Bài giảng Tài chính hành vi: Chương 2
lượt xem 26
download
Bài giảng Tài chính hành vi: Chương 2 - Định giá tài sản, tài chính hiệu quả, lý thuyết đại diện có nội dung trình bày mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), thị trường hiệu quả, lý thuyết đại diện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính hành vi: Chương 2
- Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Thị trường hiệu quả Lý thuyết đại diện
- 1. Mô hình định giá tài sản vốn CAPM
- - Giả định các nhà đầu tư e ngại và sở thích của h ọ được xác định bằng giá trị trung bình và phương sai của tỷ suất sinh lợi. - Mặc dù TSSL trên tài sản ở giai đoạn tiếp theo không hoàn toàn có thể dự báo, nhưng nó có thể được xác định bởi một phân phối xác suất. Một tham số đo lường phân phối này là giá trị kỳ vọng của tỷ suất sinh lợi, ký hiệu là E(Ri). - Nếu có một số lượng lớn các quan sát, giá trị trung bình của các quan sát trên sẽ hội tụ về giá trị kỳ vọng
- - Với cùng một mức TSSL kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ ưa thích những tài sản có lợi nhuận chắc chắn hoặc có ít sự không chắc chắn. - Phương sai của tỷ suất sinh lợi, ký hiệu là бi2. Độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi (бi ) đơn giản là giá trị dương của căn bậc hai phương sai. Phương sai và độ lệch chuẩn là đại diện cho rủi ro, và cả hai thước đo này có ý nghĩa như nhau khi xếp hạng r ủi ro của chứng khoán. - Trong các ứng dụng tài chính và nghiên cứu thực nghiệm, giá trị trên thường được ước lượng bằng dữ liệu quá khứ
- Với n quan sát về tỷ suất sinh lợi cho tài sản i, tỷ suất sinh lợi trung bình được tính toán như sau: Phương sai mẫu của tỷ suất sinh lợi là: Độ lệch chuẩn mẫu của tỷ suất sinh lợi là:
- Rủi ro của danh mục đầu tư không đơn giản chỉ là rủi ro trung bình của những tài sản trong danh m ục. Bằng cách kết hợp các tài sản trong danh mục, nhà đầu tư có thể loại bỏ một số rủi ro, nhưng không phải tất cả. Miễn là TSSL của tài sản không di chuyển cùng hướng với nhau, rủi ro sẽ giảm xuống. Các công cụ thống kê đo lường mối liên hệ giữa các biến số ngẫu nhiên là hiệp phương sai và h ệ số t ương quan.
- Hiệp phương sai của mẫu bao gồm n TSSL của tài sản i và j là: Tương quan mẫu là: Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư: Phương sai của DMĐT:
- Giả sử chỉ có hai cổ phiếu là High Tech, Low Tech và một tài sản phi rủi ro (trái phiếu chính phủ ngắn hạn như trái phiếu kho bạc Mỹ hoặc tiền gửi tại ngân hàng). High Tech có TSSL dự kiến cao nhất là 15%,nhưng độ biến động của TSSL cũng cao nhất với độ lệch chuẩn là 30%. Low Tech nằm ở giữa với TSSL dự kiến là 8% và độ lệch chuẩn là 10%. Các tài sản phi rủi ro có TSSL thấp (4%), nhưng không có rủi ro. TSSL của High Tech và Low Tech có tương quan âm. TSSL của tài sản phi rủi ro là chắc chắn và không tương quan với TSSL các tài sản khác. Lưu ý rằng độ biến động của TSSL bằng 0 có nghĩa rằng, đây là một khoản đầu tư phi rủi ro.
- TSSL mong Độ lệch đợi chuẩn của TSSL High Tech (HT) 15% 30% Low Tech (LT) 8% 10% Tài sản phi rủi ro (RF) 4% 0% Tương quan giữa HT -0.10 và LT Tương quan giữa HT 0 và RF Tương quan giữa LT 0 và RF
- Giả sử bạn giải ngân 40% ngân quỹ vào cổ phiếu High Tech và 60% vào cổ phiếu Low Tech. TSSL mong đợi của danh mục đầu tư là: Và phương sai của danh mục đầu tư là: Lấy căn bậc hai của phương sai cho ra giá trị của độ lệch chuẩn là 0.1288 (hay 12.88%). Chú ý rằng độ lệch chuẩn của danh mục thấp hơn bình quân trọng số độ lệch chuẩn của mỗi cổ phiếu. Điều này cho thấy danh mục đã đạt được lợi ích từ việc đa đạng hóa. Mặc dù lợi ích đa dạng hoá là rõ ràng, nhưng chúng ta vẫn không biết nên đầu tư bao nhiêu vào mỗi cổ phiếu nói trên. Mở rộng ra, nếu có nhiều cổ phiếu để lựa chọn, chúng ta nên đầu tư bao nhiêu vào mỗi cổ phiếu?
- Hình 2.2: Tâp hợp hiệu quả Nếu tất cả các nhà đầu tư có kỳ vọng giống nhau, gọi là kỳ v ọng thuần nhất - thì họ sẽ có cùng một đường biên hiệu quả.
- Khi kết hợp tài sản phi rủi ro vào danh mục: chỉ có một danh mục các tài sản rủi ro mà các nhà đầu tư sẽ lựa chọn. Thêm tài sản phi rủi ro là giống như thêm một cơ chế trao đổi, cho phép các nhà đầu tư vay, cho vay tất cả tùy theo họ muốn với tỷ suất sinh lợi phi rủi ro. Với khả năng vay và cho vay, chúng ta tạo nên sự phân cách hai nguồn (two-fund seperation). Sự phân cách có nghĩa là các nhà đầu tư tối đa hóa lợi ích bằng cách kết hợp tài sản phi rủi ro với một danh mục gồm các tài sản rủi ro. Bởi vì TSSL của tài sản phi rủi ro là không tương quan với TSSL của các tài sản rủi ro khác, nên TSSL và rủi ro của một danh mục, bao gồm tài sản phi rủi ro với bất kỳ tài sản rủi ro nào khác là một hàm tuyến tính của tỷ suất sinh lợi và rủi ro.
- Hình 2.3: Đường thị trường vốn CML E(Rp) M E(Rm) Tập hợp đường cong hiệu quả Rf X σp σm CML nói rằng các nhà đầu tư có thể kiếm được nhiều tỷ suất sinh lợi hơn bằng cách chấp nhận thêm rủi ro
- Thước đo rủi ro của CAPM là beta (β), đo lường độ nhạy cảm của một tài sản đối với thị trường. Thước đo này chỉ tính đến rủi ro hệ thống, tức rủi ro không thể đa dạng hóa. CAPM cho rằng dưới những điều kiện này tỷ suất sinh lợi dự kiến của tài sản i được tính theo công th ức: Beta của chứng khoán i được tính như sau: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM
- Một thị trường mà giá cả luôn luôn “phản ánh đầy đủ” mọi thông tin có sẵn được gọi là “hiệu quả”.
- Theo Fama: Dạng yếu: giá cả phản ánh tất cả các thông tin có trong tỷ suất sinh lợi quá khứ. Dạng vừa: giá phản ánh tất cả thông tin đại chúng, bao gồm thông tin về thu nhập quá khứ và các dự báo thu nhập, tất cả thông tin trong báo cáo tài chính được công bố đại chúng (trong quá khứ và gần đây), tất cả thông tin có liên quan xuất hiện trên các tạp chí kinh doanh, và bất cứ thông tin nào khác có liên quan. Dạng mạnh: giá cả thậm chí phản ánh cả nh ững thông tin không công bố công khai, chẳng hạn như thông tin nội gián.
- Giá cả phản ánh tất cả các thông tin mà lợi ích biên khi sử dụng thông tin đó không vượt quá chi phí biên c ủa việc thu thập thông tin. Nói cách khác, không có nhà đầu tư có thể tạo ra tỷ suất sinh lợi thặng dư. Trong thuật ngữ trên, điều quan trọng cần ph ải hi ểu đây là tỷ suất sinh lợi thặng dư sau khi loại trừ tất cả chi phí. Không những chi phí giao dịch, chúng ta còn ph ải tính cả các chi phí mua thông tin hoặc chi phí liên quan đến việc phân tích
- Giá của một tài sản tương đương với giá trị cơ bản kỳ vọng của chính nó. VD: theo mô hình giá trị hiện tại của giá cổ phiếu, giá của một cổ phiếu chính là hiện giá của dòng tiền cổ tức dự kiến trong tương lai. Do đó, giá của tài sản đơn giản được tính theo công thức: Trong đó pt là giá cổ phiếu tại thời điểm t, và Et(dt + i) là giá trị kỳ vọng của dòng tiền cổ tức trong tương lai tại thời điểm (t + i) bằng cách sử dụng những thông tin hiện có, và là tỷ lệ chiết khấu, phản ánh rủi ro của chứng khoán
- Thông tin đúng nghĩa là không th ể đoán trước, nên sự thay đ ổi giá cổ phiếu, nếu chỉ được điều chỉnh bởi yếu tố thông tin, là không th ể dự báo. Đây là cơ sở của luận điểm cho rằng giá cổ phiếu nên tuân theo bước đi ngẫu nhiên – random walk. Bước tiếp theo trong bước ngẫu nhiên là không th ể đoán trước, và các dự báo tốt nhất về điểm đến tiếp theo trong tương lai là v ị trí hiện tại của bạn. Nếu giá chứng khoán tuân theo bước đi ng ẫu nhiên, thì tỷ suất sinh lợi thặng dư của chứng khoán so v ới t ỷ su ất sinh lợi được điều chỉnh rủi ro là ngẫu nhiên và không th ể tiên đoán được.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chương 2: Các trường hợp bất thường trên TTCK
13 p | 169 | 40
-
Bài giảng Tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp: Chương 2 - Trần Thị Vinh
26 p | 246 | 20
-
Bài giảng Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp: Chương 2 - Vũ Quốc Vững
13 p | 117 | 18
-
Chương 7 - LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
14 p | 109 | 11
-
Bài giảng Marketing ngân hàng: Chương 2 - ThS. Hà Lâm Oanh
6 p | 118 | 9
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 2 - PGS.TS. Trương Đông Lộc
11 p | 81 | 8
-
Bài giảng Kế toán hành chính sự nghiệp - Chương 2: Kế toán tài sản trong đơn vị hành chính sự nghiệp
39 p | 30 | 7
-
Bài giảng Tài chính hành chính sự nghiệp - Chương 2: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ
28 p | 32 | 5
-
Bài giảng Kế toán công 1 - Chương 2: Kế toán tài sản trong đơn vị hành chính sự nghiệp (Năm 2022)
39 p | 51 | 4
-
Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 2: Chương 5 - Thị trường trái phiếu
21 p | 13 | 3
-
Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 2: Chương 4 - Thị trường cổ phiếu
64 p | 5 | 3
-
Bài giảng Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp - Chương 2: Kế toán tài sản trong đơn vị hành chính sự nghiệp
10 p | 24 | 3
-
Bài giảng Kế toán công 1 - Chương 2: Kế toán tài sản trong đơn vị hành chính sự nghiệp
39 p | 31 | 3
-
Bài giảng Quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp: Chương 2 - Trần Thị Vinh
28 p | 54 | 3
-
Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 2: Chương 5 - Nguyễn Xuân Dũng
39 p | 9 | 2
-
Bài giảng Quản lý tài chính cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp: Chương 2
107 p | 10 | 2
-
Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 2 - Nguyễn Thị Mai Huyên
42 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính (Học phần 4): Chương 2 - Ngô Văn Lượng
24 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn