nên ,rất hay gặp trong thời kỳ sơ sinh,nhất là những ngày đầu sau đẻ,khi trẻ làm quan với môi trường bên ngoài tử cung,có thể xuất hiện vài giờ hay vài ngày sau sinh,tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên. Suy hô hấp sơ sinh là tình trạng rất nặng ở trẻ sơ sinh, trẻ bị suy hô hấp có nhiều nguy cơ dẫn đến tử vong cao nhất ở lứa tuổi sơ sinh, nếu cứu được cũng để lại những dị tật...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quá trình hình thành suy hô hấp sơ sinh

  1. SUY HÔ HẤP SƠ SINH NỘI DUNG : 1.Định nghĩa : Suy hô hấp cấp là một hội chứng của nhiều nguyên nhân gây nên ,rất hay gặp trong thời kỳ sơ sinh,nhất là những ngày đầu sau đẻ,khi trẻ làm quan với môi trường b ên ngoài tử cung,có thể xuất hiện vài giờ hay vài ngày sau sinh,tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên. Suy hô hấp sơ sinh là tình trạng rất nặng ở trẻ sơ sinh, trẻ bị suy hô hấp có nhiều nguy cơ dẫn đến tử vong cao nhất ở lứa tuổi sơ sinh, nếu cứu đ ược cũng để lại những dị tật nặng nề . 2. Một số nguyên nhân gây suy hô hấp sơ sinh: 4.1. Hẹp đuờng thở : thường gặp các dị tật sau : tắc cửa mũi sau,hội chứng Pierre Robin (gồm có dấu hiệu lâm sàng: xương hàm dưới không phát triển, lưỡi tụt ra sau, chẻ vòm hấu), mềm sụn thanh quản . 4.2. Tổn thương nhu mô phổi : Thường gặp các dạng dị tật như :bất sản phổi, xuất huyết phổi, xuất huyết phổi, kén phổi, bệnh màng trong, hội chứng hít sặc, nhiễm trùng phổi, thoát vị cơ hoành. 4.3. Nguyên nhân ngoài phổi : - Suy tim - Bệnh lý hệ thần kinh cơ :Thiếu oxy não, liệt cơ hoành sau sang chấn sản khoa, Werdnig Hoffmann. - Rối loạn chuyển hóa nặng : Hạ đ ường huyết, hạ calci máu . 5. Một số bệnh cảnh ngoại khoa thường gặp: 5.1. Thoát vị cơ hoành : Trẻ tím tái ngay sau sanh , ngực phồng lên , ít cử động , trong khi bụng phẳng, tiếng tim lệch sang phải.Cần đặt sonde dạ d ày,nằm nghiêng sang p hía thoát vị.Không cho thở masque vì có thể làm căng d ạ d ày, chuyển ngay tới trung tâm ngoại khoa. 5.2. Teo thực quản bẩm sinh: Trẻ ứa nhiều bọt,xuất hiện tím tái khi cho bú, có tiền căn đa ố i .Cần ngưng ăn, hút dạ d ày thường,chuyển ngay sang ngoại khoa. 1
  2. 5.3.Hội chứng Pierre Robin: Có các d ấu hiệu sau: xương hàm dưới không phát triển , lưỡi tụt ra sau , không có thắng lưỡi và chẻ vòm hầu. 6. Một số bệnh cảnh nội khoa thường gặp: 6.1. Bệnh màng trong : 6.1.1. Dịch tể học : Bệnh màng trong gặp khắp nơi trên thế giới, là nguyên nhân quan trọng gây tử vong hàng đ ầu ở trẻ sơ sinh non tháng.30% trẻ sơ sinh tử vong do b ệnh màng trong hoặc các biến chứng của bệnh này .Tần suất mắc bệnh tỉ lệ nghịch với tuổi thai và cân nặng lúc sinh : Tuổi thai Tỉ lệ mắc bệnh màng trong < 28 tuần 60-80% 32 -36 tu ần 15-30% > 37 tuần 5% Hiếm gặp ( 38 tuần tuổi thai. Tần suất mắc bệnh khoảng 10-15% ở trẻ sơ sinh có trọng lượng lúc sanh < 2.500g ,và tần suất mắc bệnh sẽ cao nhất khi trọng lượng lúc sinh thấp nhất. Yếu tố nguy cơ :Mẹ tiểu đ ường ,bị xuất huyết khi sanh ,cao huyết áp , suy thận,bị vỡ ối sớm.Trẻ sanh ngạt , sanh mổ ,sinh đôi con thứ hai . 6.1.2. Bệnh sinh : Nguyên nhân do phổi không tiết được chất surfactant là chất có tác dụng làm cho phế nang không bị xẹp và giữ được khí cặn ở cuối thì thở ra . 6.1.3. Triệu chứng lâm sàng : Trẻ có biểu hiện khó thở đột ngột vài giờ sau đẻ .Trẻ khó thở ngày càng tăng , rên nhiều ,co kéo lồng ngực , lõm mũi ức , tím tái ngày càng nặng ,chỉ số Silverman nhanh chống tăng lên 7. 6.2. Hội chứng hít ối : 6.2.1. Dịch tể học : Thường xảy ra ở trẻ già tháng , trẻ sanh ngạt ,dây rốn bất thường , sinh khó , ngôi thai bất thường.5-15% trẻ đủ tháng và già tháng có chứa phân su trong dịch ối .Trẻ < 37 tuần , tỉ lệ dịch ối chứa phân su là 2% ,trẻ > 42 tuần tỉ lệ này là 44% .5% trẻ này bị viêm phổi do hít nước ối phân su và 30% trong số bệnh nhi cần p hải thở máy. 6.2.2. Lâm sàng : Nếu bị ngạt lúc chuyển dạ trẻ sẽ thở sớm, và hít phải nước ối. Do đó trẻ tím tái, mũi miệng tràn đầy nước ối ngay lúc sanh, có thể ngạt nặng gây chết lâm sàng. 6.3. Cơn khó thở nhanh thoáng qua: 2
  3. 6.3.1 Dịch tể học Bệnh chiếm 1 -2% trẻ sơ sinh ,nhất là trẻ đủ tháng. 9%: trẻ sinh mổ 6.3.2. Bệnh sinh: Cơn khó thở nhanh thoáng q ua xảy ra do chậm hấp thu các chất trong d ịch phế nang làm cho phế nang không thông khí tốt. 6.3.3. Xử trí: Bệnh tự khỏi trong khoảng 24 giờ .Nếu vẫn còn khó thở sau 1 ngày cho thở áp lực d ương, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch thực hiện tại tuyến y tế trung ương. 6.4. Nhiễm khuẩn phổi : 6.4.1. Dịch tể học và cơ chế bệnh sinh: Rất thường gặp, nếu xảy ra sau 3 giờ tuổi thì thường do kỹ thuật đỡ sanh hoặc chăm sóc sau sinh không tốt. Nếu xảy ra 24 giờ: 90%. Vi trùng : liên cầu, vi trùng gram âm : E coli thường ở âm đạo mẹ .Liên cầu nhóm B ,tụ cầu, pseudomonas...do khâu săn sóc thở máy. 7. Những dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng : 7.1. Những dấu hiệu lâm sàng: 7.1.1. Dấu hiệu ngạt trong khi chuyển dạ : - Nước ối nhiễm phân su. - Thay đổi nhịp tim thai : Bình thường nhịp tim thai 120 -160 lần / phút . Nếu trong thời kỳ chuyển dạ, tim thai chậm dưới 100 lần/ phút (đếm nhịp sau cơn co tử cung ), chứng tỏ có tình trạng suy tim thai . 7.1.2. Dấu hiệu ngạt khi sanh : Đối với trẻ mới sanh cần tính chỉ số Apgar để b iết mức độ ngạt. Cách tính điểm Apgar : Lâm sàng Điểm 0 1 2 Nhịp tim Không nghe < 100lần/phút > 100lần/phút Hô hấp Không thở Thở không đều Thở đều, khóc to khóc yếu Trương lực cơ Mềm nhũn Vận động yếu Vận động tốt Phản xạ Không có Phản ứng yếu Phản ứng tốt nhăn mặt chi cử động tốt Thân hồng chi tím To àn thân hồng Màu da Toàn thân tím 3
  4. Thời điểm đánh giá Apgar : 1 phút sau sanh , 3 phút , 5 phút và 10 phút sau sanh . Kết quả Apgar: - Dưới và bằng 3 : Ngạt nặng , cần hồi sức tích cực. - Từ 4 đến 7 :Có ngạt , cần hồi sức . - Từ 7 : Tình trạng tốt , chỉ cần theo dõi. 7.1.3. Dấu hiệu suy hô hấp sau sanh : - Thay đổi hô hấp : Tần số thở tăng trên 60 lần / phút hay chậm dưới 30 lần/phút luôn luôn là biểu hiện bệnh lý. Theo dõi cách thở nếu trẻ thở không đều có cơn ngừng thở trên 20 giây kèm theo đổi màu da là biểu hiện rối loạn hô hấp. - Màu da xanh tím dưới khí trời : Tìm thấy ở môi, đầu chi hoặc toàn thân, chứng tỏ PaO2 trong máu động mạch giảm d ưới 60 mmHg . - Dấu hiệu phản ứng : Dựa vào chỉ số Silverman. Số điểm 0 1 2 Tiếng rên (grunting ) Qua ố ng nghe Nghe bằng tai 0 Cánh mũi phập phồng 0 + ++ Co kéo liên sườn 0 + ++ Lõm xương ức 0 + ++ Di động ngực bụng Cùng Ngực < bụng Ngược chiều chiều -3-5 điểm : suy hô hấp nhẹ . -> 5 điểm : suy hô hấp nặng . 7.2. Chẩn đoán lâm sàng : - Phát hiện những xáo trộn đi kèm : hạ thân nhiệt, suy tuần ho àn cấp (huyết áp hạ, thời gian phục hồi màu da kéo dài ), hạ đường máu. - Nhận ra những dấu hiệu nặng : Xáo trộn tri giác, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, nhịp thở xáo trộn bất thường, giảm nhanh dấu hiệu phản ứng, gia tăng xanh tím,co giật,hôn mê. - Tìm xem bệnh nhân có nguyên nhân ngoại khoa để loại bỏ :  Hẹp lỗ mũi sau  Teo thực quản  Hội chứng Pierre Robin 4
  5.  Thoát vị cơ hoành 7.3.Những xét nghiệm cận lâm sàng cần làm: - Khí trong máu - X quang tim phổi - Công thức máu - Đường máu ,Calci máu - Xét nghiệm vi trùng học - Siêu âm 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2