QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ<br />
TIẾN TRÌNH CHỨNG CHỈ RỪNG Ở VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ<br />
TIẾN TRÌNH CHỨNG CHỈ RỪNG Ở VIỆT NAM<br />
<br />
TS. Đào Công Khanh1<br />
P. Viện trưởng Viện QLRBV và CCR<br />
<br />
Hệ thống quản lý lâm nghiệp bao gồm hệ thống quản lý Nhà nước về rừng, đất<br />
rừng và hoạt động lâm nghiệp, ngoài nhiệm vụ tạo ra một vùng sản xuất và cung cấp<br />
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của ngành phục vụ nhu cầu trong nước và xuất<br />
khẩu, các Công ty lâm nghiệp, các chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế còn có trách<br />
nhiệm xây dựng những khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng, cải thiện môi trường sinh thái,<br />
tạo ra nguồn thu nhập kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư sống trong vùng<br />
rừng. Trong những thập niên gần đây, nhân loại đứng trước thảm họa suy thoái môi<br />
trường trên toàn cầu nên đã đề ra nhiều giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phục hồi môi<br />
trường.<br />
Chứng chỉ rừng (CCR) được coi là công cụ mềm để thiết lập Quản lý rừng bền<br />
vững nhằm vừa đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo các mục<br />
tiêu về môi trường và xã hội. Để đảm bảo rừng sản xuất được quản lý bền vững, trước hết<br />
các cơ sở sản xuất kinh doanh rừng phải đạt "Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững". Để xác<br />
nhận Quản lý rừng bền vững, phải tổ chức đánh giá và cấp Chứng chỉ rừng. Lợi ích của<br />
cấp chứng chỉ là sản phẩm từ rừng có tính cạnh tranh cao trên những thị trường và đặc<br />
biệt là coi trọng bảo vệ rừng và môi trường. Một trong những mục tiêu của Chiến lược<br />
lâm nghiệp Quốc gia đến năm 2020 là: phải có 30% rừng sản xuất được cấp chứng chỉ và<br />
xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD trong đó có 7 tỷ USD là đồ gỗ. Vì vậy vấn đề Quản lý rừng bền<br />
vững và Chứng chỉ rừng tại Việt Nam là vấn đề cấp thiết cần giải quyết hơn bao giờ hết.<br />
Quản lý rừng bền vững (QLRBV) là chương trình của cộng đồng quốc tế do<br />
những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chế biến, tiêu thụ gỗ cam kết chỉ sử dụng và lưu<br />
thông trên mọi thị trường thế giới những sản phẩm gỗ nào được khai thác hợp pháp từ các<br />
khu rừng đã được quản lý bền vững. Muốn vậy, chứng chỉ rừng và chứng chỉ gỗ được áp<br />
dụng như là một công cụ hữu hiệu để buộc mọi chủ rừng/đơn vị quản lý rừng đảm bảo<br />
quản lý rừng bền vững về cả 3 phạm trù: kinh tế, môi trường và xã hội.<br />
Những năm vừa qua, hợp tác về lâm nghiệp trong khối ASEAN tập trung chủ yếu<br />
vào quá trình Quản lý rừng bền vững, đây là động lực kích thích các chủ rừng phấn đấu<br />
để đạt được chứng chỉ rừng với quyền xuất khẩu vào mọi thị trường quốc tế, đồng thời<br />
được hưởng giá trị kinh tế cao hơn so với gỗ bán trong nước. Có thể coi Chứng chỉ rừng<br />
như là chứng chỉ ISO-9000, ISO-1400 nhưng đặc thù cho các doanh nghiệp quản lý kinh<br />
doanh rừng, sản xuất gỗ và lâm sản. Chính vì vậy tổ chức cấp Chứng chỉ rừng phải là các<br />
<br />
<br />
1<br />
Bài viết có sử dụng tư liệu, bài giảng, bài viết của Viện QLRBV và Chứng chỉ rừng, của một số tác giả: Nguyễn<br />
Ngọc Lung, ... và một số tác giả khác.<br />
<br />
2<br />
tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế mới đảm bảo tính khách quan, công bằng và<br />
các tổ chức cấp chứng chỉ phải dựa trên bộ tiêu chuẩn có đủ các tiêu chí Quản lý rừng<br />
bền vững tương đương nhau ở mọi vùng cả về kinh tế, môi trường và xã hội.<br />
Hiện nay Việt Nam là một trong số các quốc gia đã có hệ thống quản lý rừng khá<br />
hoàn chỉnh về chính sách, thể chế, tổ chức quản lý và phân cấp quản lý. Song, cũng là<br />
giai đoạn chuyển mạnh từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội; chuyển lâm<br />
nghiệp khai thác lâm sản là chính, sang sử dụng tổng hợp rừng với cả 3 chức năng kinh<br />
tế, môi trường, xã hội theo các tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản trị<br />
rừng thế giới (FSC) hay Chương trình Chứng chỉ rừng châu Âu (PEFC) đang được sự<br />
ủng hộ mạnh mẽ trên thế giới. Quản lý rừng bền vững là sự đóng góp của ngành lâm<br />
nghiệp đối với sự phát triển, và sự phát triển đó đã mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và<br />
xã hội, đồng thời cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai.<br />
1. Các khái niệm<br />
1.1. Quản lý rừng<br />
Khoa học về quản lý rừng đã được hình thành từ cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ 19.<br />
Ban đầu chỉ chú trọng đến khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục; khi gỗ có giá trị<br />
thương mại trao đổi lớn. Chủ rừng muốn có nhiều lãi suất bằng cách nâng cao năng suất,<br />
sản lượng gỗ trên một đơn vị diện tích; trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật tạo rừng, nuôi<br />
dưỡng, khai thác, thương mại dần dần trở thành các môn khoa học được nghiên cứu áp<br />
dụng.<br />
Suốt thế kỷ XIX và gần hết thế kỷ XX, khoa học quản lý rừng luôn nhằm mục tiêu<br />
sản lượng ổn định, nghĩa là năm sau không ít hơn năm trước; từ đó các lý thuyết về điều<br />
chỉnh sản lượng theo diện tích, theo cấp năng suất để hàng năm có thu hoạch gỗ, thu nhập<br />
đồng đều đã được xây dựng, phát triển cho môn quản lý /quy hoạch rừng 2 (Forest<br />
management). Việt Nam, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và Chính phủ đã<br />
chỉ đạo ngành lâm nghiệp tăng cường nghiên cứu và áp dụng các thành tựu của khoa học<br />
quản lý rừng nhằm giữ vững sản lượng khai thác ổn định và không lạm dụng vào nguồn<br />
tài nguyên rừng.<br />
1.2. Quản lý rừng bền vững<br />
Nửa cuối của thế kỷ XX, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công<br />
nghệ, môi trường, con người chờ đợi ở rừng nhiều hơn nữa các khả năng cung ứng không<br />
chỉ về gỗ, lâm sản ngoài gỗ mà còn các chức năng bảo vệ môi trường như: phòng hộ<br />
nguồn nước, chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục thẩm mỹ, môi trường<br />
v.v.. môn quản lý rừng đã giao thoa với nhiều môn khoa học khác và cũng do vậy mang<br />
nhiều tên khác nhau như: quản lý rừng, điều chế rừng, quy hoạch rừng, thiết kế kinh<br />
doanh rừng. Ở Việt Nam, những năm 80 – 90 của thế kỷ 20, các đơn vị quản lý rừng tự<br />
nhiên (Lâm trường, các đơn vị làm kinh tế lâm nghiệp...) đều phải xây dựng Phương án<br />
điều chế rừng (Kế hoạch quản lý). Tuy nhiên các phương án điều chế rừng hay quy hoạch<br />
<br />
<br />
2<br />
Phạm Hoài Đức, Nguyễn Ngọc Lung – 2012. Bài giảng Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng<br />
<br />
3<br />
rừng vẫn tập trung vào mục tiêu lợi dụng tài nguyên rừng là chính, tất cả các hoạt động<br />
quản lý rừng đều xoay quanh mục tiêu khai thác gỗ, phát triển kinh tế đất nước nói chung<br />
và của đơn vị nói riêng.<br />
Cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và phát triển kinh tế - xã hội, quản lý<br />
rừng đã chuyển từ quản lý kinh doanh gỗ sang quản lý kinh doanh nhiều mặt tài nguyên<br />
rừng, quản lý hệ sinh thái rừng và cuối cùng là Quản lý rừng bền vững trên cơ sở các tiêu<br />
chuẩn, tiêu chí được xác lập chặt chẽ, toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi<br />
trường. Quản lý rừng bền vững đòi hỏi chủ rừng phải lập Kế hoạch quản lý rừng chi tiết,<br />
rõ ràng và giám sát chặt chẽ các hoạt động lâm nghiệp. Tất cả các hoạt động từ xây dựng,<br />
phát triển rừng đều tuân theo kế hoạch được lập, trong đó kế hoạch khai thác gỗ và bảo<br />
vệ môi trường giữ vai trò quan trọng. Đã có một thời gian dài các Công ty lâm nghiệp chỉ<br />
tập trung vào mục tiêu kinh tế, đạt được khối lượng khai thác đã đặt ra, ít hoặc không<br />
quan tâm tới vai trò của rừng trong phát triển xã hội và đặc biệt là bảo vệ môi trường của<br />
địa phương. Để đảm bảo rừng sản xuất được quản lý bền vững, trước hết các cơ sở sản<br />
xuất kinh doanh rừng phải đạt "Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững".<br />
Mục tiêu chính của Quản lý rừng bền vững là “Quản lý những lâm phần (khu<br />
rừng) ổn định, nhằm đạt được những mục tiêu quản lý đã đề ra, đảm bảo sản xuất liên tục<br />
được những sản phẩm và dịch vụ của rừng như mong muốn, mà không làm giảm đáng kể<br />
những giá trị và năng suất trong tương lai của rừng và không gây ra những tác động<br />
không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội”3. Hiện tại, việc chuyển đổi từ<br />
quản lý rừng truyền thống sang Quản lý rừng bền vững đang được thúc đẩy một cách<br />
mạnh mẽ.<br />
Về lý luận cũng như thực tiễn, Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt<br />
Nam vẫn còn khá mới mẻ, còn có nhiều khoảng trống chưa được đề cập. Mặc dù, đã có<br />
khoảng xấp xỉ 140.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, nhưng hầu như diện tích được<br />
cấp chứng chỉ là rừng trồng và được triển khai một cách tự phát từ một số doanh nghiệp<br />
có tiềm năng. Về quản lý rừng tự nhiên ở Việt Nam cho đến nay mới chỉ xây dựng được<br />
10 mô hình thí điểm về Quản lý rừng bền vững rừng tự nhiên là rừng sản xuất. Đến tháng<br />
5 năm 2015, mới có 2 mô hình QLRBV của Công ty Lâm nghiệp Đắc Tô, tỉnh Kon Tum<br />
(16.300 ha) và Công ty lâm nghiệp Nam Trường Sơn thuộc Tổng công ty Lâm Nông<br />
Công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình (34.000 ha) được cấp chứng chỉ FSC. Vậy Quản<br />
lý rừng bền vững là gì?<br />
Định nghĩa quản lý rừng bền vững:<br />
Với chủ rừng có được các điều kiện thuận lợi: rừng sinh trưởng tốt, năng suất cao,<br />
ít bị sâu bệnh hại hay cháy rừng, cây rừng không bị chặt trộm, đất rừng không bị xói mòn<br />
hay thoái hóa v.v; bên cạnh đó lại có kế hoạch quản lý khoa học biết phát huy những lợi<br />
thế do thiên nhiên mang lại, tuân thủ pháp luật, do đó đạt hiệu quả kinh tế cao và thực<br />
hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và cộng đồng địa phương; việc duy trì nghề<br />
<br />
<br />
3<br />
Theo ITTO<br />
<br />
4<br />
rừng hoàn toàn thuận lợi. Nhưng ngược lại, có chủ rừng khác lại không đạt được như vậy<br />
vì rừng xấu, hiệu quả kinh tế kém, đất rừng ngày càng bị thoái hóa hoặc khô cằn, không<br />
có một kế hoạch quản lý hiệu quả, công việc sản xuất kinh doanh rừng gặp nhiều trở<br />
ngại, thậm chí có thể phải ngừng lại. Chủ rừng thứ nhất quản lý rừng tốt hơn, việc sản<br />
xuất kinh doanh được duy trì “bền vững” hơn chủ rừng thứ hai, từ đó mà xuất hiện cách<br />
gọi “Quản lý rừng bền vững” (QLRBV); ngược lại với cách quản lý kém hiệu quả, được<br />
gọi là “Quản lý rừng không bền vững”.<br />
Khó có thể có một định nghĩa chung về Quản lý rừng bền vững được mọi người<br />
nhất trí, nhưng chung quy các định nghĩa đều thống nhất là Quản lý rừng bền vững phải<br />
đảm bảo ba mục tiêu cơ bản là:<br />
a) Giữ vững sản xuất lâm nghiệp ổn định và phát triển lâu dài, đạt hiệu quả kinh tế<br />
cao;<br />
b) Bảo vệ và duy trì được diện tích và năng suất của rừng, không gây ô nhiễm môi<br />
trường sống;<br />
c) Góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của địa phương như tạo công ăn<br />
việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập v.v..<br />
Theo định nghĩa của Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) thì “Quản lý rừng bền<br />
vững là quá trình quản lý những lâm phần (khu rừng) ổn định nhằm đạt được một hoặc<br />
nhiều mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục<br />
những sản phẩm và dịch vụ rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và<br />
năng suất của rừng trong tương lai và không gây ra những tác động xấu đối với môi<br />
trường tự nhiên và xã hội.<br />
Còn Tiến trình Helsinki của EU có định nghĩa như sau: “Quản lý rừng bền vững<br />
là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và cường độ phù hợp để duy trì đa dạng<br />
sinh học, năng suất, khả năng tái sinh và sức sống của rừng, và duy trì tiềm năng của<br />
rừng trong việc thực hiện, hiện tại và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và<br />
xã hội của rừng ở cấp địa phương, quốc gia, và toàn cầu, và không gây ra những tác<br />
động xấu đối với các hệ sinh thái khác”.<br />
Như vậy, có thể hiểu Quản lý rừng bền vững là cách quản lý đảm bảo được các lợi<br />
ích lâu dài, bền vững về kinh tế, xã hội, và môi trường cho con người cả ở thế hệ hiện tại<br />
và các thế hệ của con cháu trong tương lai.<br />
1.3. Chứng chỉ rừng là gì?<br />
Cộng đồng quốc tế, Chính phủ và các cơ quan chính phủ, các tổ chức môi trường,<br />
xã hội v.v. đòi hỏi các chủ sản xuất kinh doanh rừng phải chứng minh rằng rừng của họ<br />
đã được quản lý bền vững. Người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi các sản phẩm lưu<br />
thông trên thị trường phải được khai thác từ rừng đã được quản lý bền vững. Người sản<br />
xuất muốn chứng minh rằng các sản phẩm rừng của mình đặc biệt là gỗ, được khai thác<br />
từ rừng đã được quản lý một cách bền vững. Chứng chỉ rừng được coi là công cụ mềm để<br />
thiết lập quản lý rừng bền vững nhằm vừa đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển kinh<br />
tế, vừa đảm bảo các mục tiêu về môi trường và xã hội. Để xác nhận Quản lý rừng bền<br />
vững thì phải tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ rừng.<br />
<br />
5<br />
Vì vậy: Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản lý<br />
rừng được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về Quản lý rừng bền vững do tổ chức<br />
chứng chỉ hoặc tổ chức được uỷ quyền chứng chỉ cấp.<br />
Như vậy Quản lý rừng bền vững là mục tiêu, còn Chứng chỉ rừng như là một trong<br />
những công cụ hay biện pháp chủ yếu để đạt mục tiêu đó. Có hai loại chứng chỉ chính áp<br />
dụng cho các khu rừng đạt tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững và các sản phẩm lâm<br />
nghiệp được chế biến, hình thành từ nguồn nguyên liệu gỗ có chứng chỉ, đó là:<br />
i) Chứng chỉ FM/CoC (Forest Management Certificate) – Chứng nhận Quản lý rừng:<br />
là chứng nhận cấp cho một hoặc các khu rừng xác định đã tuân thủ, đáp ứng đầy đủ<br />
các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội từ<br />
lúc trồng, quản lý đến khâu khai thác.<br />
ii) Chứng chỉ CoC (Chain of Custody Certificate) – Chứng nhận “Chuỗi hành trình<br />
sản phẩm”: là giấy chứng nhận cấp cho các tổ chức đã chứng minh được các sản phẩm<br />
chế biến từ gỗ được giao dịch từ các nguồn gốc đã được cấp chứng nhận, các sản<br />
phẩm này có thể sử dụng nhãn FSC và dấu chứng nhận của tổ chức Chứng nhận.<br />
Bên cạnh đó còn có chứng chỉ gỗ có kiểm soát (CW – Controlled Wood). Là<br />
chứng chỉ xác nhận gỗ hoặc vật liệu gỗ có một xác suất thấp đối với các loại gỗ từ các<br />
nguồn không thể chấp nhận bao gồm: i) Gỗ khai thác trái phép; ii) Gỗ khai thác trong<br />
phạm vi các quyền của truyền thống và dân sự; iii) Gỗ khai thác từ các khu rừng trong đó<br />
các giá trị bảo tồn cao đang bị đe dọa bởi các hoạt động quản lý; iv) Gỗ khai thác trong<br />
các khu rừng được chuyển đổi từ rừng tự nhiên và bán tự nhiên thành rừng trồng hoặc đất<br />
không có rừng; v) Gỗ từ rừng, trong đó có loài biến đổi di truyền mới được trồng. Gỗ có<br />
kiểm soát dùng để trộn với gỗ có chứng chỉ FM (FM Mix) khi chế biến thành sản phẩm.<br />
Tính đến cuối năm 2014, các chủ rừng, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu<br />
nước ta mới chỉ được cấp 374 chứng chỉ CoC và 136.706 ha rừng được cấp chứng chỉ<br />
FM. Con số này thực sự là quá ít ỏi so với diện tích rừng hiện có ở nước ta. Phần lớn các<br />
hoạt động quản lý rừng của các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp vẫn chưa đạt được các tiêu<br />
chuẩn tối thiểu theo quy định để được FSC cấp chứng chỉ. Cơ sở để FSC (Hội đồng quản<br />
trị rừng thế giới – Forest Stewardship Coucil) chứng nhận quản lý rừng cho chủ rừng là<br />
Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững gồm 10 nguyên tắc (P – Principle) và 56 tiêu chí (C<br />
– Criteria). Trong đó các tiêu chí liên quan đến xã hội bao gồm: 1.2, 1.4, 1.5 (Nguyên tắc<br />
1); 2.1, 2.2, 2.3 (Nguyên tắc 2); 3.1, 3.2, 3.4 (Nguyên tắc 3) và 4.1, 4.2, 4.3, 4.5 (Nguyên<br />
tắc 4). Các tiêu chí liên quan đến môi trường gồm: 6.1, 6.2, 6.5, 6.6, 6.7, 6.9, 6.10<br />
(Nguyên tắc 6); 9.1, 9.2, 9.3 (Nguyên tắc 9); 10.2, 10.3, 10.4, 10.5, 10.6, 10.7, 10.9<br />
(Nguyên tắc 10). Các tiêu chí còn lại là phức hợp của 3 nhóm Kinh tế, Xã hội và Môi<br />
trường.<br />
Người tiêu dùng thể hiện thái độ tích cực với rừng thông qua việc sử dụng các sản<br />
phẩm từ gỗ có chứng chỉ rừng và tẩy chay các mặt hàng không có nguồn gốc xuất xứ.<br />
Quá trình sản xuất các sản phẩm trên từ khâu khai thác đến sản phẩm và tiêu thụ cần trải<br />
qua nhiều bước bao gồm khai thác, chế biến, phân phối và tiêu thụ được gọi là chuỗi<br />
hành trình sản phẩm (Chain of Custody - CoC). Bằng cách kiểm định từng bước trong<br />
<br />
6<br />
quá trình này, chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm đảm bảo với khách hàng rằng các sản<br />
phẩm đã được chứng chỉ mà họ mua thực sự có nguồn gốc từ khu rừng đã được chứng<br />
chỉ. Sản phẩm của các công ty đã được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm cũng được<br />
mang nhãn FSC.<br />
2. Nội dung quản lý rừng bền vững.<br />
Các bộ tiêu chuẩn QLRBV khác nhau thường có sự khác nhau về những nội dung cụ<br />
thể, nhưng nhìn chung đều bao gồm những phần sau đây:<br />
a) Tuân thủ luật pháp.<br />
Quyền sử dụng đất hợp pháp trên diện tích mà chủ rừng đang quản lý;<br />
Tuân thủ đầy đủ luật pháp hiện hành và các quy định dưới luật của Nhà nước<br />
về các lĩnh vực liên quan đến sản xuất kinh doanh rừng.<br />
b) Đảm bảo duy trì sản xuất tối ưu, hiệu quả kinh tế cao.<br />
Có kế hoạch quản lý phù hợp, hiệu quả;<br />
Năng suất, chất lượng sản phẩm rừng bền vững;<br />
Rừng được bảo vệ tốt, an toàn;<br />
Kiểm tra, giám sát hiệu quả; quản lý và điều chỉnh kế hoạch phù hợp;<br />
Đa dạng hóa sản phẩm rừng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng.<br />
c) Tôn trọng lợi ích của công nhân, người dân và cộng đồng địa phương.<br />
Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động;<br />
Thực hiện lấy ý kiến đóng góp của các bên liên quan nhằm cải thiện chất lượng<br />
các hoạt động quản lý của đơn vị;<br />
Có đánh giá tác động kinh tế, xã hội và có biện pháp khắc phục những tác động<br />
tiêu cực trong quá trình quản lý rừng và đất rừng;<br />
Tôn trọng tập tục, văn hóa và các quyền theo phong tục tập quán truyền thống<br />
của cộng đồng địa phương;<br />
Có đóng góp cho phúc lợi, an sinh xã hội trong khu vực.<br />
d) Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.<br />
Đánh giá tác động môi trường được thực hiện và khắc phục những tác động<br />
xấu có thể có do các hoạt động quản lý rừng gây ra;<br />
Bảo vệ các loài cây, con quý hiếm;<br />
Bảo vệ các hệ sinh thái trong khu vực;<br />
Sử dụng phân bón, hóa chất an toàn với môi trường;<br />
Có quy chế xử lý chất thải.<br />
e) Những nội dung liên quan đến rừng trồng.<br />
Không chuyển rừng tự nhiên thành rừng trồng;<br />
Chọn loài cây trồng phù hợp, an toàn sinh thái;<br />
Có quy chế bảo vệ đất chống xói mòn, thoái hóa;<br />
Có biện pháp phòng trừ sâu bệnh, cháy rừng;<br />
Dành một phần diện tích đang quản lý cho phục hồi rừng tự nhiên.<br />
<br />
<br />
7<br />
3. Tại sao phải quản lý rừng bền vững?<br />
Quản lý rừng bền vững là một bộ phận của phát triển bền vững, nghĩa là sự phát<br />
triển có hiệu quả về kinh tế, không gây tác hại đến môi trường sống (kẻ cả của người và<br />
các loài sinh vật) và có đóng góp thiết thực cho giải quyết các vấn đề xã hội cả cho hiện<br />
nay và mãi mãi về sau. Phát triển bền vững là một yêu cầu cấp bách hiện nay của toàn thế<br />
giới, vì trong quá khứ và hiện tại, sự phát triển không bền vững đã và đang làm suy giảm<br />
nghiêm trọng tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường sống, đe dọa sự sống còn của<br />
chính con người.<br />
Hiện nay, trên phạm vi toàn thế giới cũng như từng quốc gia, quản lý rừng không<br />
bền vững đã và đang là nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ngày một giảm, năng<br />
suất chất lượng rừng ngày càng kém, nhiều loài cây rừng và động vật hoang dã ngày càng<br />
ít hoặc tuỵệt chủng; môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng như lũ lụt, khô hạn, xói mòn<br />
đất ngày một gia tăng; đời sống của người dân nhất là ở các cộng đồng địa phương sống<br />
trong và gần rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với quản lý rừng trồng, nếu chọn loài cây<br />
trồng không phù hợp có thể làm xói mòn đất, rừng bị sâu bệnh, năng suất kém; không<br />
giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong quản lý rừng sẽ dẫn đến khai thác trộm hoặc lấn<br />
chiếm đất rừng, cường độ khai thác không hợp lý dẫn đến làm mất khả năng tái sinh của<br />
rừng, v.v. Cần thực hiện quản lý rừng bền vững vì:<br />
a) Động lực nội bộ.<br />
Cần giữ vững và phát triển sản xuất lâm nghiệp lâu dài, tăng thu nhập từ rừng,<br />
hiệu quả kinh tế cao là mong muốn của các chủ rừng. Tuy nhiên, nghề rừng có rất nhiều<br />
khó khăn như các chủ rừng ở nông thôn miền núi thường là nghèo, thiếu vốn đầu tư và kỹ<br />
thuật, đất trồng rừng thường là loại xấu, đòi hỏi đầu tư cao, cây rừng lại lâu năm mới cho<br />
thu nhập, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, môi trường xã hội phức tạp đòi hỏi<br />
chi phí bảo vệ cao, thiên tai dịch bệnh nhiều v.v. Nhưng đối với các hộ chỉ có thể sống<br />
được bằng nghề rừng thì không có con đường nào khác ngoài việc phải duy trì và phát<br />
triển nghề rừng để có thu nhập cao, ổn định và có đủ nguồn lực tái đầu tư . Thực hiện tiêu<br />
chuẩn Quản lý rừng bền vững là điều kiện chủ yếu giúp chủ rừng đạt được mục tiêu này.<br />
b) Nguyên nhân bên ngoài.<br />
Chủ rừng thực hiện Quản lý rừng bền vững sẽ được cấp chứng chỉ, nên được bán<br />
sản phẩm ở các thị trường đòi hỏi có chứng chỉ và được giá cao hơn. Ở nhiều thị trường<br />
quốc gia và quốc tế người ta từ chối mua các sản phẩm rừng không có chứng chỉ QLRBV<br />
ngay cả khi bán với giá rẻ. Đây là “áp lực thị trường”, buộc các nhà sản xuất gỗ và sản<br />
phẩm từ gỗ phải thực hiện QLRBV nếu muốn tiếp tục sản xuất kinh doanh. Mặc dù xu<br />
hướng này chỉ mới xuất hiện vào đầu những năm 1990, nhưng nay đã lan rộng ra nhiều<br />
khu vực rộng lớn, nhất là những thị trường tiêu thụ gỗ chủ yếu như Tây Âu, Bắc Mỹ và<br />
các nước công nghiệp phát triển.<br />
4. Tại sao cần chứng chỉ rừng?<br />
Ngày nay toàn thế giới ngày càng quan tâm đến tình trạng diện tích và chất lượng<br />
rừng ngày một suy giảm, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và khả năng cung cấp sản<br />
phẩm rừng cho phát triển bền vững cũng như nhu cầu hàng ngày của người dân. Vấn đề<br />
<br />
8<br />
cần được giải quyết là làm thế nào quản lý kinh doanh rừng phải vừa đảm bảo lợi ích<br />
kinh tế, đem lại lợi ích thiết thực cho các cộng đồng dân cư sống trong rừng, vừa không<br />
gây tác động xấu đến môi trường sống, tức là thực hiện được quản lý rừng bền vững. Như<br />
đã trình bày ở trên, có thể nói Chứng chỉ rừng là cần thiết vì:<br />
Cộng đồng quốc tế, chính phủ và các cơ quan chính phủ, các tổ chức môi trường,<br />
xã hội v.v. đòi hỏi các chủ sản xuất kinh doanh rừng phải chứng minh rằng rừng<br />
của họ đã được quản lý bền vững.<br />
Người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi các sản phẩm lưu thông trên thị trường<br />
phải được khai thác từ rừng đã được quản lý bền vững.<br />
Người sản xuất muốn chứng minh rằng các sản phẩm rừng của mình, đặc biệt là<br />
gỗ được khai thác từ rừng được quản lý một cách bền vững.<br />
Ngay từ thập kỷ 1990 Tổ chức gỗ nhiệt đới (International Tropical Timber<br />
Organization –ITTO) đã đề ra mục tiêu đến năm 2000 tất cả các sản phẩm rừng của nhóm<br />
các nước sản xuất thành viên phải có nguồn gốc từ rừng được quản lý bền vững. Năm<br />
1998 Liên kết Ngân hàng thế giới – Quỹ Bảo tồn thiên nhiên (WB –WWF) đề ra mục<br />
tiêu đến năm 2005 toàn thế giới có 200 triệu ha rừng, gồm 100 triệu ha rừng nhiệt đới và<br />
100 triệu ha rừng ôn đới, được chứng chỉ. Tính đến năm 2014, diện tích rừng được chứng<br />
chỉ bởi các quy trình chủ yếu trên toàn thế giới đã xấp xỉ 449,3 triệu ha cho 83 nước4.<br />
Như vậy là tổng số diện tích rừng được chứng chỉ đã vượt chỉ tiêu của Liên kết WB -<br />
WWF, nhưng diện tích rừng nhiệt đới được chứng chỉ còn rất nhỏ bé, còn rất xa so với<br />
mục tiêu.<br />
Chứng chỉ rừng bổ sung cho chính sách lâm nghiệp.<br />
Quản lý rừng thường chịu các tác động của:<br />
Luật pháp và chính sách về lâm nghiệp thông qua các quyết định, nghị định, thông<br />
tư, chỉ thị, hướng dẫn v.v. của Nhà nước và các hiệp định, công ước quốc tế, gọi<br />
chung là những công cụ cứng.<br />
Cơ chế thị trường, các hình thức khuyến khích vật chất, tuyên truyền vận động,<br />
khen thưởng v.v., gọi chung là những công cụ mềm.<br />
Chứng chỉ rừng, bao gồm cả gắn nhãn sản phẩm, dựa vào động lực thị trường là một<br />
công cụ mềm có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý rừng.<br />
Với Việt Nam, các cơ quan Nhà nước vừa đóng vai trò tạo điều kiện cho Chứng chỉ<br />
rừng vừa là đối tượng tác động của Chứng chỉ rừng. Các chủ rừng lớn là các công ty lâm<br />
nghiệp và Chứng chỉ rừng trước hết nhằm vào các đối tượng này. Vì vậy nếu Chính phủ<br />
không “bật đèn xanh” thì Chứng chỉ rừng sẽ không thể phát triển. Chính phủ có vai trò<br />
đặc biệt quan trọng về các mặt sau đây:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Joern Struwe, Ban Chính sách và Tiêu chuẩn (FSC), 4/2015. Bài giảng chuyển đổi Bộ tiêu chuẩn FSC V 5.0<br />
<br />
9<br />
Cam kết Chính sách Mục tiêu<br />
quốc tế lâm nghiệp phát triển<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quản lý Phong trào<br />
rừng môi trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thị trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Các nhân tố tác động vào quản lý rừng5<br />
<br />
Ban hành các chính sách phù hợp để chủ rừng có thể thực hiện tiêu chuẩn;<br />
Hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí cho cải thiện quản lý rừng, nhất là việc xây dựng kế<br />
hoạch quản lý dài hạn theo yêu cầu của tiêu chuẩn;<br />
Tăng cường truyền thông nâng cao hiểu biết về QLRBV và CCR;<br />
Tạo điều kiện xâm nhập thị trường gỗ quốc tế yêu cầu chứng chỉ;<br />
Hỗ trợ nâng cao năng lực cho Tổ công tác quốc gia (National Working Group) và<br />
các cơ quan chức năng trong việc xây dựng bộ tiêu chuẩn Chứng chỉ rừng Việt<br />
Nam và các hoạt động khuyến khích Chứng chỉ rừng.<br />
Chứng chỉ rừng làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.<br />
Thực tế đã chứng minh có thể sản xuất các sản phẩm rừng, đặc biệt là gỗ và các sản<br />
phẩm từ gỗ, mà không làm suy giảm tài nguyên rừng và gây tác hại đến môi trường sống<br />
nếu thực hiện Quản lý rừng bền vững. Khái niệm thương mại và phát triển bền vững<br />
được hình thành trên cơ sở cho rằng có thể sử dụng các biện pháp thương mại để kiểm<br />
soát một cách có hiệu quả các tác hại về môi trường: Phát triển một hệ thống thị trường<br />
chỉ chấp nhận tiêu thụ các sản phẩm có chứng chỉ an toàn môi trường. Cuối những năm<br />
1980 nhiều tổ chức phi chính phủ vận động tẩy chay gỗ rừng nhiệt đới để giảm nhu cầu<br />
trên thị trường thế giới. Sau đó chính quyền nhiều thành phố lớn ở Hà Lan, Đức, Hoa Kỳ<br />
<br />
5<br />
Nguồn: Cẩm Nang Ngành Lâm Nghiệp. Chương Chứng Chỉ Rừng, FSSP & GTZ 2006<br />
<br />
10<br />
cũng có lệnh cấm sử dụng gỗ rừng nhiệt đới trong những công trình xây dựng bằng vốn<br />
ngân sách do lo ngại làm suy kiệt rừng nhiệt đới. Đến năm 1990 Quốc hội Australia ban<br />
hành luật hạn chế nhập khẩu gỗ từ những nước không thực hiện QLRBV. Biện pháp cấm<br />
và tẩy chay thương mại và sử dụng gỗ rừng nhiệt đới cũng thường xuyên được thảo luận<br />
ở Hội đồng gỗ nhiệt đới quốc tế (International Tropical Timber Council - ITTC) trong<br />
suốt những năm 1988-1992. Nhiều thị trường rộng lớn Châu Âu và Bắc Mỹ bắt đầu thực<br />
hiện chính sách chỉ cho phép gỗ có chứng chỉ được tham gia. Đến đầu những năm 2000<br />
Nhóm G8 (các nước giầu nhất) tuyên bố các chính phủ thành viên cam kết tìm biện pháp<br />
đáp ứng những nhu cầu về gỗ và nguyên liệu giấy của mình chỉ từ những nguồn hợp pháp<br />
và bền vững. Những cam kết này sau đó đã trở thành chính sách của Tổ chức thương mại<br />
thế giới (WTO) và Liên minh Châu Âu (EU)6. Gần đây EU đã đề ra Kế hoạch hành động<br />
thi hành Luật lâm nghiệp, Quản trị và Thương mại, trong đó công cụ thương mại được<br />
coi là chìa khoá để thực hiện cam kết của các nước thành viên. Ở Việt Nam những doanh<br />
nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ và giấy hiện đang chịu áp lực rất lớn của thị trường đòi hỏi<br />
phải có Chứng chỉ rừng FSC. Trên thị trường nảy sinh vấn đề người tiêu dùng sản phẩm<br />
rừng đòi hỏi sản phẩm mà họ mua phải có nguồn gốc từ rừng đã được quản lý bền vững<br />
và người sản xuất muốn và phải chứng minh rừng của mình đã được quản lý bền vững.<br />
Chứng chỉ rừng độc lập cung cấp thông tin tin cậy cho người tiêu dùng về những yêu cầu<br />
mà họ quan tâm, tức là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy, đối với<br />
chứng chỉ rừng vấn đề quan trọng bậc nhất chính là độ tin cậy về đảm bảo tiêu chuẩn,<br />
tính độc lập và khách quan của tổ chức chứng chỉ7.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thị trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Rừng có Gắn nhãn<br />
chứng chỉ Chứng chỉ CoC sản phẩm<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mối quan hệ giữa Chứng chỉ rừng và thị trường8<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Phạm Hoài Đức, Nguyễn Ngọc Lung-2012; Bài giảng Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.<br />
7<br />
Phạm Hoài Đức, Nguyễn Ngọc Lung – 2012; Bài giảng Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng<br />
8<br />
Cẩm nang ngành Lâm nghiệp. Chương Chứng chỉ rừng. FSSP & GTZ 2006<br />
11<br />
Để thúc đẩy thương mại sản phẩm rừng có chứng chỉ, cần phải tăng cường chứng<br />
chỉ rừng và chứng chỉ CoC. Do nhu cầu về sản phẩm có chứng chỉ trên thị trường đang<br />
tăng nhanh, thế giới ngày càng tăng cường tẩy chay sản phẩm khai thác bất hợp pháp hay<br />
không an toàn môi trường, trong khi đó chứng chỉ rừng tiến triển rất chậm chạp ở nhiều<br />
nước đang phát triển nhiệt đới trong đó có Việt Nam, do trình độ quản lý rừng ở các nước<br />
này hãy còn rất thấp kém, chưa đạt tiêu chuẩn Chứng chỉ rừng. Đây cũng là tồn tại lớn<br />
nhất hiện nay của tất cả các quy trình Chứng chỉ rừng trên thế giới.<br />
Chứng chỉ rừng mang lại lợi ích gì?<br />
Những lợi ích chủ yếu do chứng chỉ rừng mang lại gồm:<br />
- Lợi ích kinh tế: Thực tế đã chứng minh, gỗ khai thác từ một khu rừng được cấp chứng<br />
chỉ Quản lý rừng (Chứng chỉ FM) có thể mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn gỗ khai thác<br />
từ rừng không hoặc chưa được cấp chứng chỉ. Nghiên cứu về mô hình Chứng chỉ rừng<br />
của nhóm hộ nông dân tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng trị cho thấy: Gỗ<br />
bán từ rừng đã có chứng chỉ FSC/FM cao hơn giá gỗ từ rừng không có chứng chỉ là<br />
24%/1 ha9. Tại vùng dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (WB3) do Ngân hàng thế giới tài<br />
trợ ở xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế cũng cho thấy các Nhóm hộ trồng rừng ở<br />
đây khi bán gỗ từ rừng có chứng chỉ FSC/FM thu nhập kinh tế cao hơn từ 28% đến 30%<br />
so với gỗ từ rừng không có chứng chỉ10.<br />
- Nâng cao lòng tin của người tiêu dùng: Người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi các sản<br />
phẩm lưu thông trên thị trường phải được khai thác từ rừng đã được quản lý bền vững. Vì<br />
vậy Chứng chỉ rừng giúp củng cố lòng tin của người mua hàng;<br />
- Đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường tốt hơn thông qua sự khác biệt do chứng chỉ<br />
rừng mang lại; Đặc biệt trong những năm gần đây các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ<br />
và châu Âu luôn đòi hỏi gỗ và sản phẩm từ gỗ khi thâm nhập thị trường này phải có<br />
Chứng chỉ. Đối với Việt Nam, hai thị trường này là đầu ra cực kỳ quan trọng đối với<br />
ngành chế biến khi hàng năm chúng ta xuất khẩu khoảng 75% sản phẩm lâm nghiệp vào<br />
hai thị trường nói trên;<br />
- Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng: Chứng chỉ rừng yêu cầu các chủ rừng phải tuân thủ các<br />
nguyên tắc, tiêu chí về Quản lý rừng bền vững. Bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học,<br />
phục hồi, các giá trị bảo tồn cao, nước, giảm phát thải carbon; giám sát hoạt động sử<br />
dụng hóa chất, sinh vật biến đổi gen, chuyển đổi rừng trong các hoạt động quản lý của<br />
mình.<br />
- Xã hội: Bảo đảm sức khỏe và an ninh xã hội, phát triển quyền các dân tộc bản địa,<br />
quyền cộng đồng và người lao động.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Dương Duy Khánh, 2011. Nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản<br />
xuất tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quẩng Trị.<br />
10<br />
Đào Công Khanh, 2014 (GFA Mission). Kết quả điều tra, đánh giá định kỳ Chứng chỉ rừng theo nhóm hộ tại dự<br />
án WB3.<br />
12<br />
- Hệ thống cấp chứng chỉ được thừa nhận để giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn về<br />
quản lý rừng có trách nhiệm và định giá các dịch vụ hệ sinh thái . Điều này giúp cho<br />
nguồn tài nguyên xanh sẽ không bị lạm dụng bởi con người;<br />
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu của chủ rừng: Chứng minh rằng các sản phẩm từ rừng<br />
của mình đặc biệt là gỗ, được khai thác từ các khu rừng đã được quản lý một cách bền<br />
vững. Một hệ thống dán nhãn sản phẩm mang lại lợi ích cho đơn vị quản lý rừng có trách<br />
nhiệm.<br />
5. Hiện trạng và quá trình phát triển của Quản lý rừng bền vững và Chứng<br />
chỉ rừng.<br />
5.1. Trên thế giới<br />
Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, nhân loại đứng trước thảm hoạ suy thoái<br />
môi trường trên toàn cầu nên đã đề ra nhiều giải pháp bảo vệ và phục hồi môi trường,<br />
trong đó có phong trào quản lý rừng bền vững. QLRBV là sáng kiến của cộng đồng quốc<br />
tế do những người chế biến, tiêu thụ gỗ cam kết chỉ sử dụng và lưu thông trên mọi thị<br />
trường thế giới những sản phẩm gỗ nào được khai thác hợp pháp từ các khu rừng đã được<br />
quản lý bền vững. Muốn vậy, chứng chỉ rừng và chứng chỉ gỗ được áp dụng như là một<br />
công cụ hữu hiệu để buộc mọi chủ rừng đảm bảo quản lý rừng bền vững về cả 3 phạm<br />
trù: kinh tế, môi trường, xã hội.<br />
Tính đến đầu năm 2015, toàn thế giới đã có 449,9 ha rừng đạt tiêu chuẩn Quản lý<br />
rừng bền vững và được cấp chứng chỉ bởi mọi hệ thống. Chủ yếu là hệ thống Chứng chỉ<br />
FSC và PEFC. Trong đó riêng chứng chỉ FSC đã cấp cho 83 nước với 1,292 triệu chứng<br />
chỉ FM/CoC và 28.964 chứng chỉ CoC. Nước đứng đầu về diện tích rừng được cấp chứng<br />
chỉ Quản lý rừng bền vững là Canada với 23 triệu ha và đứng thứ hai là Nga với diện tích<br />
được cấp chứng chỉ là 21 triệu ha. Các quy trình Chứng chỉ rừng gồm quy trình Quốc tế<br />
như: FSC, PEFC, SFI...và các quy trình Quốc gia như: MTCC (của Malaysia), LEI (của<br />
Indonesia).<br />
Vùng châu Á – Thái Bình Dương có 12.329.519 ha được cấp chứng chỉ; hiếm 6.75<br />
% diện tích chứng chỉ toàn cầu với 18 nước tham gia. Trong đó đứng đầu là Trung Quốc<br />
với 3.413.857 ha và thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ (phần lãnh thổ châu Á) với 2.346.799 ha.<br />
Về chứng chỉ CoC: Có 28.640 chứng chỉ cho toàn cầu, khu vực châu Á – Thái<br />
Bình Dương đã được cấp 8.004 chứng chỉ chiếm 28% số chứng chỉ toàn cầu với số nước<br />
tham gia là 34 nước. Đứng đầu là Trung Quốc với 3.527 chứng chỉ và thứ hai là Nhật<br />
Bản với 1.114 chứng chỉ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Biểu đồ biểu diễn sự gia tăng Chứng chỉ CoC vùng châu Á – Thái Bình Dương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các hệ thống Chứng chỉ rừng Quốc tế đều tập trung xây dựng, phát triển và hoàn<br />
thiện các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ số nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ rừng trong<br />
hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đặc biệt đối với rừng tự nhiên;<br />
đảm bảo sự công bằng và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó cũng khuyến khích phát<br />
triển và sử dụng các sản phẩm từ rừng trồng, nhằm giảm sức ép đối với rừng tự nhiên trên<br />
cơ sở các tiêu chuẩn giám sát kỹ thuật (Nguyên tắc 10 – Rừng trồng).<br />
Xây dựng và phát triển các Bộ tiêu chuẩn Chứng chỉ rừng làm tăng lợi ích cấp<br />
chứng chỉ và phù hợp với các tiến trình quốc tế. Tăng cường khả năng áp dụng cho các<br />
đối tượng sử dụng tiêu chuẩn (Cơ quan cấp chứng chỉ/đối tượng có chứng chỉ). Việc cấp<br />
Chứng chỉ rừng có thể đóng góp cho các chương trình REDD+ quốc gia và chỉ ra cách<br />
thức thực hiện đảm bảo an toàn môi trường và xã hội. Xây dựng và phát triển các Bộ tiêu<br />
chuẩn Chứng chỉ rừng giúp giảm thiểu rủi ro từ các hoạt động của đơn vị quản lý rừng;<br />
vì:<br />
„Rủi ro‟ là khả năng một tác động tiêu cực không thể chấp nhận đuợc phát sinh từ<br />
bất kỳ hoạt dộng nào của Ðơn vị quản lý kết hợp dẫn tới mức độ nghiêm trọng của<br />
hậu quả.<br />
“Rủi ro” là chức năng của các tác động tiêu cực tiềm năng từ các hoạt động quản<br />
lý dối với giá trị xã hội, kinh tế và môi truờng trong và xung quanh Ðơn vị quản<br />
lý.<br />
Mức độ “rủi ro” phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội quốc gia và trong khu vực,<br />
loại rừng, loại thiên tai, mức dộ tham nhũng, các biện pháp lâm sinh, sự hiện diện<br />
của nguời dân bản dịa ở cấp độ trong nuớc và khu vực và tính dễ bị tổn thuơng của<br />
các giá trị môi truờng.<br />
5.2. Tại Việt Nam<br />
<br />
14<br />
Bối cảnh và tiến trình<br />
Việt Nam tham gia quá trình QLRBV từ năm 1998 tới nay, tuy diện tích rừng<br />
được cấp chứng chỉ FM và chứng chỉ Chuỗi hành trình sản phẩm chưa nhiều; nhưng<br />
được sự hưởng ứng của các từ Chính phủ, Bộ NN & PTNT và các Bộ chuyên ngành, các<br />
cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương, sự hăng hái tự nguyện của các chủ rừng, tiến<br />
trình Quản lý rừng bền vững đã đạt được một số tiến bộ đáng kể, đặc biệt là tại các vùng<br />
trồng và khai thác gỗ nguyên liệu, chế biến gỗ xuất khẩu.<br />
Song, nhiều trở ngại đặc thù của Việt Nam cũng xuất hiện, đó là quá trình chuyển<br />
đổi các chủ rừng quản lý theo cơ chế bao cấp nhà nước như một đơn vị sự nghiệp công<br />
ích lâm nghiệp sang hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật. Trước đây,<br />
đơn vị quản lý rừng đều thuộc Nhà nước, gọi là lâm trường quốc doanh (LTQD) và được<br />
thành lập theo kết cấu tổ chức hành chính với đa chức năng tại các vùng miền núi, dân<br />
tộc ít người, dân trí thấp, hạ tầng chưa mở mang. Ngoài việc quản lý rừng, khai thác gỗ<br />
còn được cấp kinh phí để giữ gìn an ninh, vận động nhân dân thực hiện mọi chính sách xã<br />
hội, văn hoá, y tế, giáo dục, khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng làng bản và cơ sở hạ<br />
tầng. Các chính sách tổ chức kinh doanh quản lý đều do Nhà nước chỉ đạo, cho phép, mà<br />
chính sách lại thay đổi quá nhiều, quá nhanh; từ một doanh nghiệp lâm nghiệp được kinh<br />
doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp trước 1980 chuyển sang chỉ được trồng rừng, bảo vệ<br />
rừng, bán cây đứng cho các doanh nghiệp khai thác vận chuyển và tách hoạt động chế<br />
biến xuất khẩu riêng ra thành công ty riêng, các kế hoạch trồng rừng, khai thác gỗ đều do<br />
Nhà nước cấp chỉ tiêu, rất nhiều khi lâm trường không được tự làm mà bắt buộc phải thuê<br />
khoán cho dân hoặc các doanh nghiệp khác tới làm. Từ đó lợi ích và động lực để chủ<br />
rừng quản lý rừng bền vững nhằm xin cấp chứng chỉ bị loại trừ. Giai đoạn này, nhiều lâm<br />
trường và cơ quan quản lý cấp tỉnh xây dựng lại cơ chế chính sách, giao quyền tự chủ kế<br />
hoạch, tự chủ tài chính cho lâm trường và quyết tâm đổi mới lâm trường thành doanh<br />
nghiệp lâm nghiệp sản xuất lâm sản theo Quyết định 187/TTg (1999) của Thủ tướng<br />
Chính phủ về đổi mới tổ chức và quản lý Lâm trường quốc doanh, và nghị quyết số<br />
28/NQTƯ của Bộ chính trị Trung ương Đảng về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển<br />
nông lâm trường quốc doanh. Sau nhiều năm thực hiện và đánh giá các chính sách đổi<br />
mới, chuyển đổi cơ chế quản lý11; Chính phủ đã ban hành các văn bản quan trọng nhằm<br />
thúc đẩy quá trình Quản lý rừng bền vững ở nước ta như: Quyết định về Quy chế Quản lý<br />
rừng (Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg); Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn<br />
2006 – 2020 (Quyết định 18/2007/QĐ-TTg); Quyết định phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và<br />
phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 (Quyết định số 18/2012/QĐ-TTg); Nghị định về<br />
“Sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm<br />
nghiệp (Nghị định số 118/2014/NĐ – CP). Các văn bản của Chính phủ đều nhấn mạng<br />
đến tầm quan trọng của Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng. Trên cơ sở định<br />
hướng và chỉ đạo của Chính phủ, bộ NN & PTNT cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo<br />
<br />
<br />
11<br />
Nguyễn Ngọc Lung, Ngô Đình Thọ - Quản lý rừng bền vững ở Việt Nam<br />
<br />
15<br />
các cơ quan trực thuộc thực hiện tiến trình Quản lý rừng bền vững hướng tới Chứng chỉ<br />
rừng. Đặc biệt, Quyết định số 2242/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thủ<br />
tướng Chính phủ về “Phê duyệt đề án tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai<br />
đoạn 2014-2020” và ngày 03 tháng 11 năm 2014, trên cơ sở các kinh nghiệm thực tế, bộ<br />
NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT “Hướng dẫn về Phương án<br />
Quản lý rừng bền vững”. Đây bắt đầu một giai đoạn “chuyển mình” thực sự về QLRBV<br />
và Chứng chỉ rừng đối với các chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế.<br />
Tháng 2 năm 1998 Tổ công tác quốc gia (National Working Group - NWG) về<br />
Quản lý rừng bền vững thuộc Cục Lâm nghiệp ra đời và hoạt động, đến năm 2000 được<br />
chuyển thành tổ chức NGO thuộc Hội KHKT LN VN theo quy chế thành viên FSC.<br />
NWG đã hoạt động theo hướng:<br />
Nâng cao nhận thức cho các cơ quan Nhà nước, chủ rừng và cộng đồng dân cư về<br />
Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.<br />
Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia tuân theo các nguyên tắc do FSC hướng dẫn và phê<br />
duyệt phù hợp chính sách tập quán quản lý rừng của Việt Nam.<br />
Hỗ trợ chủ rừng và cộng đồng dân cư thực thi Quản lý rừng bền vững và Chứng<br />
chỉ rừng thông qua các mô hình thử nghiệm tại các chủ thể chủ rừng là lâm trường<br />
quốc doanh, Công ty lâm nghiệp, hộ gia đình trồng rừng, liên doanh liên kết v.v..<br />
Hiện nay mục tiêu và hiệu quả của Quản lý rừng bền vững và đảm bảo rừng ổn<br />
định về diện tích lâm phận, cải thiện tốt nhất và bền vững về sản lượng và năng<br />
suất, đây chính là cải thiện khả năng hấp thụ và lưu trữ CO2 trong cây và rừng. Vì<br />
vậy cần có sự liên kết giữa hai hoạt động có một số mục tiêu, hiệu quả giao nhau<br />
để tăng tốc độ và sức mạnh. Việt Nam đã đưa Quản lý rừng bền vững – Chứng chỉ<br />
rừng thành chương trình trọng điểm của Chiến lược phát triển lâm nghiệp và thực<br />
thi 2 năm đầu.<br />
Tháng 5 năm 2006, Viện nghiên cứu Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ (SFMI)<br />
được thành lập theo quyết định ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Trung ương Hội khoa học<br />
và kỹ thuật Lâm nghiệp (Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam) trên cơ sở Tổ công tác Quốc<br />
gia và hoạt động theo điều lệ và Đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ được Bộ KH<br />
và Công nghệ phê duyệt. SFMI là một tổ chức phi chính phủ (NGO) phi lợi nhuận đầu<br />
tiên ở Việt Nam có hoạt động nghiên cứu Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng<br />
(100% nhân viên không hưởng lương từ ngân sách của Chính phủ, chỉ hưởng thù lao từ<br />
các dự án, công trình được thực hiện bởi SFMI). SFMI được Hội đồng quản trị rừng thế<br />
giới (FSC) coi là “Sáng kiến quốc gia” của Việt Nam. Với đội ngũ cán bộ khoa học đã và<br />
đang làm công tác quản lý, nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực và cơ quan khác nhau.<br />
Viện có mối quan hệ rộng rãi với các tổ chức quốc tế như WWF, IUCN, GEF, FSC,<br />
GIZ, SNV, FAO, IUFRO, NEPCon… Đặc biệt là với Hội đồng quản trị rừng thế giới<br />
(FSC), 8 cán bộ của Viện là thành viên chính thức của FSC từ năm 1998. Viện cũng có<br />
các hoạt động phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu và quản lý của Việt<br />
Nam: Học viện Khoa học lâm nghiệp (VAFS), Đại học Lâm nghiệp (VFU), Tổng cục<br />
Lâm nghiệp (VNFOREST), Đại học Tây Nguyên (HU), Viện Điều tra Quy hoạch rừng<br />
<br />
16<br />
(FIPI), Đại học Nông nghiệp, Trung tâm phát triển Nông thôn bền vững (SDR)....Trên<br />
40% thành viên của Viện được đào tạo và được cấp chứng chỉ “Người đánh giá rừng -<br />
Forest Auditor” của Trường quốc tế SSC Forestry Sweeden Svensk Scogs Certifiering<br />
AB tại Thụy Điển. Mặc dù không phải là tổ chức trực tiếp cấp chứng chỉ do FSC ủy<br />
quyền, nhưng với hoạt động tư vấn của mình Viện đã góp phần không nhỏ cho tiến trình<br />
Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam trong những năm qua và trong<br />
tương lại. Đặc biệt, với tư cách tư vấn Viện đã trực tiếp cùng với Tổng cục lâm nghiệp<br />
(VNFOREST) xây dựng lộ trình QLRBV & CCR cho ngành lâm nghiệp, đồng thời tư<br />
vấn và xây dựng Bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững Việt Nam (Kèm theo thông tư<br />
38/2014/TT-BNNPTNT). Các hoạt động của SFMI tập trung vào: 1) Hỗ trợ nâng cao<br />
nhận thức về Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng cho các chủ rừng; cung cấp các<br />
thông tin và tài liệu liên quan đến QLRBV và Chứng chỉ rừng; khảo sát đánh giá, xác<br />
định năng lực hiện tại của các chủ rừng và đưa ra những ý kiến tư vấn giúp chủ rừng lựa<br />
chọn, quyết định trong tiến trình hoạt động quản lý và 2) Cung cấp dịch vụ nâng cao năng<br />
lực quản lý cho các chủ rừng về kỹ thuật và quản lý; tư vấn hỗ trợ xây dựng Kế hoạch<br />
quản lý rừng/Phương án quản lý rừng; hỗ trợ đánh giá nội bộ, khắc phục lỗi không tuân<br />
thủ theo tiêu chuẩn Chứng chỉ rừng; tư vấn lựa chọn đơn vị cấp chứng chỉ Quốc tế; hỗ<br />
trợ quản lý Chứng chỉ và giám sát định kỳ.<br />
Lộ trình Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng<br />
Ngay từ năm 2006, Cục lâm nghiệp và Viện Quản lý rừng bền vững đã xây dựng và<br />
đưa ra lộ trình cho tiến trình QLRBV và CCR của Việt Nam. Lộ trình này được chia<br />
thành 6 bước:<br />
Bước 1. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (theo ASEAN, theo FSC), xây dựng chính sách,<br />
văn bản Quản lý rừng và Chứng chỉ rừng phù hợp FSC và VN;<br />
Bước 2. Nâng cao nhận thức cho chủ rừng, cộng đồng, cơ quan quản lý, các bên liên<br />
quan;<br />
Bước 3. Nâng cao năng lực quản lý cho chủ rừng, cộng đồng, cơ quan quản lý, các bên<br />
liên quan, thử nghiệm thử nghiệm rừng;.<br />
Bước 4. Đánh giá chất lượng Quản lý rừng, phân loại đối tượng chủ rừng;<br />
Bước 5. Tổ chức các mạng lưới tự nguyện;<br />
Bước 6. Nâng cao chất lượng Quản lý rừng. Mời tổ chức Chứng chỉ rừng đánh giá.<br />
Sáu bước nêu trên được chia thành 3 giai đoạn: 1) 2006-2010: Chuẩn bị, xây dựng<br />
tiêu chuẩn Việt Nam, nâng cao nhận thức; 2) 2011-2015: Nâng cao năng lực, chính sách,<br />
chứng chỉ rừng thử nghiệm ... và 3) 2016-2020: Tổ chức mạng lưới chứng chỉ rừng tự<br />
nguyện, mở rộng Chứng chỉ rừng.<br />
Tuy nhiên, cho đến nay vì nhiều lý do chủ quan và khách quan lộ trình này cho vẫn chưa<br />
thực hiện được theo đúng tiến độ mong muốn.<br />
Năm 2013 – 2014 Tổng cục lâm nghiệp với sự tài trợ của quỹ TFF đã thực hiện dự án<br />
“Xây dựng chính sách Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng tại Việt Nam”.<br />
Cùng với sự tư vấn của Viện Quản lý rừng bền vững & Chứng chỉ rừng và trường Đại<br />
học lâm nghiệp đã xây dựng được bộ Nguyên tắc Quản lý rừng bền vững Việt Nam<br />
<br />
17<br />
(Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT). Đây có thể coi là một trong những bước đột phá về<br />
QLRBV đối với ngành lâm nghiệp. Bộ tiêu chuẩn này tuân theo các Nguyên tắc và tiêu<br />
chí của FSC, là kết quả hài hòa hóa 5 bộ tiêu chuẩn tạm thời của 5 tổ chức Quốc tế áp<br />
dụng cho Việt Nam kết hợp với tiêu chuẩn 9c Việt Nam.<br />
Những kết quả đã đạt được<br />
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của một số chủ rừng và<br />
sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn như SFMI đồng thời với sự tài trợ của các tổ chức Quốc<br />
tế như GIZ, JICA, WWF, SNV...thời gian qua, tiến trình Quản lý rừng bền vững cũng đã<br />
đạt được một số kết quả quan trọng. Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng<br />
bằng trách nhiệm và nỗ lực của mình đã xây dựng phiên bản 9c – Tiêu chuẩn FSC Việt<br />
Nam, đây chính là cơ sở để các chủ rừng căn cứ nâng cao năng lực của mình và cũng là<br />
cơ sở để các tổ chức Quốc tế vào cấp Chứng chỉ tham khảo trong quá trình đánh giá và ra<br />
quyết định. 5 tổ chức Quốc tế gồm SGS, SW/RA, GFA, CU, WM12 đã mang các bộ tiêu<br />
chuẩn tạm thời vào đánh giá và cấp Chứng chỉ ở Việt Nam trong thời gian qua. Trong<br />
thời gian đánh giá, SGS đã tham khảo Nguyên tắc 8 và SW đã sử dụng 23 chỉ số của tiêu<br />
chuẩn 9c Việt Nam.<br />
Năm 2006, đơn vị được cấp Chứng chỉ rừng đầu tiên ở Việt Nam là Công ty trồng<br />
rừng Quy Nhơn (QPFL) liên doanh với công ty New Oji (Nhật Bản) với tổng diện tích<br />
9.762,61 ha rừng trồng với loài cây chính là Bạc đàn Urophylla. Nguồn kinh phí hoàn<br />
toàn do công ty New Oji và đơn vị cấp chứng chỉ là tổ chức Quốc tế SGS (Thụy Sỹ). Đơn<br />
vị đầu tiên dùng 100% kinh phí cũng như tiềm năng tài nguyên của mình làm Chứng chỉ<br />
rừng là các Công ty trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam (VINAPACO) vào năm<br />
2010. Với tổng diện tích được cấp chứng chỉ FSC FM/CoC là 12.201,30 với loài cây chủ<br />
yếu là các loài Keo. Đơn vị cấp chứng chỉ là tổ chức Quốc tế SW/RA (Hoa Kỳ), SFMI là<br />
đơn vị tư vấn. Hiện nay VINAPACO đã sang giai đoạn chứng chỉ 5 năm lần thứ 2 với<br />
chứng chỉ do Tập đoàn tư vấn GFA (CHLB Đức) cấp.<br />
<br />
Danh sách các chủ rừng đã được cấp chứng chỉ tại Việt Nam (12/2014)13<br />
<br />
TT Chủ rừng Diện tích Rừng TN Rừng Tổ chức cấp<br />
(ha) (ha) trồng (ha) CC<br />
1 Công ty trồng rừng 9.762,61 0 9.762,61 SGS<br />
Quy Nhơn (QPFL)–<br />
New Oji<br />
2 Tổng công ty giấy 12.201,30 338,9 11.862,10 SW<br />
Việt Nam<br />
(VINAPACO)<br />
<br />
<br />
12<br />
Các tổ chức Quốc tế gồm: Tổ chức Chứng nhận SGS (Thụy Sỹ), tổ chức SW/RA (Hoa Kỳ), GFA (CHLB Đức), WM<br />
(Anh) và CU (Nam Phi).<br />
13<br />
Số liệu cập nhật của Viện QLRBV & CCR<br />
18<br />
3 Nhóm ND Quảng Trị 861,83 0 861,83 GFA<br />
4 Tổng công ty Cao su 11.784,10 0 11.784,83 CU<br />
5 Công ty cổ phần XK 1.475,46 0 1.475,46 WM<br />
Lâm sản Quảng Nam<br />
6 Dự án PT ngành LN 783,49 0 783,49 GFA<br />
7 Công ty LN Bến Hải 9.463,00 0 9.463,00 GFA<br />
8 Công ty TNHH Bình 2.969.19 0 2.969,19 WM<br />
Nam, Quảng Nam<br />
9 Tổng công ty LN 38.185,73 17.549,00 20.636,67 WM<br />
Việt Nam<br />
(VINAFOR)<br />
10 Công ty LN Đắk Tô 15.755,40 15.755,40 0 GFA<br />
(Kon Tum)<br />
11 Công ty LN Trường 33.149,20 31.813,50 1.336,7 GFA<br />
Sơn (Quảng Bình)<br />
Tổng 136.706,00 33.304,00 103.088,30<br />
<br />
Chứng chỉ CoC: 374 giấy chứng nhận trên toàn quốc.<br />
Mặc dù kết quả còn hết sức khiêm tốn, nhưng cũng đã có thể thấy rõ đã có sự<br />
chuyển biến tích cực về hoạt động Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt<br />
Nam. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội thì những rào cản, khó khăn, thách thức vẫn còn<br />
trước mắt.<br />
6. Cơ hội, thách thức, khó khăn.<br />
Cơ hội.<br />
a/ Sự hòa nhập và áp lực của Quốc tế: Trong xu thế hội nhập, việc tuân theo “Luật<br />
chơi” của Quốc tế là điều không thể tránh khỏi. Thị trường thế giới đã từ