intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng quan điểm của Phật giáo vào bảo vệ môi trường sinh thái góp phần đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Vận dụng quan điểm của Phật giáo vào bảo vệ môi trường sinh thái góp phần đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay trình bày các nội dung: Quan điểm của Phật giáo về bảo vệ môi trường sinh thái; Thực trạng vận dụng quan điểm của Phật giáo vào bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng quan điểm của Phật giáo vào bảo vệ môi trường sinh thái góp phần đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay

  1. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁOVÀO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRUNG TƯỚNG, TS. PHẠM QUỐC CƯƠNG1* ThS. PHẠM ĐỨC THÁI** Tóm tắt: Trong bối cảnh hiệu ứng môi trường nóng lên toàn cầu, đặc biệt là nạn phá rừng và tăng lượng khí thải các bon... dẫn đến những tác động của thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, thiên tai… trở lại với con người và xã hội. Mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên được Phật giáo chỉ ra từ rất lâu, Phật giáo hướng con người đối xử với tự nhiên cũng cần bình đẳng. Hiện nay, môi trường sinh thái đang là một trong những vấn đề toàn cầu, được nhiều chính phủ trên thế giới quan tâm. Bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới. Từ khóa: an ninh quốc gia, môi trường, môi trường sinh thái, Phật giáo, Việt Nam Đặt vấn đề Với quan niệm: con người là trung tâm của vũ trụ, phải sống hài hòa với thiên nhiên, Đức Phật và tăng đoàn đã có những hoạt động bảo vệ môi trường ngay từ khi ra đời. Bằng trí tuệ siêu phàm của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ rõ chân lý về sự tồn vong cũng như nguyên lý vận hành của vũ trụ, vạn vật qua cái nhìn của Duyên khởi: “Mọi hiện tượng, sự vật đều tương quan mật thiết, nương nhờ lẫn nhau, cho nên, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”. Ở đây, con người và muôn loài trong thế giới này tồn tại hay diệt vong đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau, tất cả đều trong mối tương quan trùng trùng duyên khởi. Không chỉ nhận thức rõ ràng về mối tương quan giữa con người và thế giới, mà Đức Phật cùng chúng đệ tử luôn * Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. ** Học viện An ninh nhân dân.
  2. 108 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... luôn thực hiện việc bảo vệ môi trường trong quá trình tu tập, hành đạo trên cả hai phương diện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ngày nay, toàn thể nhân loại đang phải đối diện với vấn đề khủng hoảng về môi trường, mà tác nhân gây ra những vấn đề đó chính là con người. Bởi xuất phát từ những nhu cầu, lòng tham, sự ham muốn quá độ mà con người đã lạm dụng, khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, v.v… Từ đó, gây nên sự mất cân bằng hệ sinh thái, dẫn đến thiên tai nhiều (như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, v.v...) làm thay đổi cuộc sống của chính con người. Do đó, con người cần có những biện pháp để cải thiện, giải quyết những vấn đề môi trường sinh thái. Trước những tác động trở lại của thiên nhiên, chúng ta nhìn nhận lại những tư tưởng về môi trường mà Phật giáo đã từng nêu ra thì việc nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường là: bảo vệ sự sống của muôn loài và cho chính bản thân con người. Cho nên, trong những năm qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng chính quyền các cấp trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở các cộng đồng dân cư. Hằng năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng với đội ngũ Tăng, Ni, Phật tử và đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng ngày Môi trường thế giới1 nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cuộc sống tươi đẹp hơn cho con người. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu vấn đề môi trường theo quan điểm của Phật giáo và việc vận dụng vào bảo vệ môi trường sinh thái góp phần đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi sử dụng phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp logic – lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp quy nạp - diễn dịch,… Ngày 5 tháng 6 năm 1972, ngày khai mạc Hội nghị Môi trường Thế giới đầu tiên tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển. Ngày Môi trường thế giới đã chính thức được công bố bởi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (United Nations Environment Programme). Trong phiên họp ngày 15 tháng 12 năm 1972, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra quyết nghị chính thức. Kể từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này.
  3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 109 1. Tầm quan trọng của bảo vệ môi trường tác động đến an ninh quốc gia Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Một khi trong các khâu của hệ thống này có sự rối loạn bất ổn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường toàn cầu. Hiện nay, sự suy thoái về môi trường sinh thái toàn cầu được thể hiện rõ nét trong những vấn đề sau: Một là, sự suy thoái tầng ozon1; Hai là, hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”2 - nhiệt độ của trái đất tăng lên; Ba là, mưa axít3; Bốn là, ô nhiễm nguồn nước sạch; Năm là, nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Khí thải CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 2,5 lần. Ngoài ra vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng, đá quý… chính thức và tự do cũng đã và đang làm huỷ hoại môi trường sinh thái. Việc sử dụng mìn khai thác ở nhiều lĩnh vực 1 Tầng ozon là lớp khí (O3) rất dày bao bọc lấy trái đất và có tác dụng như là một cái đệm bảo vệ trái đất khỏi những tia cực tím của mặt trời chiếu xuống trái đất. 2 Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất và mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. 3 Mưa axit là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NO2 từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
  4. 110 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... đang làm phá sự cân bằng về hệ sinh thái môi trường… ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của mỗi nước. Nguyên nhân chính dẫn đến một loạt sự suy thoái môi trường sinh thái trên, trước hết phải kể đến sự phát triển của công nghiệp ồ ạt, đặc biệt là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm; Tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu; Sự mất cân bằng tài nguyên và dân số; Tình trạng chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học cũng là nguyên nhân vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa tạo khả năng huỷ diệt thiên nhiên thông qua chiến tranh xung đột;… Theo kế hoạch quốc gia về môi trường, “Việt Nam hiện nay phải đương đầu với những vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, xói mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển, đe doạ tới các hệ sinh thái và sự cạn kiệt nguồn gen…”. Tại Hội nghị môi trường toàn quốc (10/1998) diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ khoa học - Công nghệ môi trường Phạm Khôi Nguyên đã khẳng định: Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề sống còn của nhân loại. Mọi quá trình phát triển sẽ trở nên không bền vững nếu như chúng ta không quan tâm đến bảo vệ môi trường1. Đặc biệt, vào ngày 23/9/2019 tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc cùng hành động vì khí hậu, Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông António Guterres đã nhấn mạnh: cần cắt giảm phát thải khí nhà kính 45% vào năm 2030; kêu gọi tăng nguồn tài chính chi cho khí hậu, bao gồm việc thực hiện cam kết đóng góp 100 tỷ đô la mỗi năm của các nước phát triển cho ứng phó với biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển vào năm 2020 và củng cố Quỹ Khí hậu Xanh2. Như vậy, môi trường là vấn đề toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia, tổ chức trên thế giới cùng vào cuộc để giải quyết, trong đó Liên hợp quốc có vai trò quan trọng. Cũng tại Hội nghị này, các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ, đại diện các nước đã đưa ra những tuyên bố, cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà là vấn đề của toàn nhân loại. Mỗi người nên tự ý thức để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường sống của chính mình. 2. Quan điểm của Phật giáo về bảo vệ môi trường sinh thái Hãy sống hòa hợp với thiên nhiên là thông điệp sống động mà Đức Phật muốn chuyển tải đến toàn thể chúng sinh. Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời 1 Website: http://hcmup.edu.vn: “Môi trường sinh thái vấn đề của mọi người”, tháng 4/2012. 2 Hương Diệp: Biểu dương, phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, website: http://mattran.org.vn.
  5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 111 Đức Phật đều diễn ra ngoài trời trực tiếp với thiên nhiên: từ khi đản sinh, đến khi xuất gia, tu hành khổ luyện thành đạo, đến khi Đức Phật chuyển Pháp luân và nhập Niết bàn đều gắn liền với thiên nhiên. Giáo lý Duyên khởi là một phát minh quan trọng của Đức Phật có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường. “… cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”. Nói cách khác, mọi sự vật hiện tượng không bao giờ có thể tồn tại độc lập, giữa chúng luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau. Cùng với giáo lý Duyên khởi, Đức Phật cũng dạy giáo lý nghiệp và nhân quả. Các giáo lý này bổ sung cho nhau giúp cho người học có thể hiểu được bản chất sự vật hiện tượng đang tồn tại bao gồm các loài vô tình và hữu tình. Với tinh thần bình đẳng triệt để, lòng từ bi vô lượng, Đức Phật từng khuyến khích các đệ tử chọn nơi thanh vắng trong lành mà cụ thể là các khu rừng cây mát mẻ để tu tập bởi vì nơi ấy giúp hành giả dễ đạt được chánh niệm, chánh định, giải thoát; các phiền não dễ đoạn trừ và dễ chứng đắc Niết bàn an ổn vô thượng. Trong một bài kinh khác, Đức Phật dạy các đệ tử không được đổ những vật dư thừa lên cây cỏ hay nước vì làm như thế sẽ hại cây cỏ và làm ô nhiễm môi trường. “Và còn lại đồ ăn thừa này của Ta cần phải quăng bỏ. Nếu các Ông muốn, hãy ăn. Nếu các Ông không muốn ăn; Ta sẽ quăng bỏ đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay Ta sẽ nhận chìm trong nước không có các loại côn trùng” (Trung Bộ I. 13-13A)1. Nói rộng ra, đổ rác bừa bãi làm mất vệ sinh nơi công cộng, xả chất thải chưa qua xử lý vào các sông, biển… đều bị cấm theo điều dạy này. Như vậy, không những Đức Phật sống và dạy đệ tử không hủy hoại môi trường mà còn phải bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ. Đức Phật còn dạy các đệ tử không được sát sinh. “Này Jìvaka, nếu người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai, giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân. Khi người ấy nói như sau: “Hãy đi và dắt con thú này đến” đó là nguyên nhân thứ nhất, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Con thú ấy khi bị bắt đi, vì bị lôi kéo nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi nó nói như sau: “Hãy đi và giết con thú này”, đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi con thú ấy bị giết cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Này 1 Thích Minh Châu: Những lời dạy của Đức Phật về hòa bình và giá trị con người, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995, website: https://www.budsas.org.
  6. 112 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Jìvaka nếu người nào vì Như Lai hay đệ tử Như Lai giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này” (Trung Bộ II. 371A)1. Để cụ thể tư tưởng về việc bảo vệ môi trường, Đức Phật chế định các giới hay các điều đạo đức cho các đệ tử thực hành. Trong Ngũ giới của Phật giáo quy định đối với người Phật tử thì giới thứ nhất và giới thứ năm diễn đạt rõ quan điểm của Đức Phật. Ngày nay, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã sử dụng ngôn ngữ hiện đại để diễn giải một cách cụ thể, rõ ràng. Giới thứ nhất là bảo vệ sự sống, bao gồm môi sinh: “Ý thức được những khổ đau do sự giết hại gây ra, con nguyện thực tập nuôi dưỡng tuệ giác tương tức và lòng từ bi, để có thể bảo vệ sự sống của mọi người, của mọi loài và môi trường sống…”. Và giới thứ năm là giảm thiểu khổ đau do tiêu thụ quá nhiều gây ra, việc tiêu thụ nhiều tất nhiên góp phần làm cạn kiệt và ô nhiễm môi trường. Giới ghi: “Ý thức được những khổ đau do sự tiêu thụ thiếu chánh niệm gây nên… con nguyện nhìn sâu vào tự tính tương quan, tương duyên của vạn vật để học tiêu thụ như thế nào mà duy trì được an vui trong thân tâm con, trong xã hội và trong môi trường sống”2. Như vậy, việc không giết hại, không tàn phá môi sinh và biết cách tiêu thụ chánh niệm có điều độ, đúng mực là nền tảng đóng góp thiết thực vào bảo vệ sức khỏe bản thân và bảo vệ môi trường. Cùng với đó, khi thực hành các giới này nên hiểu theo hướng tạo phúc, đó là phải biết nuôi dưỡng sự sống như phóng sanh, trồng cây xanh, chia sẻ bớt tài vật cho người bất hạnh thay vì tiêu thụ hoang phí… điều đó đồng nghĩa với bảo vệ môi trường. Ngược lại, ngày nay môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do phần lớn con người tạo nhân phá hoại. Sự khai thác nguồn thiên nhiên quá mức để phục vụ nhu cầu hưởng thụ của con người làm cho môi trường bị hủy hoại. Do đó, trong cuộc sống hiện đại, con người và xã hội đang phải hứng chịu những hậu quả của tự nhiên như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bão lụt, hạn hán, lũ cuốn, v.v... Kết quả ấy là do thái độ nhận thức yếu kém hay ích kỷ đối với môi trường và lối sống hưởng thụ của con người gây nên. Chính vì vậy, những quan điểm của Phật giáo về môi trường luôn có giá trị, đòi hỏi mỗi chúng ta cần nhận thức và thực hành để góp phần bảo vệ môi trường sống một cách hài hòa. 3. Thực trạng vận dụng quan điểm của Phật giáo vào bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quá trình phát triển bền vững của tất cả quốc gia trên thế giới, trong đó 1 Thích Minh Châu: Những lời dạy của Đức Phật về hòa bình và giá trị con người, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995, website: https://www.budsas.org. 2 Thích Hạnh Chơn: Cuộc đời đức Phật và môi trường, website: https://gdpt thegioi.net.
  7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 113 Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài. Việt Nam được dự đoán bị tác động nặng nề nếu khí hậu tăng lên 1oC và nước biển dâng cao 1m. Trong 45 năm (1956 - 2000) có 311 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng đến Việt Nam. Mỗi năm chính phủ phải chi hàng nghìn tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai. Chỉ riêng năm 2007, thiên tai đã làm thiệt hại 11.600 tỷ đồng, hơn 400 người chết, mất tích; làm ngập và hư hại 113.800 ha lúa, phá huỷ 1.300 công trình đập, cống thủy lợi. Đặc biệt, theo các kịch bản BĐKH của Việt Nam, đến cuối thế kỷ XXI, sẽ có 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 11% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương ven biển khác sẽ bị ngập nước. Khi đó sẽ có 10-12% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất 10% GDP. Đặc biệt, 20% diện tích TPHCM sẽ bị ngập1. Những năm qua, Việt Nam đã chủ động triển khai xây dựng và ban hành một cách hệ thống các chủ trương, chính sách nhằm ứng phó có hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu, môi trường. Ngày 3/6/2013 tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Để triển khai đồng bộ, Chính phủ cũng ra Nghị quyết số 08/NQ-CP (23/1/2014) ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Đảng, nhằm mục tiêu đến 2020, về cơ bản chủ động được trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; phải đạt được những chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững… hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Thủ tướng cũng ký Quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ngày 10/5/2017. Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Mới đây, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết: “bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu được cả loài người trên thế giới quan tâm… vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang là một trong 1 Hoàng Minh: Việt Nam hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, 17/6/2018, website: https://baoquocte.vn.
  8. 114 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, có tác động nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh môi trường thế giới”. “… trong 10 năm tới, GDP của Việt Nam có thể tăng gấp đôi, nhưng nếu không quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, tính trung bình GDP cứ tăng thêm 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi khoảng 3% GDP. Đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn, nặng nề đối với Việt Nam khi vừa phải tập trung phát triển kinh tế vừa bảo vệ tốt môi trường; coi bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn, Việt Nam luôn nhất quán mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh và hướng tới người dân - phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe, thể chất của nhân dân1. Phát huy tinh thần hãy sống hòa hợp với thiên nhiên, Phật giáo luôn đồng hành cùng Nhà nước và nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, là một trong những tôn giáo hoạt động bảo vệ môi trường có hiệu quả. Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi các tăng, ni, phật tử và nhân dân cùng chung tay trong các hoạt động bảo vệ môi trường được ghi nhận. Tại “Hội nghị toàn quốc biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: “Mong muốn đại diện lãnh đạo của các tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong các hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong cộng đồng, tín đồ, tổ chức tôn giáo; trang bị kiến thức, tri thức, kinh nghiệm; tiếp tục nhân rộng, xây dựng mới các mô hình, điển hình tiên tiến cộng đồng giáo dân, tổ chức tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mỗi tôn giáo và mỗi vùng miền2. Như vậy, Đảng và Nhà nước cùng với các tổ chức chức xã hội và nhân dân cả nước thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục những hậu quả do thiên tai tác động đến đời sống của nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung. 1 Khương Trung - Văn Dinh: Vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã tạo sức lan tỏa lớn trong xã hội, 14/10/2019, website: http://www.dcc.gov.vn. 2 Khương Trung - Văn Dinh: Vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã tạo sức lan tỏa lớn trong xã hội, 14/10/2019, website: http://www.dcc.gov.vn.
  9. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 115 4. Nhận xét 4.1. Thành tựu Hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được quan tâm, chú trọng trong thời gian qua. Khi triển khai các nghị quyết, quy định của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2017, tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 84,5%. Đến năm 2016, dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 87,5%. Năm 2017, chất thải nguy hại được tiêu hủy, xử lý đạt 90%, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 41,45%, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64-QĐ/TTg được xử lý đạt 91,1%1. Công tác tuyên truyền, động viên đồng bào thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường có những tín hiệu tốt, đạt được kết quả to lớn. Đã thu hút đông đảo các tổ chức xã hội, tôn giáo và nhân dân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây đã trở thành phong trào thiết thực trong toàn xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân và các tình nguyện viên đã tích cực trong việc thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi trường. 4.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức thực hiện vẫn còn một số hạn chế sau: Một là, nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của một bộ phận lớn cán bộ, công chức, viên chức, của người dân về bảo vệ môi trường còn chuyển biến chậm. Đặc biệt là ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của số cán bộ chính quyền các cấp và chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, thờ ơ, coi nhẹ vấn đề môi trường. Một số cán bộ còn bị chi phối bởi lợi ích cục bộ nên đã buông lỏng quản lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có nơi còn để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhận thức về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến, nhất là trong quá trình thẩm định, xét duyệt, thực hiện các dự án đầu tư. 1 Nguyễn Thế Trung: Ô nhiễm môi trường - thực trạng và giải pháp, 11/6/2019, website: http://hdll.vn. tế, phong trào sinh viên nói không với sử dụng túi ni lông, các siêu thị cũng tích cực tuyên truyền sử dụng túi đựng rác hữu cơ, v.v…
  10. 116 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Hai là, công tác quản lý nhà nước, thực thi pháp luật và tổ chức ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường ở nhiều nơi còn chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về môi trường còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu; hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước chưa cao, đặc biệt trong phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể: Vấn đề quản lý rác thải nhập khẩu và trong nước còn nhiều sơ hở, chưa có biện pháp xử lý phù hợp. Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, tính đến ngày 28/8/2018, cả nước có đến 17.000 container phế liệu chưa làm thủ tục thông quan, chủ yếu ở một số cảng biển1. Những loại phế thải chủ yếu là nhựa, giấy, phế liệu sắt, nhôm... Ở các đô thị và nhiều tỉnh, tình trạng bãi rác thải ứ đọng chưa được xử lý do khu vực chôn lấp và các nhà máy chế biến quá tải. Số lượng các chất thải rắn như đồ nhựa, túi ni lông,… vẫn còn sử dụng nhiều, đổ cả xuống biển, các dòng sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng ở một số vùng. Vấn đề quản lý nước thải ô nhiễm càng phức tạp, khó khăn hơn. Vẫn còn hiện tượng xả thẳng nước ra các ao, hồ, sông ngòi chưa qua xử lý như ở sông Tô Lịch, sông Sét, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu, sông Lừ, v.v. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước có 615 cụm công nghiệp nhưng chỉ khoảng 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung, gần 300 khu công nghiệp với lưu lượng xả thải trên 2 triệu m3/ngày nhưng có tới 70% lượng nước thải chưa được xử lý triệt để, 23% doanh nghiệp FDI xả thải vượt quy chuẩn cho phép từ 5 - 12%. Theo thống kê, mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 người tử vong và trên 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư do sử dụng nguồn nước ô nhiễm 2. Vấn đề khí thải cũng rất nghiêm trọng. Đây là một trong những tác nhân gây hậu quả đến việc nóng lên của trái đất, gây hiệu ứng nhà kính và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Ba là, đầu tư cho bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu; còn thiếu các cơ chế huy động nguồn lực trong xã hội đầu tư cho bảo vệ môi trường; nguồn thu từ môi trường chưa được sử dụng đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường. 1 Nguyễn Thế Trung: Ô nhiễm môi trường - thực trạng và giải pháp, 11/6/2019, website: http://hdll.vn. 2 Nguyễn Thế Trung: Ô nhiễm môi trường - thực trạng và giải pháp, 11/6/2019, website: http://hdll.vn.
  11. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 117 Bốn là, chưa phát huy được vai trò của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực bảo vệ môi trường và giám sát chặt chẽ công tác quản lý, việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. 5. Một số khuyến nghị nhằm bảo vệ môi trường sinh thái góp phần đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu, khó khăn, phức tạp cho nên cần phải tiến hành các giải pháp đồng bộ, lâu dài và với quyết tâm cao của hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị cơ bản sau: Chỉ đạo các cơ quan truyền thông và cả hệ thống chính trị tăng cường tuyên truyền tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người dân về bảo vệ môi trường. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường phải được mỗi một người dân tham gia với ý thức tự giác và thường xuyên. Tuyên truyền, tạo ý thức của cộng đồng trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng, từng hộ gia đình tự giác phân loại rác thải, thực hiện lối sống xanh, hài hòa với thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học… Có ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, vận chuyển nguyên vật liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, vệ sinh công cộng .v.v.. Tiếp tục thể chế hóa và bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật trên lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường kịp thời. Đặc biệt, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá để nghiên cứu, bổ sung những vấn đề còn bất hợp lý trong một số văn bản pháp luật như: Luật Tài nguyên nước (năm 2012), Luật Bảo vệ môi trường (2014), Luật Đa dạng sinh học (2008), v.v… Chính phủ và chính quyền các cấp cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc bảo vệ rừng, nhất là diện tích rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn phải được các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm để quản lý tốt. Trong những năm tới nếu việc trồng rừng, bảo vệ rừng để tăng nhanh độ che phủ rừng không tốt thì sự tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu càng lớn. Một số yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường
  12. 118 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... nêu trên đặt ra cho công tác thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực kinh tế - xã hội là hết sức nặng nề và cấp bách. Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trên lĩnh vực bảo vệ môi trường. Vấn đề cấp bách hiện nay là đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào việc chế biến, xử lý rác thải, nước thải và hạn chế đến mức thấp nhất khói bụi trong không khí. 6. Kết luận Với những quan điểm về vấn đề môi trường nói riêng và việc thực hành các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường nói chung của Phật giáo đã cho chúng ta những nhận thức đúng đắn về môi trường, về khát vọng hòa hợp với thiên nhiên, tránh những hậu quả xấu từ thiên nhiên. Thực tế, vấn đề môi trường những năm gần đây nóng hơn bao giờ hết, nó nhận được sự quan tâm vào cuộc của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều Chính phủ trên thế giới, với mong muốn giảm thiểu các tác hại của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,… Ngày nay, mỗi chúng ta cần nhận thức rõ hơn vấn đề môi trường sinh thái và việc bảo vệ môi trường sinh thái trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để bảo vệ môi trường sinh thái, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị nhằm bảo vệ môi trường sinh thái góp phần đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Thích Minh Châu: Những lời dạy của Đức Phật về hòa bình và giá trị con người, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995, website: https://www.budsas.org. 2. Thích Hạnh Chơn: Cuộc đời Đức Phật và môi trường, https://gdptthegioi.net. 3. Khương Trung - Văn Dinh: Vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã tạo sức lan tỏa lớn trong xã hội, 14/10/2019, website: http://www.dcc.gov.vn. 4. Hương Diệp: Biểu dương, phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, website: http://mattran.org.vn. 5. Hoàng Minh: Việt Nam hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, 17/6/2018, website: https://baoquocte.vn.
  13. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 119 6. Nguyễn Thế Trung: Ô nhiễm môi trường - thực trạng và giải pháp, 11/6/2019, website: http://hdll.vn. 7. Website: http://hcmup.edu.vn: “Môi trường sinh thái vấn đề của mọi người”, tháng 4/2012.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2