intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị công ty trong thế giới phẳng

Chia sẻ: Nguyen Thi Kim Yen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

161
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản trị công ty trong thế giới phẳng Thomas Friedman mô tả những tình huống trong đó quá trình toàn cầu hoá dẫn đến thế giới phẳng. Thông qua hình ảnh này, ông cho rằng quá trình toàn cầu hoá đã loại bỏ những trở ngại đã ngăn cản doanh nghiệp và cá nhân cạnh tranh trên toàn cầu của ngày xưa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị công ty trong thế giới phẳng

  1. Quản trị công ty trong thế giới phẳng Thomas Friedman mô tả những tình huống trong đó quá trình toàn cầu hoá dẫn đến thế giới phẳng. Thông qua hình ảnh này, ông cho rằng quá trình toàn cầu hoá đã loại bỏ những trở ngại đã ngăn cản doanh nghiệp và cá nhân cạnh tranh trên toàn cầu của ngày xưa. Sự cạnh tranh này cải thiện phúc lợi xã hội không chỉ bằng cách đảm bảo hàng hoá được sản xuất nhiều hơn với giá rẻ hơn mà còn giúp người tiêu dùng tiếp cận nhiều hàng hoá mới và chất lượng hơn. Sự thật thì thế giới chưa thực sự phẳng như mô tả của Friedman, tuy nhiên, khái niệm này giúp ta hiểu được những động lực đang tác động thế giới của chúng ta. Một trong những thị trường được xem là "phẳng" hơn các thị trường khác đó là thị trường tài chính. Các nhà kinh tế cho rằng suất thu lợi biên (marginal profit) từ vốn ở từng quốc gia khác nhau, vốn sẽ tràn về nơi có lợi nhuận biên tế cao hơn. Hiện nay, những rào cản đã giảm dần, nhưng vốn cũng không chảy về các quốc gia đang cần như chúng ta nghĩ. Thực tế,
  2. trong những năm qua, nguồn vốn dường như dồn về Hoa Kỳ và các nước phát triển hơn là dồn về các thị trường đang phát triển. Cái gì là trở ngại làm cho thế giới tài chính phẳng lại quá nhiều núi non hiểm trở khiến cho vốn không chảy về nơi nơi cần? Câu trả lời chính là quản trị công ty (QTCT) yếu kém đã nghẽn đường quốc gia đang phát triển tiếp cận lợi ích của toàn cầu hoá. Khi QTCT yếu, doanh nghiệp được thị trường đánh giá thấp, và năng lực huy động thêm vốn để tài trợ kế hoạch của doanh nhân đã bị hạn chế. Vì thế, ở các nước đang phát triển doanh nghiệp sẽ rất bé và khả năng tăng trưởng cũng yếu ớt. USD100 đầu tư ở Việt Nam có thể hiệu quả hơn đầu tư ở Hoa Kỳ, nhưng nhà đầu tư lại không đem vào Việt Nam mà đem vào Hoa Kỳ đơn giản vì ở Hoa Kỳ họ được đảm bảo sinh lợi từ đầu tư cao hơn và an toàn hơn. QTCT yếu kém ngăn cản nhà đầu tư nhận thành quả đầu tư của mình đầy đủ, bởi vì có người thứ ba đã lấy mất quả ngọt trước khi nhà đầu tư nhận kết quả cuối cùng.
  3. QTCT có hai khía cạnh quốc gia và doanh nghiệp. Ở khía cạnh quốc gia bên ngoài, các định chế ảnh hưởng đến cách nhà đầu tư nhận thành quả từ đầu tư. Quan trọng nhất là luật lệ quy định rõ quyền của nhà đầu tư và hiệu quả thực thi các điều luật này. Ở cấp độ doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp cam kết chính sách công khai minh bạch tốt, thì người bên trong khó lợi dụng nhà đầu tư. Chất lượng QTCT phụ thuộc vào cả 2 cấp độ, nghiên cứu cũng cho thấy ở các nước mà thị trường tài chính yếu kém thì động lực đầu tư vào QTCT cũng hạn chế. Vì thế QTCT ở các nước đang phát triển và chuyển đổi thực sự yếu kém. Một đồng đầu tư sẽ xứng đáng khi thị trường vốn đánh giá cao doanh nghiệp, nếu giá trị của đồng tiền này thấp hơn (về mặt cơ hội) thì có nghĩa là ban quản trị của công ty đang lãng phí số tiền này. Stulz (*) và cộng sự khảo sát cách thị trường vốn đánh giá giá trị của tiền mặt ở 35 quốc gia từ năm 1988 đến 1998, với bình quân 6000 doanh nghiệp mỗi năm cho thấy nếu chúng ta chia các quốc gia theo chỉ số tham nhũng, thì $1 có giá trị $0,91 ở các nước có tham nhũng ít, và có giá $0,31 ở những nước có nạn tham nhũng cao. QTCT yếu kém giải thích cho kết quả này. Nghiên cứu cũng cho thấy cổ tức có giá trị cao hơn ở quốc gia tham nhũng nhiều so với quốc gia ít tham nhũng. Nói cách khác, nhà đầu tư đánh giá cao số tiền đưa ra ngoài (cổ tức) vì họ nghi ngờ rằng tiền để lại trong doanh nghiệp sẽ bị lãng phí. Một câu hỏi tại sao QTCT ở các quốc gia khác nhau? Các nghiên cứu cho thấy một số giả thuyết, trong đó có tầm quan trọng của nguồn gốc thể chế luật pháp, đặc tính quốc gia, văn hoá, tôn giáo cũng giúp dự đoán quyền
  4. của cổ đông, quyền của chủ nợ, và thực thi quyền tư hữu. Ở cấp độ công ty, QTCT tốt giúp giảm giá sử dụng vốn. Hơn nữa, khi thị trường tài chính chưa phát triển động lực cho các công ty và quốc gia đầu tư vào QTCT cũng bị hạn chế. Ở Hoa Kỳ, các công ty có cơ cấu sở hữu phân tán, nhưng ở một số quốc gia khác, quyền sở hữu tập trung vào một số cổ đông chi phối. Sự khác biệt về cơ cấu sở hữu dẫn đến cách quản trị công ty khác nhau. Nghiên cứu của Stulz cho thấy cơ cấu sở hữu tập trung chủ yếu ở các quốc gia có tham nhũng cao. Lý do rất đơn giản, ở các quốc gia có hệ thống minh bạch, mọi thứ giống nhau và công bằng, người bên trong sẽ đa dạng hoá tài sản của mình, bởi vậy sở hữu tập trung sẽ là giải pháp tốn kém. Ở các nước có tham nhũng, người bên trong dễ dàng qua mặt các cổ đông thiểu số khác. Đặc biệt là khi người bên trong chiếm cổ phần chi phối trong doanh nghiệp, họ sẽ dành quyền lợi tốt nhất cho mình. Điều đó cũng đúng nếu việc qua mặt các cổ đông khác gây tổn thất cho người bên trong thì họ cũng là người thiệt hại nhiều nhất. Hậu quả là ở các nước có hệ thống QTCT yếu kém, người bên trong thường hợp tác đầu tư với những cổ đông khác để chia sẻ bớt chi phí. Nhưng nguồn lực của người bên trong hạn chế vì thế doanh nghiệp thường nhỏ và thiếu ổn định. Nghiên cứu cho thấy rằng thị trường vốn yếu khi nhà đầu tư không được bảo vệ tốt. Doanh nghiệp mà cơ cấu sở hữu phân tán sau khi trở thành công ty đại chúng sẽ hưởng lợi từ thị trường thanh khoản. Nói cách khác, cơ cấu sở hữu chỉ phân tán khi doanh nghiệp hưởng lợi từ thị trường tài chính hiệu quả.
  5. Nếu tất cả các quốc gia có QTCT tốt, doanh nghiệp có thể có lực lượng nhà đầu tư đa dạng. Quy mô doanh nghiệp không còn giới hạn trong nguồn lực của người bên trong, doanh nghiệp có thể lớn hơn, có thể đầu tư hiệu quả hơn và tiêu dùng sẽ bớt biến động hơn. Bởi vậy, QTCT tốt là yếu tố then chốt để có thể giới tài chính phẳng. (*) R.M.Stulz, "The Limits Of Financial Globalization," NBER Working Paper No. 11070, January 2005, and Journal of Finance, 60(4), 2005, pp. 1595-638 Theo www.saga.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2