Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên (2010-2020)
lượt xem 0
download
Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả chỉ khái quát những nét cơ bản về quá trình xây dựng nông thôn mới đồng thời trình bày những thành tựu nổi bật nhất mà xã đã đạt được trong giai đoạn 2010 - 2020. Cũng thông qua đó để thấy được vai trò của chính quyền địa phương trong việc xác định, lựa chọn hướng đi phù hợp cho mỗi vùng đất của địa phương là phải căn cứ vào đặc điểm của từng vùng trên cơ sở đó có mô hình xây dựng phù hợp; một mặt phát huy được ưu thế vốn có của từng địa phương và mặt khác là khắc phục được những hạn chế vốn có của địa phương đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên (2010-2020)
- QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ BẠCH ĐẰNG, THỊ XÃ TÂN UYÊN (2010 - 2020) Trần Ngô Thảo Nguyên 1 1. Lớp CH22LS01, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Xã Bạch Đằng là một vùng đất thuộc địa phận của thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, đây cũng là địa phương được UBND tỉnh chọn là xã thí điểm để xây dựng nông thôn mới. Trong 10 năm xây dựng (2010-2020) xã đã đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng và toàn diện trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Những thành tựu đó đã làm thay đổi diệm mạo của xã Bạch Đằng và trở thành điểm sáng điển hình trong công tác xây dựng nông thôn mới của thị xã Tân Uyên. Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả chỉ xin khái quát những nét cơ bản về quá trình xây dựng nông thôn mới đồng thời trình bày những thành tựu nổi bật nhất mà xã đã đạt được trong giai đoạn 2010 - 2020. Cũng thông qua đó để thấy được vai trò của chính quyền địa phương trong việc xác định, lựa chọn hướng đi phù hợp cho mỗi vùng đất của địa phương là phải căn cứ vào đặc điểm của từng vùng trên cơ sở đó có mô hình xây dựng phù hợp; một mặt phát huy được ưu thế vốn có của từng địa phương và mặt khác là khắc phục được những hạn chế vốn có của địa phương đó. Từ khóa: Nông thôn mới, Thị xã Tân Uyên, xã Bạch Đằng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã Bạch Đằng (còn gọi là Cù Lao Bạch Đằng) là một địa phương thuộc thị xã Tân Uyên, trong thời gian tiến hành xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Việc phát triển xã Bạch Đằng trở thành “Nông thôn mới” là một trong những thành công lớn, trên cơ sở đó xây dựng thành một nông kiểu mẫu để có thể nhân rộng mô hình lên nhiều xã khác trong thị xã. Mặc dù là một vùng đất vẫn còn mang nhiều dấu ấn của nền tảng từ nông nghiệp, song cấp ủy và chính quyền địa phương luôn đề ra và thực hiện những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao mức sống của người dân, chính vì vậy đến nay xã Bạch Đằng là vùng đất có nhiều đóng góp to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua quá trình xây dựng nông thôn mới đó, ta thấy được tiềm năng và lợi thế của xã Bạch Đằng là rât lớn, chính nó đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của xã trong 10 năm qua. Cũng từ sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, Cù lao Bạch Đằng đã tận dụng các thế mạnh và cơ hội của mình để nhanh chóng trở thành địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Dương thực hiện mô hình thí điểm xây dựng làng thông minh từ sau năm 2020 và đi đầu cho sự phát triển chuyển đổi số, công nghệ số cùng bước vào thời kỳ kỷ nguyên số nhằm góp phần mình vào thời đại công nghiệp 4.0. Từ những giá trị thực tiễn trên, bài viết sẽ góp phần làm nổi bật những bước phát triển về kinh tế - xã hội mà xã Bạch Đằng đã trải qua trong 10 năm (2010- 2020) và tương lai gần xã Bạch Đằng sẽ là một trong những địa điểm phát triển hơn nữa góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Tân Uyên nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung. Kết quả nghiên cứu này không chỉ hữu ích cho sự phát triển đúng đắn của xã Bạch Đằng, mà còn rút kinh nghiệm cho địa phương ngày càng vươn cao và xa hơn. Qua bài viết ở xã Bạch Đằng giai đoạn 2010 – 2020, tác giả sẽ cho thấy một số điều mang tính định hướng và quy luật của phát triển kinh tế - xã hội tham khảo cho việc vận dụng các mô hình trong tương lai. Không những vậy, bài viết còn mang tính ứng dụng cho các địa phương mang tính chất đặc điểm giống xã Bạch Đằng. 426
- 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và đối chiếu. Ngoài ra, bài viết sử dụng các nguồn tài liệu tại địa phương để trình bày sự phát triển về kinh tế - xã hội của xã Bạch Đằng xứng đáng trở thành điểm sáng trong việc thực hiện các mô hình nông thôn mới trong giai đoạn 2010 – 2020. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đôi nét về xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Xã Bạch Đằng (hay còn gọi là Cù lao Bạch Đằng, Cù Lao Mỹ Qưới), là một cù lao lớn được bao bọc bởi sông Đồng Nai, nằm ở phía Nam thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Xã Bạch Đằng có hình dạng có phần eo tròn uốn quanh sông rất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp cũng như di chuyển của ngươi dân nơi đây. Các nhà khoa học điền dã đã có nhiều nhận xét về xã như: “Bạch Đằng là xã cù lao nên địa hình mang đặc trưng của đồng bằng phù sa có hình cồn bãi (cù lao), nhìn trên bản đồ có dạng như chiếc “thuyền úp”, ở giữa cao và hai bên của sông Đồng Nai” (Dương Hoàng Lộc và nnk., 2020) hay các bô lão có nhận xét về lãnh thổ xã Bạch Đằng: “Nếu nhìn kĩ hình thể cù lao Bạch Đằng giống như con cá chim đang bơi giữa biển và trước kia cù lao Bạch Đằng còn được gọi là cù lao 6 làng với các tên gọi như: Làng Bình Hưng, làng Tân Long, làng Bình Chữ, làng An Chữ, làng Tân Trạch và cuối cùng là làng Điều Hòa”. Hiện nay, các tên gọi này vẫn còn những chữ “làng” đã được thay thành chữ “ấp” như ấp Bình Hưng, ấp Tân Trạch, v.v…(Trần Ngọc Hồng Hiền, 2019). Bên cạnh đó, phía Nam và phía Đông của xã Bạch Đằng giáp với huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên; Phía Bắc giáp phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên. Đặc biệt xã Bạch Đằng nằm trên tuyến đường huyết mạch của thị xã Tân Uyên nằm giữa các thành phố lớn như Dĩ An, Thuận An, Biên Hòa, v.v… (Uỷ ban Nhân dân xã Bạch Đằng, 2019). Điều kiện tự nhiên: Xã Bạch Đằng là vùng đất thấp, khá bằng phẳng, nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai có nhiều thuận lợi về mặt thuỷ văn ở các lĩnh vực như: giao thông vận tải, khoáng sản, nông nghiệp lúa nước. Nói thêm về địa hình xã Bạch Đằng, tác giả Dương Hoàng Lộc và các đồng tác giả khác đã nhận xét rõ địa hình xã như sau:“Cảnh quan ở các dạng đồng bằng cù lao sông nước là một trong những điều kiện để phát triển nền kinh tế nông thôn đa dạng …”(Dương Hoàng Lộc và nnk., 2020). Khí hậu xã Bạch Đằng mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo với khí hậu nóng ẩm chia thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chế độ sông ngòi nên nhiệt độ trung bình năm khá mát mẻ. Ngoài ra, xã Bạch Đằng có nhiệt độ ổn định, nguồn ánh sáng đồi dào, thiên nhiên hiền hoà nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Xã Bạch Đằng có thổ nhưỡng với 1.075,5 ha diện tích tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 790 ha, diện tích sông rạch khoảng 199 ha, diện tích trồng bưởi chiếm hơn 450 ha (Dương Hoàng Lộc và nnk., 2020). Đất đai nơi đây phù hợp với phát triển các loại cây dài ngày như sau: Điều, tiêu, và cây ăn trái bao gồm bưởi, cam, chôm chôm, nhãn. Đặc biệt, xã Bạch Đằng có 9 loại bưởi, trong đó bưởi đường lá cam, bưởi thanh trà, bưởi ổi đã mang lại giá trị kinh tế cao cho đời sống người dân xã Bạch Đằng. Ngoài ra, xã Bạch Đằng có hệ thống sinh vật khá đa dạng và phong phú với nhiều hệ động thực vật có giá trị khoa học tiêu biểu bao gồm: “Thảm thực vật đất ngập nước bưng trũng, thảm thực vật đồi núi; Thảm thực vật ven sông rạch; Thảm thực vật nổi vườn cây tươi tốt đã trở thành nơi “đất lành chim đậu” thu hút đông đảo lưu dân Việt đến xây làng lập ấp” (Lê Quang Cần, 2013). 3.1.2. Sơ lược tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở xã Bạch Đằng trước năm 2010 Xã Bạch Đằng trước năm 2010 đã đạt được những thành tựu kinh tế theo định hướng quy hoạch phát triển của tỉnh Bình Dương với những lĩnh vực tiêu biểu như: Thứ nhất, thuỷ lợi: Trước năm 2010, thủy lợi tại xã Bạch Đằng được chú trọng, kênh mương được bê tông hóa, nâng cấp mạng lưới điện để phục vụ bơm tưới nước sản xuất. Bên cạnh đó, người dân tăng 427
- cường đầu tư vốn, kỹ thuật, các ngành chức năng tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân. Mạng lưới các đại lý nông nghiệp và các dịch vụ làm đất được mở rộng, đáp ứng yêu cầu xuất của nông dân. Các ngân hàng đã tạo nhiều thuận lợi cho người nông dân tiếp cận được các nguồn vốn. Từ đó, diện tích cây hàng năm giữ ở mức ổn định về năng suất và hiệu quả. Thứ hai, trồng trọt: Đối với sản phẩm trồng trọt ở xã Bạch Đằng, từ năm 2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). Vào năm 2009, xã Bạch Đằng đã tổ chức triển khai thực hiện sản phẩm bưởi sạch theo tiêu chuẩn VietGAP ở một số diện tích và gia đình trồng bưởi thu nhập từ 52 triệu đồng đến 85 triệu đồng/ha/năm (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). Mặc dù diện tích cây lúa giảm, nhưng năng suất hàng năm đều tăng do áp dụng giống lúa năng suất cao, khoa học kỹ thuật vào sản xuất gắn với xây dựng cánh đồng thu nhập cao thực hiện ở 6 ấp có 5 cánh đồng và giá trị sản xuất bình quân trên một ha đất nông nghiệp đạt 56,73 triệu đồng/ha (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). Để đạt được kết quả đó, xã Bạch Đằng được nhà nước đầu tư mạnh về thuỷ lợi, mạng lưới các đại lý nông nghiệp, các dịch vụ làm đất được mở rộng, các ngân hàng đã tạo nhiều thuận lợi cho người nông dân tiếp cận được các nguồn vốn. Từ đó, diện tích cây hàng năm giữ ở mức ổn định về năng suất và hiệu quả. Đặc biệt, cây bưởi trở thành thương hiệu của địa phương, được ưu tiên đầu tư cùng với phát triển khu du lịch sinh thái. Thứ ba, chăn nuôi: Ở xã Bạch Đằng, nhiều hộ gia đình chăn nuôi cá lồng bè tăng với 43 lồng bè, tổng sản lượng thu hoạch thuỷ sản bình quân hàng năm là 240 tấn và tổng đàn gia súc giữ mức ổn định (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). Tại đây, công tác phòng chống dịch, vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm và gia súc được quan tâm và chú trọng. Ngoài ra, trong giai đoạn này đã phát triển mô hình nuôi cá sấu ở ấp Tân Long và mô hình kinh tế trang trại ở ấp Bình Chữ. Thứ tư, hoạt động thương mại và dịch vụ: Các hộ kinh doanh ăn uống giải khát, cửa hàng tạp hóa, kinh doanh vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng và các loại hình dịch vụ khác phát triển ổn định. Giai đoạn này, xã Bạch Đằng đã khai thác vị trí, cảnh quan sông nước, nhà cổ và các công trình văn hóa lịch sử như đình, chùa để tiếp đón khách tham quan, hàng năm có trên 3.000 lượt du khách đến tham quan. Ngoài ra, trong thời gian này xã Bạch Đằng đang thực hiện dự án khu du lịch sinh thái 200 ha và dự án triển khai xây dựng giai đoạn 1 với sân golf và xây dựng khu tái định cư (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). Thứ năm, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng: Xã Bạch Đằng đã xây dựng nâng cấp 6 tuyến đường trục chính, xây dựng cầu mương Bình Chữ, bến phà Bạch Đằng - Bình Lợi, xây dựng nhà máy nước và hệ thống cấp nước tập trung, xây dựng trường tiểu học Bạch Đằng, đạt chuẩn quốc gia năm 2007, sửa chữa nâng cấp trường trung học cơ sở Huỳnh Văn Luỹ và Trường mẫu giáo Hoa Mai theo chuẩn quốc gia. Những tiêu chí trên đã góp phần cho xã Bạch Đằng thực hiện dự án quy hoạch nông thôn mới, bộ mặt nông thôn xã Bạch Đằng giai đoạn này có sự đổi mới rõ rệt từ kết cấu hạ tầng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đến năm 2010, xã Bạch Đằng thi công cầu qua sông nối Bạch Đằng với Uyên Hưng và nhanh chóng đưa vào sử dụng làm điểm nối điển hình giữa đất liền góp phần thuận lợi cho giao thông và các lĩnh vực khác giúp nhân dân xã Bạch Đằng ngày càng ổn định hơn về cả đời sống và tinh thần. Cùng với việc phát triển kinh tế, lãnh đạo địa phương luôn đảm bảo lợi ích và thực hiện tốt chính sách xã hội nhân dân, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục đạt những kết quả như sau: Thứ nhất, giáo dục: Chất lượng giáo dục được nâng lên, hệ thống giáo dục ở xã Bạch Đằng tiếp tục phát triển tương đối toàn diện. Toàn xã có 3 trường bao gồm tiểu học và mẫu giáo, trường cấp 1 giảm từ hai thành một, trường trung học cơ sở Bạch Đằng đổi tên thành trường trung học cơ sở Huỳnh Văn Luỹ. Trên địa bàn xã Bạch Đằng, có tổng 50 phòng học, 677 học sinh và 81 giáo viên ở các cấp học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở. Các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác quản lý, dạy học được đầu tư, trang bị tương đối đồng bộ, song còn có sự phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội đã đóng góp quan trọng trong việc phát triển giáo dục ở địa phương. Qua đó, xã Bạch Đằng đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như: Trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 95%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, 428
- tỷ lệ học sinh trong độ tuổi ra lớp tăng, học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm đạt 100% (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). Bên cạnh đó, công tác xóa mù, chữ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi được công nhận đạt chuẩn, hoạt động Hội đồng giáo dục và chi hội khuyến học được duy trì không ngừng nhằm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương. Các trường học còn thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ Giáo dục - Đào tạo, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đều đạt trên 95%. Vào năm học 2007 - 2008, trường tiểu học Bạch Đằng được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). Thứ hai, y tế: Trạm y tế xã Bạch Đằng thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện 4 công trình vệ sinh được duy trì thường xuyên và đạt kết quả cao, đến năm 2009 đạt 98% và được công nhận giữ vững đạt chuẩn Quốc gia về y tế (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). Tuy tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bạch Đằng còn diễn ra nhưng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được duy trì tốt các mục tiêu, dân số hàng năm đều đạt chỉ tiêu. Thứ ba, hộ gia đình: Chương trình giảm nghèo ở xã Bạch Đằng được quan tâm chú trọng và đây cũng là nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của địa phương. Tại xã Bạch Đằng, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các phòng, ban đoàn thể xã và các ấp thường xuyên liên kết, quan tâm sâu sát từng hộ nghèo, đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ hộ nghèo bằng nhiều biện pháp cụ thể như: 1- Thông qua nguồn vốn của các quỹ đóng góp và Ngân hàng Chính sách xã hội, tạo điều kiện cho các hộ gia đình được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, giúp cho các hội viên, đoàn viên của mình thoát nghèo và không tái nghèo, 2- Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm cho 823 lượt hộ vay với tổng kinh phí là 4,61 tỷ đồng, vận động Quỹ Vì người nghèo được 143,12 triệu đồng. Đến cuối năm 2008, xã Bạch Đằng không còn hộ nghèo và cuối năm 2009, theo tiêu chí mới của tỉnh địa phương có 24 hộ nghèo. Nhờ sự chỉ đạo đúng đắn và hợp lý mà chương trình giảm nghèo ở xã Bạch Đằng và mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho người dân. Thứ tư, công tác an sinh xã hội: Các chính sách xã hội, công tác chăm lo đời sống cho các hộ chính sách, cứu trợ xã hội, từ thiện nhân đạo giúp đỡ những người già cô đơn, tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ở xã Bạch Đằng được cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể quan tâm thường xuyên. Từ đó, công tác an sinh xã hội đạt nhiều kết quả trong việc vận động xây dựng và sửa chữa được 14 căn nhà tình nghĩa, với kinh phí 441 triệu đồng, xây dựng 23 căn nhà tình thương với kinh phí 370 triệu đồng trao tặng cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). 3.2. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên (2010 - 2020) 3.2.1. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại xã Bạch Đằng trong giai đoạn xây dựng xã nông thôn mới (2010 - 2014) Năm 2010, tỉnh Bình Dương đẩy mạnh hội nhập sâu rộng, gia nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế, đòi hỏi quá trình đổi mới tiến hành nhanh hơn nữa tác động lớn đến tình hình thị xã Tân Uyên với việc nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Vì thế, việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương ngày càng khởi sắc, xã Bạch Đằng cũng không nằm ngoài tình hình chung cùng với sự đi lên của thị xã Tân Uyên và tỉnh Bình Dương. Không còn là một xã Cù lao thuần nông như trước đây mà xã Bạch Đằng ngày càng tiến lên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vào năm 2014, xã Bạch Đằng trở thành địa phương thuộc thị xã Tân Uyên (thị xã Tân Uyên chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2014) theo Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chia tách địa giới hành chính của huyện Tân Uyên thành thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Về vấn đề phát triển kinh tế của xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014, những lĩnh vực đạt những kết quả như sau: Lĩnh vực nông nghiệp: Xã Bạch Đằng chủ trương tăng dần tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế địa phương, đồng thời đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nên đã khuyến khích 429
- các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ tại địa phương. Để thực hiện đạt những mục tiêu trên, xã xác định cần tiếp tục đẩy mạnh việc chuyền đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng chuyên canh vườn bưởi đặc sản, vùng sản xuất rau màu an toàn. Bên cạnh đó, nhà nước đã hỗ trợ đầu tư các mô hình sản xuất như vườn bưởi, ruộng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, vườn bưởi công nghệ cao. Từ đó, người dân đã đã vay vốn để phát triển sản xuất theo những hướng đầu tư mới. Trong giai đoạn này, địa phương tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nông dân phát huy nội lực, đầu tư vốn và kỹ thuật để phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nông nghiệp xã Bạch Đằng được đầu tư mạnh về hệ thống thuỷ lợi và mạng lưới điện quốc gia để phục vụ nguồn nước cho sản xuất. Diện tích cây lúa hàng năm được giữ ở mức ổn định, tạo được sự phát triển về năng suất và hiệu quả. Diện tích cây hàng năm là 570 ha, cây lâu năm là 386 ha, trong đó phần lớn cây bưởi chiếm 357 ha. Diện tích cây bưởi được nhà nước đầu tư từ các dự án là 94,5 ha. Để khuyến khích cánh đồng rau màu an toàn, từ năm 2012 đến năm 2013, Uỷ ban Nhân dân xã đầu tư hỗ trợ 35,7 triệu đồng với diện tích 10,5 ha, kết quả bình quân thu nhập từ 110 triệu đồng đến 120 triệu đồng/ha/năm (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). Trên lĩnh vực chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm biến động không đáng kể. Trong 5 năm qua đã phát triển các mô hình trang trại nhỏ trồng trọt và chăn nuôi, chủ yếu là trồng bưởi, rau màu và chăn nuôi tổng hợp (chủ yếu ấp Bình Chữ, ấp Điều Hoà) đạt sản lượng tương đối tốt. Công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và gia súc luôn được duy trì thực hiện tốt, từ đó không làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập từ chăn nuôi. Qua 5 năm thực hiện, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn hàng năm đều tăng, tổng giá trị thu nhập năm 2014 là 191,9 tỷ đồng, tăng 137% so với năm 2010, tăng trưởng bình quân 22,72%, năm 2015 tổng giá trị thu nhập trong xã 219.925 triệu đồng, tăng 27.988 triệu đồng so thực hiện 2014. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 31,46 triệu đồng/người/năm, tăng 17,26 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của tỉnh Bình Dương chỉ còn 10 hộ, chiếm tỷ lệ 0,67%. (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp: Ở xã Bạch Đằng, theo quy hoạch của tỉnh Bình Dương và định hướng phát triển của xã Bạch Đằng sẽ phát triển mạnh ngành dịch vụ - thương mại và nông nghiệp nên ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở Bạch Đằng chưa phát triển nhiều, hoạt động ít hiệu quả. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp là yếu tố cần thiết để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế địa phương với giá trị sản phẩm tiểu thủ công nghiệp là 4.692 triệu đồng, tăng 414 triệu đồng so thực hiện năm 2014 (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). Lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Năm 2014, trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, xã Bạch Đằng đạt tổng giá trị đạt 131,9 tỷ đồng, tăng 197% so với năm 2010 (đạt 66,9 tỷ đồng), tăng trưởng bình quân đạt 30,72% chủ yếu là các hộ kinh doanh ăn uống, giải khát, buôn bán nhỏ, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp và các điểm kinh doanh dịch vụ khác... đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. Bên cạnh đó, xã Bạch Đằng có dự án Khu du lịch sinh thái Mê Kông Golf đang tiếp tục xây dựng, trong đó Sân golf 18 lỗ đã đi vào hoạt động từ năm 201, có khu tái định cư được xây dựng nhằm ổn định đời sống của nhân dân. Lĩnh vực hệ thống giao thông và xây dựng nông thôn mới: Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, được sự đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân đã tập trung đầu tư nâng cấp các công trình như: xây dựng cầu Bạch Đằng - Uyên Hưng, nâng cấp trải nhựa nóng tuyến đường ĐH 428 với chiều dài 10 km, xây dựng, nâng cấp 18 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 15,2 km, tổng kinh phí là 146 tỷ 649 triệu đồng. Ngoài ra, xã Bạch Đằng tiếp tục, xây dựng cơ sở vật chất ngành văn hóa, giáo dục như: Trung tâm văn hóa thể thao xây dựng năm 2013, nhà văn hóa ấp, nâng cấp 3 trường học mẫu giáo Hoa Mai, tiểu học Bạch Đằng, trung học cơ sở Huỳnh Văn Luỹ (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). 430
- Vào năm 2013, huyện Tân Uyên được tách thành hai đơn vị hành chính là Thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên, trong đó xã Bạch Đằng thuộc Thị xã Tân Uyên. Giai đoạn 2011-2015 xã đã thực hiện Chương trình số 35-CTr/HU ngày 01-12-2011 của huyện uỷ Tân Uyên về xây dựng nông thôn mới huyện Tân Uyên (thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Dương, xã Bạch Đằng được chọn làm Xã điểm xây dựng nông thôn mới). Trong đó chọn ấp Bình Hưng và ấp Điều Hoà làm ấp điểm, tổ chức phát động các ngành, các ấp đăng ký thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Qua 3 năm thực hiện đã hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới (quy hoạch, giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất, văn hóa, cơ sở hạ tầng, thương mại, nông thôn, thông tin và truyền thông, nhà ở, dân cư, thu nhập, hộ nghèo, lao động có việc làm, tổ chức, sản xuất, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa,…). Đến cuối năm 2013, với sự quyết tâm cao xã Bạch Đằng được công nhận là xã đạt chuẩn “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” đầu tiên của huyện Tân Uyên (nay là thị xã Tân Uyên). Bên cạnh những kết quả về xây dựng kết cấu hạ tầng đạt chuẩn nông thôn mới, Đảng uỷ xã Bạch Đằng luôn tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội được chú trọng nâng cao chất lượng hơn. Lĩnh vực giáo dục: Chất lượng giáo dục ở xã Bạch Đằng ngày càng được nâng cao với phong trào “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”. Từ đó, trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo, 6 tuổi vào lớp một hàng năm đều đạt 100%, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đều đạt trên 95%, tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm giảm dưới 1%, cụ thể năm 2014 là 0,44%. Từ những tỉ lệ trên, xã Bạch Đằng đã đạt được nhiều thành tchuẩn quốc gia về công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành công tác phổ cập trung học cơ sở, trung học phổ thông. Năm 2014, trường mẫu giáo Hoa Mai và trường tiểu học Bạch Đằng được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Tháng 9-2015, trường trung học cơ sở Huỳnh Văn Luỹ tiếp tục được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Tên thành tích Tỉ lệ Trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo 100%. Trẻ 6 tuổi vào lớp một 100%. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở > 95% Tỉ lệ học sinh bỏ học < 1% Bảng 1: Thống kê tình hình giáo dục xã Bạch Đằng năm 2014 (Nguồn: Lịch sử Đảng bộ xã Bạch Đằng, 2021) Lĩnh vực y tế: Trạm y tế xã Bạch Đằng đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về khám và chữa bệnh cho nhân dân. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân và chương trình y tế quốc gia, hàng năm đều được ngành y tế triển khai hiệu quả. Đội ngũ y bác sĩ được tăng cường, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ đảm bảo phục vụ người dân tốt hơn, mạng lưới y tế cộng đồng được triển khai thực hiện đến tận khu ấp, tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 81% (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). Hàng năm, địa phương được công nhận giữ vững đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Bên cạnh đó, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được duy trì hoạt động thường xuyên. Từ năm 2010 đến năm 2015, có 5/6 ấp đạt mục tiêu kế hoạch hóa gia đình, đồng thời, việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm thường xuyên. Lĩnh vực công tác giảm nghèo: Xã Bạch Đằng thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức như xét cho vay vốn sản xuất, giới thiệu việc làm, các chương trình giúp nhau làm kinh tế của các đoàn thể. Vì vậy, cuối năm 2013, xã còn 7 hộ nghèo theo tiêu chí cũ của tỉnh Bình Dương ở vùng nông thôn là 800.000đ/nhân khẩu/1 tháng, cuối năm 2014, theo tiêu chí mới hộ nghèo của tỉnh là 1.000.000 đồng/1 nhân khẩu/1 tháng xã còn 10 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,67% (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). Tóm lại, trong giai đoạn 2010 - 2014, phát triển kinh tế - xã hội tại xã Bạch Đằng tiếp tục tăng trưởng, an sinh xã hội được đảm bảo, tình hình an ninh trật tự ổn định. Giai đoạn này, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ đã mang lại bộ mặt cho địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 431
- 3.2.2. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở xã Bạch Đằng trong giai đoạn tiếp tục xây dựng xã nông thôn mới (2015-2020) Trong giai đoạn 2010 - 2015 xã Bạch Đằng đạt 19 tiêu chuẩn “Nông thôn mới” cho thấy tình hình phát triển kinh tế - xã hội bắt đầu được nâng cao, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 – 2020, hướng đến hoàn thành chuẩn Nông thôn mới. Lĩnh vực nông nghiệp: Thứ nhất về tổ chức sản xuất, trong năm 2018 hợp tác xã Bưởi Bạch Đằng được thành lập với 11 thành viên với tổng diện tích đất trồng bưởi là 9,2 ha. Hợp tác xã liên kết tiêu thụ sản phẩm trái bưởi với siêu thị Co.opmart Bình Dương. Tổng doanh thu năm 2019 của hợp tác xã đạt 5.375.000.000 đồng, trong đó chi phí là 3.215.000.000 đồng lợi nhuận đạt 2.160.000.000 đồng (năm 2014 không có hợp tác xã). Trong năm 2019, một số vườn bưởi trong hợp tác xã được Uỷ ban Nhân dân thị xã Tân Uyên và xã chọn tham gia mô hình thí điểm tua du lịch liên thị xã trong tỉnh Bình Dương (Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021). Bên cạnh đó, xã có 3 tổ hợp tác (THT): THT Chăn nuôi đạt doanh thu năm 2019 ước đạt 276.000.000 đồng, lợi nhuận đạt 105.000.000 đồng; Tổ hợp tác thực hiện dịch vụ xới ruộng, phóng lúa phục vụ nhu cầu của người dân; Tổng doanh thu từ các mô hình nông nghiệp - dịch vụ năm 2019 ước đạt ly 580.000.000 đồng; THT Sinh vật cảnh: Tổ không phát sinh các hoạt động kinh tế, chủ yếu là giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chơi cây kiểng, tạo mỹ quan là chính. Bên cạnh đó, THT còn vận động người dân tham gia lớp tạo dáng và chăm sóc cây cảnh. Ở lĩnh vực trồng trọt vào năm 2016, ngoài cây cây lúa chủ đạo thì trong giai đoạn này, cây bưởi đã và đang được xác định là cây truyền thống đặc sản của địa phương, đây cũng là điều kiện để Bạch Đằng phát triển du lịch sinh thái. Ban Nông nghiệp cùng với Hội Nông dân đẩy mạnh công tác khuyến nông bằng nhiều hình thức nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân. Bên cạnh đó, nhà nước đã hỗ trợ đầu tư các mô hình sản xuất như vườn bưởi, ruộng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, vườn bưởi công nghệ cao… Từ đó, người dân đã đã vay vốn để phát triển sản xuất theo những hướng đầu tư mới này. Trong giai đoạn này, Đảng ủy và chính quyền địa phương tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nông dân phát huy nội lực, đầu tư vốn và kỹ thuật để phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nước đã đầu tư mạnh về hệ thống thủy lợi và mạng lưới điện quốc gia để phục vụ nguồn nước cho sản xuất. Bảng 2: Cơ cấu diện tích cây trồng năm 2015 (Nguồn: Trần Ngô Thảo Nguyên, 2021) Ngoài ra, ngành chăn nuôi đạt tổng đàn trâu bò toàn xã là 420 con (tăng 10 con), đàn heo 233 con bằng so cùng kỳ. Ngoài ra, xã còn tổ chức tiêm phòng cúm gia cầm 02 đợt trong năm đạt 98%. Năm 2016, tổng đàn trâu bò xã là 350 con, đàn heo 200 con. Đặc biệt, xã tổ chức tiêm phòng cúm gia cầm, thường xuyên theo dõi tình hình gia súc, gia cầm, thực hiện tiêm phòng cúm gia cầm, gia súc. Lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Xã Bạch Đằng có quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, các cơ sở sản xuất ổn định gồm các cơ sở xay xát để chế biến gạo tại chỗ. Song cơ sở sản xuất thực phẩm nông sản, cửa tiệm may mặc, hàn điện, cơ sở lò rèn, trại mộc nhìn chung phát triển chậm về quy mô số lượng, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đời sống tại địa phương. Năm 2016, việc thu hút đầu tư phát triển được quan tâm hơn, các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phù hợp với điều kiện 432
- phát triển của địa phương nhằm tạo việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ sở chế biến được chú trọng, nông sản phát triển, nâng cao công nghệ với quy mô phù hợp, để chế biến các loại nông sản lương thực, thực phẩm... phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và làm ra sản phẩm hàng hóa cung cấp ra thị trường. Lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Hoạt động thương mại - dịch vụ luôn phát triển ổn định. Nhiều điểm kinh doanh như ăn uống giải khát, nhà hàng, cửa hàng tạp hóa, sửa chữa mô hình, điện tử, kinh doanh xây dựng vật liệu, kinh doanh vật tư nông nghiệp, trạm dầu, cơ sở trả biển Đại Nguyên và một số điểm kinh doanh dịch vụ khác,… Theo rà soát, thống kê các cơ sở, có các đại lý bán lẻ gạo và các đại lý tạp hóa, bán lẻ thực phẩm, sửa chữa mô tơ, điện tử, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh vật tư nông nghiệp, trạm xăng dầu, cơ sở chế biến trà Đại Nguyên và một số điểm kinh doanh dịch vụ khác, đáp ứng cơ bản yêu cầu tiêu dùng, phục vụ đời sống và sinh hoạt của người dân mọc lên ngày càng nhiều. Trong đó, dự án khu du lịch sinh thái Mê Kông Golf & Villas dã tổ chức vận hành được 06 hộ. Trong giai đoạn này, thương mại dịch vụ tại xã Bạch Đằng được quan tâm triệt nhằm nâng cao cơ cấu phát triển những tiềm năng sinh thái của xã Bạch Đằng. Những buổi toạ đàm, hội thảo được diễn ra như: “Giải pháp cấp thiết để phát triển du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dương trong tình hình hiện nay”, Hội thảo khoa học “Di sản văn hóa và tiềm năng phát triển du lịch của các cù lao ở Bình Dương và Đông Nam Bộ”, v.v... Qua các hội thảo, toạ đàm đã đề ra những cách thức và ý kiến sâu sắc góp phần nâng cao phát triển dịch vụ du lịch tại xã. Những năm sắp tới đây xã Bạch Đằng là một trong những điểm trọng yếu của du lịch sinh thái tỉnh Bình Dương. Điểm đến này sẽ là sự hội tụ giữa bưởi và các di tích lịch sử, thậm chí cả những mảnh ruộng lúa, bắp, thêm nữa là hình ảnh sông nước hữu tình êm dịu để làm nên sự hoành tráng, cộng hưởng từ cái nhìn trực quan đến mùi vị ẩm thực, hấp dẫn được du khách tạo nên thương hiệu riêng khi du lịch tại tỉnh Bình Dương. Trong năm 2020, thị trường hàng hóa trên địa bàn ổn định, hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn. Hoạt động sân golf có trên 9.000 lượt khách tham gia đánh golf, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống,... hoạt động ổn định sau thời gian ảnh hưởng Covid-19. Lĩnh vực hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng nông thôn mới: Theo số liệu thống kê, ở xã Bạch Đằng, đường trục ấp và liên ấp có 6 tuyến với tổng chiều dài 14 km đã được bê tông nhựa nóng căn cứ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN10380: 2014 “về kết cấu đường giao thông vận tải - yêu cầu của thiết kế”, đạt 100% (tăng 05 tuyến 3km so với năm 2014, năm 2014 có 01 tuyến trục chính 11 km). Hiện nay, trên địa bàn xã có 71/71 tuyến ngõ, sạch sẽ, không lầy lội. Trong đó, có 27 tuyến đã bê tông nhựa hóa với tổng chiều dài là 12,5 km. Xã Bạch Đằng có 01 tuyến đường trục chính chiều dài 11 km, 06 đường liên ấp chiều dài 3 km và 01 tuyến đường giao thông nội đồng với chiều dài 1,5 km đảm bảo nhựa hóa, thoát nước mặt đường và có đèn chiếu sáng (đạt 100%) tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại người dân. Các tuyến đường giao thông nông thôn của xã được 100% tuyến được bảo trì thường xuyên hàng năm, qua đó đảm bảo tốt cho việc vận hành và khai thác tốt công năng sử dụng. Trên địa bàn xã có 03 trạm bơm thuỷ lợi với tổng chiều dài kênh mương là 11,858 km, đáp ứng 100% yêu cầu bơm tưới nước chủ động cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu là cây lúa, bưởi và hoa màu. Xã có 01 tuyến đê bao cầu mương thuộc ấp Bình Chà, với tổng chiều dài 1,5 km. Theo số liệu thống kê hàng năm, Uỷ ban Nhân dân xã Bạch Đằng phối hợp với Trạm Thuỷ nông đã tổ chức nạo vét, phát quang hệ thống kênh mương nội đồng nhằm đề bảo vệ hệ thống kênh mương thoát nước, tiêu nước chủ động đạt 100%. Hiện nay, hệ thống mạng lưới điện trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, cụ thể: Có 1.561/1.561 hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia thường xuyên và cung cấp cho 116/116 hộ sử dụng điện vào mục đích sản xuất nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Lĩnh vực an sinh xã hội: Giai đoạn này xã Bạch Đằng chú trọng đến công tác đảm bảo an sinh xã hội như công tác đền ơn đáp nghĩa, nhà tình thương, từng bước ổn định. Các chế độ, chính sách cho người có công được triển khai thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Công tác tri ân đối với các anh hùng, liệt sĩ, người có công với cách mạng và thân nhân của họ được thực hiện thường xuyên giúp 433
- cho cuộc sống các đối tượng chính sách và hộ nghèo, quan tâm chăm sóc các gia đình thương binh liệt sĩ và đối tượng bảo trợ xã hội gặp khó khăn,… Năm 2015, xã Bạch Đằng còn tổ chức điều tra và rà soát và Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, phối hợp Hội Người khuyết tật bệnh nhân nghèo tỉnh Bình Dương tổ chức bàn giao dự án chăn nuôi bò cho 02 đối tượng khuyết tật, tổ chức bàn giao 02 căn nhà Đại đoàn kết. Đến năm 2020, xã còn phối hợp với các ngành, đoàn thể và mạnh thường quân tặng quà Tết cho cho gia đình chính sách, học bổng cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cấp miễn phí thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi, và đề nghị giải quyết chế độ mai táng phí cho đối tượng chính sách và thờ cúng liệt sĩ. Lĩnh vực giáo dục: Theo số liệu thống kê năm học 2019 -2020, học sinh lên lớp 1.124/1.148, đạt 97,91% (năm học 2018 - 2019 đạt 97,87%); 112/112 em hoàn thành chương trình bậc tiểu học đạt 100% (năm học 2018 - 2019, 107/107 em đạt 100%); 74/76 em tốt nghiệp trung học cơ sở, tỷ lệ: 97,4 % tăng 3,6% (năm học 2018 - 2019 đạt 93,8%); 49/74 em nộp hồ sơ thi vào lớp 10 đạt 66,2%, kết quả thi đậu 38/49 em đạt 77,55% (36 em còn lại đăng ký học Trung cấp nghề - Giáo dục thường xuyên). Tỷ lệ trẻ vào mẫu giáo 5 tuổi 103/103 em đạt 100%. Tỉ lệ Tỉ lệ học sinh Tỉ lệ học sinh Tỉ lệ học Tỉ lệ học sinh đăng ký Tỉ lệ học trẻ vào hoàn thành tốt nghiệp sinh nộp hồ học Trung cấp nghề - Năm học sinh lên mẫu chương trình trung học cơ sơ vào lớp Giáo dục thường lớp giáo bậc tiểu học sở 10 xuyên 2018 - 2019 - 97,87% 100% 93,8% - - 2019 - 2020 100% 97,91% 100% 97,4 % 66,2% 33,8% Bảng 3: Cơ cấu diện tích cây trồng năm 2015 (Nguồn: Lịch sử Đảng bộ xã Bạch Đằng, 2021) Trong những tháng đầu năm học, cấp ủy chính quyền xã Bạch Đằng cùng với Ban giám hiệu các trường, Ban Đại diện cha mẹ học sinh, các ngành, đoàn thể, và ấp thực hiện tốt công tác tiêu độc khử trùng, vệ sinh trường lớp và cho học sinh nghỉ học, nhằm phòng chống dịch bệnh Covid-19. Khi tình hình dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, Ban giám hiệu các trường tiếp tục thực hiện công tác tiêu độc khử trùng, vệ sinh trường lớp để đón học sinh trở lại lớp. Các trường tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo việc học tập của học sinh. Tỉnh và thị xã kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã năm 2020, kết quả đạt tốt (98/100 điểm). Lĩnh vực y tế và phòng chống dịch bệnh Covid-19: Trong giai đoạn này, xã Bạch Đằng được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Dương công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 (kèm theo Quyết định công nhận số 2796/QĐ - UBND, ngày 06/11/2013 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Dương công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020). Đồng thời, Trạm Y tế xã cũng được nâng cấp, sửa chữa thường xuyên để đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Tổng số người tham gia Bảo hiểm y tế đến cuối năm 2019 của xã là 6,273/7.132 người đạt 94,26% (Báo cáo số 1376/BC- UBND ngày 17/12/2019 của Uỷ ban nhân dân xã), tăng 13,26% so với năm 2014 (năm 2014 dân tham gia Bảo hiểm y tế có 4975/6.145 người đạt 81%). Hàng năm, Trạm y tế xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân vệ sinh nơi ở, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống các loại dịch bệnh, vệ sinh tiêu độc, tổ chức tiêm phòng định kỳ cho trẻ trên địa bàn, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em tại trạm, thực hiện tốt quản lý các bệnh lao, phong, HIV, sốt rét và sốt xuất huyết. Trong năm 2019, trên địa bàn xã không có trường hợp người tử vong do dịch bệnh và không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm đông người. Ngoài ra, xã Bạch Đằng đã phối hợp vận động hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Nhận và phát tiền hỗ trợ dịch Covid-19, bảo trợ xã hội cho người có công, Hỗ trợ người bán vé số lẻ trên địa bàn. Bên cạnh đó, xã Bạch Đằng thường xuyên nắm tình hình công nhân lao động và triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. 434
- Lĩnh vực nhà ở và thu nhập: Hiện nay, nhà ở các hộ dân trên địa bàn xã được xây dựng kiên cố đạt chuẩn Bộ xây dựng (03 cứng về nền, khung và mái, diện tích đạt từ 14m/người, niên hạn sử dụng 20 năm, đảm bảo đầy đủ các công trình phụ trợ) tăng 84 căn nhà với năm 2014. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định: tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch và một số hộ sử dụng giếng khoan giếng đào để sinh hoạt và sản xuất. Hàng năm, UBND xã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua xây dựng Hộ nông thôn mới đạt Tiêu chí: “Xanh, Sạch, Đẹp, Sáng”; kết hợp với thực hiện các tuyến đường kiểu mẫu trên địa bàn các ấp. Nguồn thu nhập chính hiện nay của người dân trên địa bàn xã Bạch Đằng chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp (cây bưởi), kinh doanh dịch vụ tạp hóa và làm công nhân cho các công ty trên các địa bàn lân cận. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người là 62 triệu đồng/người/năm (tổng dân số thường trú thực tế là 6.856 người với tổng thu nhập là 427.098 triệu đồng), tăng gấp 1,97 lần so với năm 2014 là 31,46 triệu đồng/người/năm. Lĩnh vực văn hóa và văn nghệ: Theo số liệu thống kê, về lĩnh vực văn hóa ở xã Bạch Đằng có Trung tâm Văn hóa và thể thao - Học tập cộng đồng của xã được đầu tư và đưa vào sử dụng từ năm 2013, nhà văn hóa ấp được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và hoạt động hiệu quả. Trên địa bàn các ấp có 02 sân bóng đá (ấp Điều Hoà và ấp Tân Trạch); 02 sân bóng chuyền (ấp Điều Hoà và ấp Tân Trạch); 02 sân cầu lông (ấp Điều Hòa) đáp ứng nhu cầu vui chơi cho thanh thiếu niên trên địa bàn. Năm 2020, xã Bạch Đằng còn xây dựng kế hoạch công tác gia đình và kế hoạch thực hiện chương trình hành động phòng chống bạo lực gia đình, cũng đã triển khai kế hoạch công tác gia đình và kế hoạch duy trì Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. Ngoài ra, xã đã triển khai và tham dự Liên hoan gia đình văn hóa tiêu biểu tại thị xã Tân Uyên năm 2020, tổ chức nói chuyện chuyên đề ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ. Tóm lại, giai đoạn này xã tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch Nông thôn mới năm 2016. Tiếp tục giữ vững 19/19 tiêu chí Nông thôn mới đã đạt được; Tập trung nâng cao các tiêu chí chất lượng còn hạn chế (giao thông, hình thức tổ chức sản xuất, môi trường…); Chú trọng các tiêu chí biến động (thu nhập, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, an toàn thực phẩm…). 4. KẾT LUẬN Qua kết quả về kinh tế - xã hội (2010 – 2020) của xã Bạch Đằng, chúng ta nhận thấy rõ kết quả của mô hình “Nông thôn mới”, đó là sự thay đổi từ vùng đất truyền thống khó khăn, chậm phát triển đã chuyển mình trở thành vùng đất phát triển đầy tiềm năng và lợi thế. Trải qua 10 năm, sự phát triển kinh tế - xã hội xã Bạch Đằng cũng cho thấy xã Bạch Đằng tiếp tục là điểm sáng cho mô hình “Nông thôn mới nâng cao”. Những kết quả trên là sự chung tay đoàn kết không ngừng đề ra và thực hiện những chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm mong muốn đời sống người dân ngày càng nâng cao cải thiện hơn. Không những thế, hiện nay mỗi hộ dân trên xã Bạch Đằng nơi đây được xem là từng mảnh “kim cương” được kết tinh trở thành niềm tự hào của thị xã Tân Uyên nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung. Dù bao trọn trong lịch sử hình thành vùng đất Đồng Nai - Bình Dương 300 năm, song nhờ tận dụng những thế mạnh vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cùng tinh thần tự nguyện chung sức, đồng lòng, tự giác của nhân dân xã Bạch Đằng không ngừng hoàn thiện xây dựng phát triển mà hiện nay xã Bạch Đằng đã thay đổi diện mạo mới. Đây là tiền đề quan trọng để xã Bạch Đằng hoàn thành tiêu chí trên mọi lĩnh vực trong quá trình xây dựng Nông thôn mới. Trong nhiều năm gần đây, Bạch Đằng được biết đến với tên gọi là “Cù lao bưởi”. Đây cũng là một đặc trưng riêng và chính nhờ thế mà Bạch Đằng trở nên nổi tiếng và khác lạ hơn so với các địa phương khác. Trong tương lai, xã Bạch Đằng còn dự định sẽ phát triển hơn nữa tiến tới một thuật ngữ mới đó là “làng thông minh” góp phần nâng cao tiềm năng, giá trị vốn có của Cù lao không những nổi tiếng trong tỉnh Bình Dương mà lan rộng ra cả vùng Đông Nam Bộ cũng như trên khắp cả nước. 435
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bạch Đằng (2006). Lịch sử Đảng bộ xã Bạch Đằng: 1945-2015. Bình Dương: Công ty Cổ phần in tổng hợp Bình Dương. 2. Đảng ủy xã Bạch Đằng (2002). Lịch sử truyền thống xã Bạch Đằng. Tập 1 - Bình Dương: Bình Dương. 3. Đảng ủy xã Bạch Đằng (2005) Lịch sử truyền thống xã Bạch Đằng 1975 – 2000. Bình Dương: Công ty XSKT dịch vụ Bình Dương. 4. Dương Hoàng Lộc (2020). Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại cù lao Bạch Đằng trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Di sản văn hóa và tiềm năng phát triển du lịch của các cù lao ở Bình Dương và Đông Nam Bộ. Hội thảo khoa học, tháng 11/2020. 5. UBND xã Bạch Đằng. Kết quả duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đến năm 2019 trên địa bàn xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên. Báo cáo số 94 ngày 27/02/2020 của UBND xã Bạch Đằng. 6. UBND tỉnh Bình Dương (2008). Báo cáo kết quả thực hiện dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng bưởi ở xã Bạch Đằng huyện Tân Uyên tỉnh Bình Bương. Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhà xuất bản Bà Rịa - Vũng Tàu. 7. UBND tỉnh Bình Dương (2018). Quyết định Ban hành bộ tiêu chí xã NTM nâng cao tỉnh Bình Dương (2018-2020). Quyết định số 1925/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2018. 8. UBND tỉnh Bình Dương (2018). Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí xã NTM tỉnh Bình Dương (2017- 2020). Quyết định số: 730/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương, ngày 24 tháng 3 năm 2017. 9. Trần Ngọc Hồng Hiền (2019). Tiềm năng phát triển du lịch của Cù lao xã Bạch Đằng. Khoa KHXHNV trường Đại học Thủ Dầu Một. 10. Sở Khoa học và công nghệ (2008). Quyết định về việc công nhận kết quả thực hiện và giao nhiệm vụ triển khai nhiệm vụ kết quả dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng bưởi ở xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Quyết định số 113/QĐ-SKHCN, ngày 31/7/2008. 436
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trung và sự tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam - Các khu kinh tế cửa khẩu Việt: Phần 1
92 p | 147 | 29
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 1 - Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế
50 p | 107 | 20
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Vốn với phát triển kinh tế
15 p | 108 | 11
-
Vai trò Chính phủ đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản (2001-2010)
8 p | 104 | 10
-
Mối quan hệ giữa an ninh kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam
6 p | 98 | 9
-
Thực trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam
18 p | 12 | 8
-
Quá trình hình thành tư liệu nghiên cứu những quan niệm chung về kinh tế nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần p1
7 p | 92 | 6
-
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
11 p | 112 | 5
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - TS. Đinh Văn Hải
212 p | 14 | 4
-
Sử dụng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu trong đánh giá quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại
6 p | 56 | 3
-
Phát triển nguồn nhân lực ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
7 p | 41 | 3
-
Kết quả phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng trong giai đoạn 2016 - 2020
27 p | 73 | 3
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 1 - Nguyễn Ngọc Lan
26 p | 62 | 3
-
Từ nhận thức đến thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay
12 p | 22 | 2
-
Phát triển kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ: Tiềm năng của Ấn Độ trong toàn cầu hoá
4 p | 41 | 1
-
Một số vấn đề về phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững
3 p | 35 | 1
-
Quá trình phát triển thành nước công nghiệp hiện đại của Israel và một số gợi ý đối với Việt Nam
13 p | 31 | 1
-
Phát triển kinh tế số - Xu thế tất yếu của nền kinh tế Việt Nam
11 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn