Quy chế hoạt động của HDND xã Đăk Tờ Re khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021
lượt xem 24
download
Quy chế hoạt động của HDND xã Đăk Tờ Re khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 quy định chi tiết về hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đông nhân dân, và các Đại biểu Hội đồng nhân dân xã theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy chế hoạt động của HDND xã Đăk Tờ Re khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT XÃ ĐĂK TỜ RE NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ ĐĂK TỜ RE KHÓA IX, NHIỆM KỲ 20162021 (Kèm theo Nghị quyết số: …. /201… /NQHĐND, ngày …. tháng …. năm 2016 của Hội đồng nhân dân xã khóa IX, nhiệm kỳ 20162021) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015//QH13, ngày 19/6/2015 của Quốc hội khóa XIII. Điều 1. Quy chế này quy định chi tiết về hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đông nhân dân, và các Đại biểu Hội đồng nhân dân xã theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Những nội dung không được quy định cụ thể trong Quy chế này thì thực hiện theo Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân (ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQUBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XI). Điều 2. 1. HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí , nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Hiến pháp và pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên. 2. HĐND xã quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của xã, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng tổ chức bộ máy theo thẩm quyền, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và làm tròn nhiệm vụ của xã đối với huyện và tỉnh. 3. HĐND xã thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động, Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND xã, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND xã, các nghị quyết và quyết định của HĐND và UBND huyện, các nghị quyết và quyết định của HĐND và UBND tỉnh; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân trên địa bàn xã. Điều 3.
- 1. HĐND xã tổ chức và hoạt động theo nguyên tác tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Đại biểu Hội đồng nhân dân, các Tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân xã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã; các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, xã hội khác. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN, nhằm chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia ngăn chặn, phòng ngừa, chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ công chức và bộ máy chính quyền trên địa bàn xã. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các Tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân xã có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, Ban quản lý thôn ở địa phương cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của mình. 3. Trên phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan tổ chức, đơn vị, Ban quản lý thôn quy định tại Mục 1 điều này có trách nhiệm đáp ứng mọi yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các Tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Chương II ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Điều 4. Đại biểu Hội đồng nhân dân xã là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã; phải g ương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách và tham gia vào việc quản lý nhà nước. Đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Nhiệm kỳ của đại biểu HĐND xã mỗi khóa bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của HĐND xã khóa đó cho đến kỳ họp thứ nhất của HĐND xã khóa sau. Trong trường hợp bầu bổ sung thì đại biểu HĐND xã được bầu bổ sung bắt đầu thực hiện nhiệm vụ đại biểu từ kỳ họp sau cuộc bầu cử bổ sung đến kỳ họp thứ nhất của HĐND xã khóa sau. Điều 5. Đại biểu Hội đồng nhân xã có nhiệm vụ tham dự đầy đủ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã. Trong trường hợp phải vắng mặt tại kỳ họp thì phải có giấy xin phép và phải được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Đại biểu Hội đồng nhân dân xã có nhiệm vụ tham dự tiếp xúc cử tri nơi Đại biểu ứng cử. Điều 6. Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân phải tham dự đầy đủ các phiên họp theo chương trình kỳ họp, thực hiện đúng nội quy kỳ họp, tham gia phát biểu ý kiến, những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của 2
- Đại biểu Hội đồng nhân dân và những vấn đề mà cử tri quan tâm. Tranh luận, thực hiện quyền chất vấn đối với các vấn đề bức xúc của cử tri. Điều 7. Khi Thường trực Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân xã thực hiện giám sát ở thôn, Thường trực Hội đồng nhân dân xã phải mời Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân xã trúng cử ở thôn đó tham gia giám sát. Tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân xã được mời có thể cử đại diện tham gia hoặc toàn bộ các thành viên trong Tổ cùng tham gia hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. Trường hợp Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham gia được thì phải báo với Trưởng đoàn giám sát và Tổ trưởng Tổ đại biểu bằng văn bản trong đó có nêu rõ lý do. Điều 8. Căn cứ chương trình công tác của Hội đồng nhân dân và nhiệm vụ đã được phân công, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm. Điều 9. Trong kỳ họp HĐND xã, đại biểu HĐND xã có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Tham gia thảo luận và quyết định chương trình làm việc của kỳ họp. Tham gia thảo luận tại phiên họp toàn thể và thảo luận ở tổ, thảo luận về các vấn đề thuộc nội dung, chương trình kỳ họp. Đại biểu HĐND muốn phát biểu tại phiên họp toàn thể phải đăng ký với chủ tọa cuộc họp; nội dung phát biểu phải tập trung vào vấn đề đang thảo luận, không phát biểu quá hai lần về cùng một vấn đề; trường hợp đại biểu đã đăng ký mà chưa được phát biểu hoặc đã phát biểu nhưng chưa hết ý kiến do thời gian phát biểu đã hết thì ghi lại ý kiến của mình và gửi thư ký kỳ họp để tổng hợp. Ý kiến phát biểu của đại biểu HĐND phải được ghi vào biên bản của kỳ họp. Biểu quyết thông qua những vấn đề thuộc nội dung, chương trình kỳ họp theo sự điều hành của chủ tọa kỳ họp. Đại biểu có thể biểu quyết tán thành hoặc không tán thành. Điều 10. Hoạt động giám sát của Đại biểu Hội đồng nhân dân xã được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân (ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XI). Chương III TỔ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Điều 10. 3
- Tổ trưởng chịu trách nhiệm điều hành công việc của Tổ, Tổ phó giúp Tổ trưởng điều hành công việc của tổ khi Tổ trưởng phân công hoặc đi vắng; thư ký ghi chép biên bản, tổng hợp báo cáo của Tổ. Căn cứ vào chương trình công tác của Hội đồng nhân dân hàng năm, chương trình công tác hàng tháng, quý, năm của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân xã xây dựng kế hoạch làm việc hàng quý của Tổ trong hoạt động giám sát và việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân các cấp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên tại đơn vị ứng cử. Điều 11. Nhiệm vụ của Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân xã. 1. Tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. 2. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; tổ chức tiếp xúc cử tri theo quy định và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri theo thẩm quyền. 3. Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, phải có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó. 4. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; theo dõi, giám sát và báo cáo kết quả việc giải quyết cho công dân biết. 5. Đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện tốt quyền chất vấn (chủ yếu chất vấn người đứng đầu UBND cùng cấp). Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn. 6. Tham gia ý kiến, kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết. 7. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 8. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật. 4
- 9. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khi cần thiết. 10. Trong nhiệm kỳ, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác. Đại biểu Hội đồng nhân dân đã thôi làm nhiệm vụ thì đương nhiên mất quyền đại biểu của Hội đồng nhân dân. * Ngoài những nhiệm vụ trên, các tổ đại biểu và đại HĐND ứng cử tại các thôn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổ 2, 3, 6 phối hợp với các ban ngành, đơn vị liên quan tổ chức vận động, đấu tranh xóa bỏ tà đạo Hà Mòn trên địa bàn thôn nơi mình ứng cử; nắm hình hình hoạt động của các đối tượng theo tà đạo Hà Mòn, đặc biệt là các đối tượng cốt cán, các đối tượng lạ mặt hay ra vào trên địa bàn thôn. Tổ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9 phối hợp với các ban ngành liên quan, tổ chức có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân quản lý và bảo vệ rừng; nắm tình hình hoạt động khai thác, vẫn chuyển gỗ trái phép, tình hình phát rừng làm rẫy; đồng thời nắm những ý kiến, kiến nghị và những bức xúc của người dân liên quan đến việc khai thác rừng trái phép. Tổ 1, 2, 3, 7, 8 vận động nhân dân hạn chế sang nhượng, cho mượn đất rừng; nắm tình hình sâm chiếm đất của các đối tượng ngoài địa bàn xã, đặc biệt là khu vực xã Ngọc Réo – Đăk Hà, Đăk Bla – Kon Tum. Tổ 1, 2 nắm tình hình khai thác vàng trái phép trên địa bàn thôn; đồng thời vận động nhân dân hạn chế việc sang nhượng, cho mượn đất nhằm mục đích để khai thác vàng trái phép. Chương IV KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ HỘI NGHỊ GIAO BAN Điều 12. Kỳ họp hội đồng nhân dân. 1. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất hai kỳ. Hội đồng nhân dân quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ vào kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân đối với năm bắt đầu nhiệm kỳ và vào kỳ họp cuối cùng của năm trước đó đối với các năm tiếp theo của nhiệm kỳ theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân. 2. Hội đồng nhân dân họp bất thường khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu. 3. Cử tri ở xã, có quyền làm đơn yêu cầu Hội đồng nhân dân xã họp, bàn và quyết định những công việc của xã. Khi trong đơn yêu cầu có chữ ký của trên mười phần trăm tổng số cử tri của xã theo danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại cuộc bầu cử gần nhất thì Thường trực Hội đồng nhân 5
- dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân bất thường để bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị. Đơn yêu cầu của cử tri được xem là hợp lệ khi có kèm theo đầy đủ chữ ký, họ tên, ngày, tháng, năm sinh và địa chỉ của từng người ký tên. Những người ký tên trong đơn yêu cầu được cử một người làm đại diện tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị. 4. Hội đồng nhân dân họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân quyết định họp kín. Điều 13. Chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân. 1. Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân, theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân. Chương trình kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới do Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước dự kiến. Các Ban của Hội đồng nhân dân khóa trước thẩm tra các nội dung trong dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước để xem xét tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới. 2. Hội đồng nhân dân quyết định chương trình kỳ họp. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, Hội đồng nhân dân quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp đã được thông qua. Điều 14. Triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân. 1. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới được triệu tập chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; đối với địa phương có bầu cử lại, bầu cử thêm đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc lùi ngày bầu cử thì thời hạn triệu tập kỳ họp thứ nhất được tính từ ngày bầu cử lại, bầu cử thêm. Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệu tập. Trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệu tập kỳ họp; nếu khuyết cả Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên, để triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân. 2. Trong nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ chậm nhất là 20 ngày, kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên, để triệu tập và chủ tọa kỳ họp Hội đồng nhân dân. 6
- 3. Dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân cùng với quyết định triệu tập kỳ họp. 4. Quyết định triệu tập kỳ họp và dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường. 5. Kỳ họp HĐND xã được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu HĐND xã tham gia; Mỗi quý Hội đồng nhân dân tổ chức ít nhất một lần hội nghị giao ban với các tổ đại biểu, đại biểu hội đồng nhân dân vào ngày 28 tháng cuối quý (Nếu trúng vào ngày nghỉ thì Thường trực HĐND xã quyết định chuyển đổi ngày giao ban). Ủy ban nhân dân, UBMT tổ quốc việt nam xã được mời dự hội nghị giao ban. Điều 15. Khách mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân 1. Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp trên đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên được bầu tại địa phương được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân. 2. Thành viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được chủ tọa phiên họp đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân hoặc chủ tọa phiên họp. 3. Đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội được mời tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân khi bàn về các vấn đề có liên quan. 4. Đại diện đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ quan báo chí và công dân có thể được tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân. Điều 16. Trách nhiệm của chủ tọa phiên họp Hội đồng nhân dân Chủ tịch Hội đồng nhân dân khai mạc và bế mạc kỳ họp, chủ tọa phiên họp Hội đồng nhân dân, bảo đảm thực hiện chương trình kỳ họp và những quy định về kỳ họp Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, người tiến hành triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân quy định tại khoản 1 Điều 80 của Luật tổ chức chính quyền địa phương, khai mạc kỳ họp và chủ tọa các phiên họp Hội đồng nhân dân cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa mới. 7
- Điều 17. Trách nhiệm Thư ký kỳ họp HĐND xã có những nhiệm vụ sau đây; 1. Lập danh sách đại biểu HĐND xã có mặt, vắng mặt trong các phiên họp và trong kỳ họp. 2. Ghi biên bản phiên họp, kỳ họp; 3. Tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của đại biểu tại cuộc thảo luận tổ và phiên họp toàn thể. 4. Giúp chủ tọa kỳ họp trong việc điều khiển thảo luận và biểu quyết; 5. giúp Thường trực HĐND xã phối hợp với các Ban của HĐND xã, các cơ quan hữu quan chinhr lý dự thảo nghị quyết và các văn bản khác để trình HĐND xã; 6. Giúp chủ tọa kỳ họp cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền kỳ họp. Chương V THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Điều 18. Chủ tịch HĐND xã có trách nhiệm điều hành toàn bộ các mặt công tác của HĐND xã; chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và hoạt động của HĐND xã; giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân, Ban thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và công dân. Chỉ đạo việc cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Đảng uỷ; HĐND xã; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình hoạt động của HĐND xã hàng năm và cả nhiệm kỳ. Phụ trách các hoạt động của HĐND liên quan đến kinh tế, ngân sách địa phương, đầu tư xây dựng cơ bản, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, trung hạn và 5 năm. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và HĐND xã về việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hoạt động của HĐND xã được ngân sách nhà nước cấp. Phụ trách và chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nghị quyết của HĐND xã giữa hai kỳ họp thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND xã về điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương; ban hành, điều chỉnh, bổ sung các chế độ, chính sách của xã thuộc các lĩnh vực kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc chế độ tập thể của HĐND xã. Ký chứng thực các nghị quyết, biên bản kỳ họp của HĐND xã; ký báo cáo công tác 6 tháng, năm, báo cáo gửi HĐND huyện; Ban Thường vụ Đảng ủy và các 8
- ban ngành liển quan; các văn bản về tổ chức nhân sự liên quan thẩm quyền của HĐND xã. Tham gia tiếp công dân theo quy định. Chủ tọa và kết luận nội dung các phiên họp của HĐND xã. Quyết định giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương Trực tiếp theo dõi địa bàn xã. 2. Phó Chủ tịch HĐND xã: Thay mặt Chủ tịch HĐND xã giải quyết các công việc của Chủ tịch khi Chủ tịch HĐND xã ủy quyền. Đề xuất đưa vào chương trình ban hành nghị quyết của HĐND xã các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, nội chính và pháp chế; đôn đốc chuẩn bị và tham gia vào nội dung dự thảo các báo cáo, tờ trình, nghị quyết trước khi trình HĐND xã tại các kỳ họp; hoàn chỉnh lần cuối các nghị quyết thuộc lĩnh vực phụ trách đã được HĐND xã thông qua để trình Chủ tịch HĐND xã ký ban hành; theo dõi tình hình thực hiện các nghị quyết, đề xuất chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND xã và chủ trì các cuộc giám sát việc thực hiện nghị quyết HĐND xã và tình hình thực thi pháp luật của Nhà nước trên địa bàn thuộc lĩnh vực phụ trách. Chỉ đạo xử lý đơn thư khiếu nại, tổ cáo của công dân. Soạn thảo các báo cáo định kỳ và đột xuất của HĐND xã. Ký các báo cáo tháng, quý của HĐND xã và văn bản khác thuộc lĩnh vực phụ trách. Giúp Chủ tịch HĐND xã tổ chức điều hòa, phân công, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND xã; giữ mối quan hệ công tác với UBND xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận; các cơ quan, đơn vị của địa phương đóng trên địa bàn. Dự kiến nội dung, thời gian tổ chức các kỳ họp HĐND đưa ra thảo luận tại cuộc họp liên tịch giữa Thường trực HĐND với UBND, UBMTTQ, các Ban của HĐND xã. Phụ trách Văn phòng HĐND xã. Tham gia tiếp công dân theo quy định. Trực tiếp theo dõi hoạt động các tổ đại biểu HĐND xã. Điều 19. Trong việc chuẩn bị, triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân chuẩn bị dự kiến ch ương trình, nội dung kỳ họp, dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng nhân dân, đề nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân. Chậm nhất là bốn mươi ngày trước ngày tiến hành kỳ họp thường lệ, Thường trực Hội đồng nhân dân xã chủ trì họp với ủy ban nhân dân cùng cấp để dự kiến nội 9
- dung kỳ họp, những vấn đề khác có liên quan đến kỳ họp và giao cho các cơ quan hữu quan chuẩn bị. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tich Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp được mời dự cuộc họp này. 2. Quyết định triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân, công bố dự kiến ch ương trình, nội dung kỳ họp. 3. Chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực ủy ban Mật trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa ph ương để báo cáo tại kỳ họp; 4. Tổng hợp ý kiến chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn giữa hai kỳ họp. 5. Bảo đảm việc chuẩn bị các dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân. 6. Đôn đốc các cơ quan, tổ chức hữu quan gửi tài liệu kỳ họp đúng thời hạn do pháp luật quy định. Điều 20. Trong việc đôn đốc, kiểm tra và giám sát Ủy ban nhân dân cùng cấp, các cơ quan khác của Nhà nước ở địa phương thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Yêu cầu ủy ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan khác của Nhà nước ở địa phương báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản về tình hình thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, thi hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. 2. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. 3. Khi phát hiện có sai phạm trong việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân địa phương thì Thường trực Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan nhà nước hữu quan ở địa phương áp dụng các biện pháp để chấm dứt hành vị vi phạm, xem xét, xử lý và báo cáo kết quả với Thường trực Hội đồng nhân dân. Trong trường hợp cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân dân có thể trình ra kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân hoặc triệu tập kỳ họp bất thường để Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. 4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung những biện pháp nhằm bảo đảm 10
- thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Ủy ban nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Điều 21. Trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động Thường trực Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Phân công thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân. 2. Phân công thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và một số công việc khác. 3. Phân công thực hiện một số nội dung thuộc ch ương trình giám sát của Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân. 4. Tổ chức và chủ trì các cuộc họp hàng tháng của Thường trực Hội đồng nhân dân với các Tổ trưởng, Tổ phó Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. 5. Phối hợp tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân. Điều 22. Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tạo điều kiện cho các vị Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh, HĐND huyện, các Ban của HĐND huyện khi về địa phương công tác. Thường trực Hội đồng nhân dân xã giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Tổ đại biểu HĐND huyện ứng cử trên địa bàn xã; định kỳ ba tháng một lần Thường trực HĐND xã cùng với Tổ đại biểu HĐND huyện ứng cử trên địa bàn xã nghe UBND, cơ quan tổ chức có thẩm quyền của địa phương báo cáo về việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do Đại biểu Quốc Hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân huyện chuyển đến. Thường trực Hội đồng nhân dân gửi báo cáo hàng quý, sáu tháng và cả năm về tình hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân lên Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện. Thường trực Hội đồng nhân dân xã và các Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân định kỳ tổ chức giao ban hàng quý để trao đổi kinh nghiệm hoạt động. Điều 23. 1. Thường trực Hội đồng nhân dân xã dự kiến chương trình giám sát của HĐND xã trên các lĩnh vực kinh tế xã hội an ninh quốc phòng, thực thi pháp luật trình HĐND xã xem xét, quyết định tại kỳ họp cuối năm. Trong việc thực hiện công tác giám sát, Thường trực HĐND trực tiếp tổ chức đoàn giám sát hoặc giao cho các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tổ chức giám sát. 11
- 2. Trình tự, thủ tục, nội dung giám sát thực hiện theo Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQUBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XI. Điều 24. 1. Thường trực Hội đồng nhân dân mỗi tháng họp ít nhất một lần để kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của mình, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các quyết định của Thường trực Hội đồng nhân dân và đề ra nhiệm vụ công tác tháng sau. Thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân trong trường hợp không thể tham dự cuộc họp thì phải báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. 2. Tổ trưởng các Tổ đại biểu HĐND xã, đại diện ủy ban nhân dân, Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã được mời dự cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân dân. Thủ trưởng các ngành chuyên môn thuộc UBND xã, đại diện đoàn thể nhân dân có thể mời dự các cuộc họp này khi bàn về vấn đề có liên quan. Điều 25. Trong trường hợp thay đổi cấp hoặc địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp thôn, làng trong xã và trong trường hợp đặc biệt, Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQUBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XI. Điều 26. Phân công nhiệm vụ của các Ban Hội đồng nhân dân xã 1. Ban kinh tế xã hội: 1.1. Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân liên quan đến lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, ngân sách, tài nguyên và môi trường; 1.2. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực kinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; 1.3. Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân về lĩnh vực kinh tế, ngân sách địa phương, công tác triển khai trợ cấp chế độ chính sách xã hội, về văn hóa, giáo dục, tài nguyên và môi trường; giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và nhân dân trong việc thi hành Hiến pháp, Pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về lĩnh vực kinh tế, ngân sách, tài nguyên và môi trường; 1.4. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, ngân sách, tài nguyên và môi trường; 12
- 1.5. Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân. 2. Ban pháp chế: 2.1. Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân liên quan đến lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương; 2.2. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương; 2.3. Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân và các bộ phận chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân về lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương; giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và nhân dân trong việc thi hành Hiến pháp, Pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân về lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; 2.4. Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; 2.5. Tham gia xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật ở địa phương; 2.6. Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân. Chương VI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Điều 27. Hội đồng nhân dân xã giám sát thông qua các hoạt động sau: 1. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và trên cơ sở hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân. 2. Hội đồng nhân dân quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân trình trên cơ sở các kiến nghị của Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương. 13
- 3. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau đây: a) Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; b) Xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; c) Xem xét văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; d) Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp; đ) Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát. 4. Căn cứ vào kết quả giám sát, Hội đồng nhân dân có các quyền sau đây: a) Yêu cầu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành văn bản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân; b) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân; c) Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết; d) Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy ban nhân dân. Điều 28. Hàng năm Hội đồng nhân dân xã quyết định chương trình giám sát của mình theo đề nghị của Thường trực HĐND, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và ý kiến, kiến nghị của cử tri trong xã. Thường trực HĐND xã dự kiến chương trình giám sát của HĐND xã năm sau, trình HĐND xã xem xét quyết định tại kỳ họp cuối năm của năm trước và tổ chức thực hiện chương trình giám sát đó. Điều 29. HĐND xã thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND. Thực hiện việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp được quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQUBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XI. 14
- Điều 30. HĐND xã bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu theo trình tự sau: Thường trực HĐND xã trình HĐND xã về việc bỏ phiếu tín nhiệm. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước HĐND xã. HĐND xã thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm. Chương VII HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI VÀ TIẾP CÔNG DÂN CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Mục 1. HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Điều 31. 1. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. 2. Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó. Điều 32. Căn cứ vào nội dung tiếp xúc cử tri, hội nghị tiếp xúc cử tri có thể gồm các thành phần sau đây: 1. Đại diện Ban công tác Mặt trận, Ban quản lý thôn và đại diện các ngành, đoàn thể thôn mà đại biểu được bầu. 2. Cử tri trực tiếp làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế (nếu có); cử tri ở thôn, làng. Điều 33. Hội nghị tiếp xúc cử tri nơi cư trú được tổ chức như sau: 1. Đại biểu Hội đồng nhân dân xã trực tiếp hoặc thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân liên hệ với Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Thôn trưởng, Trưởng ban công tác Mặt trận nơi đại biểu cư trú để tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri. 2. Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn nơi đại biểu cư trú phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, thôn trưởng và 15
- các ban ngành, đoàn thể của thôn tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, thông báo rộng rãi cho cử tri nơi đại biểu Hội đồng nhân dân đề nghị tiếp xúc biết về nội dung, thời gian và địa điểm tiếp xúc cử tri. Thôn trưởng nơi đại biểu cư trú có trách nhiệm tạo điều kiện và bảo đảm trật tự, an toàn cho cuộc tiếp xúc cử tri. Điều 34. Hội nghị tiếp xúc cử tri nơi làm việc được tổ chức như sau: 1. Đại biểu Hội đồng nhân dân liên hệ với Ban chấp hành công đoàn, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri; 2. Ban chấp hành công đoàn nơi đại biểu làm việc phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri và thông báo cho cử tri trong cơ quan, tổ chức, đơn vị biết về nội dung, thời gian và địa điểm tiếp xúc cử tri; nơi nào không có tổ chức công đoàn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri. Mục 2. HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Điều 35. 1. Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật. 2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn do pháp luật quy định. 3. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết. Điều 36. 1. Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm điều kiện, cơ sở vật chất cho việc tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân khi đại biểu yêu cầu. Danh sách, kế hoạch, thời gian tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân được niêm yết tại nơi tiếp công dân. 16
- Thường trực Hội đồng nhân dân gửi kế hoạch tiếp công dân đến ủy ban nhân dân, Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và mời đại diện các cơ quan này tham dự các buổi tiếp công dân. 2. Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân dành ít nhất hai ngày trong một tháng để tiếp công dân. 3. Thường trực Hội đồng nhân dân phối hợp với ủy ban nhân dân, Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp xây dựng Quy chế tiếp công dân phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế ở địa phương. Điều 37. Khi nhận được ý kiến, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân xem xét, nghiên cứu để phản ánh tới Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu và hướng dẫn công dân gửi khiếu nại, tố cáo đến đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét giải quyết Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong thời hạn do pháp luật quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân do đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân chuyển đến. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân biết việc giải quyết. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết không thỏa đáng, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng đẩu cơ quan, tổ chức để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó giải quyết. Điều 38. Đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân phải tổng hợp ý kiến, kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân để báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm giúp đại biểu Hội đồng nhân dân xem xét, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, phản ánh của các cơ quan thông tin đại chúng. Chương VIII QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ 17
- Mục 1 Quan hệ giữa Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã với UBND xã. Điều 39. Thường trực Hội đồng nhân dân xã, các Ban của HĐND xã phối hợp chặt chẽ với ủy ban nhân dân xã, các cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chuẩn bị dự kiến nội dung, ch ương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân cùng cấp; dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình HĐND xã, giải quyết những vấn đề phát sinh thực hiện nghị quyết của HĐND xã về nhiệm vụ kinh tế xã hội, ngân sách địa phương; theo dõi việc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND xã, điều chỉnh, bổ sung những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghị quyết của HĐND xã, theo đề nghị của UBND xã, các Ban của HĐND xã giữa hai kỳ họp và báo cáo HĐND xã tại kỳ họp gần nhất. Điều 40. Thường trực Hội đồng nhân dân xã được mời dự các cuộc họp hàng tháng và các cuộc họp khác của ủy ban nhân dân xã. Đại diện Ủy ban nhân dân được mời dự các cuộc họp hàng tháng và các cuộc họp khác của Thường trực Hội đồng nhân dân khi xét thấy cần thiết. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được mời dự các cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân dân về những vấn đề liên quan. Điều 41. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm cung cấp cho Thường trực Hội đồng nhân dân xã các văn bản quy phạm pháp luật do UBND xã ban hành. Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân có trách nhiệm báo cáo và cung cấp các tài liệu liên quan khi có yêu cẩu của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân xã. Mục II Quan hệ giữa HĐND xã với UBMTTQVN xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Điều 42. Quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận xã là quan hệ phối hợp. Thường trực Hội đồng nhân dân phối hợp với Ban thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp ban hành quy chế phối hợp công tác. Đại diện Ban thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được mời dự kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân để thông báo về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền, về những ý kiến, kiến nghị của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã đối với Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân xã. 18
- Điều 43. Thường trực Hội đồng nhân dân chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã cùng cấp xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân. Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri, phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. Điều 44. Thường trực Hội đồng nhân dân phối hợp với Ban thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp theo dõi hoạt động của đại biểu và giúp đại biểu Hội đồng nhân dân làm nhiệm vụ của đại biểu. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận thường xuyên giám sát tiêu chuẩn đại biểu và việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Ban thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu ra, đề nghị bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với đại biểu Hội đồng nhân dân không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân hoặc tuổi già, sức yếu theo quy định của pháp luật. Điều 45. Thường trực Hội đồng nhân dân mời đại diện Ban thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp tham gia các hoạt động giám sát, kiểm tra của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân khi xét thấy cần thiết; phối hợp với Ban thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề quan trọng ở địa phương. Chương IX QUAN HỆ GIỮA THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VỚI TỔ ĐẠI BIỂU, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ Điều 46. Thường trực Hội đồng nhân dân xã phân công từng tổ phụ trách các thôn nơi được bầu cử; quyết định phân công tổ trưởng, tổ phó, thành viên tổ; Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo với Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân; thông báo với Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân về sự phối hợp, thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam xã về nội dung, chương trình, thời gian kỳ họp và các hoạt động khác. Điều 47. Thường trực Hội đồng nhân dân xã chịu trách nhiệm trả lời chấn vấn của đại biểu, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Thường trực HĐND xã tham 19
- gia sinh hoạt với các tổ đại biểu và nhân dân; Triệu tập đại biểu tham dự cuộc họp, kỳ họp của Hội đồng nhân dân; Tham gia giám sát, tiếp xúc cử tri cùng với tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Điều 48. Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo định kỳ, hàng tháng, quý, năm với Thường trực Hội đồng nhân dân về những kết quả hoạt động của mình. Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền tham gia góp ý, thảo luận hoặc phản ánh về những hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân; tham gia đầy đủ các cuộc họp, kỳ họp do Thường trực Hội đồng nhân dân triệu tập; có quyền tham gia các cuộc họp giao ban của Thường trực Hội đồng nhân dân khi xét thấy cần thiết, phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân giải quyết những vấn đề liên quan. Chương X NHỮNG BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Điều 49. Kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân và thực hiện theo hướng dẫn của Chính phủ. Chủ tịch Hội đồng nhân dân chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Điều 50. 1. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc, được trả lương, phụ cấp và hưởng các chế độ để hỗ trợ cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân. 2. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân. Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc và được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó đài thọ. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có trách nhiệm sắp xếp công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu Hội đồng nhân dân làm nhiệm vụ. 3. Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân. 4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tạo điều kiện để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng và kiến nghị của Nhân dân với Hội đồng nhân dân. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghị quyết số 03/NQ-HĐND
2 p | 82 | 3
-
Nghị quyết số 16/2017/NQ-HĐND Tỉnh Thừa Thiên Huế
10 p | 74 | 3
-
Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND Tỉnh Sóc Trăng
3 p | 72 | 2
-
Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND
4 p | 72 | 2
-
Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND
11 p | 150 | 2
-
Nghị quyết số 45/2017/NQ-HĐND Tỉnh Bắc Ninh
15 p | 59 | 2
-
Quyết định số 256/2019/QĐ-HĐND
13 p | 27 | 2
-
Nghị quyết số 111/2019/NQ-HĐND tỉnh Sơn La
18 p | 26 | 2
-
Nghị quyết số 16/2019/NQ-HĐND tỉnh Hà Giang
4 p | 51 | 2
-
Nghị quyết số 49/2012/NQ-HĐND
7 p | 97 | 1
-
Nghị quyết số 17/2017/NQ-HĐND Tỉnh Cao Bằng
45 p | 68 | 1
-
Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND Tỉnh Kon Tum
7 p | 81 | 1
-
Nghị quyết số 96/2017/NQ-HĐND Tỉnh Hà Giang
23 p | 71 | 1
-
Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND Tỉnh Sơn La
2 p | 41 | 1
-
Nghị quyết số 16/2017/NQ-HĐND Tỉnh Cao Bằng
8 p | 77 | 1
-
Nghị quyết số 62/2017/NQ-HĐND Tỉnh Nam Định
2 p | 55 | 1
-
Nghị quyết số 02/2024/NQ-HĐND
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn