intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan điểm của Phật giáo trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Quan điểm của Phật giáo trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trình bày các nội dung: Ứng xử có văn hóa với môi trường tự nhiên; Quan điểm của Phật giáo về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan điểm của Phật giáo trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

  1. QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TS. TRẦN THỊ THÚY HÀ* ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG1** Tóm tắt: Trước tình trạng ô nhiễm môi trường và văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, quan điểm của Phật giáo đã tạo nên một lối sống thân thiện với môi trường, có tác dụng tích cực đến bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học, đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Đây là những quan điểm có giá trị tích cực, là bài học rút ra cho vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Phật Giáo tiếp tục đồng hành và đóng góp vào sự phát triển của đất nước, góp phần thúc đẩy bền vững xã hội Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Từ khóa: Môi trường tự nhiên, Phật giáo, văn hóa ứng xử. Đặt vấn đề Trước thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới nói chung và ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang thực sự là vấn đề nóng, ảnh hưởng sống còn đến sức khỏe của con người và phát triển bền vững. Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”, C. Mác đã đưa ra những cảnh báo về môi trường tự nhiên: “Nếu canh tác được tiến hành một cách tự phát mà không được hướng dẫn một cách có ý thức... thì sẽ để lại sau đó đất hoang”21. Trước những gì đã và đang xảy ra cho thấy tiên tri của ông là hoàn toàn chính xác. Môi trường là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững. Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam luôn được xây dựng xuyên suốt 30 năm qua, dựa trên 3 trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển bền vững là * Giảng viên Khoa Triết học & CNXHKH, Học viện Chính trị Công an nhân dân. * Giảng viên Khoa Triết học & CNXHKH, Học viện Chính trị Công an nhân dân. Các Mác (1962), Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 427 mục tiêu bao trùm không chỉ là nhiệm vụ của một bộ, ngành, một lĩnh vực, không chỉ là vấn đề kinh tế, chất lượng tăng trưởng mà bao gồm cả vấn đề xã hội, môi trường, văn hóa, con người. Phương pháp nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu về môi trường, bảo vệ môi trường... của Phật giáo, song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. Vì thế, nhằm làm rõ một số quan điểm của Phật giáo về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, thực trạng văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên hiện nay và vận dụng quan điểm của Phật giáo về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả bài viết đã tiếp cận trên lập trường khách quan, toàn diện và lịch sử - cụ thể để tìm ra những giá trị của triết lý, đồng thời đánh giá những đóng góp của Phật giáo đối với công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Để đi sâu phân tích thực trạng văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích - tổng hợp, khái quát hóa để làm rõ vai trò của Phật giáo trong việc bảo vệ môi trường; phương pháp thống kê nhằm liệt kê các số liệu qua các văn bản báo cáo, tổng kết của Giáo hội Phật giáo các địa phương về các hoạt động bảo vệ môi trường của Phật giáo; từ đó phân tích thực trạng, đóng góp của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường. Trên cơ sở các dữ liệu đã tổng hợp, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá quá trình thực hiện chính sách việc bảo vệ môi trường. Các phương pháp trên nhằm đánh giá những thành tựu và điểm còn hạn chế, rút ra kết luận, nhận xét khách quan, khoa học, tránh võ đoán, áp đặt chủ quan trong từng nhận định, đánh giá; từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Phật giáo trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở nước ta trong thời gian tới. 1. Ứng xử có văn hóa với môi trường tự nhiên Ứng xử có văn hóa với môi trường tự nhiên là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt, thông qua các chuẩn mực và hành vi đạo đức của mình, người Việt Nam luôn ứng xử một cách có văn hóa với môi trường tự nhiên, coi trọng và gắn bó mật thiết với tự nhiên, coi việc bảo vệ tự nhiên là bảo vệ chính cuộc sống của mình. Truyền thống đó luôn được cả cộng đồng dân tộc Việt Nam giữ gìn, vun đắp và coi đó như nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hòa hợp với tự nhiên, luôn coi trọng và gắn bó mật thiết với tự nhiên, luôn biết quý trọng và bảo vệ tự nhiên như một phần
  3. 428 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... máu thịt của mình. Sống hòa hợp với tự nhiên là một đức tính tốt đẹp tồn tại phổ biến ở mỗi người dân Việt Nam, đức tính đó luôn được con người giữ gìn, vun đắp, tôn tạo qua thời gian để bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên, thể hiện phẩm chất nhân văn của con người Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự giao lưu Đông - Tây với hệ quả của sự va đập các nền văn minh đã làm cho các giá trị bị tác động, biến đổi theo các chiều hướng khác nhau. Toàn cầu hóa trở thành một xu thế tất yếu kéo các quốc gia vào vòng xoáy lốc, đã làm cho các quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có, tuy nhiên những mặt trái của quá trình này đã nảy sinh gay gắt và đòi hỏi phải giải quyết, trong đó có vấn đề văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của con người là vô cùng cấp thiết hiện nay. Nhân loại đang sống trong thời đại mà hằng ngày con người phải đối diện với khủng hoảng, thách thức nghiêm trọng về môi trường và biến đổi khí hậu cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp hành tinh vì hậu quả của hành động phá hủy môi trường và tốc độ gia tăng của biến đổi khí hậu. Trước thực trạng môi trường và những hậu quả của việc tác động thiếu ý thức của con người đối với môi trường tự nhiên thì con người phải nhìn lại những hành vi ứng xử của mình đối với môi trường tự nhiên trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Từ đó, con người phải tự giác, nghiêm túc điều chỉnh hành vi của mình để thực sự hòa hợp, cân bằng với tự nhiên, luôn coi tự nhiên là ngôi nhà chung của loài người để cùng nhau xây dựng và bảo vệ tự nhiên. Các quốc gia trên thế giới đều phải bảo vệ môi trường, hiệu quả của việc bảo vệ môi trường phụ thuộc vào mức độ nhận thức và cách thức đối xử của con người đối với tự nhiên. Con người cần có cách ứng xử có văn hóa với tự nhiên, tạo ra được mối quan hệ hài hòa với tự nhiên, làm cho mối quan hệ giữa con người và tự nhiên ngày càng thân thiện với nhau hơn, làm cho môi trường tự nhiên cũng ngày càng được bảo vệ tốt hơn. 2. Quan điểm của Phật giáo về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên Trong số các tổ chức tôn giáo đã được công nhận tại Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo có sự gắn bó lâu dài với dân tộc, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống người dân Việt Nam. Từ giữa thế kỷ XX đến nay, Phật giáo phát triển rộng khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với khoảng 500 triệu tín đồ, cùng với gần 1 tỷ người chịu ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau1. Được thành lập từ năm 1981, với phương châm đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đến nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn về cơ cấu tổ chức và hoạt động và có nhiều Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh (2018), Tôn giáo và tín ngưỡng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 1
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 429 đóng góp cho xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu về đời sống tín ngưỡng tâm linh cho một bộ phận quần chúng nhân dân. Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn tích cực vận động tăng ni, phật tử tham gia các hoạt động về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Tuyên truyền giáo hóa cho tăng ni, phật tử tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, không sử dụng thuốc hóa học trong trồng trọt, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phải biết tôn trọng và bảo hộ sinh mệnh của muôn loài, nhằm giữ gìn sự cân bằng của môi trường sinh thái. Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, không xả rác thải bừa bãi ra môi trường, hạn chế sử dụng túi ni lông, thay vào đó là sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường trong sinh hoạt hằng ngày... Phật giáo luôn xem trọng tự nhiên, ứng xử hài hòa với thiên nhiên. Với quan điểm mọi sinh vật đều có sinh mệnh ngang nhau, Phật giáo luôn lấy từ bi làm gốc, khuyên con người không sát sinh, từ bỏ lòng ham muốn vật chất. Đức Phật tôn trọng sự sống. Ngài dạy con người phải có thái độ tôn trọng không phải chỉ đối với các loài động vật khác mà còn đối với các loài cỏ cây, hoa lá, mọi sự sống đều thân thiết. Tư tưởng này của Phật giáo rất có ý nghĩa đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, gần với các chuẩn mực đạo đức môi trường hiện nay và đáp ứng yêu cầu nâng cao văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của con người. Đây cũng là cái thiện, cái từ bi mà Phật giáo hướng tới, cũng là cách ứng xử của con người đối với giới tự nhiên mang tính đạo đức nhân văn: “Tất cả mọi sinh linh đều run sợ trước nguy hiểm và cái chết, yêu quý sự sống của mình. Khi người ta hiểu được điều này thì sẽ không giết hại hoặc gây chết chóc đối với các sinh linh khác” (2). Tư tưởng không sát sinh của Phật giáo, xét về góc độ đạo đức môi trường, có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay, vì một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và giảm đa dạng sinh học là lối sống hưởng thụ ngày càng cao của con người. Bên cạnh tình yêu thiên nhiên và lối sống không sát sinh, hướng thiện, Phật giáo chỉ ra cách thức để con người vừa bảo vệ môi trường vừa đảm bảo cuộc sống của mình: “Trong kinh Sigalovada, Đức Phật đã đưa ra tinh thần cộng sinh. Theo tinh thần này thì con người học cách làm của con ong lấy phấn hoa làm mật. Con ong chỉ lấy phấn hoa mà không bao giờ làm xấu đi vẻ đẹp và làm giảm hương thơm của bông hoa”1. Phật giáo coi con người là trung tâm của vũ trụ, phải sống hài hòa với thiên nhiên. Cho nên vấn đề bảo vệ môi trường đã được đức Phật và tăng đoàn thực hiện Vũ Dũng (2011), Đạo đức môi trường ở nước ta: Lý luận và thực tiễn, Nxb Từ điển bách khoa, tr.84 1
  5. 430 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... từ hơn hai ngàn năm trăm trước. Đức Phật đã nhận thức được và chỉ rõ nguyên lý vận hành của vũ trụ vạn vật qua cái nhìn của Duyên khởi: Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Đây là chân lý về sự tồn vong của vũ trụ vạn vật. Con người và muôn loài trong thế giới này tồn tại hay diệt vong đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau, tất cả đều trong mối tương quan trùng trùng duyên khởi. Sống hòa hợp với thiên nhiên còn được thể hiện trong cuộc sống và sinh hoạt của Đức Phật và người tu hành. Hình ảnh đức Phật từ khi đản sinh, đến khi cuộc xuất gia, thành đạo, chuyển Pháp luân và nhập Niết bàn đều gắn liền với gốc cây. Đối với chúng đệ tử cũng vậy, ban ngày tu tập dưới gốc cây, đêm đến lấy gốc cây làm nơi ngủ nghỉ... Đức Phật đã dạy các đệ tử về tầm quan trọng của Môi trường và Bảo vệ môi trường. Trong kinh A hàm, phẩm kinh Lâm có dạy: Tỳ-kheo nương vào một khu rừng để ở. Vị ấy nghĩ rằng: Ta nương vào khu rừng này để ở, chưa có chính niệm sẽ được chính niệm; tâm chưa định sẽ được định; nếu chưa giải thoát sẽ được giải thoát; các lậu chưa diệt tận sẽ được diệt tận; chưa chứng đắc Niết-bàn an ổn vô thượng thì sẽ chứng đắc Niết-bàn… Này các Tỳ-kheo phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong sạch1. Với mục đích không gây hại cho những loài sinh vật khác và cây cỏ hoa lá trong thời kỳ nảy mầm, sinh sôi phát triển, Đức Phật đã dạy các đệ tử: Phải ý thức bảo vệ thiên nhiên, nếu ai tác động tiêu cực đến môi trường là đồng nghĩa đến việc hủy hoại nơi tu tập, cũng như điều kiện để chúng sinh sinh tồn thì toàn bộ quá trình chứng đắc sẽ không diễn tiến như mong đợi. Phật giáo đề cao việc tôn trọng sự sống, cấm sát sinh, làm hại thú vật và đốt phá rừng là một trong những giới luật căn bản dành cho hàng Tỳ-kheo và mọi Phật tử. Việc tôn trọng sự sống không chỉ vì từ bi, vì niềm tin vào luân hồi và nghiệp báo, mà còn vì ý thức rằng mọi sinh loài đều có quyền sống bình đẳng và môi trường sống là dành cho tất cả mọi loài trên trái đất này chứ không phải dành riêng cho con người. Thái độ của Phật giáo đối với các loài sống đã hình thành nên một quan điểm ứng xử của con người với tự nhiên, đó là sự bình đẳng, thân thiện của con người trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. UNESCO đã định nghĩa phát triển bền vững nghĩa là “đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Hiện nay nhiều chính phủ đang đi sai hướng trong phát triển 1 Kinh A hàm.
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 431 kinh tế, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số là năng lượng ngày càng cạn kiệt, môi trường ngày càng ô nhiễm, cháy rừng diễn ra ở nhiều nơi trên trái đất, đe dọa sự sống của loài người và nhiều loài động vật. Vì vậy, chúng ta phải giảm bớt tiêu thụ và tiến tới ăn chay thì hành tinh này mới có thể nuôi sống chúng ta trong tương lai. Sự ứng xử của Phật giáo với môi trường tự nhiên còn được thể hiện trong kinh Từ bi: “Nguyện cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều được sống an lành, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh và những loài sắp sinh. Nguyện cho đừng loài nào sát hại loài nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn. Như một bà mẹ đang đem thân mạng mình che chở cho đứa con duy nhất, chúng ta hãy đem lòng từ bi mà đối xử với tất cả mọi loài”1. Phật giáo lý giải nhu cầu bảo vệ môi trường, xuất phát từ quan niệm về Nghiệp và Báo ứng. Nhấn mạnh mối quan hệ Nhân quả trong vũ trụ quan Phật giáo với vòng tuần hoàn sinh thái, khẳng định mối tương quan giữa các hiện tượng tự nhiên, nhân sinh vũ trụ theo Lý duyên sanh: cái này có thì cái kia có; cái này sinh thì cái kia sinh; cái này diệt thì cái kia diệt. Các pháp tùy thuộc vào nhau mà sinh khởi, hủy hoại thiên nhiên đồng nghĩa với hủy hoại môi trường sống của con người. Ý thức được điều này, con người cần phải cẩn trọng hơn trong hành động của mình khi tác động đến thiên nhiên. Phật giáo Việt Nam có những đóng góp quan trọng vào công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc trong thời đại mới, đồng hành cùng nhân dân cả nước tiến hành công cuộc đổi mới trong tinh thần hòa hợp, đoàn kết với vai trò đặc biệt của sư sãi trong việc vận động quần chúng xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế xã hội ở các địa bàn dân cư. Hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo tiếp tục được phát triển và mở rộng, góp phần cùng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chăm lo cho người nghèo, người có công với nước, trẻ mồ côi... Giáo hội Phật giáo quan tâm triển khai nhiều hoạt động ích nước, lợi dân nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, chủ động tham gia đấu tranh với những âm mưu chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch. Qua đó khẳng định vị thế và nâng cao uy tín của Giáo hội Phật giáo đối Kinh Từ Bi, bản dịch của Thiền sư Nhất Hạnh 1
  7. 432 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... với đất nước và nhân dân; khẳng định chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, vấn đề phát triển kinh tế bằng mọi giá là một trong những nguyên nhân làm suy thoái môi trường sống hiện nay. Việc đặt ra vấn đề tôn trọng và bảo vệ rừng, đấu tranh cho quyền muông thú, và giảm bớt vị thế con người làm trung tâm để cho mọi loài có thể chia sẻ những ích lợi giống nhau mà thiên nhiên đã ban tặng đôi khi bị xem là điều hài hước khi người ta hầu như ngày càng gia tăng thêm thú vui hưởng thụ thịt động vật, và ham muốn làm giàu từ việc khai thác và tiêu diệt không thương tiếc nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn hữu hạn đang được thực hiện một cách vô trách nhiệm... Khi mà việc cư xử giữa con người với nhau vẫn còn chưa tốt, khi mà việc bắn giết chim muông, hái hoa bẻ cành diễn ra công khai và trở thành thói quen của nhiều người, thì việc yêu cầu phải sống có văn hóa với môi trường tự nhiên là điều không dễ thực hiện. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp để nâng cao văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên là vấn đề cấp bách hiện nay. Như vậy, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay đang có những biến đổi theo cả hai chiều hướng. Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại cả những nhược điểm của nó. Do đó, chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể, phù hợp để phát huy được những ưu điểm, đồng thời hạn chế được những nhược điểm của văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. Chỉ như vậy, chúng ta mới ứng xử có văn hóa với môi trường, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Cần thay đổi cách sống và văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên theo hướng tích cực vì chính chúng ta và vì tương lai các thế hệ mai sau. Mong rằng mỗi người chúng ta chính là sứ giả của Đức Phật, góp phần nâng cao văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay. Thông qua cuộc đời của Đức Phật cho chúng ta thấy rằng, hạnh phúc thực sự của mỗi người không phải chỉ tìm trong vật chất, mà thay vào đó, phải đi tìm sự an lạc trong tâm hồn. Xét trên bình diện quốc gia, thay vì đuổi theo tăng trưởng vô độ, không giới hạn hãy tăng trưởng sự giàu có tâm linh, an lạc, hạnh phúc và tôn trọng, bảo vệ môi trường. Chúng ta muốn phát triển vươn tới những tầm cao mới phải giữ cái gốc là đạo đức xã hội, triết lý nhân văn, hướng thiện, nền tảng văn hoá và tinh thần dân tộc. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đưa chúng ta đi rất xa, nhưng hành trình này chỉ có ý nghĩa khi đích đến là một xã hội ổn định, một thế giới hoà bình, người dân hạnh phúc. Vì vậy, các giá trị của Phật giáo bảo vệ và phát triển sẽ tiếp tục rất hữu ích để chúng ta vững vàng tiến bước trên hành trình này.
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 433 3. Kết luận Quan điểm của Phật giáo đã tạo nên một lối sống thân thiện với môi trường, có tác dụng tích cực đến bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học, đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Đây là những quan điểm có giá trị tích cực, là bài học rút ra cho vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tiếp tục đồng hành và đóng góp vào sự phát triển của đất nước Việt Nam, góp phần thúc đẩy bền vững xã hội Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Các Mác (1962), Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Nxb Sự thật, Hà Nội. 2. Vũ Dũng (2011), Đạo đức môi trường ở nước ta: Lý luận và thực tiễn, Nxb Từ điển bách khoa, tr.84. 3. Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh (2018), Tôn giáo và tín ngưỡng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 4. Kinh A hàm. 5. Kinh Từ Bi, bản dịch của Thiền sư Nhất Hạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2