intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý “ngân sách gia đình”

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

103
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'quản lý “ngân sách gia đình”', kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý “ngân sách gia đình”

  1. Quản lý “ngân sách gia đình” Có người cho rằng, để gia đình êm ấm, hãy giao tiền cho các bà vợ chi tiêu. Cách làm này sẽ khiến tình cảm vợ chồng thêm sâu sắc và cũng là một phương pháp hữu hiệu hóa giải mâu thuẫn trong gia đình. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống không đơn giản như vậy. Theo quan sát của các nhà tâm lý học, nhìn chung hình thức chi tiêu trong các gia đình thường chia làm bốn loại.
  2. Theo quan sát của các nhà tâm lý học, nhìn chung hình thức chi tiêu trong các gia đình thường chia làm bốn loại Loại thứ nhất: Vợ quản lý tiền và mọi chi tiêu trong gia đình Phương thức chi tiêu này đối với phụ nữ thể hiện sự tin tưởng và trách nhiệm mà người chồng đặt lên vai vợ. Đối với một số phụ nữ muốn nắm
  3. giữ và không chế tài chính gia đình, cách làm này giúp họ thỏa mãn về tinh thần. Theo quan niệm truyền thống thì nam “chủ ngoại”, nữ “chủ nội”, mọi thu nhập trong gia đình do phụ nữ quản lý. Nhưng để thực hiện được điều đó cần có hai tiền đề: Thứ nhất là quan hệ vợ chồng hài hòa, thứ hai là vợ cần giỏi về quản lý tài chính, chi tiêu. Nếu không đạt được hai tiêu chí trên, nếu giao tiền cho vợ, người chồng không chỉ không yên tâm mà cả gia đình có thể rơi vào nguy cơ khủng hoảng kinh tế, cuối cùng dẫn đến hôn nhân tan vỡ. Có những cặp vợ chồng “đồng sàng dị mộng”, tiền để hết cho vợ chi tiêu, đến khi ly hôn, người chồng sẽ ở vào thế trắng tay. Có người phụ nữ thích hình thức, hào phóng quá mức, chi tiêu đến độ kinh tế trong gia đình luôn ở vào tình cảnh khó khăn chồng chất. Nhưng chắc chắn được hai tiêu chí trên, đàn ông chỉ cần không thiếu tiền tiêu vặt là được, còn lại mọi việc chi tiêu trong gia đình nên giao cho vợ. Loại thứ hai: Đàn ông quản lý tiền và phụ trách chi tiêu trong gia
  4. đình Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do có người quan niệm rằng, nếu đàn ông không quản lý tài chính sẽ không có vị trí trong gia đình. Cũng có người lo lắng vợ không đủ năng lực, không gánh vác nổi trọng trách quản lý tài chính trong gia đình. Có người chồng sợ vợ mình vất vả, lo lắng quá ảnh hưởng đến sức khỏe... Tóm lại, đàn ông quản lý tiền trong gia đình đại đa số là do không biết làm thế nào. Nhìn chung, theo quan điểm của nhiều người thì kiếm tiền là việc của đàn ông, còn việc quản lý và chi tiêu nên là của phụ nữ. Loại thứ ba: Vợ chồng cùng quản lý và mỗi người tự chi tiêu Tiền thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng sẽ để chung vào một chỗ, vợ chồng ai có việc thì lấy ra chi tiêu. Cách làm này tuy khiến cả hai cảm thấy rất tự do, nhưng lại không tiện cho chi tiêu có kế hoạch. Thu nhập thường là con số cố định, nếu lúc đầu chi tiêu nhiều và không có kế hoạch rõ ràng, rất dễ tạo ra sự lộn xộn trong quản lý tài chính gia đình,
  5. sẽ xuất hiện những khoản chi tiêu không cần thiết... Đây không phải là phương thức chi tiêu tốt trong gia đình. Loại thứ tư: Mỗi người tự quản lý chi tiêu của mình Có những gia đình mỗi người tự quản lý thu nhập của mình, các khoản cần chi cho gia đình thì chia đôi 50/50. Cách này rất thời thượng. Nhưng mặt tiêu cực của phương thức này cũng dễ xuất hiện. Có người than rằng: Khi gặp việc phải chi tiền, vợ ở nhà cũng không chịu bỏ tiền, đợi chồng về. Bản thân cách chi tiêu này thường tồn tại ở các cặp vợ chồng xuất hiện rạn nứt về tình cảm. Nguồn: Phụ nữ Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2