Bài giảng Tài chính hành chính sự nghiệp - Chương 5: Quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng
lượt xem 5
download
Bài giảng Tài chính hành chính sự nghiệp - Chương 5: Quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng, cung cấp cho người học những kiến thức như: Những vấn đề chung về quản lý dự án đầu tư; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản; Quy trình quản lý nguồn vốn đầu tư; Quản lý chi phí quản lý dự án đầu tư.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính hành chính sự nghiệp - Chương 5: Quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng
- 2016 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CHƢƠNG 5 1 NỘI DUNG Những vấn đề chung về quản lý dự án đầu tư Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản Quy trình quản lý nguồn vốn đầu tư Quản lý chi phí quản lý dự án đầu tư 2 Những vấn đề chung về quản lý dự án đầu tƣ Khái niệm và lĩnh vực đầu tư công Phân loại dự án đầu tư và phân cấp quản lý Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư 3 1
- 2016 Khái niệm và lĩnh vực đầu tƣ công Đầu tƣ công Hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 4 Lĩnh vực đầu tƣ công Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích. Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư. 5 Phân loại dự án đầu tƣ Theo quy mô Căn cứ vào tính chất • Dự án quan trọng • Dự án có cấu phần quốc gia, dự án xây dựng nhóm A • Dự án không có cấu • Dự án nhóm B phần xây dựng • Dự án nhóm C 6 2
- 2016 Phân loại dự án đầu tƣ • dự án đầu tư XD mới, cải tạo, Dự án có nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu cấu phần tư xây dựng, bao gồm cả phần xây dựng mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án Dự án • dự án mua tài sản, nhận chuyển không có nhượng quyền sử dụng đất, cấu phần mua, sửa chữa, nâng cấp trang xây dựng thiết bị, máy móc và dự án khác. 7 Phân cấp quản lý Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công • xác định quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động đầu tư công. 8 Phân cấp quản lý Cơ quan Chính phủ quản lý nhà nƣớc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đầu tƣ công Ủy ban nhân dân các cấp 9 3
- 2016 Phân cấp quản lý Cơ quan Đơn vị có chức năng quản lý đầu tư chuyên công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư môn Đơn vị được giao quản lý đầu tư công quản lý của bộ, cơ quan TW, Mặt trận Tổ quốc đầu tƣ VN, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ công quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công; Sở Kế hoạch và Đầu tư; phòng, ban có chức năng quản lý đầu tư công thuộc UBND huyện, cấp xã 10 Phân cấp quản lý Cơ Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao đƣợc Tòa án nhân dân tối cao giao kế Kiểm toán nhà nước hoạch Văn phòng Chủ tịch nước đầu tƣ Văn phòng Quốc hội công Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội; Cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công. 11 Phân cấp quản lý Chủ Chủ chương đầu tư trình Cơ quan, tổ cơ quan, tổ chức được chức được giao chủ trì giao quản lý quản lý dự án đầu tư chương trình công. đầu tư công. 12 4
- 2016 Nguyên tắc cơ bản quản lý dự án đầu tƣ xây dựng • Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật có liên quan. • Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án. 13 Nguyên tắc cơ bản quản lý dự án đầu tƣ xây dựng ▪ Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng: • Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án; • Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (Public - Private Partner) có cấu phần xây dựng được quản lý như đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của pháp luật có liên quan 14 Nguyên tắc cơ bản quản lý dự án đầu tƣ xây dựng • Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí thực hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh và hiệu quả của dự án. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự án theo quy định của pháp luật có liên quan; • Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được Nhà nước quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh. 15 5
- 2016 Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tƣ xây dựng ▪ Trực tiếp quản lý dự án: ◦ Đối với dự án sử dụng vốn NSNN, vốn nhà nước ngoài ngân sách, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực. 16 Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tƣ xây dựng Hình thức Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được áp dụng đối với các trường hợp: • Quản lý các dự án được thực hiện trong cùng một khu vực hành chính hoặc trên cùng một hướng tuyến; • Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc cùng một chuyên ngành; • Quản lý các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay của cùng một nhà tài trợ có yêu cầu phải quản lý thống nhất về nguồn vốn sử dụng. 17 Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tƣ xây dựng Ban tổ chức sự nghiệp công lập quản lý dự án có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng chuyên con dấu riêng, được mở tài khoản tại KBNN ngành, và ngân hàng thương mại theo quy định; Ban Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quản lý quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ dự án chức quản lý thực hiện các dự án được giao; khu vực chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao. 18 6
- 2016 Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tƣ xây dựng Trường hợp nếu người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình là chủ đầu tư dự án thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê Ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án khu vực để thực hiện quản lý dự án theo quy định. 19 Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tƣ xây dựng Chủ đầu tƣ trực tiếp thực hiện quản lý dự án • Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý đối với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình xây dựng quy mô nhỏ có tổng mức đầu tƣ dƣới 5 (năm) tỷ đồng, dự án có sự tham gia của cộng đồng và dự án có tổng mức đầu tƣ dƣới 2 (hai) tỷ đồng do UBND cấp xã làm chủ đầu tƣ. 20 Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tƣ xây dựng • Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và tham gia nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành. Chi phí thực hiện dự án phải được hạch toán riêng theo quy định của pháp luật. 21 7
- 2016 Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tƣ xây dựng ▪ Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng • Trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực hiện. • Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư. 22 Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tƣ xây dựng • Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải thành lập văn phòng quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án và phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan. • Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án. 23 Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng: • Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng • Tổng mức vốn đầu tư • Dự toán xây dựng công trình 24 8
- 2016 Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng • Phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình. 25 Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng • Phải ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. • Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh. 26 Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng • Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. • Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 27 9
- 2016 Tổng mức vốn đầu tƣ Tổng mức đầu tƣ xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. 28 Dự toán xây dựng công trình Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. 29 Nội dung tổng mức đầu tƣ xây dựng • Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư • Chi phí xây dựng • Chi phí thiết bị • Chi phí quản lý dự án • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng • Chi phí dự phòng • Chi phí khác 30 10
- 2016 Nội dung dự toán Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế GTGT Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan; Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án đối với công trình kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng; Chi phí tư vấn gồm chi phí khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan; Chi phí dự phòng của công trình gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình. 31 Quy trình quản lý vốn đầu tƣ • Phân bổ vốn đầu tư • Thanh toán vốn đầu tư • Thanh toán khối lượng hoàn thành • Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình 32 Phân bổ vốn đầu tƣ Đối với các dự án đầu tƣ thuộc TW: • Dự án có trong danh mục và trong phạm vi tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn được giao; • Các dự án có đủ thủ tục đầu tư theo quy định. Riêng đối với các dự án khởi công mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư đến ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch; • Đảm bảo đúng với nội dung kinh tế được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; • Đảm bảo đúng danh mục và mức vốn của từng dự án 33 11
- 2016 Phân bổ vốn đầu tƣ Đối với các dự án đầu tư thuộc cân đối ngân sách địa phương và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương: • Dự án có trong danh mục và trong phạm vi tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn được giao; • Các dự án có đủ thủ tục đầu tư theo quy định. Đối với các dự án khởi công mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư đến ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch; 34 Phân bổ vốn đầu tƣ Đối với các dự án đầu tư thuộc cân đối ngân sách địa phương và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương: - Đảm bảo đúng với nội dung kinh tế được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; - Riêng đối với dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, ngoài đảm bảo các nội dung nêu trên, còn phải đảm bảo đúng danh mục và mức vốn của từng dự án. 35 Nội dung phân bổ vốn đầu tƣ • Phân bổ chi tiết vốn đầu tư cho từng dự án theo mã dự án đầu tư và ngành kinh tế (loại, khoản) theo MLNSNN • Giao chỉ tiêu kế hoạch vốn chi tiết cho các chủ đầu tư để thực hiện. • Việc phân bổ chi tiết và giao dự toán ngân sách cho các dự án phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước năm kế hoạch. 36 12
- 2016 Thanh toán vốn đầu tƣ ▪ Nguyên tắc tạm ứng vốn: • Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp cho các công việc cần thiết để triển khai thực hiện hợp đồng hoặc các công việc không thông qua hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định và phải được quy định rõ trong hợp đồng. 37 Thanh toán vốn đầu tƣ ◦ Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng. 38 Thanh toán vốn đầu tƣ ◦ Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn chủ đầu tư có thể được tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng và mức vốn tạm ứng quy định. Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định. 39 13
- 2016 Thanh toán vốn đầu tƣ ◦ Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ được tạm ứng trong năm kế hoạch chậm nhất là đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch (trừ trường hợp tạm ứng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau). 40 Thanh toán vốn đầu tƣ ◦ Mức vốn tạm ứng tối thiểu: Đối với hợp đồng tư vấn: Hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng; Hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng. 41 Thanh toán vốn đầu tƣ Đối với hợp đồng thi công xây dựng: • Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng; • Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng; • Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng. 42 14
- 2016 Thanh toán vốn đầu tƣ Mức vốn tạm ứng tối đa cho các khoản quy định trên không vượt quá 50% giá trị hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng). Trường hợp đặc biệt cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. 43 Thanh toán vốn đầu tƣ Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư • Mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. • Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quan để chi trả cho người thụ hưởng. 44 Thanh toán vốn đầu tƣ • Trường hợp tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư (Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tổ chức phát triển quỹ đất, doanh nghiệp ...) chi trả: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư nêu trên mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận vốn tạm ứng do chủ đầu tư chuyển đến để thực hiện chi trả. 45 15
- 2016 Thanh toán vốn đầu tƣ ◦ Đối với chi phí quản lý dự án: Căn cứ dự toán chi phí quản lý dự án trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, KBNN thực hiện tạm ứng vốn theo đề nghị của chủ đầu tư. Mức tạm ứng vốn không vượt quá dự toán chi phí quản lý dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 46 Thanh toán vốn đầu tƣ Bảo lãnh tạm ứng vốn: Đối với các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng yêu cầu có bảo lãnh tạm ứng: - Trước khi KBNN thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho CĐT để tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp, chủ đầu tư gửi đến KBNN bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng. 47 Thanh toán vốn đầu tƣ - Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. Chủ đầu tư đảm bảo và chịu trách nhiệm giá trị của bảo lãnh tạm ứng tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại. - Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. 48 16
- 2016 Thanh toán vốn đầu tƣ Các trƣờng hợp không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng: • Các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng. Trường hợp này, để đảm bảo sử dụng vốn tạm ứng an toàn và có hiệu quả, chủ đầu tư tùy theo điều kiện cụ thể được quyền yêu cầu nhà thầu bảo lãnh tạm ứng vốn và chịu trách nhiệm về yêu cầu bảo lãnh tạm ứng của mình. 49 Thanh toán vốn đầu tƣ Các trƣờng hợp không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng: • Các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu; • Các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trừ trường hợp công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình). 50 Thanh toán vốn đầu tƣ Thu hồi vốn tạm ứng ▪ Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng và đảm bảo thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. 51 17
- 2016 Thanh toán vốn đầu tƣ ▪ Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng không chờ đến khi toàn bộ các hộ dân trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã nhận tiền mới làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng. 52 Thanh toán vốn đầu tƣ Riêng chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ vào quyết toán chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng. 53 Thanh toán vốn đầu tƣ ▪ Đối với chi phí quản lý dự án: Khi có khối lượng công việc hoàn thành theo dự toán, chủ đầu tư lập Bảng kê giá trị khối lượng công việc hoàn thành (có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư) gửi KBNN làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng. Chủ đầu tư không phải gửi chứng từ chi, hóa đơn mua sắm đến Kho bạc Nhà nước và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán theo dự toán được duyệt. 54 18
- 2016 Thanh toán vốn đầu tƣ Trường hợp các Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực quản lý nhiều dự án, định kỳ 6 tháng và hết năm kế hoạch, chủ đầu tư phân bố chi phí quản lý dự án (khối lượng công việc hoàn thành theo dự toán) cho từng dự án gửi Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng. 55 Thanh toán khối lƣợng hoàn thành Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng: ▪ Nguyên tắc thanh toán: Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng. 56 Thanh toán khối lƣợng hoàn thành Chủ đầu tư có trách nhiệm tuân thủ các điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng theo quy định hiện hành của nhà nước. - Đối với hợp đồng trọn gói: Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không yêu cầu có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết. 57 19
- 2016 Thanh toán khối lƣợng hoàn thành - Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: Thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu của từng lần thanh toán và đơn giá trong hợp đồng. - Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: Thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu của từng lần thanh toán và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. 58 Thanh toán khối lƣợng hoàn thành - Đối với hợp đồng theo thời gian: + Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ). + Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng. 59 Thanh toán khối lƣợng hoàn thành - Đối với hợp đồng theo giá kết hợp: Việc thanh toán được thực hiện tương ứng với các loại hợp đồng theo quy định tại các điểm trên đây. - Đối với khối lượng công việc phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp đồng, thực hiện theo thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan. 60 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chương 1: Lý thuyết thị trường hiệu quả
12 p | 395 | 64
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chương 2: Các trường hợp bất thường trên TTCK
13 p | 169 | 40
-
Bài giảng Kế toán hành chính - Sự nghiệp
20 p | 201 | 36
-
Bài giảng Tài chính hành chính sự nghiệp - Chương 4: Quản lý, sử dụng tài sản công
32 p | 72 | 13
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 5: Tự nghiệm, lệch lạc và sự tự tin quá mức
63 p | 68 | 10
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 4: Những thách thức đối với thị trường hiệu quả
45 p | 43 | 9
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 6: Tác động của tự nghiệm và sự tự tin quá mức đến quyết định tài chính
35 p | 22 | 8
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 3: Lý thuyết triển vọng mẫu hình và tính toán bất hợp lý
61 p | 31 | 8
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 1: Nền tảng tài chính 1 - Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng
33 p | 28 | 8
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 2: Nền tảng tài chính 2 - Định giá tài sản, Thị trường hiệu quả, Lý thuyết đại diện
50 p | 23 | 7
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 7: Nhà đầu tư cá nhân và tác động của cảm xúc
43 p | 31 | 7
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 8: Tài chính hành vi trong quản trị tài chính doanh nghiệp
27 p | 24 | 7
-
Bài giảng Tài chính hành chính sự nghiệp - Chương 3: Quản lý quỹ tiền lương
30 p | 47 | 6
-
Bài giảng Tài chính hành chính sự nghiệp - Chương 6: Quy chế tự kiểm tra tài chính - tài sản
15 p | 31 | 5
-
Bài giảng Tài chính hành chính sự nghiệp - Chương 2: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ
28 p | 32 | 5
-
Bài giảng Tài chính hành chính sự nghiệp - Chương 1: Tổng quan về quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp
22 p | 37 | 5
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 5 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
37 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn