intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn" nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trong giai đoạn thực hiện dự án tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT). Trên cơ sở những tồn tại được phát hiện, bài viết đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Ban. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI 8 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MANAGEMENT OF INVESTMENT CAPITAL FOR CONSTRUCTION OF IRRIGATION STRUCTURE AT DEPARTMENT OF MANAGEMENT INVESTMENT AND CONSTRUCTION IRRIGATION EIGHT – MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT ThS. Nguyễn Hà Hồng Anh1, TS. Nguyễn Thị Hải Yến2, ThS. Vũ Thị Hiền3 1,2 Trường Đại học Tây Nguyên, 3Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 – Bộ NN và PTNT Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Hàng năm, Nhà nước dành hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư vào các công trình thủy lợi. Do đó, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi càng trở nên quan trọng. Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trong giai đoạn thực hiện dự án tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT). Trên cơ sở những tồn tại được phát hiện, bài viết đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Ban. Từ khóa: Quản lý, vốn đầu tư, xây dựng, công trình thủy lợi. ABSTRACT Investment in construction of irrigation works plays an important role in socio-economic development and environmental protection. Every year, the Government spends trillions of dongs on irrigation works. Therefore, the management of investment capital in the construction of irrigation works becomes more and more important. This paper aims to assess the current situation of investment capital management in the construction of irrigation works during the project implementation period at the Irrigation Construction and Investment Management Board 8 - Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD). On the basis of the shortcomings, the paper has proposed groups of solutions to improve the management of investment capital in the construction of irrigation works at the Board. Keywords: Management, investment capital, construction, irrigational structure. 1. Mở đầu Ở Việt Nam với đặc điểm là có nhiều sông, hồ, tuy nhiên việc phân bổ các nguồn nước lại không đồng đều giữa các mùa cũng như giữa các vùng khác nhau. Mùa khô kéo dài, gây hạn hán, thiếu nước cho nhiều vùng, trong khi đó vào mùa mưa thì lại gây ngập úng cho những vùng thấp. Do đó, việc xây dựng các công trình thủy lợi nhằm cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông 1705
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghiệp…; tiêu, thoát nước cho những vùng đồng bằng, vùng trũng, đồng thời giúp phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết (Thủ tướng Chính phủ, 2020). Là một đơn vị hành chính sự nghiệp kinh tế đặc thù trực thuộc Bộ NN và PTNT, được thành lập từ năm 1978, đến nay, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 đã tham gia, quản lý xây dựng trên 35 dự án, trong đó hoàn thành 26 công trình hồ chứa nước với tổng mức đầu tư trên 15.000 tỷ đồng, dung tích hồ chứa nước là hơn 600 triệu khối nước, phục vụ tưới nước khoảng 90.000 hecta cây trồng tại các tỉnh Tây Nguyên. Hàng năm, vốn giải ngân bình quân đạt 400 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy vốn quản lý tại Ban là rất lớn, nên công tác quản lý vốn càng trở nên quan trọng. Nếu công tác này không làm tốt sẽ dẫn đến nợ đọng lớn, thất thoát, lãng phí, tham nhũng và gây ra những khó khăn cho ngân sách khi cân đối và cấp vốn thanh toán. Do đó, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Ban. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước Để công tác quản lý vốn đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước có hiệu quả, trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định liên quan. Nhìn chung, công tác quản lý vốn đầu tư công trong giai đoạn thực hiện dự án thường bao gồm: Tạm ứng vốn: Việc tạm ứng vốn chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực, đồng thời chủ đầu tư đã nhận được bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu (đối với trường hợp phải có bảo lãnh hợp đồng), riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng (nếu có giải phóng mặt bằng). Giá trị vốn tạm ứng tùy theo giá trị hợp đồng, tuy nhiên mức vốn tạm ứng tối đa không được vượt quá 50% giá trị của hợp đồng. (Bộ Tài chính, 2016, 2018). Thanh toán khối lượng hoàn thành: Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng. Tùy theo từng loại hợp đồng mà giá trị thanh toán sẽ khác nhau nhung hầu hết giá trị cần thanh toán phải căn cứ vào khối lượng thực tế hoàn thành. (Bộ Tài chính, 2016). Giải ngân vốn: Thời gian thực hiện giải ngân vốn đầu tư công hàng năm đến ngày 31/01 năm sau. Trong trường hợp được kéo dài thì thời gian thực hiện giải ngân cũng không được quá 31/12 năm sau. (Quốc Hội, 2019) Quyết toán dự án hoàn thành: Dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng và phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt hoặc điều chỉnh. (Chính phủ, 2021) 2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng thuộc ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được nhiều tác giả nghiên cứu và thực hiện ở nhiều địa bàn khác nhau như ở Thừa Thiên Huế (Nhi, 2016), Sơn La (Trường và Nga, 2021)…. Trong khi đó các tác giả Khanh (2021), Phương (2021), Khôi (2021) lại cho thấy những khó khăn, hạn chế và giải pháp cho công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, một số công trình của các tác giả Yến (2018), Thảo (2016) và Hồng (2012) đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư bao gồm các nhân tố khách quan (cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nước, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội…) 1706
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 và các nhân tố chủ quan (năng lực quản lý của người lãnh đạo, tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách, nguồn nhân lực làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản…) Như vậy có thể thấy số lượng lớn các công trình nghiên cứu khoa học về quản lý vốn từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, những nghiên cứu liên quan chủ đề này tại các tỉnh Tây Nguyên trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi còn hạn chế. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.1.1. Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2016. Tính đến nay, Ban đã quản lý hoàn thành 26 công trình thuộc các nhóm: Nhóm A (tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng trở lên), nhóm B (tổng mức đầu tư 80 đến 1.500 tỷ đồng) và nhóm C (tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng) (Quốc hội, 2019). Hiện tại, Ban chỉ quản lý các công trình thuộc nhóm A, B. Do đó, chúng tôi chọn các công trình thuộc nhóm A, B để nghiên cứu. Cụ thể là công trình hồ Krông Buk Hạ (tỉnh Đắk Lắk), hồ IaMLa (tỉnh Gia Lai) và hồ Đăk Lông Thượng (tỉnh Lâm Đồng). Ngoài ra, bài viết còn sử dụng các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các công trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí, các văn bản và các báo cáo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan. 3.1.2. Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Đối tượng khảo sát: Cán bộ nhân viên của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 cùng với các nhà thầu, tư vấn, thi công. Phương pháp chọn đối tượng khảo sát: Ngẫu nhiên. Số lượng khảo sát: Số lượng phiếu phát ra: 74, số lượng phiếu thu về 74. Các câu hỏi trong bảng khảo sát nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư và được thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ đánh giá (các mức độ gồm: 1: Rất không quan trọng, 2: Không quan trọng, 3: Bình thường, 4: Quan trọng, 5: Rất quan trọng). 3.2. Phương pháp phân tích số liệu Những số liệu sau khi được thu thập sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả (để mô tả về tình hình thực hiện dự án, giải ngân vốn, quyết toán vốn tại Ban cũng như đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư) và thống kê so sánh (so sánh số liệu tạm ứng, kế hoạch với số liệu thực tế thực hiện của các công trình). 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 – Bộ NN và PTNT 4.1.1. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi a. Quản lý thanh toán vốn đầu tư các công trình thủy lợi * Quản lý tạm ứng vốn Quy trình quản lý tạm ứng vốn của 3 công trình thủy lợi được thể hiện trong Bảng 4.1 dưới đây: 1707
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 4.1: Tỉ lệ tạm ứng vốn của các công trình Đơn vị tính: Triệu đồng Giá trị Giá trị Tỷ lệ tạm TT Tên dự án trúng thầu tạm ứng ứng (%) A Hồ Krông Buk Hạ 1 Thực hiện đấu thầu và giải ngân 3 gói thầu 2.715 143 5,27 2 Thực hiện đấu thầu và giải ngân 13 gói thầu 283.409 60.468 21,34 3 Thực hiện đấu thầu và giải ngân 7 gói thầu 5.422 1.084 20,00 4 Thực hiện đấu thầu và giải ngân 5 gói thầu 2.792 838 30,00 Thực hiện đấu thầu kênh chính Đông, kênh 5 chính Tây và giải ngân 31 gói thầu 220.499 44.100 20,00 Thực hiện đấu thầu kênh cấp 1 và giải ngân 9 6 gói thầu 41.445 8.289 20,00 Thực hiện đấu thầu kênh cấp 1 trở xuống và 7 giải ngân 17 gói thầu 100.912 20.182 20,00 B Hồ IaMLa 1 Thực hiện đấu thầu và giải ngân 11 gói thầu 110.645 22.129 20,00 2 Các gói thầu nhỏ chi khác 5.455 1.637 30,00 Thực hiện đấu thầu kênh chính và giải ngân 18 3 gói thầu 114.295 21.690 18,98 Thực hiện đấu thầu kênh cấp 1 và giải ngân 14 4 gói thầu 84.174 29.930 35,56 C Hồ Đăk Lông Thượng 1 Thực hiện đấu thầu và giải ngân 10 gói thầu 30.500 9.150 30,00 2 Thực hiện đấu thầu và giải ngân 8 gói thầu 75.000 22.500 30,00 Thực hiện đấu thầu và giải ngân 10 gói thầu 3 chi khác 22.653 6.796 30,00 Nguồn: Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 (2005-2016, 2005-2011, 2008-2011) Tỷ lệ tạm ứng có sự khác nhau và nằm trong khoảng từ 5% đến hơn 30%, cao nhất chỉ đạt 35,56%. Thông thường đơn vị thi công sẽ xin tạm ứng để tập kết vật liệu, xây dựng lán trại… Vốn tạm ứng sẽ được thu hồi ngay lần nghiệm thu đầu tiên và kết thúc khi gói thầu đã giải ngân được 80% giá trị. Nếu gặp vướng mắc về mặt bằng hoặc ảnh hưởng của thời tiết thì chủ đầu tư sẽ cho tạm ứng ít lại theo số mặt bằng được giao nhằm tránh trường hợp thất thoát vật liệu xây dựng trên công trường. Điều này cho thấy công tác tạm ứng luôn được thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết và quy định của Nhà nước có liên quan. * Quản lý thanh toán khối lượng hoàn thành Khối lượng hoàn thành của các công trình được thanh toán ở Bảng 4.2. Hàng năm số lượng tiền vốn được cấp phát sẽ được chủ đầu tư thanh toán toàn bộ cho đơn vị thi công, không để xảy ra tình trạng có vốn mà không thanh toán. Đồng thời, việc thanh toán cũng được thực hiện theo đúng những điều kiện đã ghi trong hợp đồng. Như vậy, có thể thấy việc quản lý thanh toán khối lượng hoàn thành được thực hiện tốt, nghiêm túc theo đúng quy định của Nhà nước. 1708
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 4.2: Giá trị thanh toán (GTTT) khối lượng hoàn thành của các công trình Đơn vị tính: Triệu đồng Hồ Krông Buk Hạ Hồ IaMLa Hồ Đăk Lông Thượng GTTT GTTT Tiền GTTT GTTT Tiền GTTT GTTT Tiền Năm của chủ cho đơn vốn của cho đơn vốn của cho đơn vốn đầu tư vị thi được chủ vị thi được chủ vị thi được công cấp đầu tư công cấp đầu tư công cấp 2004 3.000 3.000 3.000 2005 11.142 11.142 11.142 30.000 30.000 30.000 2006 55.124 55.124 55.124 50.000 50.000 50.000 2007 73.845 73.845 73.845 59.945 59.945 59.945 2.500 2.500 2.500 2008 59.965 59.965 59.965 69.474 69.474 69.474 28.000 28.000 28.000 2009 99.475 99.475 99.475 97.989 97.989 97.989 40.000 40.000 40.000 2010 91.589 91.589 91.589 80.000 80.000 80.000 35.000 35.000 35.000 2011 69.782 69.782 69.782 50.000 50.000 50.000 15.000 15.000 15.000 2012 68.989 68.989 68.989 42.000 42.000 42.000 7.653 7.653 7.653 2013 160.308 160.308 160.308 15.055 15.055 15.055 2014 163.525 163.525 163.525 2015 50.604 50.604 50.604 2016 33.461 33.461 33.461 Nguồn: Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 (2005-2016, 2005-2011, 2008-2011) b. Quản lý tiến độ giải ngân Bảng 4.3 cho thấy, số vốn được cấp sẽ được Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 giải ngân toàn bộ (tỷ lệ giải ngân đạt 100%) vào ngày 31/12 hàng năm. Điều này cho thấy tiến độ giải ngân luôn được thực hiện tốt. Đây không chỉ là thành quả của công tác quản lý tiến độ giải ngân mà còn là thành quả của công tác quản lý tiến độ thi công. Bởi vì quản lý tiến độ giải ngân phụ thuộc rất nhiều vào quản lý tiến độ thi công. Bảng 4.3: Tình hình giải ngân vốn của các công trình theo giai đoạn Đơn vị tính: Triệu đồng Hồ Krông Buk Hạ Hồ IaMLa Hồ Đăk Lông Thượng Số tiền Số tiền Số tiền Năm dự án Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ giải giải giải cấp vốn (%) cấp vốn (%) cấp vốn (%) ngân ngân ngân 2004 – 2009 310.408 310.408 100 2005 – 2009 299.551 299.551 100 2007 – 2009 70.500 70.500 100 2010 – 2011 50.000 50.000 100 2010 – 2012 172.000 172.000 100 1709
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 2012 7.653 7.653 100 2013 15.055 15.055 100 2010 – 2015 604.798 604.798 100 2016 33.461 33.461 100 Nguồn: Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 (2005-2016, 2005-2011, 2008-2011) c. Quản lý quyết toán dự án hoàn thành Khi các công trình hoàn thành, đơn vị thi công sẽ làm thủ tục để đề nghị quyết toán. Các chi phí đề nghị quyết toán của các công trình được thể hiện ở Bảng 4.4. Bảng này cho thấy, số tiền đề nghị quyết toán luôn nhỏ hơn số dự toán được duyệt, tức là đã tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước. Số tiền tiết kiệm này là do trong quá trình quản lý thực hiện, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 đã làm tốt các công tác từ nghiên cứu tiền khả thi đến bàn giao đưa vào sử dụng, quyết toán hoàn thành dự án. Bảng 4.4: Tổng hợp chi phí đề nghị quyết toán của các công trình Đơn vị tính: Triệu đồng Hồ Krông Buk Hạ Hồ IaMLa Hồ Đăk Lông Thượng Nội dung Dự toán Đề nghị Dự toán Đề nghị Dự toán Đề nghị Chênh Chênh Chênh chi phí được quyết được quyết được quyết lệch lệch lệch duyệt toán duyệt toán duyệt toán Chi phí 867.118 847.262 (19.856) 710.536 709.896 (640) 115.057 108.141 (6.916) xây lắp Chi phí 9.175 9.175 0 10.117 10.061 (56) 2.684 2.684 0 quản lý dự án Chi phí tư 50.898 48.578 (2.320) 13.244 12.355 (889) 3.715 3.573 (142) vấn xây dựng Chi phí 9.002 9.002 0 8.645 8.645 0 2.517 2.517 0 thiết bị Chi phí 26.654 25.968 (686) 12.800 12.800 0 3.868 3.822 (46) khác Nguồn: Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 (2005-2016, 2005-2011, 2008-2011) 4.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 – Bộ NN và PTNT Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 được tổng hợp trong Bảng 4.5 dưới đây. 1710
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 4.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 Tỉ lệ đánh giá (%) TT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 Nhân tố bên ngoài 1 Luật và các quy định có liên quan 0 0 35,4 49,2 15,4 2 Công tác giải phóng mặt bằng 0 0 10,5 34,9 54,6 3 Tham mưu trong công tác giải phóng mặt bằng 0 0 27,8 72,2 0 4 Điều kiện thời tiết 0 0 7,0 78,9 14,1 Nhân tố bên trong 1 Năng lực lãnh đạo 0 0 10,5 28,1 61,4 2 Trình độ quản lý của người lãnh đạo 0 0 3,7 28,1 68,2 3 Năng lực của các đơn vị thi công 0 0 11,0 56,9 32,1 4 Tiến độ giải ngân vốn 0 0 11,7 27,7 60,6 Nguồn: Kết quả điều tra Bảng 4.5 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 bao gồm: a. Nhân tố bên ngoài * Luật và các quy định có liên quan Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nói riêng và quản lý vốn ngân sách nói chung bị ảnh hưởng bởi nhiều Luật và các quy định có liên quan. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định này còn không thống nhất gây khó khăn cho người thực hiện cũng như những cơ quan quản lý. Theo kết quả điều tra thì có tới 64,6% số người được hỏi cho rằng Luật và các quy định có liên quan ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn. * Công tác giải phóng mặt bằng và tham mưu trong giải phóng mặt bằng (GPMB) Giải phóng mặt bằng là một công việc quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và hoàn thành của dự án. Do chính sách đền bù chưa thỏa đáng nên tiến độ GPMB bị kéo dài. Công tác đền bù, GPMB thường mất khoảng 20 tháng, có những dự án kéo dài hơn. Mặt khác, nhiều dự án chỉ mới quan tâm đến chế độ, chính sách bồi thường khi GPMB mà chưa quan tâm đến sinh kế của người dân sau tái định cư. Đồng thời, sự phối hợp giữa chủ đầu tư xây dựng và chủ đầu tư GPMB cũng chưa tốt. Số liệu điều tra cho thấy đa số những người được hỏi cho rằng GPMB là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn, cũng theo kết quả đánh giá này thì 54,6% những người được hỏi cho rằng đây là yếu tố rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc tham mưu trong GPMB cũng có ảnh hưởng lớn đối với công tác quản lý vốn khi có tới 72,2% ý kiến đánh giá là quan trọng. * Điều kiện thời tiết Thời tiết là một yếu tố có thể gây ra những trở ngại đối với quá trình xây dựng. Thực tế những năm gần đây cho thấy yếu tố thời tiết đang ảnh hưởng lớn, làm cho công trường không thể thi công được. Nghiêm trọng hơn là có thể làm đổ vỡ, hư hỏng công trình xây dựng, gây tốn kém chi phí khi phải xây dựng, tu sửa lại. Điều này làm cho quá trình thi công, giải ngân vốn không 1711
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đúng thời hạn quy định. Theo kết quả điều tra thì có tới 93% những người được hỏi cho rằng thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn, trong đó 14,1% ý kiến cho rằng đây là yếu tố rất quan trọng. b. Nhân tố bên trong * Năng lực lãnh đạo và trình độ quản lý của lãnh đạo Đây là một yếu tố quan trọng bởi vì nếu Ban quản lý không có năng lực lãnh đạo, trình độ quản lý thì sẽ để xảy ra sai sót ở các khâu của dự án. Trong thực tế, công tác kiểm soát dự án của Ban còn lúng túng, làm cho trình tự thủ tục thực hiện còn chưa đầy đủ. Thêm vào đó, quá trình đấu thầu, chấm thầu chưa thực sự tốt, dẫn đến việc phải thay đổi nhà thầu, làm tiến độ của dự án bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc lưu trữ hồ sơ dự án còn chưa khoa học, chưa đầy đủ, làm cho hồ sơ nhiều khi bị thất lạc, kéo dài thời gian nghiệm thu và quyết toán. Số liệu điều tra cũng cho thấy khả năng lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn (89,5% người được hỏi đồng ý, trong đó 61,4% cho rằng đây là yếu tố rất quan trọng). Bên cạnh đó, trình độ quản lý của người lãnh đạo cũng gần như chiếm tỉ lệ tối đa khi có tới 96,3% số người được hỏi đánh giá đây là yếu tố quan trọng và rất quan trọng. * Năng lực của đơn vị thi công Năng lực của đơn vị thi công sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án cũng như tiến độ nghiệm thu thanh toán. Trong thực tế, có nhiều nhà thầu thi công không đảm bảo về năng lực tài chính, máy móc thiết bị, khả năng ứng vốn cũng như tiến độ thi công. Bên cạnh đó, nhiều nhà thầu lập hồ sơ hoàn công không đúng quy định, khi buộc phải làm lại thì đã làm ảnh hưởng đến tiến độ nghiệm thu thanh toán. Theo kết quả điều tra thì 89% số người được hỏi cho rằng đây là yếu tố quan trọng và rất quan trọng đối với công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi. * Tiến độ giải ngân vốn Những năm qua, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 đã làm tốt công tác giải ngân vốn. Tuy nhiên, một số dự án, công tác giải ngân vốn còn chậm do công tác GPMB chậm, việc hoàn thiện hồ sơ thanh toán của đơn vị thi công chậm. Ngoài ra, việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan như chủ đầu tư, kho bạc, đơn vị thi công còn chưa đồng nhất cũng ảnh hưởng tới công tác giải ngân. Trong số người được điều tra thì có 88,3% ý kiến cho rằng đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng và rất quan trọng đến công tác quản lý vốn, trong đó ảnh hưởng rất quan trọng chiếm trên 60%. 4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân của tồn tại 4.2.1. Một số tồn tại Quá trình giải ngân thanh toán vốn còn bị kéo dài do công tác GPMB còn chậm. Công tác xử lý nghiệm thu, thanh – quyết toán còn chưa kịp tiến độ, thiếu sự linh hoạt, dẫn đến nhà thầu phải tạm dừng thi công do thiếu vốn, từ đó kéo dài tiến độ thực hiện dự án. Việc thực hiện các khâu trong xây dựng cơ bản như lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công… còn chưa thật sự tốt. 4.2.2. Nguyên nhân của tồn tại a. Nguyên nhân về thể chế pháp luật 1712
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Cơ chế, chính sách đền bù, tái định cư thiếu đồng bộ, mô hình GPMB không thống nhất giữa các vùng, khu vực. Bên cạnh đó, hệ thống định mức và giá xây dựng còn chưa sát với tình hình thực tế. b. Nguyên nhân về năng lực, trình độ quản lý Cán bộ tư vấn giám sát, giám sát thi công còn chưa quản lý chặt chẽ quá trình thi công xây dựng công trình. Bên cạnh đó, cán bộ tư vấn thiết kế còn chỉnh sửa thiết kế nhiều lần do các số liệu khảo sát không chính xác dẫn đến nhiều chi tiết không khả thi, buộc phải thiết kế điều chỉnh. Từ đó khiến cho quá trình nghiệm thu khó khăn và làm chậm tiến độ của công trình. 4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 4.3.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan Các bộ, ngành có liên quan cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi GPMB, đảm bảo công tác GPMB được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan và không để xảy ra tình trạng khiếu nại khi GPMB. Xây dựng hệ thống định mức tốt, sát với hệ thống nghiên cứu thị trường. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật để có thể cập nhật kịp thời tình hình biến động của thị trường, từ đó xây dựng hệ thống định mức, đơn giá phù hợp, chính xác, làm cơ sở cho các đơn vị áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ. 4.3.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của Ban Thường xuyên tổ chức công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Bên cạnh đó, cần yêu cầu cán bộ quản lý dự án phải có đầy đủ năng lực, chứng chỉ hành nghề theo quy định. Bộ máy tổ chức quản lý cần được hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất trong việc tổ chức thực hiện và điều hành quản lý dự án. Phân công rõ ràng trách nhiệm của từng tổ chuyên môn làm công tác tổ chức và quản lý dự án, hướng tới thiết lập bộ máy quản lý dự án chuyên nghiệp và hiệu quả. 4.3.3. Nâng cao công tác tổ chức thực hiện các khâu trong công tác xây dựng cơ bản a. Nâng cao hệ thống quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình Chủ đầu tư phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô, nhiệm vụ của từng công trình. Đồng thời phải xác định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban quản lý bên dưới cũng như các đối tượng liên quan khác. b. Nâng cao chất lượng giám sát thi công xây dựng công trình Trước khi thực hiện giám sát, chủ đầu tư phải tổ chức lập và chấp thuận nhiệm vụ, nội dung giám sát thi công xây dựng. Việc phân công, lựa chọn cá nhân, tổ chức giám sát phải căn cứ vào hồ sơ năng lực, kinh nghiệm của cá nhân, tổ chức tham gia giám sát. Ngoài ra, quá trình thực hiện giám sát thi công, giám sát tiến độ cũng như nội dung giám sát phải được thực hiện theo đúng những quy định của Nhà nước có liên quan. c. Nâng cao vai trò của công tác tư vấn giám sát trong thi công xây dựng công trình Trong quá trình thi công xây dựng công trình, tư vấn giám sát phải lập nhiệm vụ, kế hoạch giám sát trình chủ đầu tư, đồng thời phải bố trí nhân sự có đủ năng lực và thẩm quyền thực hiện giám sát theo quy định trong hợp đồng. Thêm vào đó, ở những giai đoạn thi công quan trọng, tư 1713
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 vấn giám sát phải thường xuyên có mặt tại hiện trường để có thể giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh. d. Nâng cao vai trò của chủ đầu tư trong quá trình triển khai công tác đấu thầu Để có thể lựa chọn được những nhà thầu có đủ năng lực thực sự thì trước tiên cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến công tác đấu thầu, thêm vào đó phải đẩy mạnh công tác đấu thầu qua mạng, cùng với tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra công tác đấu thầu cũng như cần thắt chặt công tác quản lý sau đấu thầu. 5. Kết luận Trong những năm qua, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đã được Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 thực hiện tốt, giúp tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân các tỉnh vùng Tây Nguyên. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tập trung phân tích thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, xác định những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ đó, các nhóm giải pháp phù hợp đã được đưa ra nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 - Bộ NN và PTNT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 – Bộ NN và PTNT (2005-2016). Báo cáo thanh toán và quyết toán khối lượng hoàn thành Hồ Krông Buk Hạ. Đắk Lắk. [2] 2.Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 – Bộ NN và PTNT (2005-2011). Báo cáo thanh toán và quyết toán khối lượng hoàn thành Hồ IaMLa. Gia Lai. [3] 3.Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 – Bộ NN và PTNT (2008-2011). Báo cáo thanh toán và quyết toán khối lượng hoàn thành Hồ Đăk Lông Thượng. Lâm Đồng. [4] 4.Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Hà Nội. [5] 5.Bộ Tài chính (2018). Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/05/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính. Hà Nội. [6] 6.Chính phủ (2021). Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Hà Nội. [7] 7.Hồng, T. T. T. (2012). Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [8] 8.Khanh, P. C. (2021). Những vấn đề đặt ra đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay. [Trực tuyến]. Truy cập: https://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/nhung- van-de-dat-ra-doi-voi-quan-ly-von-dau-tu-xay-dung-co-ban-hien-nay/ [21/09/2021]. [9] 9.Khôi, H. M. (2021). Nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. [Trực tuyến]. Truy cập: https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/03/16/nang-cao-hieu-qua-quan-ly-du-an-dau-tu- xay-dung-co-ban-tu-nguon-von-ngan-sach-nha-nuoc/ [21/09/2021]. 1714
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [10] 10.Nhi, H. L. A (2016). Quản lý vốn đầu tư các công trình giao thông trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Huế, Đại học Huế. [11] 11.Phiến, V. Q. (2019). Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại Quân khu 3 Bộ Quốc Phòng. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Học viện Tài Chính. [12] 12.Phương, N. T. L. (2021). Những vấn đề đặt ra đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay. [Trực tuyến]. Truy cập: https://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao- doi/nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-quan-ly-von-dau-tu-xay-dung-co-ban-hien-nay/ [21/09/2021]. [13] 13.Quốc hội (2019). Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019. Hà Nội. [14] Thảo, P. T. (2016). Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Huế, Đại học Huế. [15] 14.Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 về Phê duyệt Chiến lược Thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hà Nội. [16] 15.Trường, T. X & Nga, N. T. D (2021). Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. [Trực tuyến]. Truy cập: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-tang-cuong-quan-ly-von- dau-tu-xay-dung-co-ban-tu-nguon-von-ngan-sach-nha-nuoc-cua-huyen-quynh-nhai-tinh- son-la-76647.htm [21/09/2021]. [17] 16.Yến, N. T. M. (2018). Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1715
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2