intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan điểm của Phật giáo về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, trên cơ sở khái quát sự cần thiết phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, tác giả nêu lên một số quan điểm Phật giáo về mối quan hệ này và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan điểm của Phật giáo về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay

  1. QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TS. HỒ CÔNG ĐỨC1* Tóm tắt: Phật giáo ra đời từ rất sớm và có nhiều quan điểm có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội cho đến ngày nay, trong đó có quan điểm về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Giới tự nhiên được xem là tiền đề, là điều kiện của sự sống. Tuy nhiên, hiện nay giới tự nhiên đang bị xâm phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Do vậy, trong bài viết này, trên cơ sở khái quát sự cần thiết phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, tác giả nêu lên một số quan điểm Phật giáo về mối quan hệ này và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: con người, môi trường, Phật giáo, tự nhiên. Đặt vấn đề Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người và xã hội loại người, dù con người muốn hay không muốn thì thì cuộc sống, hoạt động kinh tế - xã hội đều phải diễn ra trong một môi trường tự nhiên nhất định. Tuy nhiên, hiện nay một số cá nhân, doanh nghiệp chỉ chăm lo vun vén lợi ích, lợi nhuận của mình, mà không quan tâm đến lợi ích chung của xã hội; nên đã tìm mọi cách khai thác giới tự nhiên, xâm phạm vào môi trường tự nhiên, làm cho môi trường tự nhiên mất khả năng phục hồi, dẫn đến môi trường tự nhiên bị ô nhiễm trầm trọng, nhất là các thành phố lớn hiện nay. Sự ô nhiễm môi trường sinh thái đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân về trước mắt cũng như lâu dài, cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Liên quan đến vấn đề này, từ lâu Phật giáo đã có nhiều quan điểm đề cập đến mối quan hệ giữa * Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  2. 476 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... con người và tự nhiên mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Do vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và tự nhiên theo quan điểm của Phật giáo để từ đó rút ra những ý nghĩa mang tính phương pháp luận đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam là một việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích của bài viết, trước hết chúng tôi sử dụng phương pháp biện chứng duy vật trong việc đánh giá mối quan hệ giữa con người và tự nhiên một cách khách quan, khoa học. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp; trừu tượng hóa, khái quát hóa, so sánh, đối chiếu, v.v. để làm rõ những nội dung cần triển khai cũng như có cái nhìn khách quan để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu. 1. Sự cần thiết của việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Chúng ta biết rằng, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, có mối quan hệ chặt chẽ với giới tự nhiên, giới tự nhiên được xem là tiền đề, là điều kiện để con người sống và tồn tại. Giới tự nhiên ở đây được đề cập là các yếu tố như đất, nước, không khí, động vật, thực vật, v.v… Để sống và tồn tại, trước hết con người cần dựa vào tự nhiên, khai thác giới tự nhiên để tìm cái ăn, chỗ ở, do vậy, ngay từ khi loài người mới xuất hiện đã chịu sự chi phối của giới tự nhiên, giới tự nhiên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, dù muốn hay không muốn thì con người và xã hội loài người cũng chịu sự chi phối của giới tự nhiên. Chẳng hạn, để sống và tồn tại con người cần không khí để thở, cần không gian để sinh hoạt, hay để chăn nuôi và trồng trọt con người cần đến đất đai, nguồn nước, v.v... Khi xã hội càng phát triển thì con người càng giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào giới tự nhiên, từng bước chinh phục giới tự nhiên để phục vụ nhu cầu của mình, đó chính là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên. Sự tác động của con người đối với tự nhiên được biểu hiện thông qua lao động sản xuất, đây cũng là điểm khác nhau giữa con người và con vật, con vật chỉ biết sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên, còn con người thì biết lao động sản xuất vật chất, biết cải tạo giới tự nhiên. Ngày nay, khoa học kỹ thuật càng phát triển thì con người càng chinh phục được nhiều giới tự nhiên và nó trở thành công cụ đắc lực giúp con người tạo ra một nguồn của cải khổng lồ phục vụ nhu cầu của mình. Mặc dù con người có khả năng chinh phục giới tự nhiên, tác động, cải biến giới tự nhiên, song sự tác động đó cũng phải có giới hạn của nó, tức là sự tác động, chinh
  3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 477 phục giới tự nhiên cần phải được tính toán để giới tự nhiên có khả năng phục hồi. Nếu con người tác động khai thác giới tự nhiên thiếu sự tính toán, khai thác một cách vô tổ chức, trái với quy luật của giới tự nhiên, làm mất khả năng phục hồi của giới tự nhiên thì giới tự nhiên sẽ tác động trở lại con người, sự tác động đó thường không lường trước được. Do vậy, C. Mác đã từng cảnh báo rằng: “việc cải biến ấy dẫu có lớn lao thế nào chăng nữa cũng không được phép vượt quá giới hạn có thể dẫn đến sự phá vỡ tính chính thể của hệ thống, làm phương hại đến tính hài hòa của quan hệ con người - tự nhiên”. Trong thư gửi cho Ph. Ăngghen khi nói về giá trị khoa học trong tác phẩm Khí hậu và giới thực vật qua thời gian, lịch sử của chúng 1847, C. Mác đã đưa ra lời cảnh tính về những hiểm họa có thể xảy ra do hoạt động thiếu ý thức của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên mà cho đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa thời đại. Mác cho rằng: “nếu canh tác được tiến hành một cách tự phát, mà không được hướng dẫn một cách có ý thức… thì sẽ để lại sau đó mảnh đất hoang”1. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển bao nhiêu thì khả năng con người chinh phục giới tự nhiên của con người ngày càng mạnh mẽ bấy nhiêu, do vậy, nếu việc khai thác đó không có kiểm soát, không có kế hoạch, quy hoạch thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho vấn đề môi trường sinh thái hiện nay. Ph. Ăngghen đã từng cảnh báo sâu sắc rằng: “chúng ta cũng không nên tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta, thật thế, mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta những kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai, lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước được, những tác dụng thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên đó”2. Sự tác động trở lại của tự nhiên đối với con người là rất lớn nếu chúng ta khai thác bừa bãi, khai thác vô tổ chức, thiếu sự tính toán. Ph. Ăngghen nói tiếp, “nếu chúng ta đã phải trải qua hàng nghìn năm lao động mới có thể, trong một chừng mực nào đó, đánh giá trước được những hậu quả tự nhiên xa xôi của những hành động sản xuất của chúng ta, thì chúng ta lại càng phải trải qua nhiều khó khăn hơn nữa, mới có thể hiểu biết được những hậu quả xã hội xa xôi của những hành động ấy”3. Thực tế ở Việt Nam đã và đang phải đối mặt với sự tác động trở lại của giới tự nhiên đối với con người, hằng năm Việt Nam phải hứng chịu nhiều trận lũ quét, 1 C. Mác và Ph. Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 32, Nxb Chính trị quốc qia, Hà Nội, tr. 182. 2 C. Mác và Ph. Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 654. 3 C. Mác và Ph. Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 655- 656.
  4. 478 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... nắng nóng kéo dài, hạn hán, ô nhiễm môi trường tại các công trường khai thác khoáng sản, ô nhiễm đất, nước, không khí tại các thành phố lớn, v.v… những hậu quả này con người đang hằng ngày, hằng giờ phải gánh chịu. Như vậy, giữa con người và tự nhiên luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, một mặt con người phụ thuộc vào tự nhiên, khai thác giới tự nhiên để duy trì sự tồn tại của mình; mặt khác, giới tự nhiên cũng tác động trở lại con người. Trong mối quan hệ tác động qua lại này nếu con người khai thác giới tự nhiên vượt quá khả năng phục hồi của giới tự nhiên, không theo quy luật của giới tự nhiên, khai thác một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch, kế hoạch thì giới tự nhiên sẽ trả thù lại con người, mà sự trả thù đó thường không lường trước được. Do vậy, trong quá trình khai thác dưới tự nhiên chúng ta cần phải giữ được mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên, cần khai thác một cách có quy hoạch, kế hoạch, khai thác phải phù hợp với quy luật của giới tự nhiên, làm cho giới tự nhiên có khả năng phục hồi và phát triển. Liên quan đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, con người sống phải hài hòa với tự nhiên thì Phật giáo cũng có nhiều quan điểm. Những quan điểm của Phật giáo về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên mặc dù chưa được đề cập một cách rạch ròi, tường minh, chưa trở thành một hệ thống nhưng chúng ta có thể thấy nhiều quan điểm về vấn đề này hiện nay vẫn còn nguyên giá trị. 2. Một số quan điểm của Phật giáo về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Chúng ta biết rằng Phật giáo ra đời ở phương Đông, là một trong những cái nôi văn minh, văn hóa của nhân loại mà khởi nguồn của nó là Ấn Độ. Ấn Độ là một quốc gia được hình thành ở lưu vực của các con sông lớn như sông Hằng, sông Ấn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, v.v.. Chính vì vậy, nơi đây đã sớm hình thành nền sản xuất nông nghiệp lúa nước. Để trồng lúa nước, con người ở lưu vực các con sông phải khai hoang đồng ruộng để trồng. Đây là một trong những cơ sở quan trọng hình thành nên mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. Trong quá trình con người tác động vào tự nhiên để tìm cái ăn, cái ở thì dần dần hình thành những quan niệm về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Điều đó được thể hiện trong hầu hết các học thuyết triết học và tôn giáo, trong đó có quan điểm của Phật giáo, theo đó con người và tự nhiên không bị đối lập nhau mà thống nhất, không tách rời nhau, con người luôn luôn được coi là một bộ phận của giới tự nhiên, sống hài hòa với giới tự nhiên. Điều đó được thể hiện.
  5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 479 Thứ nhất, trong học thuyết Duyên khởi - cơ sở triết học của Phật giáo nguyên thủy, theo thuyết này mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ đều có quan hệ với nhau và đều là điều kiện cho sự tồn tại của nhau, có quan hệ chồng chéo lẫn nhau, cái này là duyên của cái kia. Nếu một cái bị ảnh hưởng thì sẽ ảnh hưởng đến cái khác, nếu một cái mất đi thì kẻo theo sự mất đi của cái khác, v.v… Điều này chứng tỏ rằng mọi sự vật, hiện tượng có mối liên hệ lẫn nhau, tác động lẫn nhau, v.v… Tuy nhiên, thuyết Duyên khởi không trực tiếp giải thích mối quan hệ của con người và tự nhiên nhưng chúng ta cũng cảm thấy ở đây không có sự đối lập giữa con người và tự nhiên. Thứ hai, theo Phật giáo mọi sự vật, hiện tượng có liên hệ lẫn nhau, do vậy, con người và tự nhiên cũng có mối liên hệ lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau phát triển, do vậy, theo Phật giáo con người cần phải hiểu biết đúng đắn về mối quan hệ này. Muốn hiểu biết đúng đắn mối quan hệ này thì con người cần phải diệt được vô minh để mở mang kiến thức, từ đó hiểu được bản chất của mọi sự vật, hiện tượng, cũng như thấu hiểu được mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên. Phật giáo luôn coi trọng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên, không xem con người là chúa tế của tự nhiên, cũng như đứng trên giới tự nhiên bắt giới tự nhiên phải tuân theo ý muốn của mình. Thứ ba, trong thuyết nhân quả, Phật giáo luôn dạy chúng ta rằng, gieo nhân nào thì gặp quả đấy, gieo thiện thì gặp thiện, gieo ác thì gặp ác, do vậy, con người phải luôn luôn thận trọng trong hành động để tránh gieo nghiệp ác. Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng, con người không nên tác động vào giới tự nhiên quá mức chịu đựng của giới tự nhiên, nếu tác động quá mức chịu đựng của nó thì nó sẽ tác động lại con người. Đây như là một lời cảnh tỉnh đối với con người hiện nay, nên chủ trọng các hoạt động có ích, phù hợp với quy luật của tự nhiên. Con người trước khi hành động cần suy nghĩ kỹ xem hành động đó là thiện hay ác đối với giới tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến giới tự nhiên hay không? Thiền sư Nhất Hạnh từng nói: “Chúng ta nên làm gì với thiên nhiên? Chúng ta nên đối xử với thiên nhiên như cách mà chúng ta đối xử với chúng ta: Không bạo lực. Con người và thiên nhiên là không thể tách rời. Vì chúng ta không thể hãm hại chính chúng ta, chúng ta không nên làm hại thiên nhiên”1. Do vậy, con người nên suy nghĩ trước khi hành động là để giảm thiếu tối đa tác hại đến giới tự nhiên, tránh gieo nghiệp ác cho giới tự nhiên, con người nên gieo nghiệp tốt để hướng được kết quả tốt đối với tự nhiên, đối với môi trường sống hiện nay. 1 GS.Jyoti Dwiwedi, Quan điểm Phật giáo về sự bảo tồn hệ sinh thái trong lành.
  6. 480 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Thứ tư, tư tưởng không sát sinh của Phật giáo: với tư tưởng này Phật giáo chủ trương tôn trọng sự sống của muôn loài, trong Kinh Thừa Tự: “Đức Phật dạy không nên đổ đồ ăn dư thừa trên cỏ xanh và trong nước có côn trùng, sợ làm hại cỏ và côn trùng. Ngài dạy các đệ tử xuất gia phải dùng vải lọc nước để ngăn chặn giết hại các sinh vật. Trong thời kỳ mùa mưa an cư kiết hạ, Đức Phật khuyên các Tỷ kheo không nên đi ra ngoài vì sợ dẫm đạp trên cỏ cây hoặc các loài côn trùng sản sinh rất nhiều trên đất và trong không khí ẩm ướt”1. Đức Phật còn dạy các đệ tử không giết hại các loại động vật nên Phật giáo có chủ trương ăn chay, Phật giáo cũng có chủ trương phóng sinh, thả chim, thả cả chứ không giết hại động vật, v.v.. Với chủ trương không sát hại chúng sinh, sống hài hòa với thiên nhiên, không xem con người là chủ tế của thiên nhiên, bắt thiên nhiên phải phục vụ con người mà còn yêu thương thiên nhiên, coi trọng môi trường thiên nhiên, con người và thiên nhiên là một, những tư tưởng này, ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Thứ năm, trong việc xây dựng các ngôi chùa, Phật giáo thường chọn những vị trí hòa mình vào thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên. Chúng ta thấy rằng, tại các ngôi chùa thường có vườn cây, ao cá, đặc biệt có nhiều cây cổ thụ rợp bóng mát quanh năm. Sự gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên đã giữ cho môi trường tự nhiên tại các ngôi chùa được trong lành, yên tĩnh không chỉ phù hợp với không gian tu thiền của các nhà sư mà còn mang lại không khí trong lành cho mọi người, cho xã hội. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trong tư tưởng của Phật giáo có nhiều tư tưởng liên quan đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Chủ trương của Phật giáo là sống hài hòa với tự nhiên, không xâm hại đến giới tự nhiên, không xem con người là chúa tế của giới tự nhiên để mặc sức khai thác giới tự nhiên, bắt giới tự nhiên phải phục tùng con người. Chính những tư tưởng gần gũi, yêu thương, sống hài hòa với giới tự nhiên mà ngày nay nhiều tư tưởng của Phật giáo vẫn còn nguyên giá trị đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của chúng ta hiện nay. 3. Ý nghĩa của quan niệm về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay Chúng ta biết rằng, thời kỳ Phật giáo mới ra đời thì vấn đề về môi trường tự nhiên chưa đặt ra gay gắt như hiện nay, môi trường tự nhiên còn trong lành, các loại động vật, thực vật và các loại tài nguyên khoáng sản chưa bị khai thác nhiều, con người sống chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên. Do đó, những tư tưởng của Phật giáo 1 Thích Phước Đạt, Quan điểm của Phật giáo về thái độ sống bảo vệ môi sinh, https://giacngo.vn/PrintView.aspx- ?Language=vi&ID=7B7640.
  7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 481 về bảo vệ môi trường sống chưa được đề cập một cách trực tiếp, mà những tư tưởng đó có liên quan đến mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên, liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái mà hiện nay vẫn còn nguyên giá trị không chỉ đối với nước ta mà còn có ý nghĩa toàn cầu. Trên cở sở quan điểm của Phật giáo về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, cùng với yêu cầu khách quan cần phải duy trì hài hòa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, chúng tôi rút ra một số ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam như sau: Thứ nhất, trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, không khí, động vật, thực vật chúng ta phải thực hiện một cách có quy hoạch, kế hoạch, phù hợp với quy luật của tự nhiên để đảm bảo sự phục hồi của giới tự nhiên. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người ngày càng chinh phục được giới tự nhiên, bắt giới tự nhiên phục tùng con người, tuy nhiên nếu việc khai thác đó vượt quá giới hạn của giới tự nhiên thì giới tự nhiên sẽ trả thù lại con người. Sự trả thù lại đó chính là môi trường tự nhiên bị tàn phá, các loại động vật có nguy cấp bị tuyệt chúng, hệ sinh thái bị suy giảm nghiêm trọng. Trong thuyết Duyên khởi của Phật giáo đã nói rằng, mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ lẫn nhau, cái này là điều kiện của cái kia, sự vật này bị ảnh hưởng thì sự vật khác cũng bị ảnh hưởng. Hay trong học thuyết nhân quả, con người gieo nhân nào thì gặp quả đấy, gieo ác thì gặp ác, giao thiện thì gặp thiện. Với những quan điểm này của Phật giáo như là lời cảnh tỉnh đối với con người trong việc khai thác giới tự nhiên hiện nay, đồng thời nó có ý nghĩa nghĩa dục cho con người cần phải suy nghĩa, tính toán trước khi hành động chinh phục, tác động vào giới tự nhiên. Thứ hai, với tư tưởng của Phật giáo là không sát sinh, giàu lòng từ bi, không xem con người là đấng tối cao, đứng trên muôn loài, tôn trọng sự sống của muôn loài, nó có nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ các loài động vật, thực vật đang nguy cấp hiện nay. Mặc dù theo quan điểm của Phật giáo là không sát sinh, tuy nhiên ở đây chúng ta cũng phải hiểu rằng, trong đời sống xã hội, con người ít hay nhiều đều phải khai thác, sử dụng những nguồn lợi từ tự nhiên, như khai thác các loại động vật, thực vật để phục vụ nhu cầu đời sống của mình. Song, điều quan trọng là chúng ta biết khai thác trong một giới hạn nhất định để cho các loài động vật, thực vật có khả năng phục hồi, có điều kiện để duy trì và phát triển sự sống cũng như đảm bảo cân bằng sinh thái. Để làm được điều đó chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ các loài động vật, thực vật, bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Đây là điều có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ trên phạm vi đất nước Việt Nam mà còn có ý nghĩa trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở
  8. 482 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Việt Nam nói riêng, tình trạng mất cân bằng sinh thái đang diễn ra nhanh chóng mà nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác quá mức của người. Do vậy, chính con người cần phải có ý thức xây dựng lối sống lành mạnh, hài hòa với giới tự nhiên. Thứ ba, với quan niệm sống gần gũi với thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, không làm hại đến thiên nhiên, với truyền thống an cư kiết hạ, v.v… Nó có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường sống hiện nay của chúng ta. Hiện nay, không chỉ có ở các địa phương vùng có khai thác tài nguyên thiên nhiên mà ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố, thị xã ven biển, v.v. đang phải đối mặt với vấn đề môi trường sinh thái, hệ thống môi trường tự nhiên tại các thành phố lớn, thị trấn, thị xã đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Với lượng dân số đông, phương tiện giao thông nhiều, hệ thống cây xanh ít ỏi so với đầu người, áp lực chất thái đối với môi trương lớn nên đã và đang làm ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, đất canh tác, v.v. thì việc chúng ta nhận thức đúng đắn mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay. Hiện nay, đặc biệt là tại các thành phố lớn cần phải tăng cường trồng cây xanh để có không khí trong lành, giảm khí cacbonic của các phương tiện giao thông, các công trình xây dựng cần có ý thức bảo vệ môi trường sống, các phương tiện chở đất, cát phục vụ công trường cần được che chắn để giảm thiểu tối đa phát tán đất, cát ra môi trường sống của người dân… Thứ tư, để đưa quan điểm hài hòa giữa con người và tự nhiên của Phật giáo đi vào thực tiễn bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay ở nước ta, thì chúng ta cần phải nâng cao ý thức cho mọi người dân mà như Phật giáo đã nói rằng, phải diệt trừ được vô minh, tức là diệt trừ được sự kém hiểu biết của con người. Để diệt trừ được vô minh nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống thì mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ hiểu biết của mình, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ sự sống của chính chúng ta. 4. Kết luận Nhìn chung, quan niệm của Phật giáo về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta hiện nay. Đó là góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống của con người; giúp chúng ta có suy nghĩ, có hành động đúng đắn trong khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách có quy hoạch, kế hoạch. Bên cạnh đó, nó còn góp phần nâng cao lòng tư bi, yêu thương của con người đối với muôn loài, nâng cao nhận thức
  9. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 483 cho con người trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Mặc dù việc khai thác giới tự nhiên là không thể thiếu đối với con người và xã hội loài người, nhưng chúng ta phải thác một cách hợp lý, không được cho mình là chúa tể của muôn loài. Với quan niệm của Phật giáo về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên nhiên, chúng ta thấy rằng, nó mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Darlington, Susan (2018), Environmental Buddhism Across Borders, Journal of Global Buddhism; Penrith South, Vol. 19, 77-93. 2. Thích Phước Đạt, Quan điểm của Phật giáo về thái độ sống bảo vệ môi sinh, https:// giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=7B7640 3. Thích Đồng Hòa (2014), “Từ cái nhìn Phật giáo với sự hâm nóng toàn cầu về bảo vệ môi trường”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 4. 4. Kongsak Thathong (2012), A spiritual dimension and environmental education: Buddhism and environmental crisis, Social and Behavioral Sciences, vol 46, Puslished by Elevier Ltd.Selection and/or peer review under responsibility of Prof. Dr. Huseyin Uzunboylu. 5. C. Mác và Ph. Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. C. Mác và Ph. Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 32, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Jyoti Dwiwedi, Quan điểm Phật giáo về sự bảo tồn hệ sinh thái trong lành, http:// www.undv2019vietnam.com/Subtheme-05/vi/02.pdf.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2