Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 3: Lý thuyết triển vọng mẫu hình và tính toán bất hợp lý
lượt xem 8
download
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 3: Lý thuyết triển vọng mẫu hình và tính toán bất hợp lý cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Lý thuyết triển vọng; Mẫu hình và tính toán bất hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 3: Lý thuyết triển vọng mẫu hình và tính toán bất hợp lý
- CHỦ ĐỀ 3 LÝ THUYẾT TRIỂN VỌNG MẪU HÌNH VÀ TÍNH TOÁN BẤT HỢP LÝ 1
- CHỦ ĐỀ 3: LÝ THUYẾT TRIỂN VỌNG, MẪU HÌNH VÀ TÍNH TOÁN BẤT HỢP LÝ 3.1. Lý thuyết triển vọng • • 3.2. Mẫu hình và tính toán bất hợp lý Để học chủ đề 3, sinh viên cần ôn lại Chủ đề 1, 2 và đọc trước Chương 3, [1] Tài chính hành vi 2
- 3.1. Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) - Là 2 nhà tâm lý học, công bố Lý thuyết triển vọng vào 1979 dựa trên sự kết hợp của tâm lý tránh rủi ro và tránh lỗ. - Đến năm 2002, Lý thuyết triển vọng mới Daniel Amos Tversky được công nhận, ghi Kahneman 1937 - 1996 1934 nhận đóng góp của 2 ông qua giải Nobel. 3
- Tâm lý tránh rủi ro Cách 1: Tung đồng xu - Nếu đồng xu mặt sấp: Bạn nhận được 100 triệu đồng. - Nếu đồng xu mặt ngửa: Bạn nhận được 0 đồng Cách 2: Bạn không cần làm Bạn chọn cách 1 hay cách 2? gì cả Vì sao? - Bạn nhận được đúng 50 triệu đồng từ ban tổ chức trò chơi 4
- Tâm lý tránh lỗ Giả sử bạn tham gia một vụ cá cược và bị thua. Người thắng cược, cho bạn 2 lựa chọn để trả tiền Cách 1: Bạn không cần làm gì cả - Bạn trả ngay 100 triệu đồng Bạn chọn cách 1 hay cách 2? Cách 2: Tung đồng xu Vì sao? - Nếu đồng xu mặt sấp: Bạn không phải trả đồng nào - Nếu đồng xu mặt ngửa: Bạn phải trả 200 triệu đồng 5
- Tâm lý tránh lỗ • Thực nghiệm cho thấy, việc lỗ 100 triệu gây ra sự đau đớn lớn hơn, kể cả niềm vui khi lãi 100 triệu sau đó cũng không bù lại được. • Người ta thấy rằng, trên góc nhìn của tâm lý con người, với cùng một số lượng (ví dụ 100 triệu) nỗi đau do bị lỗ, mất mát là lớn hơn niềm vui sinh ra do có lãi. Thường bạn phải lãi nhiều hơn (100 triệu) để bù vào mất mát (ví dụ bạn phải lãi 300 triệu mới bù được nỗi đau do mất 100 triệu sinh ra). 6
- Tâm lý tránh lỗ • Tâm lý tránh lỗ giải thích được khá nhiều hiện tượng tâm lý của con người. • Ví dụ: Hiệu ứng con bạc khát nước, khi người ta thua lỗ khá nhiều thường có tâm lý chấp nhận rủi ro cao hơn: đặt nhiều tiền hơn, vay nợ nhiều hơn ... để kỳ vọng gỡ được. Ở góc nhìn của người ngoài cuộc và tỉnh táo không ai làm như vậy cả. 7
- 3.1. Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) Joy Học thuyết triển vọng (Prospect Theory) do Daniel Kahneman và Amos Tversky công bố năm 1979 dựa trên sự kết hợp của tâm lý tránh rủi ro và tránh lỗ. Loss Gai Hàm triển vọng cho thấy sự n phân cực trong tâm lý con người giữa việc nhìn nhận lãi và lỗ: Lãi $0.05 mang lại cảm giác phần thưởng(vui sướng) thấp hơn nhiều so với lỗ $0.05 mang lại Pain (đau khổ) 8
- 3.1. Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) - Lý thuyết triển vọng cho chúng ta cái nhìn sâu hơn vào tâm lý con người khi đối diện với lãi và lỗ, đặc biệt trong đầu tư chứng khoán, khi bạn phải ra quyết định mua hay bán chứng khoán hàng ngày. - Lý thuyết triển vọng cũng giải thích được tâm lý “bán lãi, giữ lỗ” của đa số các nhà đầu tư chứng khoán: + khi giá chứng khoán tăng, họ bán ngay để hiện thực hóa lợi nhuận. + khi giá chứng khoán giảm, họ lại chần chừ không bán vì việc hiện thực hóa khoản lỗ sẽ khiến tâm lý nhà đầu tư khó chịu, cảm giác bị mất mát rất lớn, và họ vẫn kỳ vọng giá sẽ tăng trở lại => trở thành cổ đông (đầu tư dài hạn) bất đắt dĩ 9
- 3.1. Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) - Lý thuyết triển vọng còn đi xa hơn khi lượng hóa được các khoản chịu đựng lãi lỗ của con người và xây dựng cả các công thức tính toán dựa trên ngưỡng tâm lý 10
- 3.1. Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) - Lý thuyết chuẩn tắc (normative theory): con người nên hành động theo một cách nào đó. - Lý thuyết thực nghiệm (positive theory ): những gì mà con người thực sự làm và xây dựng các mô hình dựa trên cơ sở những quan sát này. - Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng (Expected utility theory ): là một lý thuyết chuẩn tắc đề cập đến các hành vi kinh tế dựa trên một phương pháp nghiêm ngặt. - Lý thuyết triển vọng: là thực nghiệm (hay mô tả) vì nó được xây dựng dựa trên việc con người thật sự hành động như thế nào 11
- 3.1. Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) • 1/ Những khía cạnh cơ bản của các hành vi được quan sát • 2/ Hàm giá trị • 3/ Những tấm vé số và bảo hiểm • 4/ Hàm trọng số • 5/ Khác biệt giữa lý thuyết hữu dụng kỳ vọng và lý thuyết triển vọng • 6/ Các vấn đề khác 12
- 1/ Những khía cạnh cơ bản của các hành vi được quan sát • Các nhà tâm lý thường quan sát các quyết định của con người để đưa ra bằng chứng cho câu hỏi về lợi ích. • Họ chú ý đến những câu trả lời giống nhau cho các vấn đề ra quyết định mà không phù hợp với lý thuyết hữu dụng kỳ vọng • Phần này đề cập đến vài vấn đề và ghi nhận các quyết định thực sự của các cá nhân, đối tượng khảo sát là sinh viên. • Hình thành nên 3 khía cạnh cơ bản của việc ra quyết định đã được quan sát để đưa ra cơ sở cho lý thuyết triển vọng 13
- 1/ Những khía cạnh cơ bản của các hành vi được quan sát • Các ký hiệu được sử dụng giống ở chủ đề 1: - Kỳ vọng P(pr, x, y): pr là xác suất x có thể xảy ra và (1-pr) là xác suất y có thể xảy ra - Kỳ vọng P(pr, x): nếu giả định y = 0 - Kỳ vọng P(x): nếu giả định pr = 1 14
- 1/ Những khía cạnh cơ bản của các hành vi được quan sát VẤN ĐỀ 1: Giả sử bạn phải lựa chọn giữa 2 quyết định bên dưới. Bạn hay xem xét, sau đó chọn kỳ vọng mà bạn thích Quyết định 1: Chọn giữa • P1($240) và P2(0.25, $1000) Quyết định 2: Chọn giữa P3(-$750) và P4(0.75, -$1000) • Kết quả khảo sát: • Quyết định 1: có 84% chọn P1 => Phù hợp với sự e ngại rủi ro (chấp nhận một mức lợi nhuận hợp lý, chắc chắn) • Quyết định 2: có 87% chọn P4 => Phù hợp với sự ưa thích rủi ro (họ sẵn sàng chấp nhận hành vi rủi ro hơn để tránh khoản thua lỗ tiềm năng) 15
- 1/ Những khía cạnh cơ bản của các hành vi được quan sát • Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng: không cho phép thay đổi thái độ đối với rủi ro • Lý thuyết triển vọng: có thay đổi thái độ với rủi ro KHÍA CẠNH 1: Con người đôi khi thể hiện sự e ngại rủi ro và đôi khi lại thể hiện sự ưa thích rủi ro, tùy thuộc vào bản chất của triển vọng (được hay mất). 16
- 1/ Những khía cạnh cơ bản của các hành vi được quan sát • VẤN ĐỀ 2: Quyết định 1 Quyết định 2 Giả sử hiện tại bạn có 300$ Giả sử hiện tại bạn có 500$ và bạn lựa chọn thêm giữa: và bạn lựa chọn thêm giữa: P5 ($100) và P6 (0.5, $200) P7 (-$100) và P8 (0.5, -$200) Kết quả khảo sát: • Quyết định 1: có 72% chọn P5 => Phù hợp với sự e ngại rủi ro • Quyết định 2: có 64% chọn P8 => phù hợp với sự ưa thích rủi ro 17
- 1/ Những khía cạnh cơ bản của các hành vi được quan sát • Thái độ đối với rủi ro là không giống nhau giữa việc được và mất, nghĩa là sự thay đổi (được thêm hay mất đi) của mức tài sản, chứ không phải mức tài sản, mới thực sự là vấn đề. • Con người đánh giá kết quả dựa trên việc được và mất, so với một điểm tham chiếu, điểm tham chiếu thường là mức tài sản hiện tại. • Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng: con người đánh giá các kết quả dựa trên mức tài sản cuối cùng, bất kể mức tài sản ban đầu. • Lý thuyết triển vọng: Giả định mức tài sản khởi đầu khác nhau (300$ và 500$) 18
- 1/ Những khía cạnh cơ bản của các hành vi được quan sát KHÍA CẠNH 2: Việc đánh giá các triển vọng của con người phụ thuộc vào được (lời) và mất (lỗ) so với một điểm tham chiếu. Điểm tham chiếu này thường là mức độ giàu có ban đầu. 19
- 1/ Những khía cạnh cơ bản của các hành vi được quan sát VẤN ĐỀ 3: Với x là bao nhiêu thì bạn sẽ không thấy có sự khác biệt giữa: P9 (0) và P10 (0.50, x, -25$) Kết quả của thử nghiệm: Trung bình 61$ Có nghĩa là: Trong trò chơi may rủi này, với việc mất 25$, một người đòi hỏi phải được 61$ để không thấy có sự khác nhau giữa việc chấp nhận hay từ chối trò chơi may rủi này. KHÍA CẠNH 3: Con người ngại mất mát (thua lỗ) vì mất mát lớn hơn được. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chương 1: Lý thuyết thị trường hiệu quả
12 p | 383 | 64
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chương 3: Tài chính hành vi
46 p | 465 | 58
-
Bài giảng Tài chính hành vi: Chương 1
27 p | 444 | 42
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chương 2: Các trường hợp bất thường trên TTCK
13 p | 167 | 40
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Quách Mạnh Hào
31 p | 167 | 37
-
Bài giảng Tài chính hành vi: Chương 2
22 p | 233 | 26
-
Bài giảng Tài chính hành chính sự nghiệp - Chương 4: Quản lý, sử dụng tài sản công
32 p | 59 | 13
-
Bài giảng Tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp: Chương 1 - Trần Thị Vinh
15 p | 110 | 12
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 5: Tự nghiệm, lệch lạc và sự tự tin quá mức
63 p | 40 | 10
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 4: Những thách thức đối với thị trường hiệu quả
45 p | 22 | 9
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 6: Tác động của tự nghiệm và sự tự tin quá mức đến quyết định tài chính
35 p | 21 | 8
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 1: Nền tảng tài chính 1 - Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng
33 p | 21 | 8
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 7: Nhà đầu tư cá nhân và tác động của cảm xúc
43 p | 29 | 7
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 2: Nền tảng tài chính 2 - Định giá tài sản, Thị trường hiệu quả, Lý thuyết đại diện
50 p | 20 | 7
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 8: Tài chính hành vi trong quản trị tài chính doanh nghiệp
27 p | 22 | 7
-
Bài giảng Tài chính hành chính sự nghiệp - Chương 1: Tổng quan về quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp
22 p | 35 | 5
-
Bài giảng Tài chính hành chính sự nghiệp - Chương 2: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ
28 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn