QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM
lượt xem 107
download
Đô thị hoá là xu hướng tất yếu của toàn cầu; quá trình đô thị hoá gắn liền với sự phát triển về kinh tế - xã hội, nhưng cũng dễ làm biến động về môi trường tự nhiên và mất cân bằng sinh thái. Nếu không có các giải pháp hữu hiệu thì quá trình đô thị hoá cũng dẫn đến sự gia tăng số lượng người nghèo tại các đô thị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM
- CHIẾN LƯƠC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ Từ tầm nhìn tới tăng trưởng và xóa ₫ói giảm nghèo PHIÊN HỌP TOÀN THỂ II: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM KTS Trần Ngọc Chính Vụ trưởng Vụ Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng, Bộ Xây dựng 24 — 26 tháng 11 năm 2004 Hà Nôi, Viêt Nam
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam Thưa các quý vị! Đô thị hoá là xu hướng tất yếu của toàn cầu; quá trình đô thị hoá gắn liền với sự phát triển về kinh tế - xã hội, nhưng cũng dễ làm biến động về môi trường tự nhiên và mất cân bằng sinh thái. Nếu không có các giải pháp hữu hiệu thì quá trình đô thị hoá cũng dẫn đến sự gia tăng số lượng người nghèo tại các đô thị. Tại Hội nghị này, tôi xin trao đổi về chiến lược phát triển đô thị gắn với xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Thưa các quý vị! Hệ thống đô thị Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử được hình thành gắn liền với các điều kiện tự nhiên, điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội , hợp thành một cấu trúc không gian tuyến-điểm, từ Bắc xuống Nam, dọc theo bờ biển Đông (Thái Bình Dương) và từ Tây sang Đông dọc theo lưu vực các dòng sông lớn là nguồn gốc tạo nên những đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, nguồn nước dồi dào, là động lực quan trọng phát triển kinh tế và đô thị Việt Nam. Trong những năm vừa qua đi đôi với việc phát triển kinh tế-xã hội là quá trình đô thị hoá với tốc độ nhanh phù hợp với tiến trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. I. Thực trạng phát triển đô thị Việt nam 1. Tổng quan về phát triển đô thị ở Việt Nam Dân số đô thị hiện nay khoảng 21 triệu người chiếm 25,8% tổng dân số toàn quốc là 81 triệu người. Tỷ lệ đô thị hóa trong giai đoạn phát triển bình quân hàng năm gần 2% là tỷ lệ rất đáng khích lệ. Mạng lưới đô thị Việt Nam ngày càng được mở rộng và phát triển. Hiện nay, cả nước có 703 đô thị, trong đó: 2 đô thị có quy mô dân số trên 3 triệu người, 15 đô thị có quy mô dân số từ 25 vạn đến 3 triệu người, 74 đô thị có quy mô dân số từ 5 vạn đến 25 vạn người và các đô thị còn lại có quy mô dân số dưới 5 vạn người. Nhiều khu công nghiệp tập trung, nhiều khu đô thị mới và khu kinh tế cửa khẩu được hình thành góp phần mở rộng mạng lưới đô thị quốc gia, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng đô thị. Năm năm qua, các đô thị Việt Nam đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, đồng thời trở thành những nhân tố tích cực trong quá trình phát triển, đảm nhiệm được vai trò là trung tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề mới; là trung tâm phát triển và chuyển giao công nghệ trong vùng, trung tâm giao lưu thương mại trong và ngoài nước, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại; là trung tâm dịch vụ, phát triển văn hoá, giáo dục, nâng cáo dân trí và phát triển nguồn lực; giữ vai trò trong việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước và đi đầu trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng. Do tác động của sự phát triển nền kinh tế thị trường và các chính sách khuyến khích phát triển đô thị, công tác quy hoạch được quan tâm tạo cơ sở cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo ở đô thị. Việc quy hoạch chỉnh trang các khu dân cư Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Trần Ngoc Chính - 1
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam nông thôn được lập đã phần nào đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, cải tạo, xây dựng các khu dân cư nông thôn, hạn chế việc di dân tự do ra đô thị. Về quản lý đô thị đã có chuyển biến tích cực, nhận thức về đô thị và quản lý đô thị trong nền kinh tế thị trường đã được nâng cao; nhiều văn bản pháp luật về quản lý đô thị thuộc nhiều lĩnh vực đã được ban hành khá đồng bộ; việc triển khai các biện pháp cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý đô thị đã đạt được một số kết quả; những kết quả trên đã tác động tích cực tới công tác xoá đói giảm nghèo của các đô thị. 2. Các lợi thế và nguồn lực phát triển đô thị Việt Nam (1) Về điều kiện thiên nhiên: Hệ thống đô thị Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời, tại những địa điểm đã quy tụ được nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế và xã hội. Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đất đai phong phú, nguồn nước dồi dào, nhiều vùng khoáng sản có trữ lượng tập trung lớn,v.v. đây là cơ sở rất thuận lợi và là nguồn lực quan trọng đối với việc hình thành cơ sở kinh tế- tạo động lực để mở rộng và phát triển đô thị trong quá trình đô thị hoá (2) Về vị trí địa lý: Việt Nam nằm trong khu vực châu á-Thái Bình Dương, là một trong những khu vực phát triển năng động trong khu vực, trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng, có nhiều cửa ngõ thông ra biển. Tại các đầu mối giao lưu có điều kiện tự nhiên thuận lợi, các đô thị, khu công nghiệp sẽ được hình thành và phát triển, tạo ra lợi thế mở rộng kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại và dịch vụ hàng không, hàng hải, du lịch, nghỉ ngơi giải trí, từ đó gắn mạng lưới đô thị Việt Nam với mạng lưới đô thị của các nước trong khu vực và trên thế giới. (3) Về bối cảnh quốc tế: Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao. Khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất, tạo động lực phát triển đô thị. Các vấn đề của thời đại như: bảo vệ môi trường, bùng nổ dân số, an toàn lương thực thực phẩm và đô thị hoá, nghèo đói ở đô thị v.v... đã trở thành vấn đề toàn cầu, đòi hỏi phải có sự hợp tác đa phương để xử lý. Kinh nghiệm phát triển và quản lý đô thị của các nước công nghiệp tiên tiến sẽ góp phần giúp Việt Nam vượt qua những khó khăn để giải quyết có hiệu quả việc cải tạo và xây dựng đô thị trong điều kiện thực tế của đất nước. (4) Về Chính sách phát triển và cơ chế quản lý: Chính sách ”mở cửa” và những thành công trong sự nghiệp "Đổi mới" của Nhà nước Việt Nam đã khẳng định đường lối đúng đắn trong việc tháo gỡ những ách tắc về cơ chế, giải phóng và thu hút các nguồn lực tham gia vào công cuộc xây dựng, phát triển đô thị và bảo vệ đất nước. Nhiều dự án phát triển đô thị đã được các nhà đầu tư nước ngoài tham gia có chất lượng đạt hiệu quả thiết thực. Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Trần Ngoc Chính - 2
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam 3. Các thách thức trong quá trình phát triển và đô thị hoá ở Việt Nam Tuy nhiên, đi đôi với quá trình đô thị hoá, tăng trưởng và phát triển là những thách thức tới sự phát triển ổn định của các đô thị như như là một quy luật cần được hạn chế tới mức tối thiểu. Đó là: (1) Thách thức về sự phát triển mất cân đối: Do sự phát triển quá tập trung vào các đô thị làm cho trình độ phát triển giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng chậm phát triển và các vùng phát triển ngày càng lớn. Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất nông nghiệp, làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị. (2) Thách thức về sự phát triển không bền vững: Dân số đô thị tăng nhanh đã gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội đô thị ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều phát triển chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội đô thị. Phát triển đô thị chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, đặc biệt là tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông và nhà ở. (3) Thách thức về năng lực quản lý hành chính của các chính quyền đô thị: Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương; việc quản lý đất đai, nhà ở, quản lý trật tự xây dựng đô thị là vấn đề nóng bỏng và thường xuyên, song hầu hết ở nhiều đô thị chưa tìm ra biện pháp quản lý hữu hiệu. Các phương tiện dịch vụ đô thị hiện đại (hệ thống giao thông, cấp thoát nước, sử lý vệ sinh môi trường ...) là đối tượng quản lý phức tạp hơn, đòi hỏi trình độ, năng lực quản lý hành chính phải được nâng cao. Trong khi số đông cán bộ, viên chức trong bộ máy chính quyền quản lý đô thị chưa được đào tạo và bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý đô thị, kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ còn bất cập so với yêu cầu, chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới, lúng túng trước những vấn đề mới nẩy sinh. Việc phát triển của đô thị cũng đòi hỏi tất yếu phải phân cấp, xác lập lại thẩm quyền, nhiệm vụ và các mối quan hệ giữa các ngành từ trung ương đến địa phương và việc nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với các tổ chức và bản thân cán bộ quản lý để có thể thích nghi với những vấn đề mới. (4) Thách thức về an toàn xã hội, điều phối thu nhập và đói nghèo đô thị: Vấn đề đói nghèo và thất nghiệp thường diễn ra ở những đô thị phát triển nhanh nhưng thiếu cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật vững chắc, sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân kéo theo sự mất an toàn xã hội, an ninh trật tự đô thị cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hấp dẫn đầu tư bị giảm sút. Việc giảm thiểu các tệ nạn xã hội đối với các đô thị Việt Nam cũng là vấn đề cần được quan tâm; Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Trần Ngoc Chính - 3
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam Chênh lệch thu nhập đô thị tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về vật chất, dịch vụ đô thị khác có nhiều mức độ khác nhau, đòi hỏi các giải pháp tổ chức cung cấp dịch vụ đa dạng, đặc biệt là y tế, nhà ở cho người nghèo và người có thu nhập thấp. Các thách thức đối với vấn đề tăng trưởng đô thị ở Việt nam hiện nay đáng được quan tâm, nếu không có các giải pháp “ đáp ứng” kịp thời và tương xứng thì có thể dẫn đến sự phát triển không bền vững ở tất cả các đô thị. II. Chiến lược phát triển đô thị Việt nam đến năm 2020 1. Về quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị • Phát triển đô thị phải phù hợp với phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, tập trung xây dựng cơ sở kinh tế - kỹ thuật vững chắc làm động lực phát triển cho từng đô thị. • Phát triển và phân bố hợp lý các đô thị lớn, trung bình và nhỏ trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối giữ các vùng lãnh thổ kết hợp quá trình đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn và xây dựng nông thôn mới. • Phát triển đô thị phải đi đôi với việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật, đặc biệt là giao thông, thông tin liên lạc, cấp nước, cấp điện, y tế, giáo dục và nhà ở với trình độ thích hợp hoặc hiện đại tuỳ thuộc vào yêu cầu khai thác và sử dụng các khu vực trong đô thị tưng ướng với quá trình phát triển của mỗi đô thị. • Sự hình thành và phát triển đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững, trên cơ sở tổ chức hợp lý môi sinh, môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; hạn chế tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích phát triển đô thị; bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị; tổ chức hợp lý và có khoa học các khu chức năng chủ yếu, đảm bảo thoả mãn các nhu cầu cơ bản về chỗ ở, sinh hoạt, đi lại, làm việc và nghỉ ngơi giải trí của cá nhân và xã hội. • Kết hợp cải tạo với xây dựng mới đô thị, coi trọng việc giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc; bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, các công trình kiến trúc có giá trị và danh lam thắng cảnh của đất nước, đồng thời phát triển kiến trúc mới hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc góp phần làm giàu thêm nền văn hoá kiến trúc truyền thống. • Đẩy mạnh việc nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào mục đích cải tạo, xây dựng và hiện đại đô thị phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. • Huy động mọi nguồn vốn để cải tạo và xây dựng đô thị, nhưng phải coi trọng việc giữ gìn trật tự, kỷ cương, tăng cường kiểm soát sự phát triển đô thị theo đúng quy hoạch. Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Trần Ngoc Chính - 4
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam • Phát triển đô thị phải kết hợp chặt chẽ với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội. 2. Nội dung chính trong chiến lược phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 (1) Các cơ sở chủ yếu hình thành và phát triển đô thị • Đối với các đô thị lớn có vị trí quan trọng đối với vùng hoặc cả nước, có sức thu hút đầu tư đối với trong nước và nước ngoài, cơ cấu kinh tế đô thị được chuyển dịch theo hướng: dịch vụ và công nghiệp với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đào tạo và là đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng, cả nước và quốc tế. • Đối với các thành phố, thị xã, thị trấn là các trung tâm tỉnh lỵ, huyện lỵ hoặc là trung tâm các tiểu khu kinh tế của tỉnh hoặc huyện, căn cứ vào qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, trên cơ sở khai thác triệt để các thế mạnh, động viên các nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế địa phương, liên kết với các nơi khác, kể cả với nước ngoài, kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, để làm cơ sở thu hút các nguồn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch. • Tại các vùng nông thôn, công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp là động lực chủ yếu phát triển các đô thị nhỏ và đô thị hoá các khu dân cư nông thôn thành các thị trấn, thị tứ công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp, làm điểm tựa để phát triển kinh tế - xã hội các vùng nông thôn, góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giữa thành thị và nông thôn; hạn chế việc di dân từ nông thôn vào các đô thị lớn. (2) Định hướng tổ chức không gian hệ thống các đô thị Việt Nam • Dự báo tăng trưởng dân số và đô thị hoá Năm 2010: dân số cả nước là 93 triệu người. Dự kiến dân số đô thị sẽ tăng – khoảng 1,14 triệu người/năm, đưa tổng dân số đô thị cả nước lên 30,4 triệu người chiếm 33% số dân cả nước. Đất xây dựng đô thị sẽ là 243.200 ha, chiếm 0,74% diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân 80m2/người. Năm 2020: dân số cả nước là 103 triệu người, trong đó dân số đô thị là 46 – triệu người, chiếm tỷ lệ 45% số dân cả nước, bình quân tăng 1,56 triệu người/năm. Đất xây dựng đô thị sẽ là 460.000 ha, chiếm 1,40% diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân 100m2/người. • Về cơ cấu quy hoạch và định hướng tổ chức không gian Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm thành phố trung tâm cấp quốc gia; thành phố trung tâm cấp Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Trần Ngoc Chính - 5
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam vùng; các thành phố, thị xã trung tâm cấp tỉnh; các đô thị trung tâm cấp huyện và các đô thị trung tâm cấp tiểu vùng. Các đô thị trung tâm các cấp được phân bố hợp lý trên 10 vùng đô thị hoá phân bố đều khắp trên địa bàn cả nước; Các đô thị trung tâm lớn được tổ chức thành các chùm đô thị, có vành đai xanh bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số, kinh tế và giữ gìn cân bằng sinh thái, tránh sự hình thành các siêu đô thị. • Phân bố và tổ chức các khu chức năng chủ yếu trong đô thị Các khu công nghiệp: đối với khu công nghiệp hiện có, bố trí sắp xếp lại – cho phù hợp với cơ cấu quy hoạch đô thị; đưa các xí nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thành; di chuyển dân cư còn ở xen kẽ với công nghiệp; đối với các khu công nghiệp mới bố trí gắn bó hữu cơ với các khu dân cư. Các khu ở và các trung tâm phục vụ công cộng trong đô thị: (i) Tại các đô – thị lớn và trung bình, các khu ở mới được tổ chức thành các đơn vị ở, khu ở với bán kính phục vụ phù hợp; đối với các khu ở cũ, qui hoạch sắp xếp lại cho phù hợp với cơ cấu qui hoạch chung toàn đô thị; nâng cấp cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông, cấp nước, tăng diện tích cây xanh đáp ứng yêu cầu sinh hoạt dân cư; (ii) Xây dựng mạng lưới các công trình công cộng như: y tế, giáo dục, thể dục thể thao, dịch vụ công cộng, thương mại, ăn uống và nghỉ ngơi giải trí các cấp phục vụ cho dân cư đô thị và toàn vùng. • Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Giao thông đô thị: Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải liên vùng, – liên đô thị và các vùng kinh tế trọng điểm, tạo tiền đề phát triển hệ thống đô thị toàn quốc; xây dựng mạng lưới đường đô thị chiếm 20-30% và diện tích giao thông tĩnh đạt 5-6% diện tích đất đô thị; đẩy mạnh giao thông công cộng đáp ứng 30-50% nhu cầu đi lại; chống xuống cấp hệ thông giai thông hiện có, xây dựng các tuyến mới, tăng tốc độ giao thông tăng năng lực vận tải các tuyến đường. Cấp nước đô thị: Đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cấp nước tại các đô – thị bảo đảm năm 2005 khoảng 70 - 80% dân số đô thị được cấp nước sạch, với tiêu chuẩn bình quân từ 80 - 100lít/người/ngàyđêm và năm 2020 là 180lít/người/ngày đêm với 90 - 100% số dân được cấp nước; Thoát nước, thu gom xử lý chất thải và vệ sinh đô thị: các đô thị đều có hệ – thống cống thoát nước thải và hệ thống thu gom, xử lý chất thải phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; xây dựng đủ nhà vệ sinh công cộng tại các trung tâm đô thị, khu dân cư nghèo. Phát triển hệ thống công viên, cây Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Trần Ngoc Chính - 6
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam xanh, hồ điều hoà và các vùng bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị, nhất là tại các đô thị lớn. Cấp điện và chiếu sáng đô thị, thông tin: 100% đô thị đều được cấp điện và – chiếu sáng công cộng; nâng tỷ lệ điện thoại hiện nay từ 4 máy/100dân lên 10máy/100 dân vào năm 2010. (4) Về xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội: • Xây dựng nhà ở: đến năm 2005 xây dựng khoảng 60 triệu m2, chỉ tiêu nhà ở bình quân 8-9 m2/người; năm 2010 diện tích nhà ở bình quân 10-12 m2/người và đến năm 2020 là 18 - 20m2/người theo các chương trình phát triển nhà nhằm cung cấp các loại nhà ở phù hợp với các đối tượng xã hội có nhu cầu và mức thu nhập khác nhau; • Xây dựng các công trình phục vụ công cộng, bảo đảm dành từ 3 - 5m2đất/người, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân ở từng đô thị, dành 5% quỹ đất đô thị cho xây dựng công trình phục vụ công cộng. III. Chiến lược phát triển quốc gia hỗ trợ giảm nghèo đô thị 1. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nêu rõ "xoá loại hộ đói và nhanh chngs giảm số lượng người nghèo", chiến lược này cũng đặt ra giải quyết "vấn đề việc làm ở cả thành thị và nông thôn và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đề cập đến công tác quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch đô thị chú trọng tới xây dựng và cải tạo các trung tâm đô thị; bảo đảm cung cấp nước sạch, sử lý vệ sinh môi trường đô thị và hỗ trợ nhà ở, xoá bỏ nhà tạm cho mọi tầng lớp nhân dân. Đối với công tác xoá đói giảm nghèo tăng đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị để tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo được tiếp cận với những cơ hội cải thiện điều kiện sống. 32. Chiến lược tổng hợp về tăng trưởng và giảm nghèo Tập trung vào các chính sách phát triển đô thị như: chính sách hỗ trợ của Chính phủ và cộng đồng ở đô thị bằng cách khuyến khích, hỗ trợ và tìm cơ hội về công ăn việc ; các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, bảo đảm các dịch vụ cơ bản như giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường cho các cộng đồng người nghèo; ưu tiên dành đất để xây dựng nhà ở cho người nghèo và người có thu nhập thấp, cải thiện nhà ở cho cộng đồng phù hợp với khả năng chi trả của từng đối tượng; phát triển cân đối giữa các khu vực nội và ngoại thị, tăng cường mối liên kết giữa các vùng đô thị và nông thôn bằng phát triển công nghiệp trong các ngành chế biến nông, lâm sản, phát triển thương mại, dịch vụ; xây dựng các quy phạm, tiêu chuẩn, đơn giá về dịch vụ cấp thoát nước, vệ sinh môi trường có tính đến khả năng phục vụ cho đối tượng người nghèo. Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Trần Ngoc Chính - 7
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam 3. Các chương trình hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn được cụ thể hoá bằng nhiều chương trình, như: chương trình 135, chương trình xoá đói giảm nghèo; chương trình xây dựng trung tâm cụm xã, định canh dịnh cư, hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn; chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.v v... đi đôi với phát triển kinh tế-xã hội nông thôn nhằm từng bước tạo ra sự phát triển đồng đều giữa khu vực đô thị và nông thôn, hạn chế việc di dân nông thôn ra khu vực đô thị. IV. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đô thị hoá gắn với xoá đói giảm nghèo tại các đô thị ở việt nam 1. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng Hoàn thiện khung pháp luật về quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị ở Việt Nam, đổi mới công tác thiết kế quy hoạch xây dựng tạo hành lang pháp lý cho cộng đồng có thể tham gia vào công tác quy hoạch trong đó có tầng lớp người nghèo đô thị; đổi mới các tiêu chuẩn, quy phạm về xây dựng đô thị; chính sách về kinh doanh phát triển nhà, đất, tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, và kết cấu hạ tầng đô thị; xây dựng chính sách đầu tư cải thiện điều kiện ở cho các khu nghèo ở đô thị. 2. Công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị Tiếp tục thực hiện việc xếp loại và phân cấp đô thị, rà soát và sắp xếp lại mạng lưới đô thị quốc gia theo định hướng quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam; hoàn thành quy hoạch một số vùng đô thị lớn; nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dung; tăng cường đầu tư cho công tánghiên cứu, thiết kế quy hoạch xây dựng nhất là quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị nhằm sớm cải thiện điều kiện ở và sinh hoạt của dân cư đô thị. 3. Tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị Tổ chức tốt và thường xuyên việc công bố và công khai các đồ quy hoạch xây dựng, đa dạng hoá hình thức công bố để người dân dễ tiếp cận được thông tin và tự giác thực hiện theo quy hoạch. Đẩy mạnh việc gắn kế hoạch với quy hoạch xây dựng nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhà ở và đất đai, bảo vệ môi trường, đặc biệt là ở các đô thị lớn và các vùng kinh tế trọng điểm theo kế hoạch đã đề ra. 4. Tiếp tục hoàn thành các chương trình cải tạo hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị • Về giao thông đô thị: Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới đường đô thị, chú trọng tới các trục đường liên khu vực, ngõ phố nhằm tiếp cận được với các đối tượng ngèo, thu nhập thấp. Tiếp tục tổ chức vận tải khách công cộng trong đô thị góp phần giải quyết những vấn đề giao thông các đô thị ở Việt Nam hiện nay. Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Trần Ngoc Chính - 8
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam • Về cấp nước: Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình cấp nước trên toàn bộ 64 thành phố, thị xã tỉnh lỵ, nghiên cứu cơ chế để cho các đối tượng nghèo đô thị có điều kiện tiếp cận và hưởng lợi. Đẩy mạnh tiến độ hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp cho hệ thống cấp nước của các đô thị nhỏ bảo đản đến năm 2010 có khoảng 70 - 80% dân số đô thị được cấp nước sạch, với tiêu chuẩn bình quân từ 80 - 100lít/người/ngàyđêm. • Về thoát nước, vệ sinh môi trường: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án có nguồn vốn vay ODA, hoặc vốn vay của các tổ chức tài chính Quốc tế. Tiếp tục triển khai chương trình Dự án cải thiện đô thị Miền Trung về thoát nước và quản lý chất thải rắn. • Về quản lý chất thải rắn: Chú trọng quan tâm đến các hệ thống quản lý chất thải rắn như một phần không thể thiếu trong chương trình phát triển và nâng cấp đô thị. Quản lý chất thải nguy hại và chất thải y tế lây nhiễm, chất thải tại các làng nghề. Xây dựng các dự án nhằm nâng cao nhận thức khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề thu gom, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn. • Về phát triển nhà ở: Phối hợp và hướng dẫn các địa phương trong việc tổ chức điều tra, thống kê, phân loại các đối tượng có khó khăn về nhà ở để xác định nhu cầu nhà ở cần hỗ trợ; thiết kế nhiều mẫu nhà khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng đô thị, tổ chức giới thiệu để nhân dân chọn lựa và tự xây dựng; tập trung đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, các khu đô thị mới để xây dựng nhà chung cư cao tầng bán và cho thuê nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân tại các đô thị có nhu cầu lớn về nhà ở, có nhiều đối tượng là cán bộ công chức, công nhân các khu công nghiệp, người nghèo và người có thu nhập thấp. 5. Các chính sách, cơ chế và biện pháp phát triển đô thị nhằm mục tiêu xoá đói giảm ngèo Trên cơ sở nắm vững chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tập trung triển khai các chính sách, cơ chế và biện pháp phát triển đô thị Việt Nam như sau: (1) Tăng cường hiệu lực quản lý đô thị đối với cơ chế và chính sách đô thị trong các lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, quản lý quy hoạch; quản lý nhà, đất; quản lý đầu tư và xây dựng; quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao, kể cả các đặc khu kinh tế; quản lý khai thác sử dụng công trình đô thị. (2) Xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và giải pháp tạo vốn cho công tác khảo sát, quy hoạch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. (3) Tiếp tục hoàn chỉnh và đổi mới chính sách về nhà và đất đô thị để ổn định đời sống và tạo nguồn lực phát triển đô thị. Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Trần Ngoc Chính - 9
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam (4) Tăng cường chính sách quản lý môi trường đô thị đảm bảo cho các đô thị phát triển , bền vững trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thưa các quý vị! Chiến lược phát triển đô thị "từ tầm nhìn đến xoá đói giảm nghèo" đang trở thành vấn đề toàn cầu hoá, đây là chiến lược quan trọng của nhiều qốc gia mà Việt Nam là một trong những quốc gia đang tích cực triển khai thực hiện. Bài tham luận này cũng nhằm cung cấp những thông tin cơ bản cho các quý vị để các quý vị có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển đô thị gắn với xóa đói giảm nghèo của mỗi quốc gia. Xin chúc Hội nghị thành công! Xin cảm ơn! Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Trần Ngoc Chính - 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Định hướng chiến lược phát triển đô thị và đô thị hoá bền vững tại Việt Nam
14 p | 2270 | 978
-
Một số quy định về quy định về quy hoạch đô thị mà chủ đầu tư cần quan tâm khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
17 p | 175 | 372
-
GIẢI PHÁP NÀO ỨNG PHÓ VỚI HIỆN TƯỢNG NƯỚC BIỂN DÂNG TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN VIỆT NAM
6 p | 682 | 331
-
Bài thuyết trình đề tài: Đô thị hóa - Được và mất
16 p | 1364 | 315
-
Chương 2: Đô thị hoá và quá trình phát triển đô thị
18 p | 820 | 293
-
NHẬN DẠNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ VIỆT NAM
19 p | 617 | 285
-
Một số vấn đề về quản lý đô thị và vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý đô thị - ThS. Nguyễn Văn Y
5 p | 587 | 248
-
XÂY DỰNG VĂN HOÁ ĐÔ THỊ VÀ VĂN HOÁ QUẢN LÝ Ở CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM
16 p | 532 | 240
-
Thuyết trình: Đặc trưng kinh tế - xã hội và dân số của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam (1999)
10 p | 666 | 234
-
Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
19 p | 96 | 205
-
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN PHÍA BẮC VIỆT NAM
13 p | 429 | 200
-
Quản lý môi trường và phát triển đô thị ở Việt Nam ( Chương 3)
5 p | 358 | 166
-
Quản lý môi trường và phát triển đô thị ở Việt Nam ( Chương 1)
12 p | 300 | 161
-
Báo cáo khoa học: Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển giao thông đô thị Việt Nam
7 p | 424 | 116
-
Một số ý kiến về chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam 2011
4 p | 170 | 49
-
Đặc tính xã hội của đô thị hiện đại
3 p | 171 | 44
-
Báo cáo khoa học: Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển giao thông đô thị Việt Nam - ThS.Nguyễn Mạnh Hùng
7 p | 143 | 26
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn