intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị rủi ro

Chia sẻ: Yen Nhi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

522
lượt xem
204
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản trị rủi ro (QTRR) là một chủ đề bắt mắt và được nhiều nhà quản lý nhắc tới như một vấn đề ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên không ít người trong đó nhắc đến nó như một thuật ngữ thời thượng nhưng lại hiểu biết một cách rất trừu tượng về nó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị rủi ro

  1. Quản trị rủi ro (QTRR) là một chủ đề bắt mắt và được nhiều nhà quản lý nhắc tới như một vấn đề ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên không ít người trong đó nh ắc đ ến nó nh ư một thuật ngữ thời thượng nhưng lại hiểu biết một cách rất trừu tượng về nó. Nếu mỗi nhà quản trị không có sự hiểu biết thấu đáo và xây dựng cho mình m ột khung mẫu nhất định để thực hiện phân tích và lập kế hoạch quản tr ị r ủi ro thì r ất d ễ v ấp phải những sai lầm hết sức căn bản. Hai yếu kém căn bản và đối lập nhau trong vấn đề này thường được quan sát là: Thứ nhất, người quản trị chỉ ra quá nhiều rủi ro, chồng chéo lên nhau, không có trình t ự logic và không đánh giá được tác động tương hỗ giữa các loại rủi ro lên hoạt động c ủa doanh nghiệp. Thứ hai, đối lập với tình huống thứ nhất, người quản trị bỏ sót m ột số loại rủi ro do chưa đánh giá đầy đủ các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Khắc phục hai điểm yếu trên, một trong những phương pháp khuyến ngh ị c ủa chúng tôi, tham khảo các khuyến nghị của các chuyên gia về học thuật (Chet Borucki, Michael Porter...) là xây dựng chiến lược phân tích và quản trị rủi ro theo Value Chain (chuỗi giá trị). Value Chain là mô hình kinh điển trong chiến lược Marketing c ủa Philip Kotler theo đó nhận diện doanh nghiệp đang tham gia vào các khâu nào của chuỗi giá tr ị đ ể chuyển hoá đầu vào (input) thành sản phẩm đầu ra tới tay khách hàng v ới đi ều ki ện t ạo ra giá trị gia tăng trên đầu vào đó (Value Added), Value Chain m ột m ặt phản ánh các ho ạt động của doanh nghiệp, một mặt cũng chỉ ra các ngu ồn l ực hi ện t ại cũng nh ư s ự chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng các hoạt động đó. Lẽ ra trong bài viết này, chúng tôi có thể đưa ra mô hình phân tích và qu ản tr ị r ủi ro theo value chain đã đề cập ở trên, tuy nhiên, theo tính chất của diễn đàn, chúng tôi mong muốn trước hết các thành viên tham gia hãy cùng chia sẻ hiểu biết của mình v ề "Quản trị rủi ro theo Value Chain" trước khi chúng ta tham vấn một mô hình khuy ến nghị. Ngoài ra rất nhiều nhà quản trị sai lầm khi thiên về liệt kê các loại rủi ro mà thi ếu đi phân tích cơ chế tác động của nó, tức là thi ếu đi việc ch ỉ ra các đi ều ki ện c ần và đ ủ để rủi ro đó trở thành hiện thực, cũng như c ơ chế chuyển hoá tác đ ộng c ủa t ừng r ủi ro. Thiếu đi khâu này, nhiều nhà quản trị có thể có kết lu ận hoàn toàn ng ược l ại v ới bản chất của vấn đề. Lấy một ví dụ giản đơn, xét về rủi ro lãi suất, vốn đ ược coi là r ủi ro th ị tr ường (Market Risk), khi đặt câu hỏi là "lãi suất tăng hay gi ảm thì t ạo ra r ủi ro?", câu tr ả chắc chắn sẽ là: cả hai. Như vậy, các nhà quản lý đều nhận di ện và có khái ni ệm về rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi chi tiết hơn, v ới yêu c ầu gi ải thích t ại sao khi lãi suất tăng thì rủi ro mà khi giảm cũng tạo ra r ủi ro, r ất nhi ều nhà qu ản lý không có câu trả lời logic, bởi vì họ không phân biệt được rủi ro tái trài tr ợ (Refinancing Risk) và rủi ro tái đầu tư (Reinvestment Risk)- là hai bộ phận c ấu thành đ ối l ập c ủa rủi ro lãi suất, không nắm được cơ chế tác động cũng như đi ều kiện cần và đ ủ (v ề trạng thái tài sản nợ - có và vị trí của đối tượng chịu rủi ro lãi suất).
  2. Vậy, trước khi chúng ta cùng xem xét một mô hình khuyến ngh ị v ề qu ản tr ị r ủi ro theo Value Chain cũng như một khung mẫu khuyến nghị về phân tích rủi ro, hãy cùng nhau thảo luận và chia sẻ ý kiến, sự hiểu biết của mỗi người về các vấn đ ề đã nêu trên, c ụ thể gồm + Mô hình quản trị rủi ro theo Value Chain là gì- ưu điểm, nhược điểm của mô hình? + Phân tích cơ chế tác động của hai cấu phần đối lập trong r ủi ro lãi su ất (R ủi ro tái tài trợ và rủi ro tái đầu tư)? + Hãy đưa ra mô hình khuyến nghị của bạn về phân tích rủi ro đây là lần đầu tôi nghe. Tuy nhiên về cơ bản, theo quan điểm cá nhân tôi, đó cũng là việc phân loại rủi ro, là bước đầu tiên trong các mô hình phân tích rủi ro để thực hiện quản trị. Việc phân loại rủi ro dọc theo Value Chain giúp tránh được việc liệt kê chồng chéo hoặc bỏ sót, đồng thời tạo được sự liên kết về logic giữa các hoạt động để đánh giá tác động tương tác của các loại rủi ro này. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng tại đó thì chưa hình thành mô hình quản trị rủi ro như tham vọng của hanhlp, việc quản trị rủi ro cần dựa trên đánh giá tác động và xây dựng công cụ. Vì vậy tôi kỳ vọng khi đưa ra mô hình khuyến nghị, các nhà quản trị sẽ đưa kèm theo các hướng dẫn đánh giá tác động và chỉ dẫn hoặc thiết kế công cụ quản trị trực tiếp. Theo tôi, đây cũng là ý đồ của hanhlp khi đặt câu hỏi về mô hình phân tích rủi ro. Tôi có khái niệm về rủi ro lãi suất, nhưng đúng như nhận xét của hanhlp, tôi không rõ lắm về rủi ro tái tài trợ và tái đầu tư, mong được sự chia sẻ, nhất là từ các banker TPT Trước hết xin cảm ơn phản hồi của TPTBU, bạn đã rất chính xác khi cho rằng "nếu chỉ dừng tại đó thì chưa hình thành mô hình quản trị rủi ro". Đúng như vậy, việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro theo Value Chain (hay theo bất cứ triết lý nào khác) phải là một quá trình phân tích đầy đủ, bao gồm một số bước kinh điển như sau: Bước 1: Phân loại rủi ro: bước này được thực hiện nhằm nhận diện được sự tồn tại khách quan của các loại rủi ro
  3. Bước 2: Đánh giá cơ chế tác động và mức độ tác động của từng loại rủi ro: để nắm vững cơ chế vận hành của từng loại rủi ro, làm cơ sở đánh giá xem khả năng xảy ra của rủi ro đó trong bối cảnh hiện tại và là cơ sỏ để tìm ra công cụ cũng như thời điểm can thiệp cần thiết (phục vụ cho bước 4, 5, 6). Bước 3: Phân tích bối cảnh khách quan hiện tại và tương lai (điều kiện cần và đủ) để rủi ro đó có thể trở thành hiện thực. Rõ ràng chúng ta không có lý do để quan ngại nhiều về rủi ro lạm phát một khi bối cảnh chung của kinh tế thế giới là đang chuyển vào giai đoạn suy thoái. Bước 4. Đề xuất hoặc thiết kế công cụ quản trị. Bước 5: Phân hạng thứ tự ưu tiên- xếp hạng rủi ro: dựa trên cơ sở đánh giá khả năng xảy ra và mức độ tác động cũng như khả năng chúng ta có thể chủ động can thiệp hay quản trị rủi ro đó. Bước 6: Chi tiết hoá kế hoạch quản trị: ai, làm gì, thời điểm nào, sử dụng công cụ theo dõi nào, công cụ bảo hiểm nào để quản trị rủi ro- theo từng loại và theo tổng thể. Đây là một quyết định có tính chiến lược bởi nó yêu cầu chúng ta phân bổ nguồn lực (bị hạn chế) một cách thích hợp (theo thứ tự ưu tiên). Bạn cũng đã chỉ ra các ưu điểm cơ bản của việc vận dụng Value Chain trong phân loại rủi ro, tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng Value Chain không chỉ dùng để phân loại, nó cũng đồng thời hữu ích trong việc phân tích cơ chế tác động của các rủi ro đó (bước 2) và làm cơ sở tham chiếu cho bước 4, 5, 6. Câu hỏi của bạn về rủi ro lãi suất xin được tách trả lời riêng, vì đây là tình huống cụ thể tôi đưa ra để minh hoạ cho việc phân tích cơ chế tác động của rủi ro, tức là đi vào chi tiết. Phần trên đây chỉ dừng lại ở việc khuyến nghị một mô hình phân tích rủi ro (về mặt logic). Mời các thành viên tiếp tục chia sẻ về: Mô hình phân tích rủi ro theo Value Chain (chi tiết hoá mô hình tại bước 1) Trả lời TPTBU về rủi ro lãi suất. Như đã đặt vấn đề trong bài viết đầu tiên, các nhà quản trị đều nhận thấy được việc lãi suất biến động tạo ra rủi ro rất lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp, nhất là hoạt động của các ngân hàng, các nhà đầu tư tài chính, bởi nó làm thay đổi chi phí vốn và giá trị của các công cụ tài chính mà họ nắm giữ (đầu tư- investing) hoặc sử dụng để huy động nguồn vốn (financing). Đối với doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh thương mại-dịch vụ, nó tác động đến chi phí tài chính và khả năng huy động của doanh nghiệp.
  4. Hiểu cơ chế tác động là hiểu rõ trong tình huống nào thì một xu thế biến động nhất định của lãi suất sẽ gây ra rủi ro.Các phân tích học thuật về vấn đề này được trình bày trong bất cứ giáo trình kinh điển nào về Financial Institution Management và Debt- Equity Securities Ví dụ, nếu lãi suất tăng, thì câu hỏi đặt ra là rủi ro xảy ra là rủi ro tái tài trợ (re- financing) hay rủi ro tái đầu tư (reinvestment)? Nếu bạn vội vàng chọn một trong hai thì câu trả lời của bạn đều sai, bởi rủi ro lãi suất không chỉ phụ thuộc vào biến động lãi suất mà còn phụ thuộc vào trạng thái (position) tài sản nợ/có của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, vẫn đang giả sử lãi suất tăng, nếu doanh nghiệp duy trì trạng thái TS nợ (Liability) có kỳ hạn bình quân (Liability Duration) ngắn hơn kỳ hạn bình quân của TS có (Asset Duration), thì doanh nghiệp gặp rủi ro tái tài trợ (refinancing risk) bởi TS nợ (thực chất là nguồn vốn tài trợ cho doanh nghiệp) sẽ đáo hạn sớm hơn thời gian bạn có thể thu tiền từ việc chuyển hoá tài sản có, vì vậy bạn phải huy động nguồn tài trợ mới (tái tài trợ- refinancing) để đáp ứng cho việc duy trì tài sản. Huy động mới trong bối cảnh lãi suất đang tăng tức là chịu thêm chi phí lãi, trong khi các khoản đầu tư cũ đã có mức lãi suất xác định theo thị trường tại thời điểm đầu tư (Chúng ta chưa bàn đến các công cụ quản trị như lãi suất thả nổi, SWAP..., mà chỉ dừng ở việc phân tích cơ chế). Cùng trong bối cảnh lãi suất tăng đó, nếu Doanh nghiệp có trạng thái Liability Duration < Asset Duration thì khi tài sản chuyển hoá thành tiền, DN sẽ có thể tái đầu tư (Re-investing) với lãi suất mới của thị trường và hưởng lợi từ việc này. Các bạn có thể phân tích tương tự với trường hợp lãi suất giảm, tương ứng cho 2 trạng thái TS nợ/có khác nhau. Kết luận trong tình huống này sẽ là: nếu Liability Duration > Asset Duration thì sẽ có rủi ro tái đầu tư, không phải rủi ro tái tài trợ, ngược lại Liability Duration < Asset Duration thì sẽ được hưởng lợi từ việc tái tài trợ với lãi suất thấp hơn (ở đây chúng ta xét riêng rủi ro lãi suất, nên giả định các rủi ro khác không đổi). Hiểu rõ được cơ chế của rủi ro, doanh nghiệp hoặc ngân hàng sẽ phải thực hiện việc quản trị bằng cách phân tích xu hướng lãi suất trong thời gian tới, phân tích hiện trạng tài sản nợ/có hiện tại để kịp thời điều chỉnh trạng thái (position) một cách tương thích thông qua các công cụ như Floating Rate (thả nổi lãi suất), SWAP (hoán đổi lãi suất) và thiết kế các sản phẩm huy động cũng như xây dựng danh mục đầu tư sao cho độ chênh lệch kỳ hạn TS nợ/có đạt trạng thái có lợi nhất trong xu thế biến động lãi suất đó. Một cách đơn giản là quản trị bằng nguyên tắc khớp kỳ hạn (Duration Matching). Tất cả các thao tác trên nằm trong một hoạt động tổng thể hơn- đó là ALM (Asset- Liabiliy Management) tức là quản lý tài sản nợ/có- vốn đã và vẫn đang là công việc thách thức nhưng thú vị vào bậc nhất đối với các chuyên gia tài chính. Chúng tôi hy vọng sẽ được các chuyên gia trong lĩnh vực ALM chia sẻ thêm về các công cụ chuyên sâu trong hoạt động này, chúng ta có thể mở riêng một chủ đề cho lĩnh vực này. Bài viết này, đơn giản hoá đến mức có thể, chỉ nhằm trả lời một câu hỏi cụ
  5. thể của TPTBU, không phải là chủ đề chính trong topic "Quản lý rủi ro theo Value Chain".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2