intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 2: Nền tảng tài chính 2 - Định giá tài sản, Thị trường hiệu quả, Lý thuyết đại diện

Chia sẻ: Yukii _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:50

24
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 2: Nền tảng tài chính 2 - Định giá tài sản, Thị trường hiệu quả, Lý thuyết đại diện cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Lý thuyết danh mục đầu tư hiệu quả (MPT); Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM); Thị trường hiệu quả; Lý thuyết đại diện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 2: Nền tảng tài chính 2 - Định giá tài sản, Thị trường hiệu quả, Lý thuyết đại diện

  1. CHỦ ĐỀ 2: NỀN TẢNG TÀI CHÍNH II ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN, THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ, LÝ THUYẾT ĐẠI DIỆN 1
  2. 2.1. Lý thuyết danh mục đầu tư hiệu quả (MPT) 2.2. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) 2.3. Thị trường hiệu quả 2.4. Lý thuyết đại diện 2
  3. 2.1. Lý thuyết danh mục đầu tư hiệu quả (MPT) - Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern Portfolio Theory, viết tắt: MPT) là lý thuyết cho phép các nhà đầu tư không ưa thích rủi ro xây dựng danh mục đầu tư có thể tối ưu hoá lợi nhuận với một mức độ rủi ro nhất định - Vì là những người không thích rủi ro nên họ chỉ chấp nhận rủi ro cao hơn nếu lợi nhuận kỳ vọng đạt ở mức cao hơn và sẽ chọn phương án đầu tư ít rủi ro hơn nếu như có cùng lợi nhuận kỳ vọng. 3
  4. 2.1. Lý thuyết danh mục đầu tư hiệu quả (MPT) Ví dụ: Một NĐT được yêu cầu lựa chọn giữa hai khoản đầu tư: A và B. Cả hai được kỳ vọng ​sẽ có lợi nhuận tăng 10%/ năm. Tuy nhiên, Khoản đầu tư B được coi là mức độ biến động rủi ro cao gấp 2 lần so với A. Với lý thuyết MPT, nhà đầu tư này sẽ luôn chọn tài sản ít biến động hơn là A do cả hai lựa chọn đều mang lại lợi nhuận kỳ vọng tương đương nhau. 4
  5. Lợi nhuận kỳ vọng - Lợi nhuận kỳ vọng của một danh mục đầu tư được tính bằng tổng trọng số các lợi nhuận của tài sản cá nhân. - Nếu trong danh mục đầu tư có 4 tài sản, mức kỳ vọng lợi nhuận cho 4 tài sản lần lượt sẽ là 5%, 12%, 8% và 10% thì lợi nhuận kì vọng của danh mục đầu tư sẽ là: (25% x 5%) + (25% x 12%) + (25% x 8%) + (25% x 10%) = 8.8% 5
  6. Rủi ro - Rủi ro có hệ thống: rủi ro biến động lãi suất, rủi ro biến động giá hàng hóa, rủi ro tiền tệ, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Đây là những rủi ro mà bạn không thể tránh khỏi cho dù đã đa dạng hoá, phân bổ đầu tư vào các cổ phiếu khác nhau. - 6
  7. Rủi ro phi hệ thống: là những rủi ro cụ thể, đặc trưng của từng công ty, từng ngành mà khi rủi ro này xảy ra, nó sẽ không có tác động đến thị trường chung. Chẳng hạn như rủi ro về sự thay đổi cơ cấu nhân sự của công ty, rủi ro từ truyền thông khi có thông tin bất lợi cho công ty,…Và trong lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại này, mục đích chính là nhằm hạn chế những rủi ro phi hệ thống. Vậy với lý thuyết này, những rủi ro phi hệ thống sẽ được giảm thiểu bằng cách nào. 7
  8. Đường biên hiệu quả Đường biên hiệu quả là tập hợp các điểm là các danh mục đầu tư mang lại lợi nhuận kì vọng cao nhất cho một mức rủi ro hay rủi ro thấp nhất cho mức lợi nhuận nhất định. Các danh mục đầu tư nằm dưới đường biên hiệu quả là không tối ưu vì chúng không mang lại đủ lợi nhuận bù lại mức rủi ro. Các danh mục đầu tư nằm bên phải đường biên hiệu quả là gần tối ưu vì chúng có mức rủi ro cao hơn cho một tỉ suất sinh lợi xác định. 8
  9. Đường biên hiệu quả Lí thuyết đường biên hiệu quả được giới thiệu bởi Nobel Harry Markowitz vào năm 1952 và là người phát triển lí thuyết danh mục đầu tư hiện đại (MPT). 9
  10. Đường biên hiệu quả Mối tương quan giữa các tài sản đều được biểu diễn trên biểu đồ, trục nằm ngang chỉ mức độ rủi ro, trục thẳng đứng chỉ lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư. Sự kết hợp giữa rủi ro và lợi nhuận tại một điểm trên đường cong này sẽ là điểm để đánh giá mức độ hiệu quả của các danh mục đầu tư. 10
  11. Đường biên hiệu quả 11
  12. Đường biên hiệu quả Tại mọi thời điểm trên Biên giới Hiệu quả, nhà đầu tư có thể xây dựng ít nhất một danh mục đầu tư với một mức rủi ro nhất định và lợi nhuận kỳ vọng sẽ đạt được tại điểm đó. Một danh mục đầu tư được cho là hiệu quả khi điểm kết hợp giữa mức độ rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng kết thúc tại một điểm nằm ở phần trên của đường cong (phần đường cong màu xanh), vì nó mang lại lợi nhuận kỳ vọng tối đa cho mức rủi ro nhất định. 12
  13. Đường biên hiệu quả Bất kỳ danh mục đầu tư nào nằm ngoài đường biên giới hiệu quả đều được coi là dưới mức tối ưu vì một trong hai lý do. Đó có thể là do nó mang quá nhiều rủi ro so với lợi tức của nó hoặc lợi nhuận quá ít so với rủi ro của nó. 13
  14. Đường biên hiệu quả Danh mục đầu tư tối ưu Danh mục đầu tư tối ưu không chỉ đơn giản bao gồm chứng khoán có lợi nhuận tiềm năng cao nhất hoặc chứng khoán rủi ro thấp. Danh mục đầu tư tối ưu cân bằng các tài sản đầu tư có lợi nhuận kì vọng lớn nhất với mức độ rủi ro hoặc chứng khoán với mức độ rủi ro thấp nhất. 14
  15. Đường biên hiệu quả Lựa chọn đầu tư Giả sử một nhà đầu tư ưa thích rủi ro sử dụng đường biên hiệu quả để chọn các khoản đầu tư. Nhà đầu tư sẽ chọn chứng khoán nằm ở phía bên phải của đường biên hiệu quả. Phần cuối bên phải của biên giới hiệu quả bao gồm các chứng khoán dự kiến sẽ có mức độ rủi ro cao cùng với lợi nhuận kỳ vọng cao, phù hợp cho các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao. Ngược lại, chứng khoán nằm ở phía bên trái của đường biên hiệu quả sẽ phù hợp cho các nhà đầu tư không thích rủi ro. 15
  16. KẾT LUẬN Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại đã cho thấy những nhận thức về rủi ro, lợi nhuận kỳ vọng và việc quản lý danh mục đầu tư. Lý thuyết cũng cho thấy đa dạng hóa danh mục đầu tư có thể làm giảm rủi ro đầu tư. 16
  17. 2.2. Mô hình định giá tài sản vốn CAPM 17
  18. 2.2.1. RỦI RO VÀ TSSL CỦA MỘT TÀI SẢN - Giả định các nhà đầu tư e ngại và sở thích của họ được xác định bằng giá trị trung bình và phương sai của tỷ suất sinh lợi. - Mặc dù TSSL trên tài sản ở giai đoạn tiếp theo không hoàn toàn có thể dự báo, nhưng nó có thể được xác định bởi một phân phối xác suất. Một tham số đo lường phân phối này là giá trị kỳ vọng của tỷ suất sinh lợi, ký hiệu là E(Ri). - Nếu có một số lượng lớn các quan sát, giá trị trung bình của các quan sát trên sẽ hội tụ về giá trị kỳ vọng 18
  19. 2.2.1. RỦI RO VÀ TSSL CỦA MỘT TÀI SẢN - Với cùng một mức TSSL kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ ưa thích những tài sản có lợi nhuận chắc chắn hoặc có ít sự không chắc chắn. - Phương sai của tỷ suất sinh lợi, ký hiệu là бi2. Độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi (бi ) đơn giản là giá trị dương của căn bậc hai phương sai. Phương sai và độ lệch chuẩn là đại diện cho rủi ro, và cả hai thước đo này có ý nghĩa như nhau khi xếp hạng rủi ro của chứng khoán. - Trong các ứng dụng tài chính và nghiên cứu thực nghiệm, giá trị trên thường được ước lượng bằng dữ liệu quá khứ. 19
  20. 2.2.1. RỦI RO VÀ TSSL CỦA MỘT TÀI SẢN Với n quan sát về tỷ suất sinh lợi cho tài sản i, tỷ suất sinh lợi trung bình được tính toán như sau: Phương sai mẫu của tỷ suất sinh lợi là: bình phương độ lệch so với giá trị trung bình Độ lệch chuẩn mẫu của tỷ suất sinh lợi là: căn bậc hai của phương sai 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2