intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý đô thị gắn với tăng trường xanh tại Việt Nam: Thực tiễn và hàm ý chính sách

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Quản lý đô thị gắn với tăng trường xanh tại Việt Nam: Thực tiễn và hàm ý chính sách" giảm thiểu những tác động tiêu cực từ đô thị hóa và biến đổi khí hậu, trong đó, thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với quản lý phát triển đô thị ứng phó biến đổi khí hậu được coi là yếu tố then chốt, là chìa khóa để phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý đô thị gắn với tăng trường xanh tại Việt Nam: Thực tiễn và hàm ý chính sách

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỜNG XANH TẠI VIỆT NAM: THỰC TIỄN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TS, KTS. Châu Thanh Hùng Trường Đại học Phan Thiết / Email: cthung@upt.edu.vn Tóm tắt: Đô thị hóa (ĐTH) và dịch vụ hóa là xu hướng phát triển toàn cầu chính. Các thành phố của Việt Nam đang ĐTH nhanh chóng với sự phát triển không ngừng và mạnh mẽ về kinh tế đã giúp cải thiện, nâng cao chất lượng sống và mang lại nhiều cơ hội cho hàng triệu người. Tuy nhiên, với tốc độ ĐTH nhanh đã kéo theo một số thách thức về tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và tác động từ biến đổi khí hậu (BĐKH). Chính vì thế, điều quan trọng là các đô thị của Việt Nam cần phải phát triển theo hướng xanh - đây là phương thức đảm bảo sự phát triển bền vững. Từ khóa: tăng trường xanh, quản lý đô thị, chính sách, bền vững, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Hiện nay cả nước có 867 đô thị. Trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 32 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 89 đô thị loại IV và 674 đô thị loại V. Tỷ lệ ĐTH toàn quốc ước đạt khoảng 40,4% [4]. Tỉ lệ ĐTH tăng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Không gian đô thị được mở rộng. Hạ tầng kỹ thuật đô thị được chú trọng đầu tư theo hướng đồng bộ và từng bước hiện đại, hạ tầng xã hội đô thị được đa dạng hóa, tăng quy mô và cải thiện chất lượng phục vụ. Chất lượng sống tại đô thị từng bước được nâng cao. Kinh tế đô thị tăng trưởng ở mức cao. Quá trình ĐTH đã mang lại nhiều thành tựu kinh tế quan trọng, thay đổi diện mạo đô thị. Tuy nhiên, phát triển đô thị cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập tác động tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên, khai thác và chuyển đổi sử dụng đất đai chưa hợp lý. Bên cạnh đó, các đô thị cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, nhất là tình trạng BĐKH đang diễn ra với xu hướng ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người. Có nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ ĐTH và BĐKH, trong đó, thúc đẩy tăng trưởng xanh (TTX) gắn với quản lý phát triển đô thị ứng phó BĐKH được coi là yếu tố then chốt, là chìa khóa để phát triển bền vững.  2. Thực trạng quản lý đô thị gắn với TTX ở Việt Nam Trong những năm qua, chính sách TTX đã được chú trọng ở nhiều ngành, lĩnh vực để đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Sau Economy and Forecast Review 209
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP hơn 10 năm triển khai thực hiện, Chiến lược quốc gia về TTX đã đạt được một số thành quả nhất định trong việc xây dựng thể chế, kế hoạch hành động tại địa phương, nâng cao nhận thức của cộng đồng về TTX, huy động nguồn lực của Nhà nước và tư nhân để đầu tư phát triển thực hiện mục tiêu TTX làm tiền đề cho sự phát triển bền vững. Chính sách TTX đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp lý, gồm có: (i) Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ban hành ngày 03/06/2013 về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; (ii) Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; (iii) Quyết định số 403/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2014-2020. Riêng đối với lĩnh vực xây dựng, các văn bản pháp lý thể hiện chính sách TTX trong quản lý đô thị, điển hình như: Quyết định số 84/QĐ-TTg, ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phê duyệt Kế hoạch phát triển đô thị TTX Việt Nam đến năm 2030. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để hướng dẫn việc tổ chức và triển khai thực hiện quản lý đô thị gắn với TTX tại Việt Nam. Chiến lược quốc gia về TTX đã xác định giải pháp đối với ngành xây dựng là xây dựng đô thị xanh (ĐTX), công trình xanh (CTX). Tiêu chí quan trọng của ĐTX, CTX là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thực tế cho thấy, đi cùng quá trình xây dựng và phát triển đô thị, việc nghiên cứu các giải pháp thiết kế kiến trúc “thụ động” nhằm tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong điều kiện khí hậu Việt Nam đều đã được các đơn vị tư vấn, các nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng, các địa phương nghiêm túc thực hiện, tuân thủ các quy định hiện hành. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các nhà đầu tư đều đã quan tâm đến “Kiến trúc xanh”. Cụ thể: Quốc hội ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Luật số 50/2010/QH12); Chính phủ cho thành lập Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (ECC) để hỗ trợ, tư vấn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình kiến trúc hiện hữu cũng như xây mới; Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm phát thải ra môi trường. Tại Việt Nam, thời gian qua, cũng đã xuất hiện những công trình xây dựng mới được thiết kế với giải pháp xanh, sử dụng năng lượng hiệu quả theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng còn rất ít. Theo đánh giá tổng quan của hệ thống mạng lưới CTX châu Á - Thái Bình Dương, hiện chỉ có khoảng 58 công trình xây dựng tại Việt Nam đạt tiêu chí và được chứng nhận CTX. Các dự án CTX của Việt Nam chỉ chiếm 13% năm 2018 và tăng lên 24% vào năm 2021 (Hình 1). Trong số các CTX, Việt Nam có tỷ lệ phát triển CTX chung cư vào năm 2021 cao nhất thế giới, chiếm đến 61%, so với mức trung bình thế giới là 30% và Singapore là 25% (Hình 2). Sự quan tâm đến Công trình lành mạnh cải thiện sức khỏe (Healthier Buildings) của Việt Nam chiếm đến 28%, cao hơn mức trung bình toàn cầu, chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và Mỹ [2]. 210 Kinh tế và Dự báo
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Hình 1: Tỷ lệ CTX của Việt Nam năm 2018 và 2021 Nguồn: Dodge Data & Analytics (2021) Hình 2: Tỷ lệ phát triển CTX chung cư của Việt Nam năm 2018 Nguồn: Dodge Data & Analytics (2021) Tuy nhiên, so với tiềm năng phát triển, thì Việt Nam vẫn được đánh giá là có tốc độ phát triển chậm về số lượng CTX cũng như nhận thức về đầu tư và sử dụng CTX xanh. Theo đó, số lượng công trình đạt chứng chỉ LEED (Hội đồng CTX Mỹ) là 53; công trình đạt chứng chỉ EDGE (Tổ chức Tài chính quốc tế) là 13 và 21 công trình đạt chứng chỉ LOTUS (Hội đồng CTX Việt Nam). Trong khi đó, trên thế giới, có đến hơn 36.000 dự án thương mại và trên 38.000 công trình nhà ở đạt tiêu chuẩn xanh, thì con số này ở Việt Nam rất khiêm tốn ở mức chưa đến 100 CTX đang phát triển ở các giai đoạn khác nhau [1]. Điều đó kéo theo hệ lụy, các công trình không đáp ứng tiêu chí xanh đang gây tác động đến môi trường theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là gia tăng năng lượng sử dụng, phát thải khí nhà kính. Theo Bộ Xây dựng, các đô thị Việt Nam hiện đang chiếm 30% - 40% tổng số năng lượng sử dụng, tiêu thụ 19% lượng nước sạch, 29% lượng gỗ khai thác, 40% - 50% nhiên liệu thô [3]. Ngoài ra, khu vực xây Economy and Forecast Review 211
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP dựng và phát triển đô thị của Việt Nam hiện nay đang tiêu thụ khoảng 60% vật liệu tự nhiên và phát sinh khoảng 30% khí thải gây hiệu ứng nhà kính [3]. Mặc dù đã có chiến lược, định hướng cụ thể phát triển đô thị hướng tới TTX, song việc triển khai và quản lý phát triển đô thị ở Việt Nam cũng gặp một số hạn chế nhất định, gồm có:  Một là, áp lực về kiểm soát môi trường. Xử lý các vấn đề môi trường chính là điểm yếu mà các đô thị khắp cả nước phải đối mặt trong giai đoạn phát triển hiện nay. Nồng độ khói bụi trong không khí cao, lượng khí nhà kính phát thải lớn, nguồn nước ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, cũng như nước thải chưa qua xử lý của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang diễn ra và chưa được xử lý một cách triệt để, nhất là tại các đô thị lớn dân cư đông đúc và có nhiều cơ sở sản xuất, khu công nghiệp như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Điển hình, Hà Nội hiện có hàng nghìn cơ sở sản xuất xả chất thải và nước thải công nghiệp nhưng chỉ có 200 đơn vị thực hiện đúng quy trình xử lý nước thải, khiến hệ thống nước mặt và nước ngầm của Hà Nội bị ô nhiễm [5]. Một ví dụ khác, Phan Thiết là thành phố biển du lịch nổi tiếng, song việc bảo vệ cảnh quan, môi trường ở đây gặp rất nhiều khó khăn, bất cập như vấn nạn xả “trộm” nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý ở các khu du lịch trên địa bàn phường Hàm Tiến thải trực tiếp ra môi trường. Hai là, diện tích mảng xanh đô thị còn thấp. Cây xanh đô thị có một vai trò quan trọng trong đời sống con người, giúp cải thiện môi trường sống, làm đẹp thành phố, làm phong phú cuộc sống văn hóa dân cư đô thị. Về mặt thẩm mỹ, cây xanh làm giảm bớt những nét khô ráp của kiến trúc, nhiều hình dáng đa dạng cùng với các màu sắc phong phú của hoa lá tạo nên sự hài hòa và sinh động trong cảnh quan. Đặc biệt, cây xanh là yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu “xanh hóa” đô thị. Tuy nhiên, quá trình ĐTH đang diễn ra rất mạnh mẽ, thiếu kiểm soát trên cả nước, hàng loạt các công trình kiến trúc mới xây dựng đang mọc lên nhanh chóng trong không gian đô thị làm gia tăng các quỹ đất dành cho xây dựng, dẫn đến bê tông hóa bề mặt đô thị. Điều này đồng nghĩa với diện tích các mảng xanh trong đô thị ngày càng bị thu hẹp dần. Nhiều đô thị còn “nợ” chỉ tiêu về cây xanh sau khi đề án nâng cấp đô thị và đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Không những giảm về diện tích, hệ thống cây xanh đô thị hiện vẫn còn trong tình trạng kém về hình thức và chất lượng cây trồng, chưa ăn nhập với cảnh quan kiến trúc nên chưa thật sự góp phần tạo dựng đặc trưng cho các đô thị Việt Nam. Điển hình, tại TP. Hồ Chí Minh, hiện trạng vỉa hè trong các khu dân cư hẹp, do quá trình ĐTH nhanh, các nhà cao tầng ngày một nhiều, cho nên thiếu không gian phát triển cây xanh. Ba là, vật liệu xanh, thân thiện môi trường chưa được chú trọng trong thiết kế và xây dựng công trình.Trong xây dựng, việc sử dụng vật liệu xanh (vật liệu có thể tái chế được hoặc phân hủy xanh) dần trở thành xu hướng phát triển bền vững thay thế các vật liệu truyền thống gây ô nhiễm môi trường. Bởi loại vật liệu này giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường trong suốt quá trình khai thác, chế tạo, vận chuyển, thi công, sử dụng và cả khi tháo dỡ công trình. 212 Kinh tế và Dự báo
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng xanh giúp giải quyết các vấn đề về môi trường, góp phần tiết kiệm tài nguyên không tái tạo, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính - nguyên nhân gây BĐKH. Ở Việt Nam đã có chủ trương, chính sách thúc đẩy xu hướng sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng được thể hiện trong các văn bản, như: Luật Xây dựng năm 2014; Nghị định 24a/2016/NĐ-CP, ngày 05/4/2016 về quản lý vật liệu xanh; Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 16/4/2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xanh, hạn chế sản xuất và sử dụng vật liệu nung. Tuy nhiên, trào lưu CTX, sử dụng vật liệu xây dựng xanh ở Việt Nam mới “chập chững” đi được những bước đầu tiên, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lý xây dựng, nhà chuyên môn và toàn xã hội. Bốn là, quy hoạch sử dụng đất đô thị chưa phù hợp để phát triển ĐTX. Quy hoạch sử dụng đất đô thị hợp lý và bảo đảm không gian xanh là tiêu chí đầu tiên của ĐTX, đô thị sinh thái. Tuy nhiên, tại các đô thị hiện hữu, chỉ tiêu sử dụng đất còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo yêu cầu về tiện ích sử dụng. Nhiều địa phương chỉ tập trung và ưu tiên dành quỹ đất để phát triển nhà ở mà chưa chú trọng đến việc tạo ra các không gian xanh cải thiện môi trường và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh rất thấp trước sức ép to lớn về nhu cầu đỗ xe trong đô thị ngày càng cao. Trong khi đó, thiếu quy hoạch cụ thể về bến, bãi, quỹ đất dự phòng không có, các giải pháp đưa ra đều là những giải pháp tình thế và bị động. Do đó, có thể thấy nhiều điểm đỗ đang được khai thác, sử dụng hiện nay tại các thành phố lớn, như: TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội đang chỉ là bãi đỗ tạm. Có rất ít bãi đỗ xe được xây dựng khang trang, có khuôn viên để quản lý. Theo thống kế, TP. Hà Nội hiện có khoảng 134 điểm đỗ xe do công ty quản lý với tổng diện tích khoảng 258.890 m2, cho phép đỗ trên 7.000 xe [5]. Ngoài ra, có khoảng 150 điểm trông giữ xe của các cơ quan tận dụng khai thác trên các diện tích đất lưu không trong khuôn viên, như: sân trường, bệnh viện, trụ sử cơ quan, kho tàng hoặc các hầm ngầm của các khách sạn lớn, nhà chung cư… Trên cơ sở các số liệu thống kê được thì diện tích đất dành cho giao thông tĩnh chỉ chiếm khoảng 0,72% quỹ đất xây dựng đô thị (5.676 ha), nếu tính cho đất nội thị là 8.438 ha, chỉ chiếm 0,48%. Tỷ lệ thấp như vậy cho thấy, chỉ đáp ứng được 25-30% số lượng xe đang hoạt động trên địa bàn [5]. Nguyên nhân cơ bản gây ra những hạn chế trong phát triển và quản lý đô thị hướng tới tăng trưởng xanh của Việt Nam phải kể đến: - Tốc độ gia tăng dân số khiến cho tốc độ ĐTH gia tăng. Điều đó đã làm bùng nổ các toà nhà cao tầng, các công trình bê tông đã làm gia tăng hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng lên toàn cầu, kéo theo đó là BĐKH ngày càng rõ rệt. - Chưa có chiến lược quy hoạch, phát triển đô thị một cách đồng bộ. Hệ thống các văn bản pháp lý còn chồng chéo, chưa thống nhất gây khó khăn trong quản lý và quy hoạch đô thị theo hướng phát triển bền vững. - Nhận thức về CTX, ĐTX nói chung chưa cao. Nhiều chủ đầu tư vẫn chỉ thấy rằng, thực hiện CTX sẽ làm tăng tổng chi phí đầu tư thêm khoảng 3-8% so Economy and Forecast Review 213
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP với thông thường [3]. Họ chưa nhìn thấy lợi ích tổng thể, lâu dài mà CTX mang lại cho cả chủ đầu tư và khách hàng khi tiết kiệm được 20% - 40% chi phí vận hành mỗi tháng nhờ thiết kế thông minh và quy trình vận hành được tính toán kỹ lưỡng. 3. Một số giải pháp thúc đẩy quản lý đô thị gắn với TTX tại Việt Nam TTX là một xu hướng và đồng thời là vấn đề cần thiết phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống các đô thị có vai trò lớn đối với nền kinh tế của quốc gia. Chính vì vậy, việc đảm bảo phát triển đô thị theo hướng TTX cũng là một trong những ưu tiên cần phải thực hiện. Quản lý đô thị gắn với TTX cần đảm bảo các nguyên tắc, bao gồm: (i) Ưu tiên hiệu quả sử dụng đất trong phát triển đô thị theo hình thức thiết kế đô thị nhỏ gọn, hiệu quả, hỗn hợp và cân bằng chức năng; (ii) Phát triển hệ thống giao thông công cộng, giảm sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân đi bộ và đi xe đạp, xây dựng mạng lưới các trạm giao thông công cộng hiệu quả; (iii) Kiến tạo và duy trì không gian công cộng chất lượng, dễ tiếp cận, đa chức năng và thân thiện với môi trường; (iv) Tạo sự cân bằng trong quá trình quản lý và nâng cấp giữa nguồn tài nguyên và hiệu quả; (v) Năng lượng và hiệu suất môi trường của hoạt động xây dựng được chú ý khi thúc đẩy hiệu quả năng lượng xây dựng và CTX; (vi) Rác thải đô thị được xem như là một tài nguyên để tái chế và thực hiện cơ chế giảm thiểu rác thải; (vii) Chuyển đổi hình thức từ “quản lý thành phố” sang “quản trị thành phố”, nhằm nhấn mạnh vai trò cộng đồng trong việc giảm khí phát thải thông qua hình thức quản trị với thông tin minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan; (viii) Thiết lập các cơ chế đánh giá cho đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị và tài chính cho hỗ trợ sự phát triển xanh. Dựa trên các nguyên tắc quản lý đô thị theo hướng TTX, cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây: Thứ nhất, huy động vốn cho TTX: Các địa phương cần có chính sách huy động, vận động tài trợ, bố trí các nguồn lực để triển khai và đẩy nhanh các dự án liên quan, ưu tiên tập trung các dự án chiến lược TTX, BĐKH, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tập trung huy động các nguồn lực ứng dụng khoa học, công nghệ vào TTX ở đô thị, nâng cao kết nối đô thị - nông thôn, đầu tư vào xử lý chất thải và nước thải đô thị. Đồng thời cũng cần đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng, cải tạo các khu dân cư thu nhập thấp và xây dựng thêm các không gian công cộng. Thứ hai, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế để phát triển đô thị theo hướng TTX và ứng phó với BĐKH, cụ thể: - Xây dựng và hoàn thiện Bộ chỉ tiêu đo lường và tiêu chí TTX cấp quốc gia với đầy đủ các nội dung cụ thể để có thể áp dụng trong giai đoạn 2021 - 2025, từ đó có thể giúp cho các nhà quản lý đánh giá được các dự án TTX. - Hoàn thiện khung chính sách về tài chính trong việc phân bổ và quản lý ngân sách quốc gia, phục vụ TTX cho từng ngành, từng địa phương; Xây dựng cơ chế hỗ trợ khu vực tư nhân trong việc thực hiện các dự án TTX (thuế, phí, 214 Kinh tế và Dự báo
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP trợ giá...); Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về TTX theo từng ngành. Các ngành và địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện TTX theo từng giai đoạn cụ thể. - Thiết lập khung quản lý phát triển đô thị theo từng giai đoạn, bao gồm: xây dựng chính sách; vận hành đô thị; bảo trì; nâng cấp đô thị. Để từ đó làm cơ sở xây dựng các quy định thực hiện TTX trong quy hoạch, xây dựng công trình và quản lý đô thị. Quy hoạch và phát triển đô thị theo hướng tích hợp, khuyến khích và dần bắt buộc các công trình xây dựng đạt tiêu chuẩn xanh (mức độ ô nhiễm xả thải, cây xanh bao phủ…) mới được cấp phép xây dựng. Thứ ba, chuyển đổi mô hình kinh tế và mô hình quản lý đô thị hiện nay cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và xu thế phát triển trên các khía cạnh sau: - Về kinh tế: Chuyển mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa trên nguồn lực sang giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa trên hiệu quả. Theo đó, cần tăng dần tỷ trọng đầu tư cho các ngành sản xuất mang lại hiệu quả cao, ít gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên như các ngành dịch vụ, du lịch, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin… - Về công tác quản lý đô thị: Chuyển từ mô hình “Quản lý” sang “Quản trị” trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tố chức, cá nhân và các bên liên quan. Đồng thời, xây dựng Quy chế phối hợp giữa các bên liên quan, các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư và cộng đồng dân cư nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đô thị. Nâng cao năng lực quản lý của chính quyền đô thị, hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu cơ sở về quy hoạch, đất đai, công trình để thuận lợi cho quá trình quản lý ở các cấp.   Thứ tư, rà soát điều chỉnh lại quy hoạch đô thị, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất theo hướng bổ sung quỹ đất để tăng diện tích cây xanh - mặt nước, tạo không gian xanh, cảnh quan đô thị, góp phần cải thiện khí hậu và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Đồng thời, cần tăng diện tích đất giao thông, đặc biệt là giao thông tĩnh trên cơ sở tính toán hợp lý về quy mô, vị trí các bến, bãi dừng, đỗ xe trong phạm vi đô thị đáp ứng công năng và tiện ích sử dụng. Ngoài ra, cần phải đảm bảo quỹ đất dự phòng để chỉnh trang và mở rộng đô thị thực hiện mục tiêu TTX, ứng phó với BĐKH trong giai đoạn mới. Thứ năm, chú trọng việc xây dựng “Công trình kiến trúc xanh” (Green Building) trong các dự án đầu tư xây dựng và các dự án phát triển đô thị. Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu xây dựng xanh, vật liệu có thể tái chế được và phân hủy xanh. Khuyến khích sử dụng vật liệu địa phương, thân thiện môi trường trong các công trình xây dựng. Quá trình lập dự án, thiết kế cần phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng đảm bảo các tiêu chí: xanh hóa công trình; tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng; tiết kiệm nguồn nước; thải chất thải ra môi trường xung quanh ít nhất; môi trường trong nhà xanh. Thứ sáu, đẩy mạnh tuyên truyền đến cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về Chiến lược TTX cũng như kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài, các Economy and Forecast Review 215
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP doanh nghiệp đầu tư cho các dự án TTX, BĐKH, xây dựng hạ tầng quốc gia và địa phương. Đẩy mạnh vai trò tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển đô thị. 4. Kết luận Để phát huy hiệu quả “Chiến lược TTX”, cần có sự thay đổi cũng như có các chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực. Phát triển đô thị theo hướng TTX không chỉ là nhiệm vụ đáp ứng chiến lược mà còn là một nhu cầu bức thiết đối với người dân đô thị. Chính vì vậy, để có thể xây dựng được đô thị theo hướng TTX cần có các chính sách hiệu quả, hình thức quản lý phù hợp với từng khu vực. Hơn hết, việc áp dụng các mô hình cần được nghiên cứu và có dự án tái thiết đô thị phù hợp dựa trên các yếu tố phát triển của khu vực đó.■ TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ xây dựng (2018). Báo cáo thống kê công trình xanh 2. Dodge Data & Analytics (2021). Báo cáo khảo sát xu hướng phát triển Công trình Xanh 3. Linh Đan (2019). Đô thị xanh - ích lợi và thách thức, truy cập từ https:// thoibaonganhang.vn/do-thi-xanh-ich-loi-va-thach-thuc-88912.html 4. Lưu Nguyên Sơn (2021). Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 40,4%, truy cập từ https://baotainguyenmoitruong.vn/ty-le-do-thi-hoa-toan-quoc- dat-40-4-328230.html5. 5. Nguyễn Hồng Tiến (2022). Giao thông tĩnh Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, truy cập từ https://thuvienxaydung.net/ha-tang-ky-thuat/giao-thong-tinh- ha-noi-thuc-trang-va-giai-phap.html 216 Kinh tế và Dự báo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0