intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUẢN LÝ BỆNH ĐỘNG KINH

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

105
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặt vấn đề: động kinh là bệnh lý thường gặp và quản lý bệnh nhân động kinh là phần quan trọng trong điều trị. Mục tiêu: Khảo sát tình hình quản lí bệnh nhân động kinh tạI huyện Châu Thành -Tiền Giang Phương pháp: khảo sát 199 bệnh nhân được quản lý tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang từ tháng 9/2005 đến tháng 7/2006. Kết quả: nam/nữ= 1,61. Tỉ lệ hiện mắc 0,07%, tỉ lệ phát hiện bệnh mới 9,6/100.000 dân, tỉ lệ tử vong 1,9/100.000 dân, Về lâm sàng và cận lâm sàng: cơn toàn thể 68,4%,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUẢN LÝ BỆNH ĐỘNG KINH

  1. QUẢN LÝ BỆNH ĐỘNG KINH TÓM TẮT Đặt vấn đề: động kinh là bệnh lý thường gặp và quản lý bệnh nhân động kinh là phần quan trọng trong điều trị. Mục tiêu: Khảo sát tình hình quản lí bệnh nhân động kinh tạI huyện Châu Thành -Tiền Giang Phương pháp: khảo sát 199 bệnh nhân được quản lý tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang từ tháng 9/2005 đến tháng 7/2006. Kết quả: nam/nữ= 1,61. Tỉ lệ hiện mắc 0,07%, tỉ lệ phát hiện bệnh mới 9,6/100.000 dân, tỉ lệ tử vong 1,9/100.000 dân, Về lâm sàng và cận lâm sàng: cơn toàn thể 68,4%, cơn cục bộ 31,1%, cơn không phân loại 0,5%, có biểu hiện tâm thần 69,3%, thực hiện EEG 41,7%, thực hiện MRI, CTscan 21,1%. Về quản lý điều trị: Tuân thủ điều trị 59,8%, tỉ lệ tái phát cơn dưới 1 năm 71,3%, thuốc sử dụng chủ yếu là phenobarbital 85,9%. Kết luận: tỉ lệ động kinh cao và phenobarbital vẫn là thuốc được dùng nhiều nhất. ABSTRACT
  2. Background: Epilepsy is a common disease and its management is the important part of treament. Objective: Study the situation of management of epilepsy at Chau Thanh district, Tien Giang province. Method: 199 pts at Chau Thanh, Tien Giang are studied from 9/2005 - 7/2006. Results: man: woman = 1.61. Prevalence 0.07%, incidence 9.6/100,000, mortality 1.9/100,000. Generalied seizures: 68.4%; partial seizures: 31.1%, unclassified seizures: 0.5%; 69.3% with pshychiatric manifestations. EEG were made in 41.7%; MRI and CT scan were made in 21.1%. Compliance of treatment: 59.8%, recurrence of seizures less than 1 year: 71.3%. Main AED: phenobarbital. Conclusion: High prevalence and main AED is still phenobarbital.
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ Động kinh là bệnh lý thần kinh trầm trọng và là vấn đề thời sự hiện nay với tỉ lệ hiện mắc từ 0,2-1%, tỉ lệ bệnh mới 0,04-0,07%. Đây là một bệnh lý mãn tính, điều trị lâu dài trung bình từ 2-5 năm. Chính vì vậy việc quản lý động kinh vô cùng quan trọng, bên cạnh đó gia đình và bệnh nhân phải tuân thủ nguyên tắc điều trị, làm được điều này, người bệnh sẽ ít tái phát cơn, từ đó họ đạt được chất lượng cuộc sống cao hơn, hoà nhập vào cộng đồng tốt hơn. Để đánh giá lại hiệu quả công tác quản lý và sự tuân thủ của bệnh nhân trong quá trình điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này nhằm mục đích hoàn thiện hơn chương trình quản lý động kinh ở tuyến cơ sở. MỤC TIÊU NGHIÊN CUU Khảo sát đặc điểm mô hình quản lý động kinh tại trung tâm y tế huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu quan sát mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh
  4. Tất cả bệnh nhân động kinh hiện đang đ ược lập hồ sơ quản lý tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân nghi ngờ bị động kinh hoặc mới bị một cơn lần đầu chưa được lập hồ sơ quản lý điều trị và những bệnh nhân động kinh không thuộc huyện Châu Thành. Do đặc thù vị trí nên huyện Châu Thành có quản lý thêm một số bệnh nhân động kinh thuộc huyện khác nên chúng tôi không đưa vào nghiên cứu. Ngoài ra do bệnh viện Tâm thần tỉnh đặt tại địa bàn huyện nên một số bệnh nhân động kinh thuộc huyện chúng tôi thì được tỉnh quản lý số đó chúng tôi không đưa vào nghiên cứu. - Cỡ mẫu: Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm 199 bệnh nhân đang được theo dỏi điều trị thuộc huyện Châu Thành. Phương pháp tiến hành - Tất cả các bệnh nhân động kinh hiện nay đang quản lý thuộc huyện Châu Thành sẽ được tiến hành khám và thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp từ thân nhân hoặc bệnh nhân có sự chứng kiến của gia đ ình, cán bộ phụ trách theo bộ câu hỏi. - Địa điểm khám
  5. Hẹn thân nhân và bệnh nhân đến tại phòng khám tâm thần huyện và các khu vực. Nếu bệnh nhân không đến được tại phòng khám sẽ đến tận nhà để khám và ghi nhận các triệu chứng theo bộ câu hỏi. Nơi thực hiện đề tài - Phòng khám Tâm thần kinh ở Trung tâm Y tế huyện Châu Thành. - Phòng khám Tâm thần ở hai khu vực Vĩnh Kim và Dưỡng Điềm. Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 9/2005 đến tháng 7/2006. Xử lý số liệu Các số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 11. 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua tiến hành nghiên cứu 199 trường hợp được lập hồ sơ quản lý tại huyên Châu Thành Tỉnh Tiền Giang với tổng số dân 258.459 người chúng tôi nhận thấy: Tỉ lệ hiện mắc đang được quản lý so với dân số chung đạt 0,07%, tỉ lệ phát hiện bệnh mới 9,6/100.000 dân, tỉ lệ tử vong 1,9/100.000 dân, tỉ lệ bỏ trị 6,9/100.000 dân. Bảng 1: Phân bố giới tính Giới tính Tần số Tỉ lệ
  6. Nam 76 38,2 Nữ 123 61,8 Tổng cộng 199 100,0 Hình 1: Biểu đồ phân bố nghề nghiệp Bảng 2: phân bố tiền sử gia đình Tiền gia Tần số Tỉ lệ (%) sử đình Không 176 88,4 Có 23 11,6 Tổng cộng 199 100,0 Hình 2: Biểu đồ phân bố trình độ học vấn Bảng 3: phân bố về thành phần kinh tế Thành phần Tần số Tỉ lệ (%) kinh tế Nghèo 56 28,1
  7. Trung bình 137 68,8 Khá, giàu 6 3,0 Tổng cộng 199 100,0 Bảng 4: Phân loại cơn động kinh Phân loại cơn Tần số Tỉ lệ (%) ĐK Cơn toàn thể 136 68,4 Cơn cục bộ 62 31,1 Cơn không phân 1 0,5 loại Tổng cộng 199 100,0 Hình 3: Biểu đồ phân bố tình trạng tâm thần Thực hiện cận lâm sàng thường quy trước điều trị 17,6%, EEG 41,7%, MRI, Ctsan 21,1%. Bảng 5: Phânbố các thuốc chống động kinh
  8. Thuốc Pheno Valpro Carbamazepine Hydantoin Diazepam kháng barbital ate ĐK Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ sử số (%) số (%) số (%) số (%) (%) dụng Không 28 14,1 119 59,8 192 96,5 197 99,0 190 95,5 Có 171 85,9 80 40,2 7 3,5 2 1,0 9 4,5 Tổng 199 100,0 199 100,0 199 100,0 199 100,0 199 100,0 cộng Bảng 6: Phân bố theo tỉ lệ tuân thủ điều trị Tuân thủ điều Tần số Tỉ lê (%) trị Có tuân thủ 119 59,8 Không tuân thủ 80 40,2 Do gia đình, 76 38,2 bệnh nhân
  9. Do bệnh viện 4 2,0 Tổng cộng 199 100,0 Hình 4: Sử dụng các thuốc chống loạn thần kèm theo Bảng 7: Phân bố thời gian tái phát cơn Thời tái Tần số Tỉ lẽ (%) gian phát cơn 30 ngày- < 1 85 42,7 năm 1- 3 năm 24 12,1 > 3 năm 33 16,6 Tổng cộng 199 100,0 BÀN LUẬN Về dịch tễ học - Tỉ lệ hiện mắc (0,07%) thấp hơn nhiều so với Lê Quang Cường(3).
  10. - Tỉ lệ mới mắc (9,6/100.000 dân) thấp hơn nhiều so với Hauser(1), Rochester (17,3- 136/100.000 dân). Tuy nhiên c ủa chúng tôi cao Ngô Quang Trúc (8,8/100.000 dân) (4). - Tỉ lệ giới tính nam cao hơn nữ= 1,61. Phù hợp với nghiên cứu Ngô Kim Nhung, Phạm Quỳnh Diệp(5,8). - Trong 199 bệnh nhân đang quản lý có sự phân bố không đồng đều giửa các xã, xã càng gần bệnh viện thì quản lý nhiều hơn. - Số người không có nghề hoặc nông dân chiếm tỉ lệ cao (74,9%). So với Lê Quốc Nam(3) (25,2%), của chúng tôi cao hơn nhiều. Đây có thể là sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. - Tỉ lệ nghèo và trung bình (98,9%), học vấn từ cấp 1 trở lại (64,3%) kết quả này phù hợp với Phạm Quỳnh Diệp, Lê Quốc Nam. (3,8) Lâm sàng và cận lâm sàng - Cơn toàn thể 68,4%, cơn cục bộ 31,1%, cơn không phân loại 0,5%. Kết quả của chúng tôi so với một số tác giả khác tương đối phù hợp như Nguyễn Lê Trung Hiếu, Ngô Quang Trúc, Phạm Quỳnh D iệp(4,7,8). Tuy nhiên có một số kết quả khác so với chúng tôi như Hauser (1993)(1), Nguyễn Bá Hiền(6). Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu, vùng địa lý nông thôn và thành thị.
  11. - Bệnh nhân có biểu hiện về mặt tâm thần 69,3%%. Tỉ lệ này gia tăng sẽ tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. So với các nghiên cứu khác có những điểm tương đồng như Lê Quốc Nam (3) 68,5%, Phạm Quỳnh Diệp(8) 79,8%. - Thực hiện các chức năng cận lâm sàng đạt thấp như xét nghiệm CTM, chức năng gan, thận trước khi điều trị 17,6%, EEG 41,7%, MRI, CTscan 21,1%. Điều này làm khó khăn trong việc chẩn đoán, theo dõi điều trị. Quản lý điều trị - Thuốc sử dụng chủ yếu là phenobarbital 85,9%, valproate Na 40,2%, các thuốc khác không đáng kể. Việc sử dụng phenobarbital làm thuốc sử dụng hàng đầu làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc gây rối loạn tâm thần nhiều hơn. Nên chăng sử dụng các thành phẩm valproate Na làm thuốc hàng đầu trong điều trị cấp phát thuốc hiện nay. - Tình trạng rối loạn tâm thần gia tăng, nên hiện nay ở tuyến cơ sở sử dụng các thuốc chống loạn thần kèm theo như Aminazine, haloperidol, điều này sẽ làm giảm ngưỡng động kinh. - Tỉ lệ không tuân thủ điều trị 40,2%, lý do không tuân thủ do gia đ ình và bệnh nhân 38,2%, mà nguyên nhân là quên uống thuốc, sợ thuốc làm ảnh hưởng đến trí nhớ, tự động giảm hoặc tăng liều, hoặc tự thay đổi phương
  12. pháp điều trị theo kinh nghiệm truyền miệng. Chính điều này gây thất bại trong quản lý điều trị, làm gia tăng tỉ lệ tái phát cơn. - Thời gian tái phát cơn < 1 năm (71,3%), điều này cho thấy hiệu quả công tác quản lý động kinh ở tuyến cơ sở còn nhiều bất cập. - Hiện nay thời gian quản lý bệnh nhân động kinh trên 5 năm chiếm tỉ lệ cao 39,7%. Từ đó cho thấy hiệu quả điều trị còn kém. KẾT LUẬN Dựa vào bảng phân loại cơn 1981. tỉ lệ phân loại cơn như sau: cơn toàn thể 68,4%, cơn cục bộ 31,1%, cơn không phân loại 0,5%. Về yếu tố dịch tễ của nhóm động kinh đang quản lý thì tỉ lệ hiện mắc 0,07%, tỉ lệ mới mắc 9,6/100.000 dân, tỉ lệ quản lý ở các xã không đồng đều, xã càng xa bệnh viện càng ít được quản lý hơn, phần lớn đối tượng thì không nghề nghiệp và nông dân 74,9%, hoàn cảnh kinh tế từ trung bình đến nghèo 96,6%, trình độ học vấn thấp từ cấp 2 trở lại 84,4%. Về kết quả điều trị tỉ lệ sử dụng phenobarbital 85,9%, valproate Na 40,2%, tỉ lệ tái phát cơn dưới 1 năm 71,3%, tỉ lệ tuân thủ 58,9%, không tuân thủ 40,2% nguyên nhân chính do gia đ ình và bệnh nhân, việc thực hiện các xét nghiệm thường quy chiếm tỉ lệ thấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2