intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Chia sẻ: Pham Khanh Hoa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

482
lượt xem
197
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các thống kê trên thế giới đều cho thấy, về lâu dài, đầu tư vào cổ phiếu của các công ty cổ phần là hình thức đầu tư cho lợi nhuận cao hơn đáng kể so với các hình thức đầu tư khác như vàng bạc, tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, bất động sản. Tuy nhiên, đi kèm với mức lợi nhuận trung bình cao hơn đó, cũng là mức rủi ro cao hơn. Có rất nhiều nhà đầu tư, kể cả những quĩ đầu tư lớn hàng tỷ USD, không những không có lãi mà còn bị thua lỗ nặng, thậm chí phá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán

  1. Quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán By admin, on March 18th, 2011 (23/03/2011: Bài này tôi sẽ sửa và viết dài ra dần; xin lỗi bạn đọc nếu có những chỗ bị cụt hẫng) Các thống kê trên thế giới đều cho thấy, về lâu dài, đầu tư vào cổ phiếu của các công ty cổ phần là hình thức đầu tư cho lợi nhuận cao hơn đáng kể so với các hình thức đầu tư khác như vàng bạc, tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, bất động sản. Tuy nhiên, đi kèm với mức lợi nhuận trung bình cao hơn đó, cũng là mức rủi ro cao hơn. Có rất nhiều nhà đầu tư, kể cả những quĩ đầu tư lớn hàng tỷ USD, không những không có lãi mà còn bị thua lỗ nặng, thậm chí phá sản. Bởi vậy, việc quản lý rủi ro để ngăn ngừa thua lỗ là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư cá nhân cũng như tổ chức. Ở đây tôi muốn điểm qua các yếu tố, loại hình rủi ro trong đầu tư chứng khoán, và các biện pháp hữu hiệu để đề phòng các rủi ro đó. Một nửa các yếu tố rủi ro là đến từ bên trong, tức là do các nhà đầu tư tự tạo ra cho chính mình. Nửa còn lại đến từ bên ngoài, tức là các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà đầu tư. Các yếu tố rủi ro từ bên ngoài: Lừa đảo trên thị trường: Chuyện lừa đảo xảy ra hàng ngày như cơm bữa trên các thị trường chứng khoán thế giới, ở nhiều dạng khác nhau, ví dụ như: - Làm giả các số liệu tài chính, đánh bóng công ty - Che dấu không cho các nhà đầu tư biết các rủi ro hay các tin xấu - Rút ruột công ty - Trò Ponzi: hút tiền của các nhà đầu tư mới để trả cho các nhà đầu tư cũ và một phần đút túi, chứ doanh nghiệp không tạo lợi nhuận thật sự - Lũng đoạn giá chứng khoán trên thị trường - Giao dịch nội gián - Cò mồi kích động các nhà đầu tư mua bán bằng các tin đồn, phân tích rởm, v.v.
  2. Trong tất cả các vụ lừa đảo như vậy, thì người bị thiệt hại là các nhà đầu tư. Một khi các nhà đầu tư đã bị lừa đảo mất tiền, thì rất ít khả năng đòi lại được số tiền bị mất đó. Cách phòng chống: - Tránh xa các cổ phiếu nhỏ, ít thông tin, ít người quan tâm, trừ khi tiếp cận được với các giám đốc điều hành đang tin cậy của các công ty đó. Càng nhỏ, càng ít thông tin, càng dễ bị lừa đảo và lũng đoạn. - Khi cổ phiếu đang giữ là của doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo, thì loại nó khỏi danh mục đầu tư, kiểm tra lại cẩn thận trước khi quyết định có nên đầu tư vào lại cổ phiếu đó không. - Xây dựng khả năng tự phân tích và thu thập thông tin, tự xác định được giá trị của các cổ phiếu, để khỏi bị các cò mồi kích động. Rủi ro về hoạt động của doanh nghiệp: Có những rủi ro có thể bất ngờ xảy đến với các doanh nghiệp, làm giảm giá trị của doanh nghiệp, không dự đoán trước được. Ví dụ như thiên tai xảy ra ở Nhật Bản, không những chỉ gây thiệt hại cho người Nhật, mà còn gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nước ngoài có liên quan, đặc biệt là các công ty bảo hiểm có bán bảo hiểm ở Nhật. Các công ty năng lượng hạt nhân cũng giảm giá trị rất nhiều sau vụ tai nạn nhà máy điện nguyên tử ở Nhật, vì cả thế giới hoãn lại các chương trình điện hạt nhân. Một công ty (ví dụ Yahoo) đang có thế cạnh tranh rất mạnh trong lĩnh vực nào đó, nhưng đến khi xuất hiện một công ty mới (ví dụ Google) có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, thì giá trị của công ty đầu cũng bị giảm đi, v.v. Cách phòng chống: - Đa dạng hóa, để nếu cổ phiếu này bị rủi ro về doanh nghiệp thì có cổ phiếu khác bụ lại - Chọn lựa cổ phiếu của cách doanh nghiệp đang mạnh và tương đối ít rủi ro, loại khỏi danh mục đầu tư những doanh nghiệp có nhiều nguy cơ suy yếu hay phá sản (ví dụ như nợ quá nhiều mà tỷ lệ lợi nhuận kém, công nghệ lỗi thời, v.v.). Rủi ro biến động giá thị trường: - Thị trường cổ phiếu là irrational, và giá cổ phiếu có thể biến động mạnh trong ngắn hạn, nhiều khi lên cao hơn nhiều lần so với giá trị thật, và nhiều khi lại chỉ còn bằng một phần nhỏ so với giá trị thật. Nếu giá xuống quá thấp so với giá trị thật, thì dủ có mua được cổ phiếu ở mức giá thấp vẫn có thể bị lỗ tạm thời. Cách phòng chống:
  3. - Có tầm nhìn đầu tư dài hạn, để có thể chấp nhận lỗ tạm thời khi các biến động bất lợi về giá trong ngắn hạn xảy ra, miễn sao kỳ vọng lợi nhuận về dài hạn là tốt. - Cash is king: Không tham lam dùng đòn bẩy cao, sẽ dễ bị bật ra khỏi thị trường khi có biến động ngắn hạn bất lợi, dù là phán xét về dài hạn có đúng đến đâu. Ngược lại, có tiền mặt dự trữ (hay là nguồn thu nhập đều đặn có thể dùng để đầu tư thêm), để mỗi khi giá của cổ phiếu tốt đi xuống trong ngắn hạn thì là cơ hội mua vào. Tỷ lệ cụ thể nên giữ bao nhiêu % tài khoản là tiền mặt được cho bởi định lý cash is king (mà tôi có viết trong 1 bài khác) - Có thể kết hợp sử dụng các chứng khoán phái sinh làm hedging, để làm giảm bớt độ volatility của danh mục đầu tư, tăng độ ổn định ngắn hạn. - Việc đa dạng hóa góp phần làm giảm rủi ro biến động giá thị trường. Càng có được correlation thấp giữa các chứng khoán đang giữ thì càng giảm được rủi ro biến động giá ngắn hạn.(Nếu các chứng khoán có correlation lớn quá, thì việc đa dạng hóa ít có công dụng). Rủi ro về thanh khoản: Có những chứng khoán có thanh khoản thấp, tức là muốn mua/bán rất khó. Khi đó mỗi lần mua bán nói chung đều bị thiệt thòi về giá. Cách phòng chống: - Trừ bớt phần thiệt về giá do thanh khoản kém vào lợi nhuận kỳ vọng, khi phân tích có nên đầu tư hay không - Tầm nhìn dài hạn, có thể sẵn sàng giữ lâu thì đỡ rủi ro thanh khoản. - Đối với các đầu tư ngắn hạn, thì tránh đụng vào các chứng khoán có thanh khoản kém. Rủi ro về chính sách: Các cơ quan chính phủ có thể ban hành nhiều loại chính sách khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà đầu tư, ví dụ như: mức thuế cho lợi nhuận từ đầu tư, các qui định về việc được mua bán những gì hay không được mua bán những gì, có được giữ ngoại tệ hay chuyển tiền ra nước ngoài không, v.v.Các chính sách đó có thể khiến cho các nhà đầu tư không thực hiện được các chiến lược đầu tư mà đáng nhẽ có thể thực hiện được. Đặc biệt là khi chính sách đột ngột thay đổi, thì nhà đầu tư có thể bị mắc kẹt các đầu tư, thậm chí trở nên phạm pháp nếu không kịp thời thay đổi theo chính sách. Rủi ro về thông tin:
  4. - Thiếu thông tin đáng tin cậy, đặc biệt là đối với các cổ phiếu nhỏ, để có thể dựa vào đó phân tích giá trị cổ phiếu và phân tích biến động giá. - Vấn đề thông tin bất đối xứng: Có một số ‘”tay trong” nắm được thông tin tốt hơn và sớm hơn, mua bán dựa trên các thông tin đó, còn những người khác không hề nhận được thông tin, hoặc chỉ nhận được khi đã muộn. Cách phòng chống: - Tương tự như đối với rủi ro lừa đảo, tránh các cổ phiếu nào mà thiếu thông tin đáng tin cậy, đặc biệt là các cổ phiếu nhỏ, mờ ám. - Dành công sức, thời gian và tiền chi phí một cách thích đáng cho việc thu thập thông tin. Các yếu tố rủi ro từ bên trong: Rủi ro về khả năng quản lý: Việc quản lý danh mục đầu tư nói chúng, và quản lý rủi ro nói riêng, đòi hỏi nhiều sức lực, kiến thức, kinh nghiệm, v.v. Có rất nhiều việc phải làm trong đầu tư: thu thập thông tin, phân tích đầu tư, quyết định đầu tư, theo dõi và xử lý các đầu tư, v.v. Một người riêng lẻ có thể không đủ khả năng để làm tất cả những việc đó một cách có hiệu quả, dễ dẫn đến nhiều sai lầm gây thiệt hại đồng thời bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt. Cách phòng chống: - Cần có những người đáng tin cậy giúp đỡ trong quản lý đầu tư. - Đầu tư có tổ chức: một tổ chức đầu tư, có phân công công việc, sẽ hiệu quả hơn nhiều so với một cá nhân tự làm mọi thứ. - Nếu không phải là thành viên của một tổ chức đầu tư, hay là được những người có trình độ và đáng tin tưởng giúp đỡ, thì tốt nhất là không nên tự đầu tư, mà gửi tiền cho một quĩ nào đó đáng tin. - Học các kiến thức về tài chính và đầu tư. Càng hiểu biết nhiều về tài chính càng thuận lợi. Rủi ro về ước lượng sai giá trị: - Việc ước lượng giá trị thật của cổ phiếu không đơn giản, và những người khác nhau có thể cho các ước lượng chênh nhau đến vài lần, trong đó có những người quá lạc quan và người quá bi quan.
  5. - Nếu lạc quan quá, ước lượng giá trị cao quá so với giá trị thật, thì có thể sẽ thành mua cổ phiếu đẳ hơn so với giá trị thật, và nếu sau đó giá cổ phiếu giảm về giá trị thật thì thua lỗ. Cách phòng chống: - Đệm an toàn về giá trị: Chỉ đầu tư khi mà giá trị trường thấp hơn rất đáng kể (ví dụ chỉ bằng 1/2) so với ước lượng giá trị thật. - Cần tích lũy kinh nghiệm phân tích, hoặc dựa trên sự tham mưu của những người nào đó đáng tin cậy trong việc phân tích. - Phân tích cần dựa trên các mô hình hợp lý và các nguồn tin đáng tin cậy. - Đối với các ứng cử viên mới cho danh mục đầu tư: cần có đủ thời gian phân tích (ít ra 1 tháng), để có thể hiểu rõ các công ty và giá trị của chúng trước khi đầu tư, không vội vàng nhảy vào mua nhiều khi chưa biết rõ các lắt léo bên trong. Rủi ro về lỗ quá mức chấp nhận được: Nhà đầu tư có thể bị lỗ quá mức chấp nhận được trên thị trường chứng khoán. Ví dụ nhà đầu tư có 2 tỷ VND, nhưng trong đó 1 tỷ phải dành vào 1 việc nào đó không thể để bị mất, nếu đem 2 tỷ đi đầu tư mà bị mất 1,2 tỷ, thì là mất quá mức chấp nhận được. Cách phòng chống: - Không đầu tư mạo hiểm các khoản tiền không thể để mất (mà đầu tư chứng khoán là đầu tư mạo hiểm). - Tính Value-at-risk và downside risk để biết số tiền có thể bị mất nếu những tình huống xấu không may xảy ra, xem có chấp nhận được không. - Mức lỗ chấp nhận được càng thấp, thì value-at-risk phải càng thấp, có nghĩa là càng phải chọn những chứng khoán có mức rủi ro thấp cho danh mục đầu tư và tăng mức tiền mặt dự trữ. Rủi ro về tâm lý và thực hiện: Nhà đầu tư có thể bị kích động, mua lúc đáng nhẽ không nên mua, bán lúc đáng nhẽ không nên bán, mua bán quá nhiều như con bạc khát nước, v.v. Đầu tư cũng như là đẽo cầy giữa đường, nếu cứ nghe theo hết người này đến người khác, thì không đẽo thành cái gì cả.
  6. Trong lúc thực hiện đầu tư cũng có thể có nhiều sai phạm (đặt lệnh nhầm, tính toán sai, v.v.) Cách phòng chống: - Xây dựng trước các tình huống có thể xảy ra, và tính trước là nếu gặp tình huống nào thì xử lý thế nào, để khỏi hoang mang thụ động - Kỷ luật trong đầu tư: có chiến lược và qui trình rõ ràng, và tuân thủ theo nó, không đầu tư theo cảm tính, theo tham lam hay sợ hãi. - Có kiểm soát: cần có người kiểm soát (nếu một mình đầu tư thì không có ai kiểm soát, làm bậy cũng không ai ngăn chặn, dễ xảy ra các hành động điên rồ gây thiệt hại) - Biết mình đang làm gì, tin tưởng vào việc mình làm, không để người ngoài kích động. - Những người phân tích đầu tư phải giữ được khách quan trong phân tích, không bị cái trạng thái đầu tư làm mất khách quan, trở nên wishful thinking. (Để tăng tính khách quan, thì người phân tích và người thực hiện đầu tư phải là 2 người khác nhau). Rủi ro về chiến lược: Rủi ro về mô hình phân tích: Rủi ro về chi phí cho đầu tư: Tỏng hợp các qui tắc quản lý rủi ro Sử dụng chứng khoán phái sinh để quản lý rủi ro Chứng khoán phái sinh là một công cụ rất hữu hiệu để quản lý rủi ro trong đầu tư. Nhưng cần chú ý rằng, nếu dùng không đúng cách, thì không những nó không làm giảm rủi ro, mà trái lại có thể làm tăng rủi ro lên gấp bội. Stress Tests Stress test có nghĩa là làm các phép thử giả dụ trong các tình huống rất xấu xảy ra thì tài khoản sẽ ra sao. Ví dụ như một nhà băng cho vay thế chấp bất động sản. Nếu giá nhà đất giảm 50% thì sao, có gây thiệt hại đến mức phá sản nhà băng không ? Đối với danh mục đầu tư: trong trường hợp mà thị trường đi xuống 50% thì sao ? 70% thì sao ? Tài khoản có thể chịu đựng nổi tình huống xấu đến vật không ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2