74<br />
<br />
QUAN HỆ CẤP DƯỠNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI<br />
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG ĐỐI VỚI CON<br />
VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH<br />
<br />
<br />
TEUN STRUYCKEN<br />
Chủ tịch Hội nghị quốc tế La Hay<br />
về Tư pháp quốc tế<br />
<br />
<br />
Giới thiệu chung<br />
<br />
Trong đa số trường hợp, đây là một hình thức tái phân bổ nghèo đói!<br />
<br />
Việc có quá nhiều trường hợp con nợ không có khả năng thanh toán sẽ gây ra những<br />
tác động không nhỏ về mặt kinh tế và xã hội. Chính vì lý do đó, Nhà nước cần phải<br />
can thiệp nhằm: hỗ trợ cho những người nghèo đang gặp khó khăn.giảm bớt việc sử<br />
dụng nguồn lực của Nhà nước (hỗ trợ của Nhà nước).<br />
<br />
Hiện nay ở một số nước, đang dần phát triển cách tiếp cận phù hợp để giải quyết vấn<br />
đề này: xây dựng những ba rem chung; các quyết định đều do một cơ quan hành<br />
chính đưa ra sau khi tiến hành một thủ tục nhanh chóng và hiệu quả, và cơ quan hành<br />
chính này có trong tay những công cụ cưỡng chế rất hiệu quả để đảm bảo việc thi<br />
hành quyết định.<br />
<br />
I. NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP THEO QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT<br />
<br />
A. TƯ PHÁP QUỐC TẾ TRUYỀN THỐNG<br />
<br />
a. Khởi kiện<br />
<br />
(1) luật áp dụng<br />
<br />
Các Công ước của Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế (HC): HC’56, HC’73<br />
<br />
(2) thủ tục<br />
<br />
2.a. thẩm quyền: luật của Cộng đồng Châu Âu (‘Bruxelles I’) (CE)<br />
<br />
2.b. chuyển giao, tống đạt các văn bản tố tụng và ngoài tố tụng, HC’65<br />
<br />
2.c. trợ giúp pháp lý, miễn phí, HC’80<br />
2.d. giá trị chứng cứ của giấy tờ, tài liệu, ủy thác tư pháp, HC’70<br />
2.e. xác nhận chữ ký, HC’61<br />
2.f. các biện pháp khẩn cấp tạm thời: kê biên<br />
(3) khiếu nại một cơ quan nhà nước nhằm bồi hoàn những dịch vụ đã cung cấp trong<br />
trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng thanh toán<br />
b. Thi hành bản án của tòa án nước ngoài<br />
(1) HC’58, HC’73, Luật CE (‘Bruxelles I’)<br />
<br />
(2) các biện pháp cưỡng chế truyền thống: kê biên, cưỡng chế về thân thể<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
75<br />
<br />
B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP RIÊNG TRONG LĨNH VỰC NGHĨA VỤ CẤP DƯÕNG<br />
<br />
Nơi cư trú của người có nghĩa vụ: cần xác minh rõ nhằm tránh chi phí tố tụng vô ích<br />
<br />
Kiểm tra điều kiện tài chính của người có nghĩa vụ<br />
<br />
Chứng cứ: xác minh quan hệ cha con, mẹ con; thực hiện xét nghiệm ADN nếu cần<br />
thiết, chi phí<br />
<br />
Dịch tài liệu: tính chính xác của bản dịch, chi phí, hợp pháp hóa > mẫu in sẵn bằng<br />
nhiều thứ tiếng?<br />
<br />
Thanh toán quốc tế: hạn chế ngoại tệ, chi phí ngân hàng, tỷ giá hối đoái không cố<br />
định<br />
<br />
Hiệu lực của việc điều chỉnh số tiền phải thanh toán bằng biện pháp lập pháp chung<br />
tùy thuộc vào tỷ lệ lạm phát ở nước nơi người có nghĩa vụ cư trú (hoặc của nước nơi<br />
bản án được tuyên).<br />
<br />
Cách tiếp cận của tư pháp quốc tế truyền thống có thể tỏ ra lạc hậu. Nhất thiết phải<br />
mở rộng cách tiếp cận hiện đại, bằng sự chủ động của các cơ quan nhà nước được<br />
trang bị đầy đủ để giải quyết những vụ việc xuyên biên giới.<br />
<br />
II. SỰ CAN THIỆP CHỦ ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC<br />
<br />
Các cơ quan nhà nước có nhiều lý do để can thiệp giải quyết nhiều trường hợp bên có<br />
nghĩa vụ không có khả năng thanh toán: các vụ việc có yếu tố nước ngoài rất phức<br />
tạp, do đó bên có quyền thường không tìm được cách thức và biện pháp hiệu quả để<br />
bảo vệ quyền lợi của họ.<br />
<br />
A. CÔNG ƯỚC NEW YORK CỦA LIÊN HỢP QUỐC NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 1956 VỀ<br />
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI Ở NƯỚC NGOÀI<br />
<br />
a. Cơ cấu của Công ước<br />
<br />
Tìm kiếm bên có quyền và bên có nghĩa vụ: thiết lập một số cơ quan tại mỗi Quốc gia<br />
ký kết Công ước. Cụ thể một Cơ quan gửi yêu cầu, có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu<br />
của các bên có quyền cư trú trên lãnh thổ thẩm quyền của Cơ quan đó, và một Cơ<br />
quan trung gian đóng tại quốc gia nơi cư trú của bên có nghĩa vụ. Cơ quan gửi yêu cầu<br />
có trách nhiệm chuyển giao các yêu cầu nhận được cho Cơ quan trung gian. Cơ quan<br />
trung gian có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thực hiện<br />
nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.<br />
<br />
Tư tưởng trọng tâm của Công ước: Cơ quan gửi yêu cầu và cơ quan trung gian không<br />
được phép nhận bất kỳ khoản thù lao nào cho những công việc mà họ đã thực hiện.<br />
Xem điều 11(3).<br />
<br />
Mọi yêu cầu đều phải được nộp kèm theo tất cả các tài liệu liên quan cần thiết, đặc<br />
biệt là giấy ủy quyền cho phép Cơ quan trung gian hành động nhân dân bên có quyền,<br />
Xem điều 3 (3).<br />
<br />
Trong phạm vi ủy quyền của bên có quyền, Cơ quan trung gian thay mặt bên có quyền<br />
áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.<br />
Cơ quan trung gian dàn xếp để bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ, và trong<br />
trường hợp cần thiết, có thể khởi kiện đòi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và yêu cầu thi<br />
hành mọi bản án, lệnh hoặc quyết định khác của tòa án. Xem điều 6(1).<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
76<br />
<br />
Dưới góc độ lý thuyết tư pháp quốc tế, cần ghi nhận rằng điều 6 (3) quy định cụ thể<br />
như sau: "Cho dù Công ước này có quy định như thế nào đi chăng nữa thì luật điều<br />
chỉnh những biện pháp như vậy và mọi vấn đề có liên quan đến những biện pháp đó là<br />
luật của Quốc gia của bên có nghĩa vụ, đặc biệt là luật về tư pháp quốc tế". Quốc gia<br />
của bên có nghĩa vụ là Quốc gia có thẩm quyền tài phán đối với bên có nghĩa vụ (Xem<br />
điều 3(1) ). Đây là cách tiếp cận rất thực tế về vấn đề xung đột pháp luật : Quốc gia<br />
của Cơ quan gửi yêu cầu phải chấp nhận việc ưu tiên áp dụng luật tư pháp quốc tế của<br />
Quốc gia của Cơ quan trung gian so với luật tư pháp quốc tế của Quốc gia mình.<br />
<br />
Cần lưu ý rằng Cơ quan trung gian được phép "giàn xếp": quy định này là dấu hiệu<br />
đầu tiên về khả năng giải quyết bằng phương pháp trung gian. Rõ ràng cần phải ưu<br />
tiên giải quyết vấn đề nghĩa vụ cấp dưỡng thông qua thỏa thuận giữa các bên.<br />
<br />
Công ước quy định rằng bên có quyền được hưởng chế độ lệ phí và án phí tương tự<br />
như chế độ áp dụng đối với chủ nợ có quốc tịch hoặc cư trú tại Quốc gia nơi khởi kiện.<br />
Bên có quyền không cần có bảo lãnh về việc trả lệ phí và án phí. Việc ủy thác tư pháp<br />
sẽ thuận lợi hơn.<br />
<br />
Công ước cũng không quên đề cấp đến các vấn đề về chuyển giao tiền. Những vấn đề<br />
này được quy định tại điều 10: các Quốc gia tham gia Công ước phải dành ưu tiên tối<br />
đa cho vấn đề này.<br />
<br />
b. Bất cập trong việc áp dụng Công ước.<br />
<br />
Công ước quy định một khuôn khổ pháp lý khá hiện đại nhằm giải quyết các vấn đề.<br />
Tuy nhiên, kết quả áp dụng Công ước vẫn không được như mong muốn:<br />
<br />
một số quốc gia chỉ sẵn sàng can thiệp khi đã có bản án của tòa án của nước gốc, chứ<br />
không chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết<br />
<br />
một số quốc gia không muốn can thiệp vào việc xác lập quan hệ cha mẹ - con<br />
<br />
một số quốc gia không muốn can thiệp nhằm hỗ trợ cho những người có nghĩa vụ,<br />
mặc dù người có nghĩa vụ có lý do chính đáng để yêu cầu giảm bớt nghĩa vụ của họ<br />
<br />
một số quốc gia không thực sự nỗ lực trong việc bảo vệ quyền của bên có quyền nước<br />
ngoài, mà chỉ can thiệp khi cần bảo vệ quyền lợi của bên có quyền của quốc gia mình<br />
<br />
một số quốc gia không muốn can thiệp đối với những trường hợp mà trong đó các cơ<br />
quan nhà nước tại nước của bên có quyền đã can thiệp nhằm bảo vệ cho bên có quyền<br />
<br />
quá nhiều thủ tục, thời hạn giải quyết kéo dài, không có thông tin về tình hình giải<br />
quyết vụ việc<br />
<br />
Nhìn chung, Công ước chỉ có thể phát huy hiệu quả với điều kiện các Quốc gia ký kết<br />
phải sẵn sàng cấp ngân sách cần thiết cho việc thành lập các cơ quan có năng lực hoạt<br />
động tích cực, có tinh thần hợp tác quốc tế và sẵn sàng thực hiện các quy định một<br />
cách mềm dẻo nhằm đảm bảo mục tiêu của Công ước. Cần duy trì liên tục ý chí chính<br />
trị của các Quốc gia ký kết. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận những vấn đề mà tất cả<br />
các yêu cầu trên đặt ra cho các nước nghèo.<br />
Đáng tiếc là hiện nay không có cơ chế theo dõi việc thực hiện Công ước.<br />
c. Cơ chế theo dõi thực hiện công ước<br />
<br />
Cơ chế theo dõi có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ khoảng 20<br />
năm trở lại đây, thực tiễn hoạt động của Hội nghị La Haye đã cho phép tích lũy được<br />
nhiều kinh nghiệm quý báu.<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
77<br />
<br />
Cách làm hiện nay của Hội nghị La Haye có thể được tóm tắt ở một số nội dung như<br />
sau:<br />
<br />
Ba năm một lần, Tổng thư ký triệu tập một phiên họp của "Ủy ban đặc biệt". Phiên<br />
họp kéo dài trong vài ngày; Thông thường, phiên họp này được tổ chức tại La Haye,<br />
trong Cung Hòa bình (Palais de la Paix); Tất cả các Quốc gia ký kết hoặc liên quan,<br />
các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ đều được mời cử một phái đoàn<br />
đến họp. Thành phần của các phái đoàn này bao gồm những người phụ trách việc áp<br />
dụng công ước liên quan tại Quốc gia hoặc tổ chức đó, hoặc những người có những<br />
kinh nghiệm và hiểu biết hữu ích. Các cuộc trao đổi, thảo luận là một nguồn tham<br />
khảo và khích lệ quan trọng đối với tất cả các đại biểu tham dự.<br />
<br />
Văn phòng thường trực của Hội nghị có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, lo tổ chức chu đáo<br />
cho phiên họp; Những tài liệu đó thường được xây dựng dựa trên những thông tin do<br />
các Quốc gia ký kết cung cấp theo bảng câu hỏi của Văn phòng thường trực. Những<br />
thông tin này cho phép nắm bắt được những khó khăn gặp phải trong thực tiễn; Một<br />
số tài liệu cho phép có được những ý tưởng, đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa sự hợp<br />
tác giữa các nước, ví dụ như : các mẫu văn bản rõ ràng, hiệu quả và in bằng nhiều thứ<br />
tiếng; Một số tài liệu khác tập hợp những phân tích tổng thể về thực tiễn áp dụng công<br />
ước tại các tòa án của các Quốc gia ký kết; Một số tài liệu khác nữa trình bày về sự<br />
phát triển của pháp luật của các Quốc gia ký kết;<br />
<br />
Một ưu điểm thứ yếu nhưng cũng vô cùng quan trọng của phiên họp Ủy ban đặc biệt,<br />
đó là những người có trách nhiệm từ các Quốc gia khác nhau có dịp gặp gỡ, tiếp xúc,<br />
cùng nhau tìm ra những giải pháp thích hợp cho các vấn đề nảy sinh trong quan hệ<br />
song phương. Sau khi phiên họp kết thúc, họ có thể tiếp tục duy trì tiếp xúc bằng thư<br />
tín;<br />
<br />
Những cuộc tiếp xúc trực tiếp chính là cơ sở để xây dựng các mối quan hệ tin tưởng,<br />
hữu nghị, vốn là yếu tố không thể thiếu cho việc thực hiện công ước một cách có hiệu<br />
quả. Đây là yếu tố tâm lý có tầm quan trọng hết sức đặc biệt.<br />
<br />
Từ một vài năm trở lại đây, Hội nghị La Haye đã tạo lập được cơ chế theo dõi thường<br />
xuyên nhờ vào trang Web http://www.hcch.net Trang web này cung cấp các thông tin<br />
bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, là hai ngôn ngữ chính thức của Hội nghị. Trang web<br />
thường xuyên được Văn phòng thường trực của Hội nghị cập nhật.<br />
<br />
Việc theo dõi thường xuyên cũng được đảm bảo với việc xuất bản những cuốn "Hướng<br />
dẫn" do Văn phòng thường trực biên soạn và cung cấp cho những người có trách<br />
nhiệm của các Quốc gia ký kết.<br />
<br />
B. XÂY DỰNG CÔNG ƯỚC CỦA HỘI NGHỊ LA HAYE (2007)<br />
<br />
Công ước sẽ ưu tiên giải quyết những vấn đề về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.<br />
<br />
Dự định công ước sẽ bao gồm ba phần:<br />
<br />
tăng cường hợp tác quốc tế nhờ sự hỗ trợ của một mạng lưới các cơ quan trung ương<br />
được trang bị đầy đủ;<br />
<br />
cơ chế công nhận và thi hành các quyết định của tòa án và của cơ quan hành chính<br />
<br />
một số quy định xung đột, nếu cần thiết,<br />
<br />
Toàn bộ các quy định này sẽ được đảm bảo thực hiện bằng một cơ chế theo dõi của<br />
Hội nghị La Haye.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
78<br />
<br />
a. Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới các cơ quan trung ương<br />
<br />
Mô hình Công ước New-York - là một mô hình tốt - được theo dõi và xây dựng công<br />
phu:<br />
<br />
Tại mỗi Quốc gia ký kết sẽ có một số cơ quan trung ương. Các cơ quan này có nhiệm<br />
vụ hợp tác với nhau, tiếp nhận và chuyển giao các yêu cầu. Họ có nghĩa vụ thông báo<br />
cho cơ quan yêu cầu.<br />
<br />
Các yêu cầu được quy định chi tiết hơn, ví dụ yêu cầu xác định nơi cư trú của bên có<br />
nghĩa vụ hay yêu cầu xác minh điều kiện tài chính của bên có nghĩa vụ.<br />
<br />
Các cơ quan trung ương sẽ khuyến khích việc giải quyết tranh chấp bằng thỏa thuận,<br />
để bên có nghĩa vụ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi điều đó là phù hợp.<br />
Các biện pháp có thể áp dụng như trung gian, hòa giải hoặc mọi biện pháp khác tương<br />
tự.<br />
<br />
Các cơ quan trung ương sẽ hỗ trợ việc xác lập quan hệ cha, mẹ - con cái khi việc xác<br />
lập quan hệ cha, mẹ- con cái là cần thiết cho việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.<br />
<br />
Các cơ quan trung ương có thể ủy quyền cho các tổ chức nhà nước hoặc tư nhân khác<br />
thực hiện một số công việc.<br />
<br />
Về nguyên tắc, bên yêu cầu việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không phải trả bất kỳ<br />
khoản chi phí nào cho cơ quan trung ương, kể cả chi phí xử lý các yêu cầu được quy<br />
định trong Công ước. Tuy nhiên, bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm chi trả một số<br />
chi phí. Ngoài ra, còn có một số trường hợp ngoại lệ so với nguyên tắc trên.<br />
<br />
b. Cơ chế công nhận và thi hành<br />
<br />
Tại nhiều quốc gia, nhà lập pháp quy định cho một số cơ quan nhà nước hoặc các cơ<br />
quan khác không phải là cơ quan tư pháp một vai trò ngày càng lớn. Vấn đề này đã ít<br />
nhiều được thể hiện qua dự thảo công ước gần đây nhất.<br />
<br />
Đối tượng công nhận không chỉ là bản án, quyết định của tòa án, mà còn có thể là<br />
quyết định của cơ quan hành chính có giá trị tương đương tại quốc gia nơi ban hành<br />
quyết định, với điều kiện là quyết định của cơ quan hành chính đó phải có khả năng<br />
được xem xét, kiểm tra bởi cơ quan tư pháp .<br />
<br />
Cần phải lưu ý một thực trạng như sau: tại nhiều quốc gia, tòa án không can thiệp để<br />
giải quyết một cách riêng lẻ từng vụ việc. Thay vào đó, cơ quan hành chính ấn định<br />
một số mức tiền cấp dưỡng trên cơ sở những ba-rem chung; cơ quan hành chính cũng<br />
có quyền thông báo cho bên có nghĩa vụ về số tiền cấp dưỡng phải trả, và bên có<br />
nghĩa vụ có thời hạn rất ngắn để khiếu nại. Một khi quyết định của cơ quan hành chính<br />
đã chính thức có hiệu lực, thì bên có nghĩa vụ phải chịu sự kiểm tra, giám sát và<br />
cưỡng chế khá chặt chẽ. Việc áp dụng cơ chế này không phụ thuộc vào sự thụ động<br />
hoặc chần chừ của bên có quyền. Các cơ quan hành chính đó có quyền yêu cầu mọi tổ<br />
chức, cá nhân cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của bên có<br />
nghĩa vụ..<br />
<br />
Trong lôgích của sự phát triển hiện đại, thẩm quyền công nhận và thi hành một quyết<br />
định của cơ quan hành chính hoặc tư pháp nước ngoài cũng có thể được trao cho một<br />
cơ quan hành chính. Đương nhiên, quyết định công nhận và cho thi hành có thể chịu<br />
sự giám sát của cơ quan tư pháp. Điều quan trọng là Công ước không gây cản trở đến<br />
thẩm quyền tuyệt đối của các cơ quan tư pháp của các Quốc gia ký kết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
79<br />
<br />
Chỉ được phép từ chối công nhận và thi hành các quyết định của cơ quan hành chính<br />
hoặc tư pháp nước ngoài trong một số trường hợp nhất định.<br />
<br />
Các Quốc gia cam kết thực hiện các biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Những biện pháp<br />
cưỡng chế có thể áp dụng bao gồm: khấu trừ vào phần bảo hiểm xã hội được hưởng,<br />
kê biên phần hoàn trả thuế, giữ lại hoặc kê biên tiền lương hưu, thông báo cho các tổ<br />
chức tín dụng, từ chối cấp, đình chỉ hiệu lực hoặc thu hồi hộ chiếu hoặc các loại giấy<br />
phép như giấy phép lái xe (trong kỳ nghỉ cuối tuần) hay giấy phép câu cá. Bên có<br />
nghĩa vụ cũng có thể bị buộc phải ngồi tù vào những ngày cuối tuần.<br />
<br />
Hiệu quả của cơ chế trên như thế nào? Tại Ốt-Xtrây-Lia, Cơ quan bảo vệ trẻ em (Child<br />
Support Agency) ghi nhận rằng, trong năm tài chính 2001/2002, tổng số tiền cấp<br />
dưỡng mà những người có quyền đã nhận được là 1.450.000.000 đôla Ốt-Xtrây-Lia !<br />
<br />
c. Một phần với những quy phạm xung đột<br />
<br />
Một số Quốc gia thành viên Hội nghị La Haye đã tuyên bố không quan tâm đến các<br />
quy phạm xung đột, bởi vì tòa án của quốc gia họ luôn luôn áp dụng pháp luật quốc<br />
gia của tòa án thụ lý vụ việc.<br />
<br />
d. Cơ chế theo dõi thực hiện công ước<br />
<br />
Hiện có vô số thông tin đang được tập hợp và cung cấp rộng rãi thông qua mạng<br />
Internet. Điều này cho phép các cơ quan yêu cầu biết rõ họ cần phải cung cấp những<br />
tài liệu gì, thực trạng pháp luật của các nước khác ra sao, địa chỉ của các cơ quan có<br />
thẩm quyền nước ngoài là gì v.v…<br />
<br />
Các mẫu đơn thống nhất và in bằng nhiều thứ tiếng<br />
<br />
Mạng lưới hợp tác thường xuyên và liên tục hỗ trợ cho Văn phòng thường trực của Hội<br />
nghị.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />