intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quảng cáo: đừng chỉ lo mua sơn mà để gỗ mọt!

Chia sẻ: Nguyen Hang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

51
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, ít có doanh nghiệp nào lại không dành một phần lớn ngân sách cho quảng cáo. Quảng cáo nói một cách nôm na là sự giới thiệu bằng nhiều hình thức về một sản phẩm của nhà sản xuất đến với người tiêu dùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quảng cáo: đừng chỉ lo mua sơn mà để gỗ mọt!

  1. Quảng cáo: đừng chỉ lo mua sơn mà để gỗ mọt! Hiện nay, ít có doanh nghiệp nào lại không dành một phần lớn ngân sách cho quảng cáo. Quảng cáo nói một cách nôm na là sự giới thiệu bằng nhiều hình thức về một sản phẩm của nhà sản xuất đến với người tiêu dùng. “Để xây dựng một thương hiệu mạnh trong ý thức của người tiêu dùng, cơ bản nhất là phải biết quảng cáo” - đó dường như là công thức kinh doanh trên thương trường ngày nay. Song về hiệu quả đích thực của nó lại hầu như rất ít được nhắc tới. Mối lo thứ nhất: Không có quảng cáo, không có thương hiệu
  2. Lật giở các trang báo, bật tivi, mở đài, bất cứ lúc nào bạn đều có thể được thấy, nghe, xem một quảng cáo cho một sản phẩm nào đó. Những hình thức thường được ưa chuộng hơn cả khi thực hiện quảng cáo là các biện pháp liên tưởng với ý đồ qua các hình ảnh được lựa chọn tạo cho khách hàng ấn tượng tốt hơn khi thấy sản phẩm họ định mua có tiện ích thực sự: quảng cáo dầu Esso với hình ảnh mãnh hổ, xe Suzuki Vitra leo qua các bậc thềm, tiện nghi của Samsung trong các ngôi nhà... Từ các mô-típ quen thuộc, sao chép một cách có sáng tạo cũng là một khuynh hướng quảng cáo quen thuộc. "2 trong 1" đã trở thành câu cửa miệng của bất kỳ loại dầu gội đầu nào và khái niệm này đã được đưa vào quảng cáo cà phê "3 trong 1".
  3. Một phương pháp cổ điển nữa là quảng cáo thương hiệu gắn liền với hình ảnh nhân vật nổi tiếng. Cách làm này có thể thấy nhiều ở quảng cáo mỹ phẩm, nước hoa, thậm chí tên của mỗi sản phẩm đôi khi chính là tên của nhân vật với tư cách "Đại sứ của cái đẹp". Những người mẫu ca sĩ nổi tiếng trên thế giới thường gắn liền tên tuổi mình với một sản phẩm làm đẹp. Claudia Schiffer và Cindy Crawford gắn liền với Revlon, Paulin Estelle và Thierry Murler gắn liền với Estée Lauder, Vanessa Paradis và Carole Bouquet gắn liền với Chanel, Isabelle Rosselini gắn liền với Lancôme và Catherine Deneuve với Saint Laurent v.v... Mối lo thứ 2: Sống sót trong rừng quảng cáo
  4. Quảng cáo cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin cần thiết, nhiều loại sản phẩm để chọn lựa. Song quảng cáo tràn lan và xô bồ cũng lại làm nhiễu loạn thị trường. Những mỹ từ khẳng định "tốt nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất, tiện dụng nhất v.v." nhan nhản khắp nơi chẳng những không hề giúp ích cho thương hiệu mà còn hạ thấp thương hiệu bởi sự nhiễu loạn thông tin. Khi phải lựa chọn giữa những cái nhất ấy, tốt nhất là tránh xa chúng - những người tiêu dùng khôn ngoan sẽ làm như vậy. Năm 2003, tân chủ tịch Coca-Cola, ông Steven J. Heyer đã khiến giới chuyên ngành truyền thông và quảng cáo ở thị trường Mỹ sửng sốt khi tuyên bố rằng, thời huy hoàng của tiếp thị quảng cáo rập khuôn cho mọi đám đông đã qua từ lâu. Để nâng cao doanh thu bán hàng, các doanh nghiệp cần chủ động khai thác các
  5. phương thức quảng cáo mới hiệu quả hơn. Coca-Cola đang chuyển hướng từ chỗ phát đi những spot 30 giây trên truyền hình sang việc khai thác nhiều hơn các sự kiện và hoạt động cộng đồng để thắt chặt quan hệ với người tiêu dùng. Chẳng hạn, thay vì đẩy mạnh quảng cáo trên màn ảnh nhỏ ở Mỹ nhân các dịp trao giải Grammy, MTV hay trận khai mạc mùa bóng chày, bóng rổ, Coca-Cola đã tổ chức mở trong các đại siêu thị, cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại những nhà thư giãn - giải trí thật đẹp với đầy đủ tiện ích hiện đại, gồm truyền hình plasma, Internet, video, phim... Tại Tây Ban Nha, Coke lập ra một địa chỉ Internet cho phép giới trẻ tuổi đôi mươi, điều kiện tài chính khó khăn, còn phải sống với bố mẹ, có thể nhập vào mà thiết kế căn phòng lý tưởng của mình. Tại Anh, địa chỉ myCokeMusic.com
  6. cho phép các bạn trẻ thoải mái sáng tác ca khúc. Sau đó nhận những lời phê bình trên mạng của bạn bè cùng trang lứa. Cuối cùng: chất lượng là quảng cáo tốt nhất Đôi khi các nhà sản xuất không ý thức được rằng quảng cáo có hiệu quả nhất là chẳng hề quảng cáo gì cả. Những tín hiệu tốt đẹp về một sản phẩm tốt đẹp bắt nguồn từ những cái tưởng chừng như rất đơn giản - những nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh. Đạo đức trong kinh doanh trước hết phải biểu hiện ở sự trung thực về chất lượng, giá cả của sản phẩm. Điều đó lý giải tại sao hai cửa hàng liền nhau cùng bán một mặt hàng mà một bên suốt
  7. ngày tấp nập, một bên ngồi không "ngáp ngắn ngáp dài". Có trách nhiệm với sản phẩm của mình tới cùng - đó chính là sự quảng cáo tốt nhất cho thương hiệu. Marshall - nhà doanh nghiệp Mỹ nổi tiếng có một nguyên tắc: "Muốn cho người mua hiểu rằng món hàng họ mua thực sự có giá trị thì khi họ trả lại cửa hàng phải sẵn lòng nhận và trả tiền cho người ta". Bằng phương châm đó, ông đã trở thành một trong các ông chủ có nhiều cửa hàng làm ăn phát đạt nhất nước Mỹ. Giữ khách hàng cũ, thêm khách hàng mới là điều mà ai cũng mong muốn song không phải là ai cũng làm được. Rất nhiều thương hiệu nổi tiếng cứ hàng năm lại tổ chức Hội nghị khách hàng thật linh đình mà vẫn chẳng thể nào xây dựng được cho
  8. mình một lực lượng khách hàng trung thành. Điều này suy cho cùng lại thuộc lĩnh vực đạo đức của nghề bán hàng - điều mà chúng ta cần phải bàn dài dài. Quảng cáo đúng cách, quảng cáo nghệ thuật, quảng cáo mạnh là chiến lược không thể thiếu để đầu tư xây dựng một thương hiệu mạnh. Song hãy coi chừng khi quảng cáo tách rời chất lượng, vứt bỏ các giá trị đạo đức - khi đó quảng cáo sẽ là độc tố không chỉ giết chết thương hiệu, mà còn di hại tới bao người. Một nền kinh tế lành mạnh là một nền kinh tế, hiệu quả, năng động... điều đó ít nhiều được thể hiện chính từ chất lượng quảng cáo...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2